Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5
lượt xem 5
download
Nghiên cứu đề tài “Giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5” để góp phần làm nền tảng, hành vi đạo đức cho các em trong cư xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo với mọi người và bạn bè cùng trang lứa cũng như hình thành ở các em lối sống tốt đẹp, có văn hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5
- Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Đạo đức, lối sống là những phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ cũng là vấn đề quan trọng nhất của các nhà giáo dục. Giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học và đặc biệt cho học sinh lớp 5 là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm hình thành và bồi dưỡng về hành vi, thói quen, đạo đức, hình thành những nét tính cách của con người mới phù hợp mục đích giáo dục… Việc đưa nội dung giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống đối với học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên trẻ giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, với sự trăn trở, mong muốn cùng với lòng yêu nghề, hăng say học tập, rèn luyện, trao đổi kinh nghiệm, tích cực tham gia phong trào dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường Tiểu học, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5” để góp phần làm nền tảng, hành vi đạo đức cho các em trong cư xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo với mọi người và bạn bè cùng trang lứa cũng như hình thành ở các em lối sống tốt đẹp, có văn hóa. II. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: Nhà trường luôn quan tâm và đẩy mạnh việc giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh, góp phần tích cực thúc đẩy động cơ phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của các em. Triển khai tập huấn cho cán bộ, giáo viên về phương pháp và nội dung giảng dạy đạo đức, lối sống nhằm đảm bảo nội dung giáo dục tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề. Người viết: Nguyễn Trần Phương Thảo 1
- Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5 Giáo viên luôn có tác phong, đạo đức chuẩn mực nhất là về cách ăn nói, giao tiếp, ứng xử; có kiến thức về các bài học đạo đức, lối sống,..; luôn nhiệt huyết, tích cực vận dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong việc giáo dục và rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. Đa số học sinh có đạo đức, lối sống tốt; chủ động học tập và hăng hái tham gia các hoạt động của lớp, của trường; thực hiện tốt nội quy nhà trường, 5 điều Bác Hồ dạy và 5 nhiệm vụ của học sinh. 2. Khó khăn Một số học sinh chưa đoàn kết và giúp đỡ nhau trong lớp; thiếu chủ động, mạnh dạn và tự tin; kỹ năng sống và giải quyết vấn đề còn hạn chế; ý thức tổ chức kỷ luật chưa tốt; lười nhác trong học tập, lao động; tác phong chưa nghiêm túc;… III. NGUYÊN NHÂN: Từ những thực tế nêu trên, tôi đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến khó khăn trên là: + Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình tuy có được cải thiện, nhưng một số gia đình phụ huynh ở trọ hay thay đổi chỗ ở liên tục nên khó tiếp xúc thường xuyên. + Một số phụ huynh vì một số lí do khách quan hoặc chủ quan nên chưa quan tâm đến việc học của con em ở nhà cũng như ở trường. + Một số ít giáo viên hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa sao cho có chất lượng mà xem nhẹ việc quan tâm giáo dục, rèn luyện học sinh. + Do ảnh hưởng của môi trường xung quanh ở địa phương hay gia đình nên 1 số em có các hành vi đạo đức thiếu văn minh, lệch lạc về lối sống. IV. CÁC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT, ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 5: Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân, tôi suy nghĩ và đưa ra một số giải pháp giáo dục phẩm chất, đạo đức cho học sinh như sau: 1. Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm. Nêu cao vai trò gương mẫu về đạo đức, lối sống của cá nhân: gương mẫu trước HS về đạo đức trong sáng, lối sống, phong cách làm việc sáng tạo, xứng đáng “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” để HS noi theo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: xây dựng đoàn kết, thân ái, hết lòng vì học sinh thân yêu, Người viết: Nguyễn Trần Phương Thảo 2
- Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5 thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng mối quan hệ thân thiện trong nhà trường, rèn luyện nhân cách, phẩm chất nhà giáo,... Tìm hiểu về hoàn cảnh, học tập, thói quen học sinh thông qua mẫu phiếu điều tra hoặc những cuộc nói chuyện gần gũi để hiểu học sinh hơn ngay từ đầu năm nhận lớp. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh để nắm bắt tình hình và kịp thời giúp đỡ các em HS có biểu hiện chưa tốt. 2. Xây dựng mối quan hệ đoàn kết tập thể lớp. Chỉ khi nào xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết thì các biện pháp giáo dục mới đạt hiệu quả cao. Để thực hiện được điều này, tôi đã xây dựng đội ngũ cán bộ lớp “nòng cốt”, tạo điều kiện cho tập thể tìm hiểu nhau thông qua các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động tập thể, cách xử lí các tình huống. Ví dụ như: + Khi HS trong lớp đạt biểu hiện tốt, Hội đồng tự quản của lớp cùng với các bạn khác sẽ khen ngợi và viết tên trên Bảng tuyên dương; còn đối với những hành vi chưa tốt; các em thường sử dụng những lời khuyên nhẹ nhàng để chỉ ra tồn tại và giúp bạn khắc phục. + Đối với HS bị bệnh nghỉ học, các em thường thăm hỏi và phân công nhau giảng lại bài cho bạn. + Đối với những HS có hoàn cảnh khó khăn, các em làm kế hoạch nhỏ để tích góp các vật dụng còn sử dụng được tặng cho bạn. + Đối với những học sinh tiếp thu chưa tốt trong việc học tập, các em lập nhóm “Đôi bạn cùng tiến” và kèm thêm cho bạn của mình. Ngoài những việc làm của HS, tôi còn cuốn hút các em vào những sân chơi lành mạnh, thường xuyên kể cho các em nghe hoặc cho các em xem clip về lòng nhân hậu, lối sống văn hóa, về tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta,… hoặc tổ chức những trò chơi mang tính tập thể. 3. Giúp học sinh tự tin, mạnh dạn và quyết đoán trong mọi tình huống. Đối với học sinh thiếu thốn tình cảm từ gia đình, hay e dè, rụt rè, nhút nhát, tôi thường xuyên trò chuyện gợi mở cho các em, tạo không khí vui vẻ, khuyến khích các em tích cực tham gia vào các hoạt động của nhóm, lớp, trường. Đối với những học sinh thiếu kĩ năng trong giao tiếp, chưa mạnh dạn trước tập thể, tôi luôn nhẹ nhàng động viên, khích lệ các em thật bình tĩnh, tránh nóng vội. Người viết: Nguyễn Trần Phương Thảo 3
- Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5 Đối với những em học khá nhưng rất nhút nhát và thụ động trong giờ học, ít khi phát biểu ý kiến mặc dù các em có thể trả lời, tôi luôn yêu cầu các em hít thật sâu, thật bình tĩnh và trả lời những ý đang nảy ra trong đầu các em… Qua một thời gian, tôi nhận thấy các em đã dần dần mạnh dạn hơn và tích cực giơ tay phát biểu, đóng góp ý kiến nhiều hơn. 4. Giáo dục lồng ghép vào các môn học. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, tôi thường quan tâm và theo dõi việc giảng dạy của các giáo viên bộ môn và kết hợp xử lý kịp thời đối với những đối tượng học sinh có biểu hiện không tốt. Ngoài môn Đạo đức, tất cả các môn học khác đều có khả năng tiềm tàng nhằm vào việc giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống. Chẳng hạn ở môn Tiếng Việt, qua các câu chuyện kể, các bài văn, bài thơ có nội dung phong phú, sinh động ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, các tập tục văn hóa truyền thống tốt đẹp của đất nước, của dân tộc, nếu được khai thác, tiến hành đúng đắn sẽ mở rộng được kiến thức về đạo đức, về truyền thống văn hóa, về kinh nghiệm, lối sống mang tính dân gian, phản ánh bản sắc đạo đức của ông cha ta. Tất cả sẽ giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và kể cả các chuẩn mực sơ giản trong giao tiếp, ứng xử về đạo đức … 5. Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa. Giáo dục đạo đức cho học sinh qua các tiết chào cờ, các hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong bằng nhiều hình thức như: hát múa, hoạt cảnh, diễn kịch, các cuộc thi vấn đáp… theo từng chủ điểm của tháng. Phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức tốt các ngày chủ điểm trong năm học gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, ý chí quật cường; tình yêu quê hương đất nước; tinh thần hiếu học; tôn sư trọng đạo, nhớ về cội nguồn tổ tiên. Các em trao đổi, thảo luận sôi nổi, được phép trình bày quan điểm riêng của mình theo từng chủ đề, tạo điều kiện cho giờ sinh hoạt trở nên hấp dẫn, hứng thú hơn. Qua đó, giáo viên nắm bắt được suy nghĩ và hành động của học sinh để có biện pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp. 6. Đẩy mạnh các hoạt động thiết thực phù hợp với lứa tuổi của các em. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động, phong trào của trường lớp: + Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao. Người viết: Nguyễn Trần Phương Thảo 4
- Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5 + Hoạt động đền ơn đáp nghĩa như: chăm sóc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, thăm nom và chăm sóc Mẹ VNAH,… + Hoạt động mang tính giáo dục lòng nhân ái như tham gia các đợt ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, tham gia các chương trình vì người nghèo, phong trào “Giúp bạn vượt khó”, phong trào “Nụ cười hồng”, phong trào “Giúp bạn vui xuân”, phong trào “Kế hoạch nhỏ”,… 7. Kết hợp hợp giáo dục học sinh giữa ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Như chúng ta đã biết, hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh không còn là việc của riêng nhà trường nữa mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Việc hình thành nhân cách học sinh cũng phụ thuộc phần lớn từ phía gia đình và xã hội. Nhà trường kết hợp vởỉ gia đình, phối hợp với Ban đại diện CMHS để giáo dục đạo đức học sinh. Thông qua Ban đại diện CMHS để thông báo tình hình chung của nhà trường, và nhờ phụ huynh can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ để giáo dục các em kịp thời. Bên cạnh đó, nhà trường còn có thể kết hợp với các tố chức, đoàn thể ở địa phương để giáo dục đạo đức cho học sinh. Ngoài các hoạt động giáo dục ở trên thì tất cả các thầy cô giáo trong nhà trường luôn là một tấm gương sáng cho các em noi theo. Các em luôn để ý đến thầy cô, từ cách ăn nói, đến những cử chỉ hàng ngày. Và hành vi ở trường của thầy cô tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách học sinh. V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Cuối năm, học sinh đạt 100% về phẩm chất và năng lực. Qua quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5, tôi nhận thấy các em có chuyển biến rõ rệt, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện, biểu hiện cụ thể như sau: + Xác định được mục đích học tập, chuyên cần, ham học, trung thực trong học tập và đạt kết quả tốt, luôn khiêm tốn và giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ; mạnh dạn đấu tranh thói lười biếng, ỷ lại, thiếu trung thực trong học tập. + Có lập trường rõ ràng, ủng hộ cái đúng, cái tốt; không đồng tình với những biểu hiện sai trái trong và ngoài nhà trường. Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức Người viết: Nguyễn Trần Phương Thảo 5
- Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5 + Các em gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở hơn đối với thầy cô. + Các hiện tượng vi phạm đạo đức ở học sinh cũng giảm hẳn so với đầu năm . Cụ thể không còn xảy ra lấy đồ dùng của bạn; không còn đánh nhau, trốn học, nói tục, chửi thề. + Phụ huynh thường xuyên quan tâm liên lạc với giáo viên thăm hỏi về việc học của học sinh và phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục con em họ. Song song với phẩm chất đạo đức học sinh tiến bộ, ở các hoạt động phong trào do nhà trường tổ chức cũng đạt nhiều kết quả như: + Giải nhất Hội thi Nghi thức Đội cấp trường. + Giải nhất Kéo co – Hội thao cấp trường. + Vượt chỉ tiêu phong trào Kế hoạch nhỏ cấp trường (25 em) + Khen thưởng tích cực tham gia phong trào Đội cấp trường (22 em) Tích cực tham gia các phong trào do Đội, nhà trường phát động như: Hội thi Em viết đúng, viết đẹp; Ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; Quyên góp, ủng hộ các bạn học sinh khó khăn ở tỉnh Bạc Liêu; .... VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua quá trình thực hiện SKKN này, tôi tự rút ra những kinh nghiệm sau: + Phải nắm rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi không tốt của học sinh để tìm ra các biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng. Giáo viên chủ nhiệm phải hết sức sâu sát, hiểu rõ đặc diểm, tâm lí học sinh cũng như hoàn cảnh gia đình của các em. + Kết hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để giáo dục các em. + Xây dựng nhóm bạn tốt trong học tập, uốn nắn, động viên kịp thời những hành vi sai phạm của những học sinh chưa ngoan. + Phát hiện, động viên kịp thời những tiến bộ dù nhỏ để xây dựng niềm tin ở học sinh. VII. KẾT LUẬN: Giáo dục đạo đức học sinh tiểu học là vấn đề giáo dục nhân cách rất quan trọng, có giá trị cơ bản lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Lúc sinh thời Bác đã dạy: “Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề Người viết: Nguyễn Trần Phương Thảo 6
- Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 5 nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn gương mẫu và sáng suốt về mọi mặt…”. Vì vậy, chúng ta cần phải khắc sâu lời dạy này. Trên đây là SKKN của tôi, không thể không thiếu sót và còn hạn chế. Mong Ban giám khảo và Lãnh đạo góp ý để SKKN này được hoàn thiện hơn. Bình Chánh, ngày 10 tháng 10 năm 2017 Người viết NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG THẢO Người viết: Nguyễn Trần Phương Thảo 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2595 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2125 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam
10 p | 1801 | 336
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vật lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
16 p | 1048 | 317
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc khi dạy tập đọc lớp 2
9 p | 1564 | 305
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1175 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 659 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 589 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 596 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 436 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 613 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học
18 p | 698 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
20 p | 307 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 297 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5
19 p | 311 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 23 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn