intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt văn tả cảnh

Chia sẻ: Ho Thu Chung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

566
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với học sinh lớp 5, các em bắt đầu được tiếp cận với kiểu văn tả cảnh nên còn nhiều lúng túng. Việc hướng dẫn các em học tốt văn tả cảnh tức là giúp các em tháo gỡ những vướng mắc, xóa đi mặc cảm ngại học văn, góp phần nâng cao chất lượng học tập đối với môn Tiếng Việt trong trường tiểu học. Tham khảo sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt văn tả cảnh" để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt văn tả cảnh

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT VĂN TẢ CẢNH A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tiếng Việt  ở  bậc Tiểu học là một môn học có nhiệm   vụ  hình thành và  phát triển cho học sinh các kỹ  năng nghe, đọc, nói, viết để  học tập và giao   tiếp, góp phần rèn luyện các thao tác tư  duy. Ngoài việc được cung cấp các   kiến thức ban đầu  về  Tiếng Việt, thông qua môn học này, các em còn được  bồi dưỡng tình yêu với tiếng mẹ đẻ, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng  của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách. Trong chương trình Tiểu học, Tiếng việt được chia thành nhiều phân môn,   mỗi phân môn có nhiệm vụ  rèn cho HS những kĩ năng nhất định. Đặc biệt,   Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp cao nhất, nó   giúp   học sinh rèn   luyện năng lực trình bày trình bày  ở  dạng văn bản với nhiều thể  loại khác  nhau, tích lũy vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện, mĩ. Đối với học sinh lớp 5, các em bắt đầu được tiếp cận với kiểu văn tả cảnh   nên còn nhiều lúng túng. Việc hướng dẫn các em học tốt văn tả  cảnh tức là   giúp các em tháo gỡ  những vướng mắc, xóa đi mặc cảm ngại học văn, góp  phần nâng cao chất lượng học tập đối với môn Tiếng Việt trong trường Tiểu  học. Mặt khác còn bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên,cao hơn nữa là  bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước thông qua tình yêu đối với những   cảnh vật thân thuộc quanh mình. Đó chính là lý do mà tôi lựa chọn đề tài “ Giúp học sinh lớp 5 học tốt văn tả  cảnh”. 2. Đối tượng  và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 1
  2. ­ Học sinh khối 5 nói chung , các đội tuyển Văn ; học sinh các lớp 5A  năm học  2011­ 2012; năm học 2012 ­ 2013 ; năm học 2013­ 2014 ; năm học 2014­2015; ­ Qua quá trình giảng dạy, bồi dưỡng,  dự  giờ,trao  đổi học hỏi kinh  nghiệm đồng nghiệp; ­ Các tài liệu có liên quan đến các biện pháp nâng cao chất lượng dạy   học văn tả cảnh cho học sinh; ­ Một số tác phẩm văn học cho thiếu nhi.  3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: ­ Rèn luyện cho học sinh thói quen quan sát tích cực, tưởng tượng, ghi  chép và tích lũy kiến thức, vốn từ. ­ Giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng   hướng làm bài. ­ Hướng dẫn học sinh cách tìm ý , chọn ý cho bài văn tả cảnh. ­ Rèn kỹ năng diễn đạt trong văn miêu tả cảnh cho học sinh. ­ Giúp HS nhận ra và khắc phục lỗi. ­ Nâng cao chất lượng làm văn nói chung và viết văn miêu tả nói riêng. 4. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: ­ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; ­ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; ­ Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm; ­ Phương pháp thực hành, luyện tập; ………………. 5. Đóng góp  mới về mặt khoa học của đề tài: ­ Tạo cho HS một thói quen học tập khoa học, chủ  động đối với phân  môn Tập làm văn nói chung và làm văn tả cảnh lớp 5 nói riêng; ­ Làm tiền đề cho việc học tốt môn văn ở bậc học trên; 2
  3. ­ Hỗ  trợ  cho GV Tiểu học một số biện pháp trong quá trình giảng dạy   góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5; B. PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở khoa học: a) Cơ sở lý luận: Chúng ta biết rằng, quá trình nhận thức của con người đi từ trực quan sinh  động đến tư  duy trừu tượng, từ  tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Văn học là  một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi tác phẩm   văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng, tạo nên những khúc  nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế  nào để  cho  học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng cũng cảm nhận được  chất thơ trong cuộc sống, cũng có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật  “ bé con” có giá trị? Tôi nghĩ đó chính là công việc mà mỗi giáo viên Tiểu học  cần làm được. Thực tế, chương trình Tiếng Việt lớp 5 so với lớp 4 thì thời lượng các tiết   luyện kĩ năng viết văn  được nâng lên khá nhiều. Riêng kiểu bài tả cảnh có 15   tiết ( từ tuần 1 – tuần 11 ), sau đó lại ôn tập về cuối năm. Các em đã bước đầu   làm quen với các khái niệm trừu tượng, làm văn đã đòi hỏi các em phải có cách  viết già dặn hơn, sinh động hơn. Và đặc biệt, trong văn tả  cảnh phải có hình   ảnh sống động, thuyết phục lòng người, làm thế  nào để  khi đọc, ta có cảm  giác như cảnh đó đang hiển hiện ngay trước mắt. Như vậy, tức là ta phải làm  được cái việc của người họa sỹ là “ vẽ nên một bức tranh” nhưng không phải  bằng cây cọ vẽ mà bằng ngôn từ. Điều đó không thể có được từ lý thuyết sang   thực hành bởi tư  duy của các em còn chưa tiếp nhận ngay được những kiến  thức trừu tượng. Cảm quan của các em còn rất thô sơ, chưa có nhiều tính hình   ảnh, sáng tạo nghệ thuật.         b) Cơ sở thực tiễn: 3
  4.   Thực tế  học văn cũng còn nhiều bất cập. Các em học văn một cách khó  khăn,miễn cưỡng. Hơn nữa, sự say mê của các em trong con đường tìm tòi tư  liệu học văn cũng quá ít ỏi, hầu như là không có bởi những thông tin thời hiện   đại: hoạt hình, truyện tranh, game… cuốn hút. Hiếm khi vào thư viện hay nhà  sách thấy các em tìm lựa chọn những tác phẩm  văn học như  Dế  Mèn phiêu   lưu ký, Đất rừng phương Nam, Tuổi thơ dữ dội, Búp sen xanh  hay những tập  thơ nổi tiếng như Góc sân và khoảng trời…Mặt khác, sự trải nghiệm thực tế  cuộc sống của các em còn bị bó hẹp bởi nhiều lý do. Điều đó đã làm nghèo đi  vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh.  Chính vì vậy,  lên bậc Trung học cơ sở, các em lại càng gặp nhiều khó khăn trong môn Ngữ  văn, trong văn biểu cảm,trong những dạng đề  mở  đầy sáng tạo. Là một giáo  viên làm công tác giáo dục  ở  bậc Tiểu học, tôi nhận thấy phương pháp học  văn của học sinh và  phương pháp dạy văn của một số giáo viên còn nhiều hạn  chế, thường không biết nên bắt đầu từ đâu hoặc ngại khó bởi rèn kỹ năng viết   văn là cả một quá trình bền bỉ “ mưa dầm thấm lâu”. 2 .Thực trạng dạy và học văn hiện nay: Qua thực tế giảng dạy và trao đổi với các bạn đồng nghiệp về dạy học các  tiết Tập làm văn có liên quan đến tả cảnh tôi nhận thấy còn  nhiều bất cập. ­ Về phía người dạy, đây là một phân môn khó, đòi hỏi năng khiếu cá nhân,   đòi hỏi phải có một kiến thức tổng hợp, có sự  rung cảm của tâm hồn. Bên   cạnh đó, tổng số học sinh trên lớp vẫn còn đông nên chấm chữa khó có thể chi  tiết, tỉ mỉ, một bộ phận giáo viên chưa thực sự tận tâm. Vì vậy,trong quá trình  giảng dạy thường diễn ra hai thái cực: + Hoặc là hướng dẫn chung chung sau đó để học sinh tự mày mò. + Hoặc là hướng dẫn tỉ  mỉ, mang tính định hướng, dùng văn mẫu. Cả  hai   cách trên đều làm cho học sinh không biết làm văn, không biết cách sáng tạo,  dẫn đến tư tưởng ngại, chán . 4
  5. ­ Về  phía người học, kiến thức sách vở  cũng như  kiến thức thực tế  còn   nhiều  lỗ  hổng . Nhiều học sinh  ở nông thôn chưa một lần ra thành phố, đến thủ  đô, di du lịch…ở  nhà bố  mẹ  ngôn ngữ  thô mộc ( văn hóa gia đình rất quan  trọng, các em có thể  tích lũy trong quá trình giao tiếp hàng ngày). Ngược lại,  học sinh thành phố nhiều em lạ lẫm với ruộng đồng, với những dòng sông, với  đêm trăng sáng…. Tài liệu, văn mẫu tràn lan trong các hiệu sách, trên internet   cộng với việc sử  dụng thiếu tính tích cực đã tạo nên những bài văn với bức  tranh phong cảnh giống hệt nhau về  góc nhìn, cảm nhận, thiếu thực tế  đến  đáng buồn. Có em tả dòng sông Hồng nước trong văn vắt, soi rõ mây trời lồng   lộng mà không biết dòng sông Hồng chở nặng phù sa đỏ chói như son về mùa  lũ và hồng nhạt khi xuân về.Các em tả: Sau cơn mưa, trời hửng sáng, chị  gà   mái tơ dẫn đàn  con lục tục kiếm mồi  mà không biết gà mái tơ là gà mái chưa   đẻ trứng lứa nào..v..v ­ Về phía phụ huynh, nhiều người còn có cách nhìn lệch lạc về môn Tiếng  Việt, cho rằng văn chỉ là lý thuyết, sáo rỗng, không phục vụ cho thực tế cuộc   sống nên xem nhẹ, không đầu tư. Cụ  thể  qua nhiều năm học, tôi theo dõi, khảo sát nhận thấy các em có kĩ  năng viết  văn tốt, có hứng  thú với văn tả  cảnh   chỉ  mới  đạt 20­30 %, có  khoảng  7 ­  10% học sinh chưa đạt kỹ năng viết văn miêu tả. Điều đó thực sự  đã làm tôi băn khoăn, trăn trở. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp   trong quá trình dạy văn miêu tả cảnh cho học sinh. Cụ thể: 3. Các giải pháp chủ yếu trong việc rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho  học sinh lớp 5: 3.1. Hướng dẫn học sinh quan sát, tưởng tượng, ghi chép và tích lũy   kiến thức, vốn sống: 5
  6. Vốn là yếu tố quan trọng để  học sinh có thể làm nên bài văn hay nhưng   vốn không tự  dưng mà có được, cũng như  không phải chỉ  tích cóp trong  các  tiết học mà đủ.  Trong văn miêu tả, quan sát và tưởng tượng rất quan trọng. Việc quan   sát và vị trí quan sát tốt, góc quan sát phù hợp: xa hay gần, trong hay ngoài, ban   ngày hay ban đêm, mùa xuân hay mùa hạ,… sẽ giúp ta nắm được cái  thần của  đối tượng, cảm nhận đối tượng một cách rõ ràng, tinh tế hơn. Chẳng hạn, với   ngòi bút của Thi Sảnh, Vịnh Hạ  Long hiện lên sống động với từng góc nhìn,  càm nhận khác nhau: Trước hết đó là vẻ  đẹp kĩ vĩ với hàng nghìn đảo nhấp   nhô khuất khúc , có chỗ  đảo sừng sững chạy dài như  bức tường thành vững   chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ  đảo dồn ra thưa   thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt   biển.  Tác giả còn nhận thấy Hạ Long chẳng những kì vĩ  mà còn duyên dáng.  Đó chính là sự  tươi mát của sóng nước, rạng rỡ  của đất trời. Sóng nước Hạ   Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng…  Chính vì vậy, tôi thường hướng dẫn học sinh quan sát, ghi nhận, khám  phá   những cảnh vật xung quanh một cách tích cực. Trong những buổi sinh  hoạt ngoại khóa, thậm chí giờ  chơi, tôi cùng học sinh quan sát . Ví dụ, một   buổi sáng thời tiết đẹp, tôi cùng các em quan sát bầu trời. Tôi yêu cầu các em  nói lên những điều mình thấy, khuyến khích tìm ra những nét riêng biệt mà  người khác chưa phát hiện ra .  Có em thấy bầu trời hôm nay thật cao và thật xanh; có em lại thấy trên  nền trời còn có những  cụm mây  trắng xôm xốp trôi bồng bềnh; tinh tế  hơn,  có em còn trông thấy một cánh cò mải mốt bay ngang như  một dấu ngã của   cậu học trò viết vội trên trang giấy…. Hay khi quan sát góc sân trường mùa  xuân, có em thấy sân trường như vừa được thay một lần áo mới. Cây xoài đâm   6
  7. những lớp lá non màu nâu đỏ  nổi bật trên nền xanh thẫm của lá già. Trên   những cành bàng khẳng khiu đã có vô số  ngọn nến xanh lấp ló. Cây phượng   cũng vội vã khoe những chiếc lá non tơ, xanh mượt . Tất cả tạo nên một bức   tranh xuân tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, có em còn phát hiện ra: Bụi cỏ  gà   hôm qua còn xanh thẫm bởi lớp lá già mà hôm nay đã xuất hiện một lớp lá mới   trắng xanh, non nớt. Cũng có khi, tôi cho các em xem các đoạn video về  : cảnh dòng sông,  cơn mưa, một vùng quê…tôi yêu cầu các em xem lần thứ  nhất và nêu xem   mình quan sát được những gì. Lần thứ hai cho các em xem lại và ghi chép, nói  những   điều em   nhìn thấy, nghe  thấy, liên  tưởng…để   bổ  sung  cho  các  em  những cảnh quan mà mình chưa từng được đến. Song song với các biệp pháp đó thì thư viện cũng được xem là một công  cụ  đắc lực cho quá trình giúp học sinh tích lũy cho mình cái vốn. Thời gian   ngoại khóa không có nhiều nên tôi định hướng cho các em chủ  đề  đọc sách   trong 2 tháng. Chẳng hạn tháng 9,tháng 10, tôi yêu cầu các em đọc cuốn Dế  Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài, ghi lại những tình tiết thú vị, những câu  văn tả cảnh mà em thích. Cuối tháng 10, tôi tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, xây   dựng các trò chơi có liên quan đến nội dung câu chuyện hoặc có thể đưa ra các  câu hỏi:  ­ Khi bị  bắt bỏ  nằm trong đáy giỏ, Dế  Mèn thấy cảnh vật xung quanh   như thế nào? ( Cỏ non xanh rờn, mặt nước bạc mênh mông. Nắng vàng rải trên lá cây,   vàng một màu tươi lạ  lùng  – điều đó nói lên được tâm trạng buồn man mác  của Dế Mèn.) ­ Khi rời quê hương lần thứ hai vào mùa thu, Dế Mèn thấy cảnh vật thế  nào? 7
  8. ( Hôm  ấy nước đầm trong xanh. Những áng cỏ  mượt rời rợi. Trời đầy   mây trắng. Gió hiu hiu thổi như giục lòng kẻ ra đi.) ­ Mùa đông trong con mắt của Dế Mèn như thế nào? (  Cánh đồng vàng rượi xưa kia đã được người ta lấy liềm gặt, bó từng lượm,   cái đòn xóc đâm ngang thành từng gánh, quẩy về sân. Trên mênh mông chỉ còn   trơ lại những gốc rạ khô. Thế  là mùa rét đã tới. Cánh đồng vắng ngắt, màu xám trên trời và màu   xám dưới đất đã liền vào nhau và ở giữa có gió suốt đêm ngày.) ­ Dế Mèn chu du thiên hạ  trong tiết trời mùa xuân. ( Trời đất giờ đây lại sắp sang xuân. Gió nhẹ. Thinh không cao cao. Mỗi   năm gặp lại mùa xuân, trong lòng lại thấy hai câu thơ  tự  nhiên trở  lại, thật   xinh tươi thay: Cỏ non xanh rợn chân trời  Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.  Ai nấy đều ca hát.)…v.v. Phần thưởng cho các em đôi khi chỉ là que kẹo mút, bông hoa hay được   ghi tên vào “ bảng vàng” trong vườn văn học nhưng đã thực sự tạo cho các em  sự hứng khởi với việc đọc sách tích cực. Bên cạnh việc quan sát, khám phá, tôi hướng dẫn các em ghi chép lại các   câu, từ, hình  ảnh mà mình thích, mà mình quan sát được hoặc học được từ  bạn, từ cô giáo và những người xung quanh, vào Sổ tay văn học. Như vậy, dần  dần, các em đã tích lũy được cho mình một cái “ vốn” nhất định phục vụ  cho  quá trình học tập, giao tiếp. 3.2. Hướng dẫn học sinh xác định đúng yêu cầu của đề  bài để  xây   dựng hướng làm bài. Đề bài, chủ đề của bài văn quyết định cách quan sát, tìm ý, sắp xếp ý và  diễn đạt của bài văn. Nếu không nắm vững yêu cầu của đề  bài thì bài văn sẽ  8
  9. đi chệch hướng và không đạt yêu cầu. Nhiều học sinh làm văn lạc đề, xa đề là   vì vậy. Bởi thế ,cần thiết phải luyện tập cho học sinh kỹ năng  tìm hiểu, xác   định  đúng yêu cầu đề ra. Các yêu cầu đều nằm toàn bộ trong lời văn của đề  ra. Vì thế, việc đầu   tiên là tìm những từ  ngữ  thể  hiện yêu cầu của đề  bằng cách trả  lời các câu  hỏi: Tả cái gì? ( xác định đối tượng miêu tả ), tả như thế nào? ( đặc điểm, tính   chất đối tượng), tả  để  làm gì? ( mục đích miêu tả). Khi trả  lời xong tất cả  những câu hỏi này chúng ta sẽ định hướng bộ xương, cái khung của bài văn.  Ví dụ: Hãy tả lại cảnh quê hương em vào một buổi chiều thu. GV hỏi:  ­ Đề yêu cầu tả gì? ( cảnh quê hương )  ­ Tả vào thời điểm nào?(buổi chiều thu ­ đặc điểm,tính chất của cảnh ) ­ Vậy cảnh quê hương gồm có những gì?  ( Ở quê như: dòng sông, cây đa, bến nước, con đường, cánh đồng, triền   đê, làng mạc…. Ở   thành   phố   như:   góc   phố,   những   ngôi   nhà,   vỉa   hè,   hàng   cây,   con  đường..) ­ Vậy đó là cảnh tổng hợp hay phong cảnh hay 1 địa điểm? ( cảnh tổng hợp – quang cảnh ) ­ GV mở rộng thêm: yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa các từ ngữ  như: một miền quê, quê hương em, cảnh vùng quê, nơi em  ở… Nó bao gồm  nhiều cảnh nhỏ, lẻ, gộp lại. ­ Vậy buổi chiều mùa thu thường có những đặc điểm gì ? ( Trời trong xanh, cao, nắng vàng rải nhẹ, không gay gắt, không gian  thường thật êm, thật dịu dàng. Cuối thu thường có gió heo may. Sắc màu của   mùa thu thường là màu vàng: vàng hoa cúc, lá vàng…Mùa thu cũng là mùa quả  9
  10. chín. Ở quê ta có thể ngửi được hương quả chín trong các vườn nhà. Bức tranh   thu thường được toát lên vẻ dịu dàng, êm ả ) Sau khi làm xong các công đoạn đó, các em đã có được một hướng đi cho  mình khi quan sát và chọn ý . 3.3. Hướng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn tả cảnh: Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối  tượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hướng một cách cụ thể cho bài  viết. Để  giúp học sinh định hình được hướng viết bài tả  cảnh, tôi đã hướng  dẫn các em các bước tìm ý: ­ Nhất nhất phải theo trình tự: tìm ý bao quát không gian của cảnh chung   sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào?  Cảnh như thế nào? ­ Bao quát không gian cảnh được coi là một bước phác hình cơ bản  trong hội họa, là một thao tác sơ  khoáng của bức tranh phong cảnh ,rất quan   trọng trong việc định hình tâm thế  cũng như  nhãn thế  cho người thưởng thức  bức tranh bằng ngôn từ.Vậy học sinh cần phải nắm được cách viết phần bao   quát không gian cảnh như thế nào. Thực tế tôi thấy học sinh thường viết một  cách cộc lốc, cụt lủn, có khi chỉ được 1­2 câu cho phần tả bao quát. Nên dù văn  không phải là lĩnh vực tự nhiên, tôi vẫn đưa ra theo một công thức dễ nhớ cho   học sinh: + Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái  quát. ( từ xa, từ trên nhìn xuống, đứng trên triền đê…) Thường là một vị trí cao  hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn cảnh miêu tả vào nhãn quan  của người quan sát một cách tương đối trọn vẹn. + Sau câu văn giúp người đọc biết được vị  trí của người quan sát là  những lời văn nhận xét, đánh giá đầy nghệ thuật về cảnh chung đó. Cũng không quên lưu ý với học sinh rằng: Lời văn nhận xét, đánh giá  khái quất đầy nghệ  thuật là những lồ  văn sử  dụng linh hoạt các biện pháp tu  10
  11. từ sao cho cảnh tả nổi lên sống động,tự nhiên, hồn hậu, trong sáng, sát hợp với  yêu cầu của đề đã xác định, bộc lộc được tình cảm của người quan sát cảnh. Ví dụ: Tả cảnh quê hương em vào một buổi chiều thu. Đứng trên triền đê, thả  mắt ngắm nhìn toàn cảnh quê hương, tôi như   đang đắm mình trong sắc thu vàng của chốn làng quê thanh bình, trù phú.   Chiều thu êm ả lạ lùng, chỉ có làn gió nhè nhẹ thổi cùng tiếng sáo diều du du   trên thinh không.  Hay một ví dụ khác về tả dòng sông quê hương. Đứng trên núi cao nhìn xuống, dòng sông Ngàn Phố  hiện ra trước mắt   tôi như một con rồng đang mải mê  tưới mát cho xóm làng, cho bãi mía nương   ngô.Chẳng biết sông bắt nguồn từ  đâu, chỉ  biết lòng sông đầy ăm  ắp nước ,   hiền hòa trôi mãi rồi hợp lại ở bến Tam Soa….. ­ Những ý cốt yếu nhất của một dàn bài văn tả  cảnh còn có cụ  thể  những cảnh nào? ( nếu là cảnh tổng hợp thì cảnh sẽ  chia thành nhiều cảnh  đơn, trong đó cảnh đơn nào là nổi bật nhất? nếu là tả cảnh đơn thì trong cảnh  đơn có điểm nổi bật gì? Như thế nào?) Muốn như  vậy, người viết phải quan sát và dẫn ra được hình  ảnh cụ  thể, tiêu biểu. Nhưng phần lớn học sinh thường sa vào gặp đâu nói đó và  không hề  xác định được mình đưa ra những cảnh đó nhằm mục đích làm nổi   lên diện mạo gì của cảnh, có làm nổi bật được chủ đề mà mình đã xác định ở  đầu bài yêu cầu không? Để  khắc phục tình trạng này, tôi đã chú trọng rèn  luyện cho học sinh kỹ năng xác định, lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của   cảnh sẽ tả. Ví dụ: Cảnh khu vườn buổi sáng mùa thu sẽ có những gì? Đầu tiên, tôi giúp các em xác định: đó là một khu vườn tươi tốt, đầy hoa   thơm trái ngọt, rất thanh bình, đậm chất thôn quê, dân dã mà mang được vẻ  đẹp trù phú của chốn quê hương yêu dấu. Đặc biệt cảnh phải mang được   11
  12. dáng dấp của thời gian, không gian mà đề  quy định ( có đặc trưng của mùa  thu). Trong khu vườn đó nổi bật nhất là cây gì? Đặc điểm cây đó như thế nào?   Nó có tác dụng  như thế nào trong tổng quan của khu vườn? Sau đó, giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình  ảnh của khu   vườn theo trí tưởng tượng nhưng phải sát với hiện thực. Ví dụ:  Trước sân nhà, giàn thiên lý dây leo vấn vít khéo léo khoe những chùm   hoa xinh xắn như muôn ngàn ngôi sao xanh.  Cạnh bể nước có cây cau đang trổ hoa. Tàu là già dang rộng, đọt lá non   cao vút, bên nách lá, lấp ló buồng hoa mứi nở.Hoa cau trắng rơi lộp độp trên   nền sân gạch. Những đọt mồng tơi quăn mình vắt trên bờ dậu. Bụi chuối với buồng quả nặng đã ngả màu trứng cuốc. Hàng bưởi với những trái chín vàng ong lúc lỉu, đu đưa. Cảnh nổi bật nhất trong khu vườn là vạt cải đã trổ ngồng. Những bông   hoa cải củ trăng trắng tim tím trộn lẫn sắc vàng tươi như màu nắng của đám   hoa cải sen gọi đàm bướm rập rờn trông xa như những đốm nắng lung linh. Với cách làm như trên, tôi đã cho học sinh luyện tập tìm đặc điểm của   nhiều cảnh khác nhau với những thời gian và không gian đa dạng. Các em   được luyện tập dưới hình thức “ Ai tìm được nhiều đặc điểm nhất ”. Giáo  viên hệ  thống và giúp các em lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu nhất trong   mỗi cảnh. Điều đó giúp học sinh tìm được hứng thú làm văn tả cảnh  khi mình   có thể tự phát hiện ra nhiều điều thú vị trong thiên nhiên. Dần dần, các em sẽ  có được kỹ  năng tìm và lựa chọn ý mà không cần sự  giúp đỡ  nhiều của cô  giáo. 3.4. Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong bài văn tả cảnh. 12
  13. Tìm được các đặc điểm tiêu biểu của cảnh định tả  vẫn chưa phải là tả  cảnh tốt. Vấn đề  là học sinh phải dựng lại được cảnh một cách sống động,  chân thực và có tính nghệ thuật. Vậy những đặc điểm vừa tìm được ở  trên sẽ  được diễn đạt như thế nào? Đó là một điều cần được quan tâm. Thực tế là qua chấm các bài tả cảnh của các em còn thật đáng buồn bởi   vốn từ  còn nghèo, có kết quả  quan sát rồi chuyển thành câu văn, bài văn đầy  vụng về, rời rạc, thiếu liên kết, dùng từ  sai nghĩa….Như  vậy, để  bài làm văn  cảu học sinh diễn đạt trong sáng, có sức hấp dẫn, không có con đường nào   khác là phải tăng cường luyện tập , trau dồi vốn ngôn từ  nghệ  thuật cho các   em. Ta biết rằng,thế  giới âm thanh, hình tượng và màu sắc tạo cho bài văn  miêu tả của các em thật hơn, sống động hơn, góp phần không nhỏ cho vẻ đẹp  của bài văn. Các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh  cũng là thế mạnh đặc trưng,  là phương tiện miêu tả  hữu hiệu. So sánh là biện pháp nghệ  thuật tạo hình,  khiến cho sự vật được so sánh cụ thể hơn, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Sử  dụng so sánh trong bài văn còn là cách thức làm đẹp ngôn từ. trong tả cảnh cần   có  nhiều hình ảnh so sánh.  Chẳng hạn: Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương lớn soi rõ bầu trời xanh. Dòng sông như một chiếc khăn voan mỏng mà nàng tiên nào đó đánh rơi   trên cánh đồng. Quê hương vào thu  như một bức tranh với những sắc màu tươi sáng…. Nhân hóa cũng là một biện pháp miêu tả  sinh động, hấp dẫn, lý thú các   sự  vật, hiện tượng, làm cho những đối tượng này không phải là người nhưng  lại mang dấu hiệu, thuộc tính của người. Nhân hóa là con đường thú vị  nhất,  ngắn nhất đưa những vấn đề  trừu tượng đến với nhận thức của con người.   13
  14. Khi sử  dụng nhân hóa, người viết được thả  sức vùng vẫy, lựa chọn ngôn từ  để làm tăng sự uyển chuyển , mềm mại khi diễn đạt. Chẳng hạn:  Dòng sông chảy vòng quanh làng, ta liên tưởng đến điều gì?  Như vòng tay của người mẹ hiền  ôm ấp lấy đứa con yêu.  Gió thổi khiến lá cây va vào nhau xào xạc có thể  liên tưởng đến  hàng  cây đang bá vai nhau thì thầm trò chuyện. Hình  ảnh trăng nhô ra khỏi đám mây, chiếu sáng  có thể  liên tưởng chị  Hắng vén mây, âu yếm nhìn đàn em nhỏ đang chơi đùa dọc con đường nhỏ. Ngoài ra,tôi còn   bồi dưỡng khả  năng sử  dụng các từ  ngữ  gợi tả, gợi   cảm, các biện pháp tu từ bằng hệ thống bài tập bổ trợ thông qua các phân môn  khác hoặc các tiết tự học. Một số dạng bài  tập như:   Tìm các từ gợi tả + Tiếng gió: vi vu, lao xao, rì rào, xào xạc… +  Tiếng mưa: lộp độp, tí tách,  boong boong, rào rào… + Âm thanh trong cuộc sống : lợn eng éc,  ụt  ịt, chim hót véo von, chim   kêu lích rích, tiếng còi xe bim bim, bíp bíp, tiếng dế kêu rỉ rả, rích rích… + Hình ảnh: sâu hun hút, xanh ngăn ngắt, rộng thênh thênh, + Chỉ màu: đỏ ối, vàng hoe, xanh lè, trong vắt… + Chỉ  mùi: thơm thoang thoảng, hăng hắc, nồng nàn, nồng nồng, ngan   ngát… Sau khi các em đã tìm được từ, tôi tiến hành giúp các em lựa chọn từ phù   hợp Ví dụ : Hoa cau chúng ta chọn mùi hương như thế nào? ( hăng hắc) Âm thanh giọt mưa rơi khi đã tạnh miêu tả như thế nào? ( tí tách) …. 14
  15. Chuyển các câu kể thành câu văn có sử dụng các biện pháp so sánh   hoặc nhân hóa: ­ Chim hót trên cành. ­ Cây đa cổ thụ đứng đầu làng. ­ Vào đêm trăng sáng, dòng sông rất đẹp. ­ Trong mưa, cây ớt rạp xuống đất. HS có thể viết thành: ­ Đàn chim đang hát vang bài hát ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp. Hay: Đàn chim đang tấu lên bản nhạc ngợi ca cuộc sống tự do. ­ Cây đa đứng đó từ  bao đời như  một người vệ sĩ khổng lồ  bảo vệ cho   bình yên của thôn xóm. ­ Mặt nước tĩnh lặng. Sông giờ đây như một chiếc khăn kim tuyến được   đính muôn vàn vì sao lấp lánh. ­ Mưa mỗi lúc một to hơn. Cây ớt nhỏ dường như không chống chọi nổi   cơn thịnh nộ của trời chới với ngã rạp xuống đất. 3.5.Chấm bài kỹ, phân loại lỗi, dự kiến phương án khắc phục: Tuy chấm bài không nằm trong quá trình lên lớp 40 phút trả  bài, nhưng   nó lại là yếu tố quan trọng làm cơ sở cho giờ trả bài. Giờ trả bài có thành công  hay không ? Học sinh có thấy được đúng sai trong bài làm của em đó hay không   ?.... đều được bắt đầu bằng việc chấm. Đó chính là phần chuẩn bị  của giáo  viên. Song song với việc chấm bài kỹ  là sổ  chấm bài. Sổ  chấm bài có tác  dụng thống kê các loại lỗi để tìm ra lỗi phổ biến, ghi chép những sai, đúng cụ  thể của từng học sinh làm tư liệu để phục vụ cho việc nhận xét và hướng dẫn   chữa lỗi.. Nhưng trước hết muốn ghi chép đúng thì giáo viên phải chấm kỹ,   bám sát yêu cầu mà chuẩn kiến thức và kĩ năng đã đề ra, đưa ra một biểu điểm  để đảm bảo tính khoa học , khách quan, vô tư. Từ đó thấy được ưu và nhược   15
  16. điểm của bài viết. Đồng thời sổ  này giúp giáo viên so sánh đối chiếu những  bài sau so với những bài trước xem sự dứt điểm của từng loại lỗi đã làm được  chưa ? Làm đến đâu ? Sự tiến bộ của các em đạt đến mức độ  nào? Số  được   trình bày theo bảng sau: Loại sai Tên học sinh Dẫn chứng Hướng  chữa 1.Bố cục 2. Lạc đề 3.Chính tả, dùng từ 4.Diễn đạt 5.Câu Cuối bảng giáo viên ghi rõ cần dứt  điểm loại lỗi nào trong bài viết, kế  tiếp việc này được nêu ở giờ trả bài phần củng cố, học sinh sẽ thấy được để  ở  giờ sau phấn  đấu đạt kết quả tốt hơn. Như vậy việc làm từng bước ấy rõ  ràng không bị miên man kéo dài. 3.6. Thực hiện tốt tiết Tập làm văn trả bài: Muốn nâng cao chất lượng cho học sinh môn Tập làm văn nói chung và   tả cảnh nói riêng, giáo viên phải đặc biệt chú ý trong tiết tập làm văn trả  bài.  Điều tôi đi sâu nhất đó chính là bước "sửa lỗi sai cần thiết " trong quá trình lên   lớp như sau:  Thông thường bước này giáo viên thường làm qua loa vì thời gian, vì  trọng tâm không xác định, vì một số  giáo viên ngại khó khăn... Nhưng nếu có   sự  bố  trí lôgic và khoa học trong thiết kế  mà phần này chúng ta vẫn thấy có   thể  làm chủ  được thời gian. Về  phương pháp, có thể  nêu ra phương pháp  chung nhất cho phần này mang tính tổng quát là" Thầy chủ đạo, trò chủ động "  16
  17. và cùng với nó sự   vận dụng linh hoạt, hỏi, phát hiện, gợi tìm, gợi mở, tổng   hợp, đánh giá. Tôi tổ chức cho học sinh học tiết trả bài  theo tuần tự: * Giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh, các ưu, nhược điểm   của bài làm. * Hướng dẫn học sinh chữa lỗi: Theo tôi, đây là bước quan trọng. Học sinh tự tìm ra lỗi của mình, biết  cách sửa hoặc sửa được cho bạn tức là các em đã được củng cố  thêm về  kỹ  năng viết. Vì vậy, việc đầu tiên của khâu này là tôi cho HS: ­ Tự tìm lỗi sai trong bài của mình Nghĩa là tôi không nên nêu ra cái sai cụ thể  trên bảng, làm như vậy học  sinh bị thụ động mặc dù cái sai đó tôi đã nắm được chắc và ghi trong sổ  chấm trả, nhận xét về bài làm rồi. Về vấn đề  này tôi đã  gợi mở làm cho học   sinh phải động não bằng cách như sau: ­ Gọi học sinh (học sinh này bài văn có câu sai, lỗi sai tôi đã ghi trong  bài) và yêu cầu em đọc cho đoạn văn sai của em mà cô đã gạch trong vở. Tôi   có thể phát vấn em: + Em có nhận xét gì về câu (đoạn) văn em vừa đọc + Em định trình bày ý gì? Nội dung gì? Nội dung ấy đã toát lên chưa? + Theo em phải sửa lại như thế nào? ­ Nếu học sinh đó vẫn chưa làm  được thì tôi tiếp tục hỏi học sinh khác.   Như vậy kết hợp hỏi, gợi tìm với giáo cụ trực quan (ghi bảng) nó tác động vào   tư duy của các em, bắt buộc tư duy phải hoạt động. Làm việc như vậy các em  sẽ  nhớ  rất lâu. Các em thấy cách viết  ấy là sai, và phải biết sửa lại như  thế  nào. 17
  18. * Chữa lỗi về bố cục: Trước tiên tôi hỏi về  bố cục thông thường của một bài văn, sau đó cho   học sinh đối chiếu với bài của mình xem đã đủ về bố cục chưa? Nếu chưa đủ  thì còn thiếu phần nào? Em cần sửa ra sao? Giáo viên hướng dẫn học sinh  chữa lỗi về  mở  bài, kết bài (Theo cách đã học), về  thân bài(sắp xếp ý theo   trình tự đã học một cách hợp lí . Sau đó, tôi  tổ chức cho các em tiến hành sửa   lỗi cá nhân và trao đổi bài cho nhau để cùng kiểm tra trao đổi kinh nghiệm. Ngoài ra,ở phần này học sinh thường không biết tách giữa mở bài với thân bài   hoặc giữa thân bài với kết bài. Vì vậy khi sửa lỗi về bố cục, tôi  gợi học sinh   nhớ lại dàn ý của bài.Từ đó học sinh sẽ tách được đoạn văn viết lẫn hoặc viết  được đoạn văn còn thiếu trong bài văn. * Chữa lỗi về cách dùng từ Ví dụ: Dòng sông trải ra trước mắt em rộng mênh mông. + Em có nhận xét gì về cách dùng từ ở câu trên? ­ Nếu học sinh vẫn chưa nhận ra, tôi tiếp tục gợi ý: + Em nhớ lại xem, dòng sông có đặc điểm gì về hình dạng? ( HS có thể nhớ lại: dòng sông dài, chảy quanh co..) + Vậy các từ gợi tả trong câu  có chỗ nào chưa hợp lý? ( HS sẽ  nhận ra đó là cách dùng từ   mênh mông, từ  trải không phù hợp  cho miêu tả  dòng sông. Từ  mênh mông  gợi cảm giác về  độ  rộng không giới  hạn; Trải là mở rộng bề  mặt về 4 phía. Nhưng dòng sông  có giới hạn là đôi  bờ và nó kéo dài, vì vậy hai từ này dùng chưa đúng) + Vậy ta có thể diễn đạt lại câu như thế nào? 18
  19. Chẳng hạn: Khúc sông chảy qua làng em rộng lắm! Đứng bên này nhìn   sang  chẳng thấy bờ bên kia.  * Chữa lỗi về câu về đoạn văn về diễn đạt Các lỗi về câu thường gặp ở tiểu học là câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ,   câu chỉ có thành phần phụ chỉ địa điểm hoặc thời gian, nguyên nhân, kết quả...   Thiếu thành phần chính (tức là cả cụm chủ vị ), nêu ý chưa chọn vẹn , câu có   nhiều từ ngữ thừa, rườm rà, lủng củng. Cách chữa: giáo viên kẻ bảng thành ba  cột. CÂU SAI LỖI NGỮ PHÁP CÂU ĐàĐƯỢC SỬA  THÀNH CÂU ĐÚNG Ví dụ: Đứng trước cảnh đẹp nên thơ của dòng sông La. Em càng thấy yêu quý   quê hương mình tha thiết.   ­ Em có nhận xét gì về hai câu văn trên? ( Về cách dùng từ, đặt câu? ) (  Câu sai ngữ pháp: Đứng trước cảnh đẹp nên thơ của dòng sông La chỉ mới là  một nhóm từ ngữ.) ­ Em có thể sửa lại thế nào? ( Thay vì điền dấu chấm ở sau từ sông La, em điền dấu phẩy để  tạo ra trạng   ngữ)    * Giáo viên có thể thay đổi hình thức sửa bằng cách cho hai em đổi  vở cho nhau để tìm ra lỗi sai kết hợp cùng giáo viên để tìm ra cách sửa sai.      ­ Với hình thức này, tôi cho học sinh tạo thành nhóm đôi theo năng lực   (giỏi, khá, trung bình) hoặc  Đôi bạn cùng tiến. Các em đổi vở, đọc bài của  bạn, phát hiện lỗi, nêu lỗi và hướng sửa, trao đổi xem bạn có đồng ý với cách  19
  20. sửa như vậy không , ngoài ra còn có thể phát hiện thêm một số lỗi giáo viên bỏ  sót. Sau đó cùng trao đổi, kiểm tra, chia sẻ kinh nghiệm làm bài và chữa lỗi với  bạn.  * Có thể cho các em thảo luận trong nhóm để tìm ra cách sửa sai.       ­ Với cách làm này tôi thường chia nhóm theo năng lực, sở  trường của  học sinh rồi giao việc:      + Nhóm học sinh trung bình: Tìm lỗi chính tả  của các bạn trong nhóm   rồi thảo luận, tìm cách sửa.     + Nhóm học sinh khá: Tìm từ dùng sai, câu lủng củng...rồi tìm cách sửa.     + Nhóm học sinh giỏi, có năng khiếu với yêu cầu cao hơn: Tìm câu hay   trong bài của bạn, thêm hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để câu văn được sinh  động hơn, hoặc chuyển mở  bài trực tiếp thành gián tiếp, kết bài không mở  rộng thành kết bài mở rộng...Sau đó đọc lại bài đã sửa và đọc mẫu cho cả lớp   tham khảo. Tóm lại: Hệ thống câu hỏi dành cho phần này là làm cho học sinh chỉ ra   được. ­ Câu sai ở đâu? ­ Lý do sai? ­ Nêu cách sửa. Và đặc biệt với phần chữa lỗi bao giờ tôi cũng đảm bảo chữa từ lỗi dễ,   lỗi đơn giản đến những lỗi khó, phức tạp.  Ví dụ: Trong một giờ trả bài tôi đi từ việc hướng dẫn nhận xét, chữa lỗi   về: ­ Bố cục. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2