MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC<br />
HỌC SINH CHẬM TIẾN<br />
<br />
Tác giả :<br />
Nguyễn Thị Tú<br />
Chức vụ:<br />
Giáo viên<br />
Đơn vị : Trường THPT Thuận Thành 1<br />
Năm học:<br />
2015-2016<br />
<br />
1<br />
<br />
I. TÊN ĐỀ TÀI:<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC<br />
HỌC SINH CHẬM TIẾN<br />
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
1. Tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh chậm tiến trong trường<br />
phổ thông:<br />
Giáo dục học sinh chậm tiến là một trong những mục tiêu quan trọng<br />
trong công tác giáo dục ở trường trung học phổ thông hiện nay. Trong đó, việc<br />
giáo dục học sinh chậm tiến ngày càng tiến bộ có ý nghĩa góp phần làm hạn chế<br />
những khuyết điểm của học sinh. Khắc phục những tồn tại ở học đường để môi<br />
trường giáo dục luôn phát triển lành mạnh, tạo điều kiện cho các em môi trường<br />
học tập và rèn luyện tốt nhất. Vì vậy việc nghiên cứu và áp dụng “Biện pháp<br />
giáo dục học sinh chậm tiến” trong công tác chủ nhiệm sẽ giúp cho giáo viên<br />
chủ nhiệm thực hiện tốt vai trò quản lý, giáo dục của mình. Làm cho hiệu quả<br />
giáo dục mang tính chất thiết thực hơn, chất lượng hơn.<br />
2. Thực trạng học sinh PTTH và những vấn đề về giáo dục học sinh<br />
chậm tiến:<br />
Việc giáo dục hạnh kiểm cho học sinh ở trường THPT hiện nay đang gặp<br />
rất nhiều khó khăn nhất định. Ở lứa tuổi này, các em có những biểu hiện, suy<br />
nghĩ hành động còn nông nổi. Mặc dù sự phát triển về tâm sinh lý của các em có<br />
thể xem như là ổn định. Nhưng các em chưa thể vững vàng nếu như không được<br />
giáo dục đến nơi, đến chốn, không được định hướng đúng lúc, đúng chỗ. Mọi sự<br />
cám dỗ ở ngoài học đường dễ lôi kéo các em sa vào các cạm bẫy và dễ dàng bỏ<br />
bê việc học, học hành sa sút hẳn. Hoặc học sinh bị mất căn bản kiến thức sẽ deã<br />
xa rời học tập. Bên cạnh đó một bộ phận phụ huynh học sinh lo làm kinh tế, phó<br />
mặc con cái cho nhà trường.<br />
Thật vậy giáo dục hạnh kiểm cho học sinh đã khó, giáo dục học sinh chậm<br />
tiến càng khó hơn. Hầu hết ở các lớp đều có học sinh chậm tiến. Sự chậm tiến<br />
của các em đều do những nguyên nhân tương tự như nhau, từ những môi trường<br />
và tác động khác nhau.<br />
.<br />
3. Lý do chọn đề tài:<br />
Từ những băn khoăn, mong muốn đem lại hiệu quả cao trong công tác chủ<br />
nhiệm và giáo dục học sinh chậm tiến. Thực hiện tốt nhất mục tiêu: “Xây dựng<br />
trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài<br />
này trong suốt những năm qua.<br />
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:<br />
Sinh thời, Bác Hồ luôn coi trọng cái đức của con người. Bác bảo “Cái đức<br />
như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối”. “Có tài mà không có đức là<br />
<br />
2<br />
<br />
kẻ phá hoại mà thôi”. Điều này cho thấy việc giáo dục hạnh kiểm cho học sinh<br />
THPT nhất là học sinh chậm tiến thật sự là một công việc vô cùng quan trọng<br />
trong sự nghiệp giáo dục của nhà giáo. Trong công tác chủ nhiệm, hiệu quả của<br />
công tác giáo dục đạt đến mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả giáo dục<br />
hạnh kiểm cho học sinh chậm tiến trong một năm học của một lớp học mà giáo<br />
viên đảm nhiệm. Lớp học có những học sinh nghịch ngợm, trốn học, gây gỗ,<br />
đánh nhau, mê game... mà giáo viên không quan tâm thì việc học tập của các em<br />
ngày càng giảm sút, thậm chí dẫn đến bỏ học, sa vào những tệ nạn xã hội.<br />
Thật vậy, việc giáo dục các đối tượng học sinh chậm tiến, học sinh cá biệt<br />
chúng ta phải tìm ra những giải pháp thích hợp. Định hướng đúng đắn cho các<br />
em trong các hoạt động giáo dục. Chúng ta không thể áp dụng cách thức giáo<br />
dục của trung học phổ thông giống như trung học cơ sở, tiểu học. Có như vậy thì<br />
chúng ta mới có thể giáo dục học sinh một cách đúng đắn nhất về nhân cách<br />
cũng như nhận thức của học sinh trong từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên<br />
trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của học sinh. Chúng ta cũng không thể<br />
áp dụng một cách cứng nhắc, rập khuôn mà tùy thuộc vào từng đối tượng học<br />
sinh mà ta có những cách thức giáo dục thích hợp nhất cho các em. Để các em<br />
có thể phát triển một cách hài hòa trong học tập, nhận thức và hành vi.<br />
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:<br />
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục<br />
học sinh chậm tiến có hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng góp<br />
phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT hiện nay.<br />
Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã phải đối đầu với những<br />
tình huống gay cấn, những sai phạm, vi phạm ở lớp, ở trường, ở gia đình do<br />
những học sinh chậm tiến, cá biệt gây ra.<br />
Một thực trạng nữa là các em học yếu, dễ bị bạn bè lôi cuốn, cám dỗ, sa<br />
vào “bóng đen” ngoài xã hội như : game, rượu chè, bài bạc, gây rối, đánh nhau,<br />
kể cả trộm cướp, ma túy. Các em dễ bị lợi dụng, tiếp tay những hành vi xấu,<br />
những thói quen xấu khiến các em thờ ơ với việc học, trốn học, bỏ giờ. Nếu như<br />
không có biện pháp thích hợp để ngăn chặn và uốn nắn kịp thời thì nguy cơ bỏ<br />
học của học sinh cá biệt sẽ xảy ra. Không những vậy mà tình trạng này còn ảnh<br />
hưởng xấu đến nề nếp học tập của lớp, ảnh hưởng đến cả quá trình giáo dục của<br />
lớp,cuả nhà trường.<br />
Thực tế cho thấy rất nhiều phụ huynh ở xa địa bàn trường học, ít có thời<br />
gian theo dõi việc sinh hoạt, học tập của con. Nên không biết con mình học tập,<br />
quan hệ với bạn bè như thế nào ? Nhất là những học sinh ở nhà thuê, nhà trọ thì<br />
càng thoát khỏi sự quan tâm của cha mẹ. Đây cũng là một trong những nguyên<br />
nhân làm cho học sinh chậm tiến lại càng chậm tiến hơn.<br />
Vậy làm thế nào để quản lý các em tốt nhất, làm thế nào để từng bước<br />
giáo dục các em học sinh chậm tiến, cá biệt ngày càng tiến bộ về mọi mặt. Tôi<br />
luôn baên khoaên , suy nghĩ và từ những kinh nghiệm sau nhiều năm làm công tác<br />
chủ nhiệm. Tôi đã áp dụng “Một số biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến”<br />
<br />
3<br />
<br />
nhằm khắc phục, hạn chế những khuyết điểm cho các em, định hướng đúng đắn<br />
những hành vi, những chuẩn mực cần phải có ở học sinh cấp III.<br />
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:<br />
1. Biện pháp thực hiện:<br />
a. Tìm hiểu, phân nhóm học sinh lớp chủ nhiệm:<br />
- Để giáo dục học sinh có hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm phải hiểu sâu<br />
sắc về các em. Từ đó mới có thể đặt ra được những tác động sư phạm thích hợp.<br />
Trước tiên giáo viên chủ nhiệm tiến hành cho học sinh làm lý lịch đầu năm (Họ<br />
và tên, ngày tháng năm sinh, nơi đang ở ghi cụ thể thôn, xã, huyện). Họ tên cha<br />
mẹ hoặc người nuôi dưỡng, nghề nghiệp, số điện thoại cần liên lạc. Đặc biệt yêu<br />
cầu các em ghi cụ thể hoàn cảnh gia đình của mình.<br />
- Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, xu hướng, sở<br />
thích, thái độ trong quan hệ với tập thể lớp.<br />
- Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn của năm học<br />
trước về tình hình chung của lớp cũng như tình hình học tập và rèn luyện của<br />
học sinh.<br />
- Trao đổi với phụ huynh học sinh để có thêm những thông tin về đối<br />
tượng học sinh. (Qua việc tổ chức họp phụ huynh học sinh mỗi năm học).<br />
Qua việc tìm hiểu học sinh, giáo viên chủ nhiệm phân nhóm đối tượng<br />
giáo dục của mình theo các nội dung mà mình định tìm hiểu chẳng hạn như: Về<br />
hoàn cảnh gia đình (thành phần gia đình, bao nhiêu anh chị em..). Về đặc điểm<br />
của học sinh (kết quả học tập và rèn luyện của những năm học trước, về nguyện<br />
vọng, sở thích...). Kết quả phân nhóm học sinh được ghi vào sổ chủ nhiệm theo<br />
từng mục nội dung, như vậy giáo viên chủ nhiệm đã có bức tranh toàn cảnh về<br />
tình hình học sinh của lớp cũng như của từng cá nhân học sinh. Trên cơ sở đó<br />
giáo viên dự kiến kế hoạch công tác giáo dục đối với lớp và đối với từng cá nhân<br />
học sinh.<br />
Giáo viên chủ nhiệm lớp có thể phân học sinh của lớp thành 3 nhóm:<br />
+ Nhóm 1: Gồm những học sinh tích cực.<br />
+ Nhóm 2: Gồm những học sinh không có biểu hiện gì xấu nhưng không<br />
thể hiện rõ tính tích cực của mình trong tập thể lớp.<br />
+ Nhóm 3: Đó là những học sinh có nhiều biểu hiện yếu kém về học tập,<br />
hay vi phạm nội quy nhà trường; những em này cần phải được quan tâm nhiều<br />
nhất.<br />
b. Bầu Ban Cán sự lớp và phân công cụ thể:<br />
* Lựa chọn đội ngũ:<br />
Để chọn một đội ngũ cán bộ lớp tốt phải dựa trên cơ sở:<br />
<br />
4<br />
<br />
+ Học sinh có đạo đức tốt và kết quả học tập khá, giỏi.<br />
+ Kinh nghiệm chỉ đạo lớp từ những năm học trước hoặc có uy tín trước<br />
tập thể lớp, nói năng truyền cảm lưu loát trước đám đông.<br />
+ Có ý thức làm gương cho các bạn về học tập, tác phong đi đầu trong<br />
mọi công tác, để gây ảnh hưởng và sự tôn trọng trong bạn bè.<br />
+ Có đủ tư cách thay mặt giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở kịp thời các biểu<br />
hiện sai trái. Góp ý với bạn bè về những vi phạm: không thuộc bài, đi học trễ,<br />
nói chuyện trong lớp, bỏ giờ...<br />
* Nhiệm vụ cụ thể của Ban cán sự lớp:<br />
Mỗi một chức vụ của cán sự lớp đều gắn với một nhiệm vụ cụ thể. GVCN<br />
cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán sự lớp để ban cán sự lớp phát huy tốt<br />
nhất vai trò của mình.<br />
- Lớp trưởng: Tổ chức, theo dõi hoạt động tự quản của lớp (dưới sự chỉ<br />
đạo, cố vấn của giáo viên chủ nhiệm) như: Các tiết sinh hoạt tập thể lớp hằng<br />
tuần, các cuộc hội ý cán bộ cốt cán của lớp, các hoạt động giáo dục theo qui mô<br />
lớp. Luôn luôn có trách nhiệm quản lý lớp trong mọi hoạt động tập thể của<br />
trường, nhận xét, đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp hằng tháng, học kỳ và<br />
năm học.<br />
- Lớp phó học tập: Tổ chức, điều khiển các hoạt động tự quản học tập của<br />
lớp, tổ chức thi tìm hiểu, giải đáp thắc mắc trong học tập. Đề xuất với giáo viên<br />
chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về kế hoạch, nội dung học tập. Tổ chức trao đổi<br />
kinh nghiệm học tập, điều khiển các cán sự bộ môn hoạt động tự học. Có kế<br />
hoạch giúp đỡ các bạn yếu kém, theo dõi, đánh giá kết quả học tập của lớp hằng<br />
tuần, hằng tháng, học kỳ. Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm, trao đổi với đội ngũ<br />
tự quản để có nhận định đánh giá hoạt động chung của lớp.<br />
- Lớp phó văn thể mỹ: Điều khiển và theo dõi các hoạt động văn thể của<br />
lớp. Tham gia tập huấn múa hát tập thể, các hoạt động văn nghệ do trường đề ra.<br />
Hằng tuần nhận xét đánh giá kết quả trước lớp.<br />
- Lớp phó Lao động – Kỷ luật: Nhận nhiệm vụ, tổ chức, phân công, điều<br />
khiển các buổi lao động, vệ sinh của lớp.Nhận xét, đánh giá kết quả. Bên cạnh<br />
đó hỗ trợ cho lớp trưởng việc theo dõi kỷ luật của lớp. Haèng tuaàn,haèng thaùng<br />
(hoặc học kỳ) tổng hợp kết quả và báo cáo cho lớp trưởng.<br />
- Nhiệm vụ của Bí thư: Nắm bắt và tiếp thu những thông báo, chỉ thị của<br />
Đoàn trường để kịp thời triển khai cho đoàn viên trong chi đoàn thực hiện đầy<br />
đủ.<br />
- Tổ trưởng: Theo dõi quản lý tổ viên trong tổ về các mặt học tập, nề nếp,<br />
tác phong, điểm hoạt động... Hằng tuần tổng kết báo cáo cho lớp trưởng.<br />
Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong tổ thực hiện đúng theo nội<br />
quy của lớp, của trường.<br />
<br />