intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sáp- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

52
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất. Hình thành và rèn luyện kĩ năng ở trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động : Vui chơi, học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày. Giúp trẻ nhận biết, hiểu rõ hơn được thế giới xung quanh của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sáp- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk

  1. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. I . PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Khám phá khoa học không chỉ khám phá về thế giới xung quanh mà còn giúp trẻ  phát triển về ngôn ngữ, kích thích trí tưởng tượng, suy đoán, tính tò mò, sáng tạo của   trẻ, trẻ có thể cảm nhận được vẻ đẹp, sự mới lạ qua những sự vật và hiện tượng xung  quanh. Đặc biệt trẻ 4­5 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy,   ngôn ngữ và tình cảm…Thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết   bao điều mới lạ, hấp dẫn, còn có bao lạ lẫm và khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn  được khám phá. Cho nên giáo dục Mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục   thế hệ trẻ, trách nhiệm giáo dục là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc trẻ,  cần giáo dục trẻ một cách có khoa học và phù hợp với từng lứa tuổi.   Khi nói đến trẻ Mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu  khám phá thế giới xung quanh mình, bởi thế giới xung quanh trẻ  có rất nhiều sự vật,  hiện  tượng  mà trẻ muốn  được  trải nghiệm, vì  thế trẻ luôn  có  những  niềm khao  khát  được khám phá, tìm hiểu về chúng.  Cho trΠkhám phá khoa học nhằm giúp trẻ hiểu biết  về những gì xung quanh trẻ, từ môi trường tự nhiên, đến môi trường xã hội. Đồng thời,  trẻ hiểu biết  hơn  về chính  bản thân  mình, mặt khác việc  cho  trẻ  khám phá khoa  học  trong trường Mầm non hiện nay còn gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất nên việc tổ  chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ chưa mang lại hiệu quả cao như mong   muốn. Trên thực tế các hoạt động khám phá khoa học cho  trẻ 4­5 tuổi tại trường Mầm  non Bình Minh. Giáo viên chưa lôi cuốn được trẻ hứng thú trong hoạt động khám phá,   các hoạt động còn tẻ nhạt, trẻ chưa thực sự hứng thú học tập. Xuất phát từ những lý do   trên  tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn   khám  phá  khoa  học  tại  trường  Mầm  non  Bình  Minh­  Buôn  Tuôr  A­  Xã  Dray  Sáp­   Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 1
  2. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. *Mục tiêu của đề tài : Giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ,  thể chất. Hình thành và rèn luyện kĩ năng ở trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động  : Vui chơi, học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày. Giúp trẻ nhận biết, hiểu rõ  hơn được thế giới xung quanh của mình. * Nhiệm vụ của đề tài : Nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học và giúp   giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ Mầm non  ở độ  tuổi 4 ­ 5 tuổi, sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần giúp trẻ hứng thú học tốt môn khám  phá khoa học dần dần hình thành nhân cách cho trẻ. 3.Đối tượng nghiên cứu : Một  số  biện  pháp  giúp  trẻ  4­5  tuổi  học  tốt  môn  khám  phá  khoa  học  tại  trường  Mầm non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Drap Sáp­ Huyện Krông Ana ­ Đăklăk. 4.Giới hạn của đề tài.          ­  Trẻ  4­5  tuổi  lớp  chồi  1   trường  Mầm  non  Bình  Minh­  Buôn  Tuôr  A­  Xã  Drap  Sáp­ Huyện Krông Ana – Đăk Lăk. 5.Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu được đề tài “  Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học  tôt́  môn  khám  phá  khoa  học  tại  trường  Mầm  non  Bình  Minh­  Buôn  Tuôr  A­  Xã  Dray  Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk” tôi đã sử dụng các phương pháp sau: ­ Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 2
  3. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. ­ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. ­ Phưong pháp khảo nghiện, thử nghiệm. ­ Phương pháp thống kê. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận : Trẻ  em  là  lứa  tuổi  cần  được  sự  quan  tâm  đặc  biệt  từ  những  người  lớn  xung  quanh trẻ,  ở giai đoạn này, những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có tác  động lớn đến cuộc sống hiện tại của trẻ. Bởi thế, đối với trẻ  “ Chơi mà học và học   bằng chơi” là bước đầu của chìa khóa để mở cánh cửa giúp trẻ đón nhận những kiến  thức cơ bản nhất về thế giới xung quanh mình. Trẻ  em  không  phải  là  người  lớn  thu  nhỏ  lại,  mà  trẻ  cũng  có  những  đặc  điểm  riêng biệt về cấu tạo sinh lý, nhận thức và kĩ năng giao tiếp, do đó trẻ em cũng cần có   những biện pháp chăm sóc thích hợp. Nhiều người đã cho rằng “ Trẻ em như tờ giấy   trắng, ai muốn vẽ gì vào đó thì vẽ” đó cũng chính là những quan điểm sai lầm, lệch lạc.   Có lẽ ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm nắm các vật trên tay, hay  khi trẻ biết bước những bước đi chập chững đầu tiên của cuộc đời, thì trẻ đã muốn tìm   hiểu và khám phá về thế giới xung quanh. Thực tế khoa học đã chứng minh trẻ em cũng  có những nhận thức riêng bên trong của mình, nhưng đôi khi trẻ cũng phải tích cực tham  gia vào một số hoạt động, thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và được bộc lộ ra bên  ngoài.  Trẻ rất hiếu động và tò mò, ham muốn học hỏi, tìm tòi thế giới xung quanh, hay   đặt ra những câu hỏi vu vơ. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm   ban đầu hoặc nói cách khác là các trí thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó,   là  một  người  giáo  viên  cần  phải  coi  trọng  việc  tạo  ra  môi  trường  giáo  dục  trẻ  bằng  những hoạt động thiết thực,nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực:  Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 3
  4. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. Trí tuệ­ Đạo đức­ Thẩm mĩ­ Thể lực­ Tình cảm. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách  chuẩn mực và rõ rệt hơn. Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động khám   phá khoa học có một vị trí rất quan trọng. Hoạt động khám phá khoa học là một trong   những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ Mầm non, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và  thể hiện một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh mình,  những gì mà khiến trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích   cực. Ho¹t ®éng khám phá khoa học là một trong những hoạt động có đầy đủ điều kiện   để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ,  thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một   thành viên trong xã hội biết tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh .  2. Thực trạng : Tình hình của lớp: Tổng số trẻ trong lớp: 34; dân tộc: 32;  Nữ : 21; Nữ dân tộc: 21 Trong quá trình giảng dạy tôi thấy tỉ lệ trẻ có khả năng, quan sát, so sánh, phân   loại,  giải  quyết  vấn  đề,  những  hiểu  biết  ban  đầu  về  con  người,  sự  vật,  hiện  tượng  xung quanh còn thấp, hạn chế… Vì vậy, tôi thường xuyên tham gia các tiết dạy chuyên   đề, thao giảng, dự giờ đồng nghiệp  ở tại trường để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.  Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học theo các chủ đề, chủ  điểm,  lên  kế  hoạch  cho  từng  hoạt  động  khám  phá  của  trẻ.  Tuy  nhiên  trong  quá  trình  thực hiện tôi đã gặp một số ưu điểm và hạn chế sau: * Ưu điểm : ­  Được  sự  quan  tâm  của  phòng  GD&ĐT,  thường  xuyên  bồi  dưỡng  chuyên  môn  cho tất cả giáo viên.           ­ Được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về cơ  sở vật chất tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ bảo đảm an toàn cho trẻ. Có  Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 4
  5. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. khả  năng  tạo  các  bài  giảng  điện  tử  thu  hút  trẻ  tham  gia  vào  các  hoạt  động  khám  phá  khoa học. ­ Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi, nâng cao chuyên môn. Tìm tòi và  tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy vào hoạt động vui chơi của trẻ. ­ Được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo xã nhà và sự quan tâm nhiệt tình  của các thôn trưởng, thôn phó nơi địa bàn tôi đang công tác. Cùng với sự giúp đỡ nhiệt   tình  của  các  đồng  nghiệp  trong  trường,  nhất  là  những  đồng  nghiệp  có  kinh  nghiệm  giảng dạy lâu năm trong nghề. ­ Trẻ ở gần trường nên đi học chuyên cần . ­ Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh học sinh khi gửi con em mình đến   trường, lớp. * Hạn chế : ­ Số trẻ trong lớp 94,1% là con em dân tộc thiểu số, trong đó có  40% là trẻ mới đi  học chưa có nề nếp học tập cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế, sử dụng tiếng mẹ  đẻ là chủ yếu, vốn tiếng Việt còn nghèo nàn nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức   các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học. ­ Phụ huynh học sinh phần lớn là lao động nghèo, chưa có ý thức cao trong việc  đưa con em mình đến trường, học là một việc làm thiết thực và cần thiết nhất trong xã   hội  công  nghiệp  hóa  hiện  đại  hóa  như  ngày  nay.  Nên  rất  khó  khăn  trong  việc  hỗ  trợ  đóng góp kinh phí để tạo góc hoạt động khám phá khoa học  phong phú. Điều kiện kinh   tế cuả phụ huynh khó khăn dẫn đến việc quan tâm đến trẻ còn hạn chế, đa số các gia   đình mải lo làm kinh tế nên chưa quan tâm đúng mức đến trẻ . ­ Số trẻ  ở lớp chưa qua nhóm lớp nhà trẻ, trẻ đến lớp 4­5 tuổi chiếm 80%, khả  năng trẻ tiếp thu chậm.  ­ Vốn hiểu biết môi trường xung quanh về sự vật, sự việc, một số hiện tượng   Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 5
  6. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. thiên nhiên, con người còn hạn chế .            ­ Từ những ưu điểm và hạn chế trên tôi đã làm khảo sát thực trạng về khám phá  khoa học của trẻ qua các vấn đề : Trẻ nhận biết và phát âm đúng; trẻ nhận ra sự thay   đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên khám phá   các sự vật hiện tượng xung quanh; trẻ hay đặt câu hỏi; trẻ thích khám phá các sự vật,   hiện tượng xung quanh; giải thích được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả đơn   giản trong cuộc sống hằng ngày . Thu được kết quả như sau:             ­ Tổng số khảo sát 34 trẻ trong lớp Nội dung khảo sát Trước khi thực hiện kết quả  đạt Trẻ nhận biết và phát âm đúng 20/34 trẻ =58,8  % Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát  triển của cây, con vật và một số hiện tượng  18/34 trẻ =52,9% tự  nhiên  khám  phá  các  sự  vật  hiện  tượng  xung quanh Trẻ hay đặt câu hỏi 15/34 trẻ = 44,1% Trẻ  thích  khám  phá  các  sự  vật,  hiện  tượng   xung quanh              24/34 trẻ = 70,5% Giải  thích  được  mối  quan  hệ  giữa  nguyên  18/34 trẻ   =  52.9% nhân  và  kết  quả  đơn  giản  trong  cuộc  sống  hằng ngày  Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 6
  7. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk.          * Các nguyên nhân chủ quan và khách quan:          + Nguyên nhân chủ quan: ­ Giáo viên chưa gây được hứng thú cho trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1  ở một số hoạt   động khám phá khoa học, chưa sáng tạo trong việc làm một số đồ dùng, đồ chơi hấp  dẫn cho trẻ.  ­  Giáo viên góc thiên nhiên sát cho trẻ quan sát chưa thực sự đẹp và phong phú  chủng loại, chưa có sự bổ sung thường xuyên, các hình thức học tập của trẻ còn hạn  chế, chưa có sự linh hoạt. ­ Trẻ còn ham chơi theo sở thích của mình, chưa tập trung cao vào hoạt động. ­  Đa  số  trẻ  còn  nhút  nhát,  rụt  rè  chưa  mạnh  dạn  tham  gia  vào  các  hoạt  động  ở  trường, lớp. Trẻ hạn chế về tiếng Việt, nói năng diễn đạt chưa lưu loát, mạch lạc… + Nguyên nhân khách quan:    ­ 94,1% trẻ là con em người đồng bào dân tộc thiểu số, 60% trẻ nói tiếng mẹ đẻ,   phát âm chưa chuẩn tiếng Việt 40% .  ­ Phụ huynh học sinh 94,1% là nông dân ở vùng khó khăn, người dân tộc thiểu số,   ít có thời gian quan tâm đến con cái trong việc tạo hứng thú cho trẻ học.  ­ Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khám phá của cô và trẻ còn thiếu như  một số dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm, máy chiếu…  3. Nội dung và hình thức của giải pháp:  a. Mục tiêu của giải pháp:           ­ Phát triển toàn diện về 5 mặt cho trẻ: Đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, tình   cảm xã hội. ­ Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng một cách sâu sắc, chính xác, mang tính khoa  Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 7
  8. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. học phù hợp với lứa tuổi. ­ Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học với tâm thế hứng thú,  phấn khởi, vui tươi, tự tin, phát triển các khả năng của trẻ như: Quan sát, so sánh, ghi  nhớ, chú ý, phân tích, phán đoán… ­  Giáo  dục  trẻ  tình  yêu  thiên  nhiên,  sống  gần  gũi,  thân  thiện  với  thế  giới  xung   quanh trẻ.          b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.            Qua nhiều đề tài khám phá khoa học tôi thấy trẻ tham gia hưởng  ứng nhiệt tình,  say mê của các cháu. Với việc học này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ động tham   gia vào các hoạt động học, với những phương pháp, biện pháp áp dụng như sau :  * Biện pháp 1:  Xây dựng cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập cho trẻ. Trường có khuôn viên đẹp, có cây xanh, có vườn hoa nhiều màu sắc đủ để cho  trẻ khám phá khoa học. Tận dụng các hình ảnh thật để trò chuyện và hướng trẻ đến với   thiên nhiên tươi đep. ̣ Ví dụ: Cây xanh  co nh ́ ững ich l ́ ợi gi? ( ̀  làm bóng mát, lây gô  ́ ̣ ựng  ́ ̃làm bàn ghê, kê đ ̀ ̉ ựng quân ao...). T đô, tu đ ̀ ́ ư đo,  ̀ ́  giáo dục trẻ phải biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh xung  quanh trương l ̀ ơṕ . Phòng học kiên cố, đầy đủ dồ dùng cho các trẻ vui chơi và tìm hiểu. Đồ dùng của   trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng   ham hiểu biết của trẻ. Ví dụ: Đồ dùng đồ chơi đầy đủ ở các góc chơi của trẻ, mỗi đồ vật đều có những  sáng tạo riêng như: Góc bán hàng sẽ có một số loại quả, một số loại rau… để kích thích   sự tư duy của trẻ về các loại rau quả đó. Trang trí lớp học và các góc theo chủ đề, chủ điểm, phù hợp với chủ đề nhánh  trong tuần để cho trẻ nhận biết và tìm hiểu một cách khách quan hơn. Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 8
  9. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. Ví dụ: Chủ điểm trường Mầm non, chủ đề nhánh là ngày hội bé đến trường, thì  trong lớp học  ở chủ  điểm chính cô phải trang trí trừng học có gì, trong sân trường có   những đồ chơi gì, trong lớp học bé có gì, có ai…trẻ sẽ nhìn từ thực tế với chủ điểm để  trẻ so sánh và nhận biết tốt hơn. Ngoài  ra, phải cần  có  đồ  dùng, trực quan,  đồ chơi phục  vụ  tiết học  như : Bàn,  ghế, bảng, tranh, mô hình, hình  ảnh, vật mẫu ... Cần phải  đầy đủ cho cô và trẻ cùng   hoạt động. Ví dụ: Khi cho trẻ trò chuyện về chủ đề thế giới động vật “  Những con vật nuôi  trong gia đình” trẻ sẽ khám phá tìm hiểu về con gà, con mèo, con chó…  Ngoài hình ảnh  ra, nếu mỗi trẻ có những hình  ảnh lôtô và cùng cô khám phá và nhận biết thì trẻ sẽ ghi  nhớ tốt hơn về những con vật đó.                       Với  chính  bản  thân  mình  tôi  tận  dụng  những  nguyên  vật  liệu  có  sẵn  ở  địa   phương.              Ví dụ:  Vỏ chai làm các con vật hoặc là những phương tiện giao thông, vải vụn   làm rối, cọng rơm khô làm mái nhà, sưu tầm lá khô với nhiều màu sắc, hoa ép khô, vỏ  cây khô để làm tranh  ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai  ốc, hến   sò ... để bổ xung giá đồ chơi của trẻ .  *  Biện  pháp  2  :  Tổ  chức  cho  trẻ  thường  xuyên  được  tiếp  xúc  với  môi   trường  xung  quanh  trẻ  để  mở  rộng  hiểu  biết,  kích  thích  tính  tò  mò,  ham  muốn  khám phá ở trẻ.   Cho trẻ làm thí nghiệm và thực hành để phát hiện “khám phá khoa học mới”, với   trẻ những gì chưa biết, chưa làm và đặc biệt hứng thú với thí nghiệm khám phá cái mới  lạ. Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mới lạ thì quả là một điều thích thú đối  với trẻ. Thật vậy, cứ để cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm, được thử, sai, đúng  và cuối cùng trẻ sẽ tự tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ. Trẻ  Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 9
  10. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. sẽ say mê với phát hiện mới và đưa ra được hàng trăm hàng nghìn câu hỏi. Ví dụ: Cô  ơi, vì sao cây này lại thấp hơn cây kia, hoặc tại sao con mèo lại kêu  meo meo… Trẻ trực tiếp thực hành thí nghiệm giữa vật nổi vật chìm, hoặc làm thí nghiệm   giữa bình hoa có nước và bình hoa không có nước, mỗi khi trẻ khám phá ra điều gì, thì  nên cho trẻ ghi kết quả bằng kí hiệu mà cô và trẻ đã thỏa thuận để dễ kiểm tra. Khi thí   nghiệm thành công, trẻ sẽ biểu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng và có những nhóm  đã  reo  hò  ầm  ĩ,  với  tiết  học  này  trẻ  thực  sự  chủ  động  khi  làm  công  việc  thí  nghiệm.   Nhờ vào việc cho trẻ thực hành thí nghiệm sẽ có những tác động như:  Tính tự tin, tự  lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc mình đang làm.  Với tôi đã áp dụng nhiều vào tiết học của trẻ về những đề tài khám phá khoa học và tất  cả đều được sự hưởng ứng nhiệt tình, say mê của trẻ. Biểu tượng về thế giới xung quanh, không chỉ trên thực tế mà còn đưa đến với  trẻ qua nhiều hình thức : Câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, tranh ảnh, đồ vật, vật thật … Giúp trẻ  không bị nhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và  chính xác hoá thành biểu tượng  của mình. Ví dụ : Cho trẻ làm quen với con trâu :               Con gì ăn cỏ              Đầu có hai sừng              Lỗ mũi buộc thừng              Kéo cày rất giỏi              Đố là con gì ? ”  ( Con trâu  )         Trẻ đoán ngay được đó là con trâu. Nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con trâu  được chính xác là con vật được đưa đi cày bừa, trẻ liên tưởng đến tiếng kêu của con   Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 10
  11. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. trâu.          Cho trẻ làm  quen với con vịt, tôi dùng câu đố :            “ Con gì ăn no               Bụng to mắt híp               Mồm kêu ụt ịt               Nằm thở phì phò               Đố là con gì ?              ( Con heo)   Trẻ trả lời đó là con  heo. Nhưng trẻ lại biết thêm con vịt có đặc điểm cụ thể, có  4 chân, mập, đẻ con …  Từ đó trẻ có thể so sánh xem con  trâu và con heo có đặc điểm gì giống nhau, có  đặc điểm gì khác nhau?  Sau đó trẻ có thể phân nhóm .         Trong quá trình thực hiện, tôi thấy trẻ rất hứng thú, phát triển khả năng tư duy  cao. Trẻ biết đặt ra những câu hỏi “Tại sao” trước những hiện tượng lạ, từ đó thu nhận   được  những  hiểu  biết,  những  vốn  kinh  nghiệm  nhất  định  để  áp  dụng  trong  đời  sống   hàng ngày. Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những giờ thí nghiệm, tập trung   cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả. Qua đó khơi gợi  ở  trẻ nhu cầu khám phá. Trẻ bắt đầu để ý những biến đổi của sự vật hiện tượng xung  quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan và có sự trao đổi với cô, với bạn. Ngoài ra, góc thiên nhiên cũng là nơi cho trẻ được trải nghiệm, là nơi dành cho các  hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi tìm xem  các loại sách về thiên nhiên, các tranh ảnh về thế giới tự nhiên . Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như: cây hoa hồng, dây leo…. để trẻ  tự đặt ra câu hỏi cùng nhau và đưa ra những câu trả lời khác nhau theo sự suy đoán và   tìm hiểu trên thực tế của trẻ. Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 11
  12. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk.  Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt … Tranh  ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô hoa lá  ép khô, các loại hạt… và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm đ­ ược những sản phẩm từ những đồ chơi ấy.   Tôi cố gắng tạo cho trẻ có góc chơi rộng rãi với các nguyên vật liệu khác nhau để  trẻ được trải nghiệm thực hành trẻ sẽ liên tưởng theo sự sáng tạo và suy nghĩ của trẻ.           * Biện pháp 3 : Cho trẻ khám phá khoa học dưới nhiều hình thức khać  nhau. ­ Thông qua các tiết học: Cho trẻ làm quen với môn khám phá khoa học, nên trong   mỗi tiết với mỗi mẫu vật, hay clip, tôi đều cho trẻ quan sát kỹ, cho trẻ đưa ra nhiều ý  kiến nhận xét để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm vật mẫu . Ví dụ : Chủ đề thế giới động vật cho trẻ làm quen với con cua, trẻ đã tìm đư ợc  đặc điểm của con cua có hai càng to, tám chân… Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “ Các con có  biết con cua nó đi như thế nào không? ” Trẻ trả lời được là con cua bò ngang, tôi dùng  que chỉ rõ, cua có mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng. Như vậy không những trẻ biết được cua có những đặc điểm gì mà trẻ còn biết  môi trường sống của chúng, cách vận động, (Đi như thế nào ?) các bộ phận cơ thể ra   sao. Nắm rõ đặc điểm trẻ quan sát dễ hơn, từ đó so sánh rất rõ ràng và phân loại cũng  rất tốt. Trong  tiết  dạy  khám  phá  khoa  học  tôi  lồng  ghép  thích  hợp  các  môn  khác  như  :  Toán, âm nhạc, tạo hình, văn học… để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề  sâu và rộng hơn. Ví dụ : Trong tiết dạy làm quen với động vật . Tôi cho trẻ thi “ Đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn.  “ Con gì hai mắt trong veo   Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau” ? Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 12
  13. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. ( Con mèo) Thường nằm đầu hè Giữ nhà cho chủ Người lạ nó sủa Người quen nó mừng ?       ( Con chó ) Như vậy trẻ được nghe và giải câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích thích t ư duy, làm  phong  phú vốn từ  và ngôn  ngữ mạch lạc...  Trong tiết  dạy tôi  cũng lồng ghép  toán  sơ  đẳng, làm quen với con voi, cô và trẻ cùng đếm số chân của voi. Tôi  đưa  âm  nhạc  xen  kẽ  giữa  các  phần  chuyển  tiếp  trong  tiết  dạy  để  tiết  dạy  thêm  hào  hứng,  sôi  động.  Trong  tiết  dạy  tôi  cũng  kích  thích  khả  năng  sáng  tạo  nghệ  thuật của trẻ bằng cách gắn hoặc dán để hoàn thiện bức tranh. Tôi th ường tổ chức các  trò chơi trong tiết học. Các trò chơi động, trò chơi tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú,   tiết dạy vui tươi, trẻ thêm phần hoạt bát nhanh nhẹn .    ­ Thông qua hoạt động dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi.      Không chỉ  dừng lại  ở  việc cho trẻ  khám phá những sự  vật,hiện tượng xung   quanh cuộc sống bằng những phương pháp thực hiện trên tiết học mà tôi tận dụng tất  cả  các  hình thức,ở  mọi  lúc mọi nơi mà tôi cảm thấy hợp lí  để  giúp trẻ  khắc sâu   hơn,hiểu sâu hơn các sự vật hiện tượng mà trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm cụ  thể :   ­ Thông qua hoạt động ngoài trời: trẻ được tìm hiểu, khám phá về các sự vật hiện   tượng xung quanh mà trong tiết học ở lớp trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm. Qua  các hoạt động khám phá ở  ngoài trời tạo cho trẻ không khí thoải mái và hứng thú thêm   về  sự  vật hiện tượng, vì thế  ngoài kiến thức trẻ  được biết trong tiết học chính thì  những khám phá trải nghiệm ngoài trời được sử dụng một cách có hiệu quả.    Ví dụ: Khi trẻ  tham quan   và quan sát vườn rau của bé trẻ  được trực tiếp nhìn  Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 13
  14. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. thấy các loại rau, qua đó trẻ biết được đặc điểm của một số  loại rau có ở  trong vườn  rau của bé, vai trò của các loại rau trong các bữa ăn có trong bữa ăn hằng ngày ở trường,   ở nhà của trẻ, trẻ được giáo dục vệ sinh trong ăn uống.          Trong giờ ăn: Giờ ăn cũng là thời điểm trẻ không những củng cố  kiến thức của   môn học làm quen với môi trường xung quanh mà còn được học nhiều môn khác như:   Âm nhạc, văn học, toán...  Thông qua những thức ăn hằng ngày của trẻ trong bữa ăn giúp trẻ nhận biết được  một một số chất dinh dưỡng, giáo dục trẻ thói quen trong ăn uống.... * Biện pháp 4 : Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ. Biết được kỹ năng và nghệ thuật dạy trẻ làm quen với môn khám phá khoa học  cũng chưa thật sáng tạo, nên bản thân tôi khắc phục bằng cách: Thường xuyên học tập  bạn bè đồng nghiệp, luyện tập giọng nói sao cho thật truyền cảm, tác phong dạy sao  cho nhẹ nhàng, linh hoạt. Về kiến thức phải nắm vững phương pháp dạy, cung cấp cho trẻ kiến thức dù  đơn giản  nhưng cũng phải thật chính xác. Tận dụng mọi thời gian để tự rèn luyện mình, dù ở lớp hay ở nhà . Sử dụng bộ tranh cho trẻ khám pha môi trường xung quanh, theo nội dung từng   bài, theo đúng chương trình . Luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhận xét, của Ban giám hiệu sau mỗi tiết dạy, để  từ đó phát huy những mặt tốt, khắc phục những hạn chế. + Về cách tiến hành : Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những cách vào bài  khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ. có thể dùng câu đố, bài hát… Để trẻ nhận   biết đối tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình. Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, trẻ được quan sát thật kỹ, trẻ biết đưa ra ý  Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 14
  15. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu hỏi gợi mở của cô, cứ mỗi lần làm quen nh ư  vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài. Trẻ không những hiểu về vật đó mà còn có  cách ứng xử , hành động với chúng .           Sau khi trẻ được làm quen 2 ­ 3 đối tượng( trong 1 bài ) tôi cho trẻ so sánh 2 đối  tượng một, để trẻ có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ phân loại trong các trò chơi . Tổ chức các trò chơi trong mỗi tiết dạy, tôi tổ chức đan xen trò chơi động với trò  chơi tĩnh, làm cho không khí tiết dạy vui tươi hào hứng và hiệu quả. Trong các tiêt học khác tôi cũng lồng ghép kiến thức khám phá khoa học để củng  cố vốn hiểu biết về biểu tượng đã có của trẻ.  Ví dụ : Trong tiết tạo hình  Cô đưa tranh hình “Con vịt ” Cô và trẻ cùng đàm thoại về con vịt để trẻ biết được  hình dạng, môi trường sống, thức ăn và cách vận động của nó. Trong  hoạt  động khác của  trẻ,  tôi có  thể cung cấp  kiến thức  cũ, tận dụng  mọi   lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ . Trong hoạt động góc, trẻ được chơi  ở góc thiên nhiên. trẻ tưới cây, nhặt lá, bắt  sâu, xem sách về môi trường xung quanh. Đặc biệt trẻ được chơi nhiều đồ vật thật, khi  được hoạt động nhiều với đồ vật thật, trẻ được nhìn, sờ, nắm, ngửi … Từ đó có hình  ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh trẻ, không thế mà tôi còn phát huy tính sáng tạo   của trẻ bằng cách cho trẻ làm tranh từ nguyên liệu thiên nhiên như : Hoa, lá ép khô, vỏ  cây, cọng rơm, vỏ thuỷ sản … Qua  các  buổi  dạo  chơi,  thăm  quan,  hoạt  động  ngoài  trời  …  khi  trẻ  quan  sát  tôi  hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra trọn vẹn đối tượng đó . Ví dụ : Cô và trẻ quan sát quả cam, hướng trẻ nhận biết màu sắc, hình dạng. Cho  trẻ sờ vỏ quả cam thấy sần sùi, có nhiều múi, có tép, có nhiều hạt. Đưa quả lên cho trẻ  nếm có vị chua ngọt . Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 15
  16. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. Trẻ  được quan sát kỹ, có  được đầy đủ các đặc điểm của  đối tượng nên trẻ so  sánh rất tốt và phân loại rất nhanh . Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá thế giới   xung quanh mình mà tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Tôi  cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của mỗi người, về mối quan hệ  giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục Bảo vệ môi trường. Với trẻ mặc dù kiến   thức rất đơn giản như tạo cho trẻ thói quen vứt rác đúng nơi quy định và ý thức bảo vệ  môi trường xanh sạch đẹp. * Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với các đối tượng bằng   các giác quan. Cần cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với nhiều đối tượng cần khám phá bằng các giác  quan như : Cách nhìn, sờ, nếm, ngửi… các vật thật. Ví dụ: Vào giờ khám phá khoa học, cho trẻ khám phá màu sắc và mùi vị của quả  cam và quả táo. Sau thời gian quan sát và nếm thử, trẻ đưa ra kết luận:  Quả táo màu đỏ  có vị ngọt, quả cam màu xanh có vị chua, trẻ sẽ nhận biết được màu sắc và mùi vị của 2   loại quả này. Qua đó, giáo dục trẻ về cách chăm sóc và tưới nước, bắt sâu cho các loại   cây ăn quả. Ngoài ra, nên cho trẻ biết được lợi ích của việc trồng và chăm sóc những cây ăn  quả, trẻ biết được lợi ích khi ăn những trái cây có những chất dinh dưỡng gì cho cơ thể.   Cần dạy trẻ ăn quả cho hợp vệ sinh, kỹ năng ăn uống có văn hóa. Đối với các loại hoa hoặc rau, cần cho trẻ quan sát vật thật, ngửi, sờ rồi để trẻ tự  đưa ra nhận xét cho các loại hoa hoặc rau về màu sắc, mùi hương, hình dáng như thế  nào, dạy trẻ cách chăm sóc và bảo vệ cũng như dinh dưỡng của các loại hoa và rau. * Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn trẻ khám phá  khoa học. Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 16
  17. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. Đối  với  trẻ  mầm  non  dễ  nhớ  lại  dễ  quên,  nếu  không  được  luyện  tập  thường  xuyên thì sau ngày nghỉ sẽ quên lời cô dạy. Vì thế tôi th ường xuyên trao đổi với phụ  huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu được tính cách trẻ và để phụ huynh luyện thêm cho   trẻ . Cháu A , cháu B rất thích đọc câu đố cho bố mẹ nghe . Cháu C, cháu D rất hay hỏi về những gì lạ xung quanh .   Động  viên  các  cháu  không  chỉ  biết  bảo  vệ  môi  trường  xung  quanh  mà  còn  giữ  gìn, giúp đỡ cha mẹ những công việc vệ sinh nhỏ. Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ  những quyển tranh về con vật, cây cỏ… phù hợp với lứa tuổi. Trẻ đ ược làm quen với  hình ảnh. Việc kết hợp giữa gia đình và cô giáo là không thể thiếu đ ược, giúp trẻ luỵên tập  nhiều hơn, từ đó trẻ có được vốn kiến thức về thiên nhiên, về xã hội phong phú và đa   dạng hơn. Vì trẻ ở môi trường là nông thôn, nên ở nhà trẻ được tiếp xúc với nhiều thiên  nhiên, cỏ cây hoa lá rất nhiều, được bố mẹ thường xuyên cung cấp và củng cố những gì  đã có thì hiệu quả việc cho trẻ làm quen với khám phá khoa học là rất cao .         c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.    ­ Để rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, khả năng chú ý tư duy tưởng   tượng cho trẻ 4­5 tuổi một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ thì phải phối hợp nhiều   giải  pháp,  biện  pháp  với  nhau.  Bởi  lẽ  khi  trẻ  đã  nói  đúng  cấu  trúc  ngữ  pháp,  từ  ngữ  chính xác và diễn đạt mạch lạc, thì trẻ sẽ tiếp thu đuợc các kĩ năng về khám phá môi  trưòng,  biết tự nhận xét, đánh giá về quá trình khám phá. Như vậy sẽ gây hứng thú cho  trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học và giờ học sẽ đạt hiệu quả cao, đáng   khả quan hơn. ­ Dạy trẻ môn khám phá khoa học có một tầm quan trọng trong quá trình giáo dục   trẻ mầm non. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 4­5 tuổi. Vì thông qua việc dạy trẻ khám phá  Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 17
  18. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. khoa học xung quanh đã rèn cho trẻ khả năng quan sát, so sánh, phân loại, khả năng chú   ý tư duy tưởng tượng. Khám phá khoa học nhằm củng cố hoá  kiến thức. Mở rộng vốn  hiểu biết từ thế giới xung quanh và qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ . Xong những giải   pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ khăng khít và hỗ trợ cho nhau. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:  * Kết quả khảo nghiệm:   ­ Qua thực tế nghiên cứu đề tài một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 – 5 tuổi   nhằm nâng cao môn khám phá khoa học  ở trường Mầm non Bình Minh ­ Xã Dray Sap ­  Huyện krông Ana ­ Tỉnh Đăk Lăk, tôi đã thu đuợc kết quả như sau :   + Bản thân được trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật dạy trẻ . + Phụ huynh tín nhiệm tin yêu. + Với trẻ có tiến bộ rõ rệt trong từng tiết dạy. Trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh,   phân loại tốt, hiểu biết rộng về tự nhiên cũng như về xã hội . Trẻ nhận biết và phát âm  đúng câu từ, trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số  hiện tượng tự nhiên khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ tương đối tốt, có   sự tiến bộ, đa số trẻ biết đặt câu về vấn đề khám phá. Trẻ thích khám phá các sự vật,   hiện tượng xung quanh giải thích được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả đơn  giản trong cuộc sống hằng ngày  Nội dung khảo sát Trước khi thực hiện  Sau khi  thực hiện kết  kết quả đạt quả đạt Trẻ nhận biết và phát âm  29/34 trẻ = 85,2% ( tăng  20/34 trẻ = 58,8% đúng 26,4% ) Trẻ nhận ra sự thay đổi  18/34 trẻ = 52,9% 30/34 trẻ = 88,2% ( tăng  Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 18
  19. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. trong quá trình phát triển  của cây, con vật và một số  hiện tượng tự nhiên khám  35,3%) phá các sự vật hiện tượng  xung quanh Trẻ hay đặt câu hỏi 15/34 trẻ = 41,1% 24/34 trẻ = 85,7% ( tăng  44,6% ) Trẻ thích khám phá các sự  23/34 trẻ = 67,6% 30/34 trẻ = 88,2% ( tăng  vật, hiện tượng xung quanh 20,6% ) Giải thích được mối quan  hệ giữa nguyên nhân và kết  24/34 trẻ   =  70,5% 28/34 trẻ = 82,3% ( tăng  quả đơn giản trong cuộc  11,8% ) sống hằng ngày     + So sánh kết quả khảo sát trẻ trước và sau khi thực hiện đề tài ta thấy: Tỉ  lệ  trẻ  nhận  biết  và  phát  âm  đúng  tăng  26,4%.  Tỉ  lệ  trẻ  nhận  ra  sự  thay  đổi  trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên khám phá các   sự vật hiện tượng xung quanh tăng  35,3%  Số trẻ hay đặt câu hỏi tăng  44,6%. Số trẻ  thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh tăng  20,6%. Số trẻ giải thích được  mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày  11,8%.  Từ kết quả khảo sát cho thấy. Vấn đề đang nghiên cứu đã mang lại giá trị khoa học cho   việc dạy học như sau: ­  Rèn  luyện  kỹ  năng  nhận  biết,  phân  biệt,  so  sánh,  phân  loại  cho  trẻ  thông  qua   hoạt động khám phá khoa học. Nếu giáo viên lựa chọn đúng phương pháp áp dụng vào  trong hoạt động trò chơi và tích hợp nhuần nhuyễn với các môn học khác sẽ mang lại  hiệu quả cao cho công tác giảng dạy. Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 19
  20. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm   non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­ Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk. ­ Nếu giáo  viên không  xác  định nội dung  và lựa  chọn  sai phương  pháp  áp dụng  vào hoạt động trò chơi sẽ không mang lại kết quả khả quan đối với trẻ mà còn có thể  ảnh hưởng đến việc phát triển nhận thức của trẻ.        III. Kết luận, kiến nghị:       1. Kết luận:         Qua  việc  tìm  kiếm  xây  dựng  tôi  thấy  đề  tài  đã  thu  được  kết  quả  nhất  định.  Những vấn đề thuộc lý luận chung về đặc điểm tâm lý của trẻ giúp chúng ta thấy rõ   khả năng, năng lực quan sát, so sánh, phân loại. Dựa các đặc điểm chú ý  ấy, chúng ta  hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện   hơn.         Để khả năng gây hứng thú vào tiết học của trẻ đạt kết quả tốt phải có một quá  trình sư phạm dài bởi vì cho dù ở đâu đi nữa, từ thành phố đến nông thôn, đến miền núi   hay hải đảo xa xôi, trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng. Nó chỉ có thể trở thành con   người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện. Người lớn   phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới thơi xung quanh , tắm mình trong thế  giới  xunh  quanh  đó  rồi  từ  đó  trẻ  sẽ  có  những  hiểu  biết  nhất  định  về  thế  giới  xung   quanh .         Qua quá trình nghiên cứu “Một số biện pháp giúp trẻ 4­5 tuổi lớp chồi 1 học  tôt́  môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh­ Buôn Tuôr A­ Xã Dray Sáp­   Huyện Krông Ana­ Đăk Lăk ”. Tôi nhận thấy rằng trẻ mẫu giáo 4­5 tuổi  ở lớp chồi 1   trường Mầm non Bình Minh rất hứng thú với tiết dạy và từ đó có thể vận dụng đề ra  những biện pháp phù hợp với đối tượng khám phá của trẻ .          Xuất phát từ khả năng của trẻ, cô khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập,  không áp đặt, gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho nhiều trẻ được tham gia (Trả lời câu  hỏi mạch lạc, tự tin )  Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân           Đơn vị: Trường MN Bình Minh 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
49=>1