intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 4

Chia sẻ: Yeukhongloi Yeukhongloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

189
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 4 với mục tiêu từ thực tiễn dạy học tiểu học nói chung và thực tiễn dạy học ở Trường Tiểu học I Khánh Bình Tây Bắc nói riêng. Thu thập, tập hợp xử lí thông tin, tìm ra những giải pháp cần thiết để hoàn thiện dần phương pháp dạy học toán ở bậc tiểu học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 4

  1. Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 4
  2. 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến a. Sự cần thiết (Lí do nghiên cứu) Giáo dục Việt Nam trong thập niên đầu tiên của thế kỉ 21 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục từ nội tại và cả sự tác động từ phía xã hội. Lộ trình đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp, thay sách giáo khoa như là một bước đột phá sống còn của giáo dục nhằm nâng cấp sản phẩm bắt kịp xu thế toàn cầu hóa của thời đại và bước đầu đã cho thấy những kết quả rất đáng ghi nhận. Trong đó, vai trò của thầy, cô giáo được xác định như là yếu tố mấu chốt để giải quyết kịp thời những bức bách, mâu thuẫn đang hiện hữu trong nền giáo dục chúng ta. Vì vậy, sự trăn trở cho mỗi giờ dạy, mỗi môn học là điều mà mỗi giáo viên như chúng tôi không thể không quan tâm. Qua nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu từ các phương tiện truyền thông và thông tin đại chúng và đặc biệt từ thực tế việc dạy, việc học tại Trường Tiểu học I Khánh Bình Tây Bắc, bản thân tôi nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề không thể không trăn trở. Cho dù lộ trình đổi mới phương pháp đã có một thời gian dài thực hiện và những ưu thế của nó là điều không thể phủ nhận, song chưa có ai dám khẳng đinh rằng ở mọi nhà trường đã thực hiện một cách hoàn hảo nhất các tiêu chí của dạy học hiện đại. Một bộ phận không ít giáo viên vẫn tỏ ra chần chừ, không thật mặn mà với phương pháp mới và thiếu sự quyết liệt trong quá trình thực hiện đổi mới. Một bộ phận học sinh tiếp cận với phương pháp mới một cách hờ hửng, thiếu sẳn sàng và thiếu tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong xử lí thông tin còn hạn chế.Trường Tiểu học I Khánh Bình Tây Bắc nơi tôi đang công tác cũng
  3. không thể tránh khỏi những khiếm khuyết chung của nền giáo dục nước nhà. Trước thực tế đó, bản thân đã dành một thời gian đáng kể đầu tư cho việc đổi mới phương pháp, đặc biệt là đối với môn toán, sau nhiều lần thử nghiệm, bước đầu chúng tôi đã tìm được một số biện pháp hữu hiệu giúp học sinh tiếp cận nhanh với phương pháp dạy học hiện đại.Chính vì vậy tôi đã đi sâu vào tìm hiểu “Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 4 ”, để giúp các em nắm vững các kiến thức trong môn học này. 2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Từ thực tiễn dạy học tiểu học nói chung và thực tiễn dạy học ở Trường Tiểu học I Khánh Bình Tây Bắc nói riêng. Thu thập, tập hợp xử lí thông tin, tìm ra những giải pháp cần thiết để hoàn thiện dần phương pháp dạy học toán ở bậc tiếu học. 3. Phạm vi triển khai thực hiện : Với sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 4”. Tôi đã triển khai và thực hiện trong toàn khối 4. Ngoài ra, sáng kiến còn có thể áp dụng tại trường tiểu học I Khánh Bình Tây Bắc. 4.Mô tả sáng kiến: 4.1 Cơ sở lý luận
  4. Môn toán ở tiểu học rất quan trọng với các em học sinh không chỉ biết cách tự học mà còn phát triển ngôn ngữ( nói, viết) để diển đạt chính xác, ngắn gọn và đầy đủ các thông tin, để giao tiếp khi cần thiết…mà còn giúp các em hoạt động thực hành vận dụng tăng chất liệu thực tế trong nội dung, tiếp tục phát huy để phát triển năng lực của học sinh. 4.2 THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP a. Thuận lợi: - Bản thân nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở bậc tiểu học nên kinh nghiệm thực tế tích lũy được tương đối nhiều. - Hội đồng sư phạm trường nhiều đồng chí có kinh nghiệm, nhiều năm giảng dạy lại luôn có quyết tâm nhất quán trong đổi mới phương pháp nên bản thân học hỏi và rút kinh nghiệm được nhiều vấn đề hữu ích. - Học sinh phần lớn chăm ngoan và rất chịu khó, lại tiếp cận khá nhanh với phương pháp mới nên việc thử nghiệm đề tài luôn nhận được sự ủng hộ từ phía các em. b.. Khó khăn: - Năng lực và thói quen nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên cho dù đã rất cố gắng, kết quả thu được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
  5. - Tài liệu tham khảo thiếu, thời gian và điều kiện nghiên cứu hạn hẹp ảnh hưởng khá nhiều đến việc sử dụng các giải pháp mới. - Một bộ phận học sinh chây lười trong học tập, gia đình lại không quan tâm nên việc tự học của các em cho dù đã được giáo viên hướng dẫn rất kĩ nhưng chưa thể đáp ứng được yêu cầu đề ra. - Đối tượng học sinh trong mỗi lớp không đồng đều, nhiều em quá yếu. Việc chú ý đối tượng đã ảnh hưởng nhiều đến quá trình nghiên cứu. - Phương tiện dạy học vẫn chưa thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thực tiễn dạy học hiện đại. c.Số liệu thống kê Kết quả khảo sát chất lượng môn Toán lớp 4A2 đầu năm học 2012 – 2013 như sau: Tổng số Điểm giỏi Điểm khá Điểm Trung Điểm yếu học sinh ( 9 - 10 ) (7-8) bình ( 5 - 6 ) ( Dưới 5 ) TS % TS % TS % TS % 35 3 8.5 7 20. 20 57. 5 14. Từ kết quả khảo sát cho thấy , việc nắm bắt kiến thức môn toán của các em còn chậm. vì vậy, tôi nghiên cứu “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 4”.
  6. 4.3 Các biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 4 * Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong PPDH vấn đáp kết hợp với một số PPDH khác trong hình thành tri thức mới. Học sinh muốn tiếp thu tri thức mới cần có sự hướng dẫn của giáo viên bắng một hệ thống câu hỏi phù hợp. Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học nhằm chuyển giao ý đồ sư phạm của thầy thành nhiệm vụ học tập của trò. Ví dụ trong bài: “Phép nhân phân số”. Hình thành phép tính nhân của 2 phân số và. Hình thành phép tính nhân của 2 phân số và cho học sinh là một vấn đề mới. nếu giáo viên chỉ giới thiệu quy tắc tính sau đó áp dụng vào luyên tập thì không phát huy được tính tích cực, tư duy, sáng tạo của học sinh. Do đó, giáo viên cần suy nghĩ, chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp để hướng dẫn học sinh tiếp thu tri thức mới một cách tích cực, sáng tạo. Với bài học này, giáo viên có thể tổ chức hoạt động dạy học bằng hệ thống câu hỏi sau: Dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật bằng đồ dùng trực quan hãy cho biết x = ? (HS nêu: x = ) - Quan sát hình và cho biết 8 là gì của hình chữ nhật mà ta phải tính diện tích? (8 là tổng số ô của hình chữ nhật.) * HS giải thích: Chiều dài HCN bằng 4 ô và được xếp thành 2 hàng nên tính được tổng số ô bằng cách lấy 4 x 2 = 8. - 4 và 2 là gì của các phân số trong phép nhân x ? ( 4 và 2 là tử số của các phân số trong phép nhân x ). - Để tính số ô vuông có trong hình vuông diện tích 1 m2 ta làm thế nào? ( lấy 5 x 3 = 15
  7. (ô)). - Vậy 5 và 3 là gì của các phân số trong phép nhân x ? ( 5 và 3 là mẫu số của các phân số trong phép nhân x ). - Như vậy, khi muốn nhân hai phân số với nhau ta làm thế nào? ( ... ta lấy tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số). - Giáo viên nêu công thức tổng quát: = và yêu cầu học sinh nêu quy tắc nhân hai phân số, sau đó tổ chức: luyện tập, củng cố. *.Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, kết hợp với PPDH khác để tổ chức hoạt động dạy học. Ví dụ trong bài: “ Phép cộng phân số ” ( tiếp theo ). * Bài toán: Có một băng giấp màu, bạn Hà lấy băng giấy, Bạn An lấy băng giấy. Hỏi cả 2 bạn lấy bao nhiêu phấn băng giấy màu? ( Toán 4 trang 127 ). Sau khi học xong học sinh biết cách cộng hai phân số khác mẫu số và rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh Hướng dẫn giải như sau: Muốn tìm số phần băng giấy của 2 bạn Hà và An đã lấy, cần thực hiện phép tính gì? ( phép cộng: + ). Như vậy, việc yêu cầu học sinh tính tổng hai phân số khác mẫu số là một tình huống gợi vấn đề, là một yêu cầu nhận thức mà học sinh chưa thể giải quyết được bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của mình (học sinh chỉ mới biết tính tổng hai phân số có cùng mẫu số).
  8. Tuy nhiên nếu học sinh chịu khó suy nghĩ hoặc được giáo viên hướng dẫn tìm cách biến đổi để đưa hai phân số đã cho thành hai phân số có cùng mẫu số (Quy đồng mẫu số) thì học sinh có thể giải quyết vấn đề kết hợp với PPDH vấn đáp để tổ chức hoạt động dạy học hình thành phép cộng 2 phân số khác mẫu số. *. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ và kết hợp với PPDH khác để tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, hợp tác của học sinh. Mục tiêu, nội dung bài học yêu cầu hình thành tri thức mới cho học sinh. Tri thức mới đó cần có sự kiểm nghiệm kết quả qua nhiều học sinh khác nhau, cần có sự phát hiện, đóng góp trí tuệ. Tập thể học sinh cần phải đo đạc, thu thập các số liệu điều tra thống kê. Ví dụ bài: Diện tích hình thoi. - Yêu cầu tính diện tích hình thoi ABCD, khi biết 2 đường chéo AC = m, BD = n (hình a) - Để tìm công thức tính diện tích hình thoi theo độ dài 2 đường chéo, học sinh có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: * Cách 1: Cắt hình tam giác AOD và hình tam giác COD rồi ghép với hình tam giác ABC để được hình chữ nhật AMNC (hình b). Ta có: Diện tích( hình thoi ABCD) = diện tích ( hình chữ nhật AMNC ) = m * Cách 2: Cắt hình tam giác COB và hình tam giác COD rồi ghép với hình tam giác ABC để được hình chữ nhật MNBD (hình c).
  9. Ta có: Diện tích ( hình thoi ABCD ) = diện tích (hình chữ nhật MNBD) ( Hình a ) ( Hình b ) ( Hình c ) Do đó để kiểm nghiệm kết quả, phát huy tính chủ động sáng tạo và tinh thần hợp tác của học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh hợp tác theo nhóm nhỏ để tổ chức hoạt động dạy học. *. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong việc giải các bài toán là cơ sở giải loại toán sắp học. Giải các bài toán có tính chất chuẩn bị này, học sinh có thể tính ra được kết quả dễ dàng nhằm tạo điều kiện cho các em tập trung suy nghĩ vào các mối quan hệ toán học và các từ mới chứa trong đầu bài toán: Ví dụ 1: Để chuẩn bị cho việc học loại toán: “Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó”. Có thể cho học sinh giải bài toán sau: “ Cô có 30 bút chì, chia thành 3 phần bắng nhau. Bạn nam được 1 phần, bạn nữ được 2 phần. Hỏi bạn nam được mấy bút chì?”. Ví dụ 2: Để chuẩn bị cho việc học loại toán: “Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó”. Có thể cho học sinh giải bài toán sau: “Hai bạn Nam và Hùng có tất cà 15.000 đồng, Nam có nhiều hơn Hùng 5.000 đồng. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu tiền?”. - Tổ chức cho học sinh làm việc trên đồ dùng học tập: +Mỗi học sinh lấy 15 que tính (tượng trưng cho 15.000 đồng ). Chia bảng con làm 2 phần, phần lớn là số tiền của Nam, phần nhỏ là số tiền của Hùng. +Nam nhiều hơn Hùng 5.000 đồng. Vậy ta lấy 5 que tính cho Nam trước rồi chia đôi
  10. phần còn lại:! Học sinh lấy 5.000đồng cho nam trước (đặt 5 que tính vào phần lớn). - Còn mấy nghìn đồng ? (15.000 – 5.000 = 10.000 đồng ). - Vậy chia đều cho 2 bạn, mỗi bạn được mấy nghìn ? ( 10.000 : 2 = 5.000 đồng ). - Bỏ vào hai phần mỗi phần 5.000 đồng ( 5 que tính ) - Vậy Hùng được mấy nghìn ? ( 5.000 đồng ). - Còn Nam được mấy nghìn ? ( 5.000 +5.000 = 10.000 đồng ). - Tương tự hướng dẫn bài toán trên sơ đồ và giải. *.Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong việc giải các bài toán phát huy tính trực quan cụ thể trong tư duy của học sinh. Để giải được các bài toán này giáo viên cần triển khai các hoạt động mang tính chất thực tiễn, học sinh phải được thao tác trên đồ dùng trực quan. Từ đó các em sẽ tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ bài học. Ví dụ: Trong bài “Phép cộng phân số”. Để hình thành phép cộng hai phân số có mẫu số bằng nhau, giáo viên và học sinh cùng thực hành trên băng giấy – Chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau, bằng cách gấp đôi ba lần theo chiều ngang: + Tô màu vào băng giấy + Tô màu vào băng giấy Nhìn vào băng giấy HS dễ nêu được hai lần đã tô màu được băng giấy. Học sinh nêu: + = .
  11. Kết luận: Nêu được cách cộng hai phân số bằng cách lấy tử số cộng với nhau và giữ nguyên mẫu số. *. Khi dạy thực hành luyện tập GV cần lưu ý giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình, bằng cách: – Cho các em làm các bài theo thứ tự trong sách giáo khoa, không bỏ bài nào, kể cả bài dễ, bài khó. - Không bắt học sinh chờ đợi nhau trong khi làm bài. Làm xong chuyển sang bài tiếp theo. - Học sinh này có thể làm nhiều bài hơn học sinh khác: - Ví dụ: Khi dạy bài : “ Tính bằng cách thuận tiện nhất ” - + + = +( + )= + = Có thể một số em vẫn thực hiện theo thứ tự của các phép tính trong biểu thức, ra kết quả đúng nhưng chưa nhanh và chưa hợp lí. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh các tính chất đã học của phép cộng để tìm ra cách giải thuận tiện. Hoặc trong bài luyện tập của phép nhân thì giáo viên phải dẫn dắt học sinh nhớ lại kiến thức đã học đó là: Tính chất giao hoán của phép nhân. Tính chất kết hợp của phép nhân. Tính chất nhân một số với một tổng ( Hoặc một tổng nhân với một số ). Tính chất nhân một hiệu với một số ( Hoặc một số nhân với một hiệu ). Học sinh phải vận dụng nhanh các tính chất này vào giải toán: Khi nào vận dụng tính chất
  12. này, khi nào vận dụng tính chất kia: Ví dụ: 2 10 + 10 5 = 10 ( 2 + 5 ) = 10 10 = 20 ( Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng ). 5. Kết quả và hiệu quả mang lại: Từ việc đổi mới các phương pháp dạy học như trên tôi thấy chất lượng học sinh dần dần được nâng cao. Học sinh đã tự giác, hứng thú, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động dạy học, không rụt rè, tự ti như trước nữa. Chất lượng học sinh ngày một tiến bộ do trình độ nhận thức của các em ngày càng được nâng cao, tích cực phát biểu xây dựng bài hứng thú và ham thích học toán, làm bài, học bài đầy đủ . học sinh dần dần chiếm lĩnh kiến thức mới và giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua kết quả như sau: Khảo sát chất lượng đầu năm 2012-2013: Điểm Tổng số Điểm giỏi Điểm khá Điểm yếu Trung bình học sinh ( 9 - 10 ) (7-8) ( Dưới 5 ) (5-6) TS % TS % TS % TS % 30 3 10 7 23.3 15 50 5 16.6 Kết quả kiểm tra cuối năm học 2012 - 2013:
  13. Điểm Tổng số Điểm giỏi Điểm khá Điểm yếu Trung bình học sinh ( 9 - 10 ) (7-8) ( Dưới 5 ) (5-6) TS % TS % TS % TS % 30 10 33.3 13 43.3 7 23.3 Qua bảng thống kê chất lượng trên phần nào cho thấy số lượng học sinh khá giỏi tăng lên giảm được học sinh yếu, số học sinh ham thích học môn toán cũng tăng lên so với đầu năm học. Nếu chúng ta vận dụng linh hoạt việc đổi mới phương pháp dạy học thì chắc chắn chất lượng cuối năm sẽ tăng cao. 6. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: -Trước hết phải nói đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy tích cực và nhiệt tình trong đổi mới PPDH, góp phần chứng minh ưu thế và hiệu quả việc giảng dạy môn toán. - Muốn nâng cao chất lượng dạy học toán ở tiểu học chúng ta cần lưu ý: + Linh hoạt trong đổi mới PPDH. + Tạo cho học sinh hứng thú và ham thích học môn toán. + Nắm được từng đối tượng học sinh, tạo được nhu cầu học tập trong các em. + Tổ chức hướng dẫn các phương pháp học tập chu đáo( học nhóm, học tổ,…) + Công tác chuẩn bị từng bài dạy thật kĩ phù hợp từng nội dung, soạn giảng chu đáo gọn nhẹ. + Dụng cụ, phương tiện dạy- học phải đầy đủ.
  14. + Tổ chức nhiều hình thức học tập cho có tính hấp dẫn. + Thường xuyên kiểm tra, củng cố hệ thống kiến thức. + Phát huy tính tích cực, tính tự học, tìm tòi, tự phát hiện cái mới, cái hay,… để tự chiếm lĩnh tri thức. 7. Kiến nghị, đề xuất: *Đối với giáo viên: - Tất cả các giáo viên giảng dạy ở tiểu học phải sử dụng các PPDH linh hoạt, phù hợp với lớp, với từng học sinh. - Nhiệt tình trong giảng dạy, đảm bảo đầy đủ ĐDDH, thiết bị dạy học. - Tổ chuyên môn cần thường xuyên tổ chức hội thảo các chuyên đề về đổi mới phương pháp, đố vui để học, thi học tốt môn toán. - Có kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo học sinh về môn toán. *Đối với nhà trường và các cấp: - Tăng cường tài liệu nghiên cứu, sách tham khảo cho giáo viên. - Bổ sung đồ dùng dạy học đủ cho các lớp sử dụng. *. PHẦN KẾT LUẬN
  15. Dạy toán, học toán ở trường Tiểu học là một phạm trù rộng lớn. Nó chứa đựng một chuỗi hệ thống các quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học. Vì thế, bản thân luôn xác định đổi mới phương pháp dạy học toán ở bậc tiếu học không hề đơn giản và cũng không thể thực hiện nhanh chóng trong ngày một ngày hai. Vì thế, khi nghiên cứu đề tai này, thực sự chúng tôi không có tham vọng tạo chuyển biến có tính chất đột phá trong việc dạy, việc học môn toán ở trường tiểu học mà chỉ hi vọng góp một phần nhỏ tháo gỡ một vài khía cạnh để góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán tại trường tiểu học I Khánh Bình Tây Bắc nói riêng và bậc tiểu học nói chung. Tuy nhiên, do ràng buộc hạn chế về kinh nghiệm, sự thiếu hụt về mặt thời gian và tầm nhìn. Chúng tôi biết chắc đề tài vẫn còn chứa đựng quá nhiều khiếm khuyết. Vì vậy, rất mong được quan tâm tham gia bàn bạc của quý cấp quản lí và các đồng nghiệp. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi nhận thấy, mong quí đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm cho tốt hơn, tôi chân thành cảm ơn. Trần Kim Cương Giáo viên Trường TH 1 Khánh Bình Tây Bắc, TVT, CM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2