intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

1.153
lượt xem
79
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện nghiên cứu nhằm hướng đến các mục tiêu: thực hiện phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống, thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh giữa ba môi trường "gia đình, nhà trường và xã hội". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học

Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu học<br /> <br /> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA<br /> TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN<br /> <br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> <br /> ĐỀ TÀI<br /> <br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT<br /> ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TIỂU HỌC<br /> <br /> Họ và tên: Bùi Thị Niệm Khuyên<br /> Đơn vị công tác: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm<br /> Môn đào tạo: Giáo dục Tiểu học<br /> <br /> Bình Hòa, tháng 2 năm 2015<br /> Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên - Trường TH Trần Quốc Toản<br /> <br /> 1<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học<br /> <br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Từ ngày xưa ông cha ta rất coi trọng về đạo đức chính vì thế mà việc giáo<br /> dục đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn”. Hồ Chủ<br /> Tịch đã dạy: “ Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức,<br /> là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức thì tài cũng vô dụng”. Trong những<br /> năm gần đây đất nước ta đang từng bước đổi mới. Vì thế mọi ngành nghề đều<br /> phải thực hiện đổi mới một cách toàn điện. Trong đó ngành giáo dục luôn được<br /> đặt lên vị trí hàng đầu. Cụ thể là việc đổi mới SGK được thực hiện rất tốt tuy<br /> nhiên công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải được quan tâm nhiều hơn<br /> nữa. Vì tiểu học là bậc học nền tảng, cơ bản cho các cấp bậc sau, nhiệm vụ giáo<br /> dục đạo đức cho học sinh tiểu học là rất quan trọng.<br /> Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì ngoài việc học tập<br /> rèn luyện kiến thức ở lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức,<br /> kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập và ứng xử trong cuộc sống. Tăng cường đẩy<br /> mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường,<br /> góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, giúp các em có ý thức hơn trong<br /> từng hành động, có những ước mơ đẹp trong cuộc sống.<br /> Qua thực tế từ năm học 2013 - 2014 có một số đối tượng học sinh có hành vi<br /> nói tục, gây gỗ và thậm chí còn đánh nhau với bạn bè trong trường. Làm thế nào<br /> để giáo dục đạo đức cho học sinh của trường Tiểu học Trần Quốc Toản nói riêng<br /> và của toàn ngành giáo dục nói chung? Đây chính là câu hỏi mà bản thân tôi đã<br /> nhiêu đêm trăn trở. Cuối cùng tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục phẩm chất đạo đức<br /> học sinh Tiểu học” để góp phần làm nền tảng, hành vi đạo đức cho các em trong<br /> cư xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo với mọi người và bạn bè cùng trang lứa.<br /> Mong được sự góp ỷ chân tình của các thầy giáo, cô giáo.<br /> 2. Muc tiêu, nhiêm vụ của đề tài<br /> Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên - Trường TH Trần Quốc Toản<br /> <br /> 2<br /> <br /> Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu học<br /> <br /> Thực hiện phong trào thi đua xây dựng: “Trường học thân thiện, học sinh<br /> tích cực”.<br /> Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh một cách toàn diện về đạo<br /> đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống.<br /> Thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh giữa ba môi trường: gia<br /> đình, nhà trường và xã hội.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> Học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Trần Quốc Toản, năm học 2013 - 2014.<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu<br /> Rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh của trường Tiểu học Trần Quốc<br /> Toản, xã Bình Hòa, huyện Krông Ana.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp điều tra: điều tra hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, đối tượng<br /> học sinh,...<br /> Phương pháp nêu gương: động viên khen ngợi kịp thời những học sinh đã có<br /> cố gắng, tiến bộ trong việc sửa chữa những thói quen, tật xấu.<br /> Phương pháp quan sát: quan sát các đối tượng học sinh để kịp thời uốn nắn,<br /> giúp các em thay đổi những khuyết điểm còn mắc phải.<br /> Phương pháp trò chuyện: thường xuyên dành thời gian riêng để trò chuyện,<br /> động viên những đối tượng học sinh có biểu hiện chưa tốt.<br /> Phương pháp phân tích: phân tích điều kiện, môi trường sổng,... của học sinh.<br /> II. NỘI DUNG<br /> 1. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài<br /> Căn cứ theo thông tư 30/2014/TT - BGDĐT tại điều 9 về việc đánh giá<br /> thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh.<br /> Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên - Trường TH Trần Quốc Toản<br /> <br /> 3<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học<br /> <br /> Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Quyết<br /> định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ<br /> Giáo dục và Đào tạo qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy nhưng<br /> bên cạnh đó việc giáo dục nhân cách, phẩm chất cho học sinh cũng không kém<br /> phần quan trọng. Vì thế giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hiệu quả là<br /> trách nhiệm của giáo viên<br /> Trong xã hội hiện nay, giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống của không ít giới<br /> trẻ đang có chiều hướng sa sút. Xuất phát từ thực tiễn trên bản thân tôi quyết<br /> định chọn sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu<br /> học” nhằm góp một phần công sức vào việc giáo dục nhân cách và đạo đức học<br /> sinh hiện nay.<br /> 2. Thực trạng<br /> a. Thuận lợi, khó khăn<br /> + Thuận lợi<br /> Trong những năm qua mặc dù đơn vị không có học sinh nào vi phạm đạo<br /> đức, học sinh đều xếp loại hạnh kiểm cuối năm là thực hiện đầy đủ đạt 100%.<br /> + Khó khăn<br /> Thời gian gần đây đã xuất hiện một bộ phận học sinh Tiểu học đã có những<br /> lời lẽ thiếu thiện cảm khi tiếp xúc với bè bạn như nói tục, gây gỗ đôi lúc còn có<br /> hành vi đánh nhau ...<br /> Có nhiều yếu tố tác động như: môi trường xã hội, điều kiện sinh hoạt gia<br /> đình hay vấn đề giáo dục chỉ quan tâm về tri thức, thiếu đầu tư về giáo dục nhân<br /> cách, đạo đức học sinh nên tình trạng một bộ phận học sinh bị sa sút về đạo đức.<br /> b. Thành công, hạn chế<br /> + Thành công<br /> Để giúp học sinh của lóp 2A đạt kết quả tốt hợn trong việc phát triển đạo<br /> Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên - Trường TH Trần Quốc Toản<br /> <br /> 4<br /> <br /> Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu học<br /> <br /> đức. Bản thân tôi đã áp dụng đê tài “Giáo dụd phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu<br /> học” và bước đầu đã có sự thành công. Các em đã tích cực hơn trong mọi hoạt<br /> động, đoàn kết, biết giúp đỡ bạn bè và tạo được một môi trường thân thiện trong<br /> lớp học cũng như trong toàn trường.<br /> + Hạn chế<br /> Vẫn còn một số huynh chỉ chú trọng đến kết quả học tập, chưa thật sự quan<br /> tâm đến việc phát triển đạo đức, nhân cách của con em mình.<br /> c. Mặt mạnh, mặt yếu<br /> + Mặt mạnh<br /> Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương<br /> pháp giáo dục học sinh phát triển theo hướng toàn diện, thông tư 30/2014/TT BGDĐT đã tập trung vào việc đánh giá phẩm chất của học sinh bản thân tôi<br /> nhận thấy đó là một điều rất đúng đắn.<br /> + Mặt yếu<br /> Ở lứa tuổi các em việc tự ý thức hành vi chưa rõ nét, các em có thể có những<br /> suy nghĩ lệch lạc mà không hề biết, qua đó việc tìm hiểu học sinh có suy nghĩ<br /> như thế nào để uốn nắn các em là một vấn đề không kém phần quan trọng so với<br /> việc giúp các em lĩnh hội kiến thức. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải gần gũi,<br /> thương mến và luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em.<br /> d. Nguyên nhân<br /> Bên cạnh sự phát triển đi lên của xã hội thì đạo đức của học sinh cũng có<br /> nhiều thay đổi theo chiều hướng xấu. Chúng ta vẫn thấy có nhiều đối tượng học<br /> sinh nói tục, không tôn trọng cha mẹ, thầy cô, đánh nhau, trốn học... Đạo đức<br /> học sinh ngày càng đi xuống bởi nhiều lý do, nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế<br /> kinh tế thị trường làm cho mọi người trong xã hội bận rộn nhiều với công việc,<br /> với những toan tính để làm giàu mà lãng quên đi một việc hết sức quan trọng là<br /> cần phải gần gũi giáo dục nhân cách cho con cái trong gia đình. Mặt khác có thể<br /> Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên - Trường TH Trần Quốc Toản<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2