Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ở trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu
lượt xem 20
download
Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ở trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu" nêu lên đặc điểm tình hình giáo dục tại trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại; Đề ra một số giải pháp trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu. Mời các bạn cùng xem và tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ở trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN TỘC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đại trà nói chung và chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số nói riêng được xem là nhiệm vụ hàng đầu của ngành Giáo dục. Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số là yếu tố quan trọng không thể thiếu, đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động chuyên môn của các nhà trường có đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số. Hiện nay, hầu hết các trường đều tập trung tăng cường chú trọng nhiều về công tác nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh dân tộc thiểu số, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đưa chất lượng học sinh ngày một nâng cao dần theo tình hình đổi mới của đất nước hiện nay, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì bậc tiểu học là bậc nền tảng, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là bậc học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người quản lý phải biết vận dụng sáng tạo các biện pháp một cách sáng tạo, người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm sinh lí của học sinh, về nhu cầu và khả năng của các em. Đồng thời, người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. Là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường. Làm thế nào để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói riêng, đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo nhận thức của đối tượng học sinh, học sinh biết đến đâu giáo viên dạy đến đó, đồng thời đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh: Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong 1 học tập và rèn luyện, động viên khuyến khích học sinh rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, hợp tác và kỹ năng sáng tạo, không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá. Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương trình và có mảng kiến thức dành riêng cho đối tượng học sinh khá - giỏi để nâng cao. Giao quyền tự chủ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, căn cứ vào mức độ nhận thức của học sinh về đạo đức, học tập và rèn luyện để thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học sao cho đạt hiệu quả. Song vẫn còn không ít giáo viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi phương pháp dạy học truyền thống, không hiểu rằng việc đổi mới phương pháp dạy học tức là dùng phương pháp dạy học mới một cách hợp lí để tạo cho người học lòng say mê học tập, ham hiểu biết, óc tò mò để có khả năng và phương pháp học tập nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục vùng dân tộc thiểu số phù hợp với bối cảnh của xã hội mà vẫn giữ được sự ổn định trong hoạt động dạy học. Đổi mới không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn cái hiện hành mà phải thừa kế sự phát huy những thành tựu đã đạt được. Đồng thời tạo ra được sự phối hợp chặt chẽ giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp hiện đại. Trong những năm vừa qua, mặc dù được Huyện ủy, HĐND, UBND, phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Kbang và địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, chăm lo đời sống của đội ngũ CBGVNV, hỗ trợ học sinh bằng những chính sách thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, vì những khó khăn như trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện cơ sở vật chất của các trường vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là trình độ nhận thức, vốn tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế nên chất lượng giáo dục còn rất thấp. Là một người làm công tác giảng dạy và quản lý ở trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số hơn 20 năm, thấy được những khó khăn về đội ngũ giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh, sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học tập của học sinh tôi cùng với nhiều đồng nghiệp luôn trăn trở, làm thế nào để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Sau nhiều năm nghiên cứa và đã chỉ đạo cho tập thể giáo viên trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (trong những năm trước) và trường 2 tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (năm học 2016-2017) áp dụng thực hiện một số biện pháp cụ thể trong công tác dạy và học cho đối tượng học sinh dân tộc, nên chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt. Với tầm quan trọng và cần thiết của việc nâng cao chất lượng Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu nói riêng, bản thân tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.” để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trong nhà trường nói riêng và học sinh dân tộc trong huyện nói chung để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đáp yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay. PHẦN THỨ II: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tham mưu để Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc và chỉ đạo các địa phương thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục như: Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015(Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015; Đề án “ Tăng cường tiếng Việt cho trẻ Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn huyện Kbang. Trong những năm vừa qua, Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn đã và đang được Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ 3 cho dạy và học. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có rất nhiều thay đổi về khung thời gian, chương trình, sách giáo khoa đối với học sinh dân tộc thiểu số như chương trình 100 tuần, chương trình 120 tuần, chương trình 165 tuần; tăng thời lượng môn tiếng Việt, giảm tải chương trình sách giáo khoa; soạn thảo chương trình sách giáo khoa tiếng dân tộc... Dự án giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC) đã hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tuyển chọn và bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng cho đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo viên là người dân tộc thiểu số trong quá trình giảng dạy... song chất lượng vẫn chưa được như mong muốn, hiệu quả giáo dục thấp, tỷ lệ học sinh yếu kém, lưu ban, bỏ học vẫn còn cao thậm chí vẫn còn những học sinh "ngồi sai lớp". II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu thuộc xã Đông, cách trung tâm huyện Kbang 3 km về phía đông nam. Phía Bắc giáp thị trấn Kbang, phía nam giáp xã Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, phía tây giáp xã Lơ Ku, phía Đông giáp xã Nghĩa An. Là một xã miền núi vừa phấn đấu thoát ra khỏi xã đặc biệt khó khăn vào năm 2008. Toàn xã có 11 thôn (làng). Gồm có : 1.404 hộ với 5.885 nhân khẩu. Trong đó hộ người Kinh 923 hộ, 3.814 khẩu; Hộ Bahnar: 395 hộ, 1.721 khẩu, chiếm 29,3%, dân tộc khác: 86 hộ, 350 khẩu; Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay là 13,5%. Xã Đông có 5 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Năm học 2016 – 2017, tổng số CB- GV là 22 người, biên chế 11 lớp; được phân công nhiệm vụ như sau: 2 cán bộ quản lý nhà trường ; 11 giáo viên trực tiếp giảng dạy theo lớp được phân công ; 6 giáo viên dạy bộ môn cho các khối, lớp ; 1 giáo viên hợp động ngắn hạn giảng dạy các môn đặc thù Tiếng Anh ; 01 giáo viên làm nhiệm vụ Kiêm nhiệm TPT Đội TNTP&NĐ Hồ Chí Minh; 1 giáo viên kiêm nhiệm phụ trách thư viện. Tổng số lớp: 11 lớp với 282 học sinh trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 120 em chiếm tỷ lệ 42,6%. * Thuận lợi: 4 Đa số học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức thi đua học tập; số học sinh giỏi cấp trường tăng dần, tạo đà đưa chất lượng của nhà trường ngày càng phát triển, tăng thêm uy tín chất lượng của nhà trường. Toàn trường có tổng số 11 lớp, có 11/11 lớp học 2 buổi/ ngày ( trong đó có 8 lớp học theo chương trình VNEN ) với 282 học sinh, trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 120 em chiếm tỷ lệ 42,6%. Số lượng cán bộ, giáo viên phân công theo công việc đầy đủ, giáo viên trực tiếp giảng dạy chủ yếu là người Kinh. Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện và đóng góp về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học. Đặc biệt là sự phối hợp nhịp nhàng của đội ngũ giáo viên trong hội đồng sư phạm nhà trường và các đoàn thể với Ban giám hiệu nhà trường đã tạo nên thuận lợi nhất định cho nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo viên có nhiều cố gắng trong nghiên cứu học tập vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy, đã có nhiều giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn giảng và nghiên cứu bài dạy. * Những khó khăn tồn tại: Chất lượng học tập của học sinh chưa cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi còn thấp, học sinh trung bình và yếu chiếm số lượng đáng kể, chất lượng học sinh mũi nhọn chưa tăng mỗi năm. Số học sinh người dân tộc Ba na chiếm 42,6% số học sinh toàn trường nên có nhiều hạn chế trong hoạt động dạy học và chất lượng toàn trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đa số có tuổi đời tương đối lớn nên phần nào hạn chế đến chuyên môn và tay nghề, do đó ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Một số ít giáo viên khi giảng bài cho học sinh chưa xác định đầy đủ nội dung trọng tâm cần nhấn mạnh, còn dàn trải, chưa phù hợp với đối tượng học sinh dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa cao. Một số giáo viên coi nhẹ giờ thực hành, ngại sử dụng thiết bị dạy học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo cho giờ lên lớp. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2592 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D
50 p | 2695 | 408
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2122 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1174 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 777 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 658 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 571 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 589 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 595 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 436 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 612 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 352 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 297 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 20 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn