intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường trung học cơ sở

Chia sẻ: Sinh Sinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

63
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi chúng ta cần phải có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với học sinh, coi giáo dục đạo đức cho học sinh là nền tảng, là gốc rễ vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Qua thực tiễn làm công tác quản lý, tác giả được tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh. Tác giả nhận thấy tình trạng đạo đức học sinh lại ngày càng xuống cấp nghiêm trọng? Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó? Những lực lượng nào tham gia ngăn chặn, giúp đỡ và uốn nắn cho các em những vi phạm nói trên? Có lẽ, không ai khác đó chính là gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Trong đó vai trò, trách nhiệm của các nhà quản lý ở các nhà trường đặc biệt quan trọng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường trung học cơ sở

  1. Sở giáo dục và đào tạo Thanh hóa Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân Sáng kiến  kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường trung học cơ sở                                                                                                                        Họ và tên: Vũ Thị Thanh                                                           Chức vụ: Hiệu trưởng                                                           Đơn vị: Trường THCS Xuân Yên                                                           Đề tài: Quản lý 1
  2. Th¸ng 04 n¨m 2011 A ­ ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI NÓI ĐẦU: Có thể nói, nhìn lại lịch sử phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế  giới chúng ta đều thấy rằng giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng   trong công cuộc xây dựng đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội   của mỗi quốc gia.Và những ai đã từng quan tâm đến lịch sử, các cuộc cải cách  trong lịch sử  thế  giới hẳn không quên cuộc cải cách năm 1868  ở  Nhật Bản,  Minh Trị Thiên Hoàng đã xem "Giáo dục là chìa khoá" để mở cửa xây dựng đất  nước và đã thực hiện thành công cuộc cải cách đó. Đối với Việt Nam, từ xa xưa  ông cha ta đã  rất chú trọng đến giáo dục, chất lượng giáo dục. Vua Lê Thánh  Tông một trong những người chú trọng đến giáo dục quốc gia đã cho khắc vào  bia Quốc Tử Giám rằng: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh   thì thế nước cường, nguyên khí yếu thì thế nước tàn". Trong tiến trình thực hiện sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất  nước, nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã khẳng định: "Giáo dục là   quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư  cho sự phát triển" , do đó  không thể  xem nhẹ  vai trò của giáo dục trong sự  phát triển của xã hội, hoàn  thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua,  đất nước ta đang chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện.   Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về tất cả các mặt.  Song đáng kể hơn hết là đời sống kinh tế và cơ sở hạ tầng của xã hội đã phát   triển rõ nét. Những thành công của giáo dục trong công cuộc đổi mới là động lực   quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế – xã hội.              Tuy nhiên, trong sự thành công đó, một vấn đề đáng lo ngại hiện nay đó là   vẫn còn một bộ phận học sinh có hành vi lệch chuẩn về đạo đức như: vi phạm   về luật giao thông, gây gổ đánh nhau, chây lười trong học tập, bỏ học, bỏ tiết, đi  học muộn, nói tục, vi phạm nội quy trường, lớp, vi phạm tác phong, nề nếp...   thích sống hưởng thụ, thích ăn chơi hoang phí, coi nặng giá trị vật chất, lười lao  động, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, cái xấu... Chính vì   vậy, nếu không có biện pháp giáo dục đúng đắn và kịp thời thì số học sinh này   sẽ gia tăng nhanh, gây ra những hậu quả lớn cho gia đình và xã hội. 2
  3.     Đạo đức học sinh – Vấn đề cần suy nghĩ?                    Vì thế, để góp phần tạo ra những công dân có ích cho xã hội, chúng ta phải  giáo dục học sinh ngay từ  khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi đặc điểm  của lứa tuổi từ 11 đến 15 ở bậc THCS là giai đoạn bắt đầu thay đổi cả về thể chất  lẫn tâm lí. Các em luôn hiếu động, hay bắt chước, muốn tự khẳng định mình... Do   vậy mà các em không muốn bị gia đình ràng buộc, các em dễ có những nhận thức  không đúng, lệch lạc dẫn đến vi phạm các nội quy, quy định chung. Mặt khác, ở  lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn, đặc biệt là sự giao tiếp với bạn   bè, từ đó mà hình thành nên những nhóm bạn cùng sở thích. Khi không có sự hướng  dẫn của người lớn các em dễ bị lôi kéo dẫn đến những nhận thức sai lệch về ý  thức, hành vi, lời nói và dẫn đến các vi phạm xảy ra... Đây là vấn đề làm đau đầu  không ít các bậc phụ huynh, các nhà quản lí và những ai quan tâm đến  giáo dục.           Vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh định hình  được một lối sống   phù hợp với chuẩn mực đạo đức, đúng lứa tuổi của các em. Từ đó các em có thể  phát huy được tính năng động, sáng tạo, có thái độ ứng xử đúng đắn, phù hợp với  các quy tắc đạo đức, chuẩn mực của xã hội. Tôi nghĩ mỗi chúng ta cần phải có  những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với học  sinh, coi giáo dục đạo đức cho học sinh là nền tảng, là gốc rễ vững chắc cho các  mặt giáo dục khác. Qua thực tiễn làm công tác quản lý, bản thân tôi được tiếp xúc  với nhiều đối tượng học sinh. Nhưng điều làm tôi luôn băn khoăn và trăn trở đó là  tại sao tình trạng đạo đức học sinh lại ngày càng xuống cấp nghiêm trọng? Nguyên  nhân nào dẫn đến thực trạng đó?  Những lực lượng nào tham gia ngăn chặn, giúp   đỡ và uốn nắn cho các em những vi phạm nói trên? Có lẽ, không ai khác đó chính là  gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Trong đó vai trò, trách nhiệm của các nhà quản  lý ở các nhà trường đặc biệt quan trọng. Đó là lý do tôi chọn vấn đề  này làm đề tài  nghiên cứu. Hy vọng sẽ góp tiếng nói cùng các đồng nghiệp trong quá trình công  tác. II. THỰC TRẠNG:  1. Ưu điểm:   Những năm gần đây, trong khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới đã  mở ra cho đất nước ta những thời cơ và vận hội mới. Nền kinh tế đã có những  bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục cũng   3
  4. đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm lo. Đa số các nhà trường đã có những  nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục nói chung, giáo dục  đạo đức nói riêng. Đối với trường THCS  Xuân Yên, trong nhiều năm qua, được sự  đồng thuận của nhân dân, sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ giáo viên , đặc  biệt là sự chỉ đạo kịp thời của ban giám hiệu nhà trường,chất lượng giáo dục toàn  diện ngày càng được nâng cao, kỷ cương nề nếp trường học được chú trọng, thực  hiện có hiệu quả. Học sinh đến trường thực hiện đúng trang phục,đồng phục theo quy định   của nhà trường, đi học và khi tham gia các hoạt động  khác đảm bảo đúng giờ, kính  trọng thầy, cô giáo, cán bộ, nhân viên, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, có ý thức tổ  chức kỷ luật cao,giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ tài sản của nhà trường. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ngoài lòng thương yêu học sinh đã có ý thức  đổi mới phương pháp sinh hoạt lớp, vì đây chính là hoạt động có tác dụng lớn   nhất, thiết thực nhất đối với công tác giáo dục học sinh.  Nhà trường đã tổ chức tốt  các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động   thể dục thể thao, văn nghệ các cuộc thi  tìm hiểu về lịch sử quân đội nhân  dân Việt Nam, thi tìm hiểu kiến thức văn hoá và hiểu biết xã hội nhằm  rèn luyện cho học sinh ý thức chủ  động, tích cực, kích thích sự  đam mê   tìm tòi, khám phá. Đồng thời thông qua các bài giảng bộ môn (đặc biệt các  môn giáo dục công dân và các môn khoa học xã hội) giúp học sinh nâng  cao ý thức tổ  chức kỷ  luật, bồi dưỡng giá trị  nhân văn, phát triển nhân   cách tạo cho học sinh có động cơ thái độ học tập tốt. Tổ  chức tốt các hoạt động "uống nước nhớ nguồn" , các phong trào  tình nghĩa, tương thân, tương ái  nhằm giáo dục ý thức truyền thống dân  tộc cho học sinh. Nhà trường đã phối hợp với các ban ngành, tổ chức các đợt giáo dục   pháp luật, an toàn giao thông,... nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật. Đặc biệt   nhà trường đã xây dựng tiêu chí xếp loại thi đua đối với cán bộ giáo viên,   nhân viên và học sinh cụ thể, rõ ràng, chi tiết, mã hoá các tiêu chí đó thành  điểm số. Do vậy, học sinh vi phạm tệ  nạn xã hội như  nghiện hút, sử  dụng chất kích thích, cờ bạc... không có. Có thể nói, những hoạt động trên của nhà trường đã tạo cho các em  động cơ, thái   độ  học tập  đúng  đắn. Chất lượng giáo dục  đạo  đức có  chuyển biến rõ rệt, thái độ  tu dưỡng, học tập của học sinh ngày càng tốt   hơn. Số  học sinh giỏi, HSTT, học sinh đạt giải HSG các cấp ngày càng  tăng cả về số lượng và chất lượng giải.  2. Tồn tại: Tuy có những  ưu điểm trên, xong công tác giáo dục đạo đức  cho học sinh  ở  trường chúng tôi vẫn còn những tồn tại, chưa  đáp  ứng  đựơc yêu cầu của xã hội. Đó là:  Vẫn còn tình trạng học sinh yếu kém về  đạo đức và có thể  nhận   thấy một điều rằng: Do chạy theo thành tích nên trên thực tế số học sinh có  4
  5. khó khăn về đạo đức cần được giúp đỡ  còn cao hơn nhiều so với kết quả.   Một bộ phận học sinh không xác định được động cơ, thái độ học tập và tu   dưỡng đúng đắn, thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện  chấp hành không tốt các  nội quy của trường, lớp: trốn học, bỏ học, đi học muộn, nói chuyện riêng,   hút thuốc lá, nói tục, chửi bậy, quay cóp trong kiểm tra và thi cử, vi phạm  pháp luật về  an toàn giao thông, vi phạm các tệ  nạn xã hội như: Uống   rượu, bia, cờ bạc, trộm cắp, đánh nhau...Một số khác khi vi phạm bị bố mẹ  nhắc nhở, rầy la lại giận dỗi bỏ nhà ra đi, la cà quán xá... Thậm chí một bộ  phận học sinh còn cãi lại thầy, cô giáo, cá biệt còn có học sinh lăng mạ,  doạ  nạt thầy, cô, sẵn sàng hành hung thầy, cô ngay tại lớp. Một số  học   sinh lại quan tâm đến tình cảm riêng tư  nên buông lỏng việc học tập, rèn  luyện   gây   ảnh   hưởng   lớn   đến   chất   lượng   giáo   dục   và   uy   tín   của   nhà  trường. Có thể  nói: Tình trạng xuống cấp về  đạo đức của thanh thiếu niên hiện  nay đang là vấn đề  nhức nhối của toàn xã hội.  Cụ   thể   về   phân   loại   hành   vi   vi   phạm   đạo   đức   của   học   sinh   ở  trường THCS nơi tôi công tác trong những năm qua như sau: Số vụ vi phạm Loại hình vi phạm 2005­2006 2006 ­ 2007 2007 ­ 2008 ­ Trộm cắp 2 3 1 ­ Đánh bài 1 6 3 ­ Đánh nhau 1 0 1 ­ Vô lễ với GV 3 1 0 ­ Uống rượu 1 0 3 ­ Hút thuốc 1 2 3 ­ nói tục 50 43 37 ­Vi phạm có hệ  thống (quay cóp,  không học   bài cũ, không làm bài  46 40 34 tập , bỏ tiết...) 3.Kết quả của thực trạng trên. 3.1. Khảo sát kết quả trước khi áp dụng đề tài. Từ  thực trạng(  ưu điểm­ tồn tại) về  chất lượng giáo dục đạo đức  như  đã trình bày  ở  trên. Kết quả  xếp loại hạnh kiểm trong những năm   trước đây chưa cao. Cụ thể là:  XẾP LOẠI HẠNH KIỂM Năm học Tốt Khá TB Yếu HS  HS bị  Tổng  SL % SL % SL % SL % bị  đình  số  kỷ  chỉ học  HS luật có thời  5
  6. hạn 2005 ­ 2006 341 261 76,5 74 21,7 4 1,2 2 0,6 6 2 2006 ­ 2007 327 252 77,1 68 20,8 6 1,8 1 0,3 7 1 2007 ­ 2008 307 219 71,3 85 27,7 3 1 0 0 3 0 (Số liệu: Theo báo cáo tổng kết của các năm học từ 2005 – 2008) 3.2. Nguyên nhân của thực trạng trên.  * Từ  phía học sinh: Một bộ  phận học sinh chưa làm chủ  được bản thân,  dễ bị  tác động bởi môi trường xấu, dễ  bị rủ rê, lôi kéo làm những việc vi  phạm đạo đức học sinh, vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm pháp luật.   Không xác định được động cơ, thái độ đúng đắn và có những hành vi thiếu  văn hoá.      Đây là “ trường học thân thiện và học sinh tích cực” sao?      * Từ phía gia đình: Phần lớn học sinh trường chúng tôi là con em gia đình  nông dân, đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, bận rộn làm ăn  nên họ phó mặc con mình cho nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, với “trăm  sự nhờ thầy, cô giúp đỡ”; không quan tâm đến các cuộc họp phụ huynh, các  thông tin trong sổ liên lạc để cập nhật thông tin về con em mình.                    Có gia đình do cha mẹ cha mẹ li thân, li hôn, hoặc đi làm ăn xa, bản  thân các em phải sống với ông bà, cô bác, thậm chí sống một mình, dẫn  6
  7. đến lập trường không vững vàng nên dễ bị rủ rê, lôi kéo, sa ngã và vi phạm   pháp luật.  Một bộ phận phụ huynh nhận thức sai lệch về động cơ, thái độ  học  tập, cho rằng con em mình đến trường chỉ cần học những kiến thức cơ bản   để  có tấm bằng tốt nghiệp là được, vì thế, chưa quan tâm đúng mức đến   việc học tập và rèn luyện của con , gây ra những rào cản tâm lý cho con.  Từ đó mà làm cho một bộ phận học sinh thiếu ý thức phấn đấu trong học  tập và rèn luyện tư tưởng đạo đức.    Một số  gia đình cha mẹ  sống không gương mẫu, mắc phải các tệ  nạn xã hội như  cờ  bạc, nghiện ngập… không quan tâm giáo dục con em   phó mặc cho con cái ăn, chơi, học thế  nào là tùy chúng. Thậm chí có phụ  huynh còn bất lực trước con cái. Một số  phụ huynh khác lại chưa có biện   pháp giáo dục con theo khoa học đó là: Có lúc dùng sức mạnh của vũ lực  trừng phạt thô bạo, cấm đoán giao tiếp, quan hệ, có khi lại dùng hình thức  khen thưởng về vật chất quá mức, cá biệt có những phụ huynh đến trường   đánh chửi con, xúc phạm đến lòng tự  trọng của con làm cho các em thấy  xấu hổ, tự ty, mặc cảm, buông xuôi. Do đó gây khó khăn cho quá trình giáo  dục. Một số  gia đình công chức, buôn bán có điều kiện kinh tế  lại quan  tâm, nuông chiều thái quá trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm thỏa mãn  mọi nhu cầu của các em nhất là nhu cầu vật chất khiến các em trở  thành   những đứa trẻ  vô tâm, chỉ  biết mình không biết đến ai.Đặc biệt là không  kiểm soát được thời gian ngoài giờ  đến trường của con, không biết đồng  tiền bố mẹ cho sử dụng vào mục đích gì nên  đã đẩy các em vào quán điện  tử, bi­ da, internet... bỏ  học, đua đòi, lập nhóm, liên kết với kẻ  xấu bên  ngoài, trộm cắp tài sản, bỏ nhà đi lang thang... *Từ phía nhà trường: Có lúc, có nơi uy tín người thầy bị sa sút, giá  trị  truyền thống “tôn sư  trọng đạo” bị  nhìn nhận một cách méo mó, vật   chất hoá, thực dụng; có những trường hợp người thầy không giữ  được tư  thế  đáng kính trọng trong quan hệ thầy – trò.Tất cả  những điều đó đã tác  động xấu đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ của học sinh và không ít  các bậc phụ huynh.             Thiếu chuẩn đoán phát hiện kịp thời những học sinh khó khăn  trong rèn luyện đạo đức và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó để  có biện  pháp ngăn ngừa giáo dục. Phương pháp giáo dục chưa được phân hoá theo  đối tượng. Do đó hiệu quả giáo dục  chưa cao. Những biện pháp giáo dục,xử  lý những sai lệch có thể  có kết quả  với  một số em ở mức mới tập nhiễm thói hư tật xấu, nhưng chưa đủ liều   lượng, cường độ để làm thay đổi về chất đối với những em mà yếu tố tiêu   cực phi đạo đức đã hình thành  khá ổn định, trở thành định hướng chủ đạo  trong hoạt động của các em. 7
  8.  Nhà trường do còn bị cuốn hút vào chương trình kế  hoạch giáo dục   toàn diện chung mà chưa giành thời gian, nguồn lực sư phạm để giải quyết  một cách triệt để những vấn đề phát sinh, nổi cộm trong giáo dục đạo đức. Vẫn còn một số ít cán bộ giáo viên chỉ tập trung vào công tác chuyên  môn và coi đó là nhiệm vụ  trọng tâm nên chưa quan tâm đúng mức đến  công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, thậm chí coi giáo dục đạo đức là  nhiệm vụ  của gia đình, giáo viên chủ  nhiệm, của Đoàn ­ Đội, Ban giám  hiệu nhà trường. Các giáo viên chủ  nhiệm tuổi nghề, tuổi  đời cao có kinh nghiệm  nhưng chậm, tinh thần cầu tiến không cao nên chưa thực sự quan tâm đến   học sinh, chưa đi sâu thâm nhập thực tế  để  nắm bắt hoàn cảnh của học  sinh. Đa số giáo viên chủ nhiệm chưa phát huy được hiệu quả của giờ sinh  hoạt chính khoá, nội dung sinh hoạt chủ yếu là thu các khoản đóng góp, xử  lý một số  học sinh vi phạm trong tuần làm  ảnh hưởng đến thành tích của  lớp. Các vấn đề đưa ra thường là khô cứng, nặng về áp đặt, thiếu quan tâm   đến nguyện vọng và tâm­sinh­ lí của các em.Số  giáo viên chủ  nhiệm trẻ,   nhiệt tình,tâm huyết nhưng kinh nghiệm còn ít, chưa thực sự có uy tín, chưa  có năng lực làm công tác chủ nhiệm. Thậm chí cá biệt có giáo viên còn mặc  cảm, định kiến, thiếu thiện chí với những học sinh có khó khăn về giáo dục  đạo đức. Tất cả các yếu tố  đó dẫn đến tính thuyết phục đối với học sinh   chưa cao. Việc đánh giá hạnh kiểm học sinh chưa đều tay, cách ghi sổ liên lạc   chung chung, nhận xét sơ  sài chưa đánh giá cụ thể từng mặt của học sinh,  dẫn đến hiện tượng buông lỏng, bỏ qua hoặc xử lý không dứt điểm các lỗi  mà học sinh vi phạm. Sốgiáo viên giảng dạy các bộ môn có tính giáo dục nhân văn lại chưa   có kỹ  năng lồng ghép, khai thác phát huy  ưu thế  bộ  môn trong GDĐĐ cho  các em. *Từ  phía xã hội: Xã hội đang trong thời kỳ  hội nhập, kinh tế phát  triển, đời sống khá hơn, với sự  bùng nổ  thông tin của mạng Internet,học  sinh được tiếp cận với nhiều thông tin mới, nhiều nền văn hoá tiên tiến   nhưng đồng thời cũng hấp thụ rất nhanh những  ấn phẩm văn hoá độc hại.  Từ đó, việc giao tiếp,  ứng xử giữa học sinh với thầycô, giữa học sinh với  học sinh nhiều lúc chưa đúng mực, sai lệch với chuẩn mực đạo đức của xã   hội. Các quánđiện tử, internet... xuất hiện ngày càng nhiều. Văn hóa đồi   trụy phát triển đến mức khó kiểm soát, lối sống buông thả  đang lan rộng.   Những mặt trái của cơ chế thị trường tác động vào các em khiến các em rất   dễ bị xa ngã.                                                  8
  9. Phải chăng những “ lớp học” này đang cuốn hút sự tham gia tích cực của các em? Như  vậy, thời kỳ  hội nhập,bên cạnh những mặt tích cực thì những   hạn chế, tác động xấu của thời kỳ  “mở  cửa hội nhập”, những “tư  tưởng   văn  hoá xấu, ngoại lai”; mặt trái của cơ  chế  thị  trường... cũng có cơ  hội  xâm nhập. Đây đó vẫn còn những hiện tượng suy thoái về  đạo đức, mờ  nhạt về lí tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành   động phạm pháp của người lớn đã có những tác động xấu, trực tiếp đến  học sinh. Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc đã xâm nhập vào học đường; tình  trạng học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng. Số  này tuy không phổ  biến nhưng với xu hướng gia tăng như  hiện nay nó sẽ  làm băng hoại các giá trị đạo đức, tha hoá nhân cách, gây ra nỗi đau cho các  bậc cha mẹ. Không những thế, nó còn tác động xấu tới các giá trị đạo đức  truyền thống, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức cho học   sinh trong nhà trường, đến an ninh trật tự ngoài xã hội. Tóm lại: Sự  xuống cấp về  đạo đức của học sinh hiện nay đang là  vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Vậy, để giáo dục nhân cách, phẩm chất   đạo đức, lối sống lành mạnh cho các em, gia đình , nhà trường và xã hội   cần phải làm gì?  Từ  thực tế  đó, với vai trò là Hiệu trưởng nhà trường – Người chịu trách  nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động của đơn vị tôi  đã cùng với tập thể cán bộ giáo viên   trong trường tìm giải pháp  để từng bước nâng cao giáo dục toàn diện  của nhà   trường ­ Đặc biệt là giáo dục đạo đức. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số  biện pháp sau, tuy không mới nhưng đó là kinh nghiệm mà trong quá trình   làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh  ở  trường tôi mà tôi cho là  đã   đạt được một số thành công nhất định. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG: 1. Phổ biến các văn bản của chính phủ, của ngành về qui định đối với  học   sinh. 2. Nâng cao nhận thức, vai trò của Ban giám hiệu, các tổ  chức và các lực  lượng tham gia giáo dục học sinh. 9
  10. 3.Coi trọng công tác kiểm tra đánh giá và xử lý sau kiểm tra đánh giá. II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:   1.Phổ  biến những nhiệm vụ, quyền hạn, trang ph ục, hành vi  cấm đối với học sinh vào đầu năm học.  (Trích từ  điều 38,39,40,41,42   Điều lệ  trường học, ban hành kèm theo QĐ số  07/2007/QD­BGDĐT ngày   02/4/2007 của BGD&ĐT)            2. Phổ biến quy chế đánh giá, xếp loại học sinh đến giáo viên và  học sinh (Trích từ  QĐ40/2006/QĐ­BGDĐT ngày 05/10/2005 của Bộ  trưởngBGD&ĐT)            3. Tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ Đảng.  Trong trường học, tôi luôn xác định chi bộ  Đảng là hạt nhân,nền  tảng của sự đoàn kết, nắm quyền lãnh đạo mọi hoạt động của trường học,  chính vì thế  mà tôi luôn có ý thức phải xây dựng chi bộ  luôn trong sạch   vững mạnh, thực hiện phương châm "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý,   nhân dân làm chủ".Lãnh đạo Chi bộ cập nhật thông tin chính xác, kịp thời,  quán triệt đầy đủ  các đường lối,  chủ  trương chính sách của Đảng và của  các cấp chính quyền để  xây dựng kế  hoạch cụ  thể, tổ  chức chỉ  đạo thực   hiện giáo dục đạo đức học sinh đạt kết quả  cao.Chỉ  đạo chi bộ  xây dựng  qui chế hoạt động cụ thể rõ ràng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cấp uỷ,   đảng viên vào mỗi kỳ đại hội và đầu mỗi năm học. Tăng cường kiểm tra,   đánh giá đạo đức của học sinh thông qua các phong trào thi đua chào mừng   các ngày lễ  lớn. Thông qua các hoạt động này, các cá nhân được phân công  nhiệm vụ  phải có kiểm tra, đánh giá sơ  kết, tổng kết để  từ  đó đề  xuất với  lãnh đạo  khen thưởng, phê bình, và uốn nắn những lệch lạc kịp thời. 4. Tăng cường vai trò của ban giám hiệu. Với tư cách là người đứng đầu đơn vị, tôi luôn xác định mình là trung  tâm thống nhất hoạt động của các thành viên trong hội đồng giáo dục và   xếp loại  đạo đức học sinh. Vì vậy, bản thân cần phải nắm vững đặc điểm  tình hình của nhà trường trong từng năm học để  xây dựng kế  hoạch và tổ  chức thực hiện công tác giáo dục đạo đức phù hợp, sát đúng với từng đối  tượng học sinh trong từng thời điểm. Đồng thời phải theo dõi, đánh giá, xử  lý kịp thời những sai lệch xảy ra, tránh hậu quả đáng tiếc.Hơn nữa tôi luôn   xác định là người quản lý phải gương mẫu trong mọi hoạt động từ  tác   phong, ăn mặc, thời gian làm việc, bình tĩnh, tự tin, giải quyết hợp lý, khoa  học các sự việc trong mọi tình huống. Phải xây dựng môi trường sư phạm   tốt, trong sáng, lành mạnh từ đó có tác dụng tốt trong giáo dục đạo đức học  sinh. Ban giám hiệu phải hiểu rõ những khó khăn, mong muốn, sở  trường,  năng lực của từng giáo viên, tạo điều kiện quan tâm, động viên, khuyến  khích họ  vượt qua mọi khó khăn để  cống hiến hết sức mình cho nghề  nghiệp.Phải luôn có ý thức phối hợp với cán bộ, giáo viên, các tổ  chức   10
  11. đoàn thể  để  xây dựng kế  hoạch và nắm bắt được tâm tư  nguyện vọng,   thông tin hai chiều về học sinh, giáo viên để có điều chỉnh, xử lý kịp thời. Vào đầu mỗi năm học, trong phiên họp hội đồng đầu tiên, tôi thống   nhất với giáo viên chủ nhiệm và các thành viên trong hội đồng nhà trường  về tiêu chí xếp loại thi đua (Vì mỗi năm thường có sự thay đổi về nhân sự).  Xử  lý kịp thời công bằng, khách quan những hiện tượng vi phạm nội quy  nhà trường. Tôi luôn tạo sự  thống nhất trong ban giám hiệu, Hội đồng thi   đua về cách xử  lý học sinh sao cho linh hoạt và có hiệu quả. Đặc biệt, tôi  luôn xác định một điều rằng: Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức  người cán bộ  quản lý cần phải biết bố  trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên chủ  nhiệm tốt, khi bố  trí giáo viên chủ  nhiệm cần sắp xếp lựa chọn giáo viên  phù hợp với đặc điểm của từng lớp, phù hợp với năng lực của từng người có  như vậy mới đem lại hiệu quả giáo dục cao. Để  hỗ  trợ  cho công tác giáo dục đạo đức, tôi nghĩ chỉ  phát huy nội   lực chưa đủ mà còn phải biết tranh thủ sự đồng tình của các tổ chức có liên  quan trong đó   công tác xã hội hoá giáo dục là vô cùng quan trọng. Hằng  năm tôi luôn xây dựng kế  hoạch thu hút sự  hỗ  trợ, đóng góp của các cơ  quan ban ngành, hội cha mẹ  học sinh để  tăng cường cơ  sở  vật chất tạo   điều kiện học sinh học tập tốt. Từ đó, tạo nên niềm tin yêu sự gắn bó giữa  học sinh và nhà trường, giữa học sinh với học sinh. 5. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các lực lượng  tham gia làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.         ­ Đối với giáo viên chủ nhiệm: Tôi luôn xác định họ là linh hồn của  lớp, thay tôi trực tiếp quản lý học sinh, là người gần gũi, hiểu rõ hoàn  cảnh, đặc điểm cá tính, tâm tư nguyện vọng của học sinh,vì vậy họ phải là   người có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực tốt, có uy tín với học sinh.  Họ  là người có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục nhân cách học   sinh.Họ là cầu nối giữa nhà trường với học sinh, giữa nhà trường với phụ  huynh để truyền đạt nội dung, kế hoạch của nhà trường đến học sinh một  cách đầy đủ và chính xác nhất, biến kế hoạch chung của nhà trường thành  chương   trình   hành   động   của   lớp   của   cá   nhân.   Hơn   nữa,   giáo   viên   chủ  nhiệm là người bảo vệ quyền lợi của học sinh, vai trò cố  vấn cho tập thể  học sinh, nhằm kích thích tư  duy độc lập, sáng tạo của học sinh để  từ  đó   điều chỉnh hành vi, thái độ của các em. Vì vậy, để thực hiện tốt vai trò của   mình, tôi luôn yêu cầu họ  cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ là người giáo  viên mẫu mực, xứng đáng với vai trò là người thầy, người mẹ  của học   sinh, được học sinh tin yêu, quí mến. Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ  nhiệm để  họ  nắm  được nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình. Trong công tác, tôi luôn   tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên chủ nhiệm làm việc, có kế hoạch nâng  cao năng lực, nhận thức về  nguyên tắc, phương pháp làm chủ  nhiệm cho   11
  12. họ,  có   sự   đánh  giá  kịp thời, công  bằng và  phần thưởng  xứng  đáng  để  khuyến khích động viên giáo viên chủ  nhiệm giỏi. Đồng thời cũng luôn  chia sẻ  giúp đỡ  những giáo viên chưa làm tròn chức năng giáo viên chủ  nhiệm để họ không mặc cảm tự ty mà cố gắng học hỏi để làm tốt hơn. Hàng tuần tôi đều tổ chức  buổi giao ban với giáo viên chủ nhiệm để  lắng nghe báo cáo của  họ về  tình hình nề  nếp, học tập trong tuần. Đồng  thời để  họ  trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, góp phần nâng cao  nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm. Trong buổi giao ban, tôi thường đề nghị  giáo viên chủ  nhiệm phải đổi mới nội dung và hình thức giờ  sinh hoạt   chính khóa.Phải nắm vững nội dung sinh hoạt, kế hoạch của hiệu trưởng   để  truyền đạt đến các em. Phải linh hoạt, xây dựng không khí dân chủ,  thoải mái tạo điều kiện để các em bộc lộ tâm tư  nguyện vọng của mình, tạo  cơ  hội để  học sinh thấy được mình, tự  điều chỉnh bản thân và không nhàm  chán giờ sinh hoạt. Cần chuẩn bị  nội dung chu đáo để   nhận xét về   hoạt  động của lớp trong tuần học. Thường xuyên thay đổi hình thức, nội dung  sinh hoạt. Đặc biệt cần tránh sự phê phán, chỉ  trích học sinh mà cần có sự  chia sẻ, uốn nắn kịp thời những học sinh có thiếu sót.  Trong quá trình chỉ  đạo, tôi luôn đề  nghị  giáo viên chủ  nhiệm cần   thực hiện tốt sự  phối hợp với giáo viên bộ  môn, các tổ  chức trong nhà  trường, giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh. Phải là  người   có   tinh   thần   trách   nhiệm,   có   tình   thương,   bao   dung,   độ   lượng,  nghiêm minh và công bằng. Phải là người có tính chủ  động, sáng tạo nhất  là trong giáo dục học sinh chậm tiến. Phải có kế  hoạch giáo dục học sinh  hàng tuần, hàng tháng, phải có nhận xét, đánh giá, xếp loại cụ  thể  từng   mặt cho từng học sinh, chỉ cho học sinh thấy được những mặt mạnh,  mặt  yếu và có khen chê kịp thời, không nên có định kiến hẹp hòi với học sinh.  Bởi, nếu định kiến hẹp hòi dễ làm cho các em mất niềm tin, bi quan, chán  nản. Bên cạnh đó, giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh phải có mối liên  hệ  mật thiết với nhau. Thường xuyên thông tin về  tình hình học tập, rèn  luyện của các em để  bàn biện pháp phối hợp giáo dục. Vì, giáo dục đạo  đức cho học sinh là công việc đòi hỏi sự kiên trì, lòng tâm huyết với nghề,   có phương pháp chủ  nhiệm tốt với một kế  hoạch toàn diện, hợp lí. Từ  việc tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh đến   việc xử  lí các tình huống… Tất cả  đòi hỏi cần có sự  nghiêm khắc của  người thầy, có tấm lòng độ  lượng, vị  tha của người cha; sự  cảm thông,   chia sẻ  của người mẹ. Giúp giáo viên chủ  nhiệm nhận thấy họ  cần phải   biết vui với những niềm vui của các em, chia sẻ  với những nỗi buồn của   các em, biết giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và  cho các em những lời khuyên bảo chân tình, tạo được niềm tin, động lực  cho các em phấn đấu hoàn thiện. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng rất lớn   đến học sinh, vì vậy, giáo viên chủ  nhiệm không chỉ  cần năng lực chuyên   12
  13. môn mà còn phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong,đạo đức, lời nói,   cách ứng xử …như vậy mới có uy tín đối với học sinh.         ­  Đối với giáo viên bộ môn:  Công việc giảng dạy và giáo dục là hai  vấn đề  song song tồn tại. Bởi thế, tôi luôn động viên giáo viên cố  gắng  phấn đấu dạy tốt môn học của mình trong từng tiết học, chú ý đến mọi đối  tượng học sinh để tận tình giúp đỡ các em tiếp thu tốt nhất kiến thức mình  truyền đạt.Tích cực đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giờ  dạy,  chú trọng yêu cầu lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh trong môn học,  giờ  học. Trong đó, cần phải đặc biệt  chú trọng tới việc trang bị  cho học  sinh những hiểu biết cơ bản về phẩm chất đạo đức, về quyền và nghĩa vụ  của công dân, giúp các em có  những thái độ đúng đắn và thực hiện hành vi  phù hợp với chuẩn mực đạo đức, để  trở thành những người công dân hữu   ích cho xã hội. ­ Đối với các tổ  chức đoàn thể  trong nhà trường:  Chỉ  đạo công  đoàn đẩy mạnh thực hiện phong trào "kỷ  cương ­ tình thươ ng ­ trách   nhiệm". Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là khó  khăn về đạo đức. Chỉ  đạo Đoàn ­ Đội sinh hoạt lành mạnh, sôi nổi, trẻ  trung, phải   thực sự là cánh tay phải đắc lực của chi bộ Đảng. Chi đoàn thanh niên và  Đội thiếu niên là 2 tổ  chức có tác dụng thiết thực nhất trong vi ệc giáo   dục đạo đức cho học sinh.Vì thế  tôi luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện   cho Đoàn và Đội hoạt động.Thông qua các hoạt động thể  dục thể  thao,   sinh hoạt tập thể, mà giáo dục lý tưở ng cách mạng, hình thành  ước mơ  cao đẹp cho học sinh. Hàng năm, tôi luôn chú ý chỉ  đạo việc xây dựng và kiện toàn đội  ngũ cán bộ  Đoàn, Đội nghiêm túc.Tư  vấn, định hướng bầu những người   có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng nổ  nhiệt tình  trong mọi công việc. Phối hợp thường xuyên với Ban chấp hành huyện  đoàn tổ  chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cán bộ  nòng cốt. Thành lập   đội thiếu niên xung kích để  theo dõi, kiểm tra vệ  sinh, n ề  n ếp... Hàng  tuần, có sơ  kết, kiểm tra, đánh giá chất lượ ng hoạt động để  có sự  động  viên, khen thưởng và phê bình kịp thời các cá nhân, tập thể, giúp các em   phát huy hơn nữa các thành tích  và sửa chữa kịp thời những thi ếu sót.  Xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt ch ẽ gi ữa chi đoàn nhà trườ ng,  giáo viên chủ  nhiệm, giáo viên bộ  môn, đoàn cấp trên, tổ  chức đoàn địa   phương, hội cha mẹ  học sinh, để  tạo ra các hoạt động bổ  ích như  hoạt   động  "uống nước nhớ  nguồn" , thăm hỏi các gia đình liệt sĩ nhân ngày  27/7 phong trào từ  thiện, nhân đạo, lao động cộng sản.... Thông qua các  hoạt động đó mà  bồi dưỡng tình yêu thươ ng, tính cộng đồng, lòng nhân  ái, khoan dung, rèn luyện tính cần cù, sáng tạo...cho học sinh. 13
  14. Chỉ  đạo chi đoàn nhà trường, đội thiếu niên hàng năm, sau lễ  tổng  kết năm học, phải có lễ bàn giao đội viên cho gia đình và  các cơ sở đoàn  để  đoàn địa phươ ng theo dõi, quản lý và tổ  chức các hoạt động trong hè   cho các em, từ đó mà đánh giá nhận xét ý thức rèn luyện và hoạt động hè  của các em.           ­ Đối với cha mẹ học sinh:   Hằng năm, nhà trường tiến hành các  cuộc họp  với toàn thể phụ huynh, với ban đại diện Hội cha mẹ học sinh   (CMHS). Giáo viên chủ  nhiệm thông qua các cuộc họp phụ  huynh, sổ  liên lạc, những cuộc gặp gỡ, ti ếp xúc riêng với phụ  huynh để  phản ánh  thông tin hai chi ều k ịp th ời, CMHS có thông tin về con em t ừ nhà trườ ng,  nhà trườ ng nắm  bắt   đượ c  đặc  điểm tình hình gia  đình, bản thân  học  sinh, từ   đó mà năng cao hiệu quả  GDĐĐ. Giúp cha mẹ  học sinh phải  nâng cao nhận thức, th ấy đượ c vai trò trách nhiệm của mình trong việc   GDĐĐ con em mình, không phó mặc việc giáo dục con em mình cho nhà  trườ ng.  ­  Đối  với các tổ  chức  đoàn thể  ngoài xã hội : Giáo dục là sự  nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Hoạt động giáo dục học sinh là nhiệm  vụ  của toàn xã hội, đặc biệt GDĐĐ học sinh cần thi ết ph ải có sự  phối  kết hợp của các cơ  quan, ban ngành chức năng, của các tổ  chức đoàn  thể và các cá nhân trong toàn xã hội. Để  giáo dục nhân cách, phẩm chất   đạo đức lành mạnh của ngườ i học không chỉ  giáo dục trong nhà trườ ng  mà   phải   giáo   dục   thườ ng   xuyên,   liên   tục,   mọi   nơi,   mọi   lúc,   mọi   chỗ,giáo dục suốt đời. Vì vậy,nhà trườ ng luôn nêu cao tinh thần ph ối   hợp chặt chẽ  với cơ  quan công an, theo dõi chặt chẽ  các hành vi của  những học sinh đang có biểu hiện sa sút đạo đức có nguy cơ  phạm tội   để  thông tin kịp thời và ngăn chặn đượ c những hậu quả  đáng tiếc xảy  ra. Sự phối hợp  này đối với đơn vị  tôi đượ c tiến hành thườ ng xuyên và  đã phát huy đượ c hiệu quả, tác dụng. Đặc biệt, nhà trườ ng cùng với Hội CMHS liên kết chặt chẽ  với   chính quyền địa phươ ng, cung c ấp danh sách học sinh có khó khăn về  đạo đức, về  kinh t ế  để  địa phươ ng theo dõi, đồ ng thời đề  xuấ t với đị a  phươ ng giúp đỡ  những gia đình học sinh có khó khăn, ngoài ra còn phối  hợp với nơi công tác của cha mẹ  học sinh để  cùng thực hiện công tác   quản lý, GDĐĐ học sinh.  Đối với các trường hợp  học sinh vi phạm kỷ luật, tôi đã kết hợp với   Hội CMHS và gia đình học sinh kịp thời giáo dục một cách nghiêm khắc,  xử  lý kịp thời đúng mức những học sinh vi phạm nghiêm trọng. Sau xử  lý   kỷ  luật đã phối hợp  giữa nhà trường ­ gia đình ­ xã hội để  có kế  hoạch   tiếp tục  theo dõi, giúp đỡ học sinh vi phạm tiến bộ. 6. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực cho đội   ngũ giáo viên trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. 14
  15. Đây là biện pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi có nhận thức   đúng mới có hành động đúng và đó chính là cơ  sở  để  hướng đến một kết   quả  hoàn thiện. Bác Hồ  luôn quan tâm đến sự  nghiệp giáo dục. Sinh thời,  Bác đã từng nói: "Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng cho học sinh noi   theo", vì thế, vai trò của giáo viên trong nhà trường rất quan trọng, là hình  mẫu lý tưởng để  học sinh học tập và noi theo. Trước tình trạng giáo dục  hiện nay, một bộ  phận nhỏ  giáo viên có biểu hiện tha hóa về  đạo đức,  công tác giáo dục phần nào đó bị biến dạng do sự tác động của mặt trái cơ  chế  thị   trường,  càng   đòi  hỏi  mỗi  thầy  cô  giáo  phải  lấy  cái  "Tâm",  cái  "Đức" của nhà giáo làm gốc, lấy cái "Nhân" làm trọng và lấy "chuyên môn"  làm thước đo giá trị.  Để thực hiện tốt biện pháp trên, ngay từ đầu năm học, tôi  đã lên kế  hoạch, tổ chức chỉ đạo thực  hiện, giám sát kiểm tra, xử lí kết quả công tác  giáo dục học sinh nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng; quán  triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục  về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đến toàn thể  cán bộ, giáo viên   và nhân viên trong nhà trường( biện pháp 1 và 2 đã nói ở trên). Chỉ đạo các  thành viên trong hội đồng giáo dục thực hiện tốt cuộc vận động “dân chủ­   kỷ cương­ tình thương­ trách nhiệm” nhằm nâng cao nhận thức về công tác  giáo dục đạo đức cho học sinh. Để  mỗi thầy, cô giáo luôn tự  hoàn thiện  mình,   từ   đó   mà       học   sinh   nhìn   nhận,   đánh   giá   người   thầy   với   thái  độ:“Trọng thầy vì đạo đức của thầy. Phục thầy vì kiến thức của thầy. Quý  mến thầy vì lòng độ lượng của thầy” Để nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ giáo viên, tôi thường   cho tổ  chức   các buổi hội thảo về  công tác chủ  nhiệm để  mỗi giáo viên   đưa ra những sáng kiến, những kinh nghiệm hay trong xử lý tình huống và  trong   giáo   dục   học   sinh   từ   đó   mà   các   giáo   viên   khác   học   hỏi   rút   kinh   nghiệm.Ngoài ra, tôi còn cập nhật, cung cấp thông tin và tổ  chức cho giáo   viên tìm hiểu thực tế  tình hình vi phạm pháp luật  ở  địa phương để  giáo  viên thấy được thực trạng của công tác giáo dục đạo đức  ở  địa phương,  những đặc điểm về tình hình dân trí, nhận thức của phụ huynh, biểu hiện   sai trái về hành vi đạo đức của một số học sinh, từ đó mỗi giáo viên tự xây   dựng cho mình một kế hoạch hoạt động.            7. Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương  mẫu mực cho học sinh noi   theo.               Kết quả  của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh  ở  trường   THCS phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy, cô giáo. Bởi ở  giai đoạn  này, quá trình phát triển tâm ­ sinh­ lý có  ảnh hưởng rất lớn đến học sinh.   Các em dễ bị lôi kéo, kích động, dễ bị xúc động khi có một tác động nào đó.  Tính tình các em không ổn định, nông nổi, nhiều khi muốn khẳng định mình  nhưng lại chưa đủ  về  kinh nghiệm, tri thức. Khi thành công thì dễ  tự  tin  15
  16. quá mức, ngược lại khi gặp những thất bại đầu tiên thường rất dễ  dao  động và lòng tự  tin bị giảm sút....Xuất phát từ  những đặc điểm đó về  tâm  lý lứa tuổi thì việc định hướng giáo dục cho học sinh là rất cần thiết và  quan trọng hơn bao giờ  hết. Tuy nhiên, để  làm được điều đó, trước hết  mỗi thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo.   Bởi, lời dạy của thầy, cô dù hay đến đâu, phương pháp sư  phạm dù khéo  léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân  cách người thầy đối với học sinh.  Đây quả  là một thử  thách lớn đối với  giáo viên. Bản thân nhiều khi cũng phải tự cố gắng để vượt  qua những trở  ngại của chính mình, để mẫu mực trước học sinh, tạo dựng niềm tin yêu ở  các em. Sự mẫu mực không phải chỉ trong chuyên môn nghiệp vụ mà trong   cả  lời ăn tiếng nói, trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ  cần một sơ  xuất  nhỏ  như thiếu công bằng, thiếu tôn trọng các em... thì sẽ tạo sự nghi ngờ trong   suy nghĩ, trong sự  tín nhiệm của các em đối với thầy, cô giáo và thế  là   khoảng cách giữa giáo viên và học sinh sẽ  ngày càng xa hơn. Đặc biệt là  trong cách xử  lý công việc hàng ngày, giáo viên không nên tuỳ  tiện theo  kiểu “đánh trống bỏ dùi”, “đầu voi đuôi chuột”, mà phải thấu đáo, đã nói là   làm, làm đến nơi đến chốn và thật thấu tình đạt lý. Có như thế mới thuyết   phục được học sinh, mới tập hợp được các em xung quanh mình cùng hoàn   thành kế hoạch đã  định. 8. Phát huy hoạt động tự quản của tập thể học sinh. Tập thể học sinh là cầu nối giữa cá nhân học sinh với nhà trường và  xã hội, là một tổ chức có cùng môi trường học tập, cùng lứa tuổi, là nơi các  em dễ  bộc lộ  bản thân. Một tập thể  có ý thức tự  quản tốt sẽ  chủ  động  trong mọi hoạt động, biết chọn lọc, tiếp thu cái tốt, gạt bỏ ảnh hưởng tiêu  cực làm trong sáng lành mạnh tập thể. Để phát huy hoạt động tự  quản của  học sinh  tôi đã chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm cần  đầu tư xây dựng đội ngũ   cốt cán của lớp. Đội ngũ cốt cán phải có phẩm chất tốt, có năng lực, nhiệt tình,   đặc biệt có uy tín với tập thể lớp.Cơ cấu tổ chức lớp hợp lý để phát huy sức  mạnh của từng tổ, nhóm,cá nhân. Qua các đợt thi đua trong năm học, cán sự lớp   phải có trách nhiệm đánh giá và xếp loại kịp thời để biểu dương, khen thưởng   các tổ, các cá nhân   tốt, đồng thời nhắc nhở, khiển trách và có hướng khắc  phục, điều chỉnh các vi phạm của các cá nhân trong lớp. 9.Nâng   cao   ch ất   l ượng   giáo   dục   đạo   đứ c   thông   qua   chất   lượ ng giảng dạy các bộ môn và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhiệm vụ  giáo dục trong các nhà trường là dạy chữ  đi đôi với dạy  người. Nghĩa là, bên cạnh việc trang bị  cho các em những kiến thức bộ  môn, còn cần phải kết hợp với giáo dục đạo đức(GDĐĐ), tư  cách, phẩm  chất, tác phong của người công dân. Hay nói cách khác chính là giáo dục kỹ  năng sống cho các em,điều này càng thể  hiện rõ qua nội dung các đợt tập  huấn chuyên  đề  của năm học 2010­2011. Mỗi một môn học, mỗi hoạt   16
  17. động trong nhà trường có vai trò, vị  trí đặc thù riêng, song đều góp phần  vào kho tàng tri thức và hình thành nhân cách học sinh. GDĐĐ và các môn  học, các hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và tác động lẫn nhau.   Những hứng thú, niềm vui, sự đam mê trong các môn học, các hoạt động sẽ  góp phần giáo dục ý thức đạo đức học sinh, ngược lại làm tốt công tác  GDĐĐ học sinh sẽ nâng cao ý thức học tập của các em Thực hiện tốt bi ện pháp này, trướ c hết phải nói đến vai trò củ a  giáo viên, phải thực hi ện tốt n ề  n ếp k ỷ  c ương gi ờ  lên lớ p, mẫu mực,  quan tâm, giúp đỡ, động viên chia sẻ  với học sinh, truy ền th ụ ki ến th ức   chính xác, khoa h ọc và hấp dẫn để  tránh tâm lý chán nản, nói chuyện  riêng, bỏ gi ờ… Trong quá trình chỉ  đạo, tôi luôn lồng ghép bồi dưỡ ng giáo viên,   giúp  họ   ý  thức   đượ c  ý  nghĩa,  tác  dụng  của  mỗi  môn  học  trong  hoạt  động GDĐĐ học sinh. Môn Văn bồi dưỡ ng tình cảm, tình thươ ng yêu  con ngườ i, yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác,cái xấu; môn Lịch sử  giáo   dục truyền thống, lòng  tự  hào  dân tộc,  đức  tính hy  sinh,  các  môn tự  nhiên rèn luyện tính tư  duy logic, ni ềm say mê khám phá thế  giới,  ý  thức bảo vệ môi trườ ng. Môn GDCD cung cấp cho các em hệ  thống các  hành vi chu ẩn m ực,pháp luật, trang b ị  cho các em  giá trị  đạo đứ c, văn  hoá, tư tưở ng, chính trị, lối sống.  Ngoài các môn học đó, tôi luôn xác định hoạt động giáo dục ngoài  giờ  lên lớp (GDNGLL) cũng góp phần quan tr ọng trong công tác GDĐĐ  học sinh. Bởi vì lứa tuổi của các em rất hiếu độ ng, thích hoạt độ ng,  thích giao ti ếp, giao l ưu. Vì vậy, nếu chúng ta không tổ  chức các hoạt  động thì các em sẽ  tìm đến những nơi khác để  vui chơi và dễ  bị  các  phần   tử   xấu   lôi   kéo   vào   con   đườ ng   hư   hỏng,   phạm   tội.Thông   qua  những hoạt động này, các em lĩnh hội đượ c các kiến thức, chuẩn mực  về đạo đức, hành vi, lối sống một cách tự  giác hơn, nâng cao nhận thức  hơn, lớn khôn thêm cả  về  thể  xác lẫn tâm hồn . Tuy nhiên, trong hoạt   động này cần lưu ý kết hợp hài hoà giữa“Học mà chơi, chơi mà họ c”  theo đúng định hướ ng của giáo dục. Thông qua các hoạt độ ng chủ  điểm  đó sẽ  thu hút hầu hết các lực lượ ng trong nhà trườ ng tham gia giáo dục  các   em   và   cũng   từ   đó,   các   hành   vi   đạo   đức   có   điều   kiện   đượ c   hình  thành. Xin đượ c trình bày kế hoạch cụ th ể c ủa ho ạt độ ng này như sau : Thành  Thời  Thành phần chỉ  Nội dung hoạt động Hình thức tổ chức phần gian đ ạo tham gia Thi đua dạy tốt học tốt Giáo viên thao giảng, HS  BGH, tổ chuyên  Tháng  phấn đấu đạt nhiều điểm  môn, công đoàn,  GV, HS 10 Tìm hiểu truyền thống  9, 10 đoàn, đội người phụ nữ Việt nam Hái hoa dân chủ Tháng Thi đua dạy tốt học tốt Giáo viên thao giảng, HS  GV, HS BGH, tổ chuyên  17
  18. phấn đấu đạt nhiều điểm  môn, đoàn đội 9, 10 dâng các thầy, cô Múa hát tập thể, cá nhân.  11 Thi VN, TDTT TD vòng gậy GV nhạc, GV Thể  Hội vui học tập dục, TPT đội, GV  Thi kiến thức chủ nhiệm Thi đua "Rèn luyện  Thi diễu hành, đội hình  GVCN, GVTD,  Tháng  theo tác phong anh bộ  đội ngũ,thắt, tháo khăn   GV, HS Đoàn đội 12 đội cụ Hồ" quàng nhanh, đúng Thi tìm hiểu các bài hát  Thi hát giữa các khối lớp.  GV nhạc, Đoàn  Tháng  về Đảng, Bác, mùa  Mỗi khối thành lập 1 đội  GV, HS đội 1,2 xuân tuyển Thi đua dạy tốt học tốt Giáo viên thao giảng, HS  BGH, tổ chuyên  phấn đấu đạt nhiều điểm  môn, công đoàn,  Tháng  9,10 dâng bà, mẹ, cô. GV, HS đoàn đội, GVCN 3 Thi "Rung chuông vàng" Thi kiến thức Tìm hiểu về chiến  HS viết bài BGH, tổ chuyên  Tháng thắng 30­4 và lịch sử  môn, công đoàn,  GV, HS 4,5 ngày QTLĐ 1­5 đoàn đội, GVCN Thi kiến thức Thi giải ô chữ Hàng năm, kế hoạch trên được nhà trường thực hiện triệt để và luôn  tìm tòi đổi mới cách thức tổ chức. Vì vậy, các hoạt động đó nhận được sự  ủng hộ nồng nhiệt của giáo viên và học sinh toàn trường.  Xin  trích một số hình ảnh về các hoạt động tiêu biểu của nhà trường  tổ chức trong số rất nhiều các hoạt động mà các em được tham dự như sau: 18
  19. Các hình thức hoạt động mà học sinh được tham gia thật là phong phú, thái độ tham   gia của các em mới nghiêm túc và tự tin  làm sao? Ngoài ra,thông qua hoạt động từ  thiện: mua tăm tre  ủng hộ  người   mù,   ủng   hộ   đồng   bào   bị   bão   lụt,sóng   thần,gia   đình   có   hoàn   cảnh   khó  19
  20. khăn,hỗ trợ góc học tập cho học sinh nghèo, mồ côi,quyên góp ủng hộ"Tết  vì người nghèo và nạn nhân chất độc màu da cam" trong các dịp tết Nguyên  Đán…   Từ   đó,giáo   dục   các   em   lòng   yêu   thương   con   người,   sự   cảm   thông,chia sẻ  những nỗi  đau, mất mát, giáo dục các em vào con đường  hướng thiện. Nâng   cao   chất   lượng   dạy   học   các   bộ   môn,các   hoạt   động   GDNGLL,làm tốt  công tác từ thiện  là việc làm hết sức thiết thực, có tác   dụng lớn trong GDĐĐ học sinh, hoàn thiện quá trình GDĐĐ học sinh. Tuy  nhiên,để làm tốt công tác này người cán bộ quản lý phải chỉ đạo sát sao để  nâng cao chất lượng dạy học và các hoạt động đó là vấn đề  sống còn, cốt  yếu của nhà trường. Không có thầy giỏi thì không có trò giỏi, không có  thầy mẫu mực thì không có trò ngoan, không tổ  chức tốt các sân chơi lành  mạnh thì không phát hiện, phát huy được năng lực sở trường của  học sinh.  10. Coi trọng công tác kiểm tra, xử lí và đánh giá hoạt động giáo  dục đạo đức cho học sinh.               Bởi nếu buông lỏng kiểm tra, không cập nhật được tình hình, không   đánh giá đúng đối tượng thì vô tình lại dung túng cho học sinh vi phạm. Vì  vậy, để  góp phần nâng cao hiệu quả  của công tác giáo dục đạo đức cho   học sinh tôi thiết nghĩ cần phải làm tốt các khâu sau: ­ Với qúa trình kiểm tra: Phải được thực hiện thường xuyên, liên  tục theo định kỳ  hoặc đột xuất qua nhiều kênh thông tin như: Đoàn thanh   niên, giáo viên chủ  nhiệm, giáo viên bộ  môn... nhằm mục đích đánh giá  đúng, kịp thời, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu  về  các mặt. Đồng thời cũng khuyến khích, biểu dương những học sinh vi   phạm có tiến bộ và xét cho ra khỏi danh sách học sinh chậm tiến. Nếu tập   thể  lớp, các đoàn thể, thầy, cô giáo chủ  nhiệm và phụ  huynh biết động  viên, khích lệ thì nhiều em chậm tiến sẽ cố gắng vươn lên. Đồng thời ngăn   chặn,  phê  bình  những  sai  trái,  vi  phạm,  thúc   đẩy  sự   tự  giác   thực  hiện   nhiệm vụ trong học sinh.Với biện pháp này ở cấp độ  lớp  tôI luôn chỉ đạo  làm thường xuyên  hàng tuần, hàng tháng để động viên kịp thời các em. ­  Với   quá  trình   đánh  giá:  Đây  là  quá  trình  phải   được  thực  hiện  nghiêm túc, khoa học. Hãy đánh giá đúng khả năng học tập, rèn luyện của   học sinh, đừng vì bệnh thành tích, thi đua, tỷ  lệ  yếu kém mà làm qua loa,   bình quân trong đánh giá, xếp loại học sinh.Đối với những học sinh cá biệt  cần thường xuyên có sự  quan tâm theo dõi và liên lạc chặt chẽ  với phụ  huynh học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời. Ngoài ra, cần có những  biện pháp cứng rắn, kiên quyết nhưng cũng phải hết sức mền dẻo, phải   gần gũi tìm hiểu hoàn cảnh để  giúp các em tránh những suy nghĩ lệch lạc  về  bản thân, tạo niềm tin, chỗ  dựa tinh thần cho các em phấn đấu sửa   chữa, vươn lên thành trở người tốt. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2