PGD&ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM<br />
TRƯỜNG MẦM NON TRUNG VĂN<br />
<br />
***** *****<br />
MÃ SKKN<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Đề tàì:<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với<br />
tác phẩm văn học cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non.<br />
<br />
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ<br />
Cấp học: Mầm non<br />
<br />
Năm học 2016 - 2017<br />
<br />
A: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
I. Lý do chọn đề tài:<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
Văn học là một loại hình nghệ thuật đến với trẻ sớm nhất và cũng đƣợc trẻ<br />
mầm non yêu thích nhất.Thông qua văn học giúp trẻ lĩnh hội và phát triển toàn<br />
diện về trí tuệ, đạo đức, lao động thẩm mỹ, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho<br />
trẻ.<br />
Văn học có vai trò rất quan trọng đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non ngay từ<br />
khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, biết đọc<br />
thì văn học là chiếc cầu nối, là phƣơng tiện dẫn dắt trẻ.Nói những tiếng nói, đi<br />
những bƣớc đi đầu tiên của trẻ.<br />
Làm quen văn học là một hoạt động rất quan trọng không thể thiếu đƣợc<br />
trong chƣơng trình chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Cho trẻ làm quen văn học giúp trẻ hình thành những hiểu biết phù hợp với<br />
lứa tuổi thông qua ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức đƣợc thế giới xung quanh.<br />
Những lời ru yêu thƣơng của bà, mẹ, những lời thơ đồng dao, truyện kể của cô<br />
đã giúp trẻ cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp của cuộc sống, những điều hay lẽ<br />
phải những thói quen tốt và những hành vi có đạo đức thông qua các bài thơ câu<br />
chuyện trẻ đã biết phân biệt cái thiện, cái ác, ngƣời tốt, kẻ xấu, biết về thế giới<br />
xung quanh, biết yêu quý thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ mọi vật xung quanh,<br />
những hình ảnh đẹp, những tình tiết hay, lời đối thoại trong truyện trẻ biết yêu<br />
quý bạn bè, cô giáo và những ngƣời thân. Qua việc cho trẻ làm quen văn học và<br />
phƣơng tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt vốn từ<br />
của trẻ đƣợc phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, diễn cảm, nói đầy đủ, đúng<br />
câu, đúng từ, đúng ngữ pháp. Thông qua hoạt động này kích thích sự tìm tòi<br />
khám phá, trẻ đƣợc tiếp xúc nhiều với nhân vật trong thơ truyện thì trẻ sẽ hiểu<br />
đƣợc tính cách của nhân vật. Qua đó giúp trẻ phát triển tƣ duy trí tuệ giáo dục<br />
tình yêu thƣơng con ngƣời với con ngƣời, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, giúp trẻ<br />
hoàn thiện nhân cách tạo tâm thế cho trẻ tự tin bƣớc vào trƣờng phổ thông.<br />
2. Cơ sở thực tiễn:<br />
Chúng ta đã thấy văn học rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là<br />
lứa tuổi mầm non để tổ chức hƣớng dẫn cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học<br />
là một nhiệm vụ rất quan trọng. Đó là sự dẫn dắt cho trẻ ngay từ những bƣớc<br />
chập chững đầu tiên trong các tác phẩm văn học. Xong làm thế nào để trẻ lĩnh<br />
hội và cảm nhận đƣợc từng tác phẩm một cách toàn diện nhất phụ thuộc vào<br />
phƣơng pháp dạy học của từng giáo viên<br />
Mặc dù chƣơng trình làm quen với văn học không chỉ ở một hoạt động học<br />
mà còn đƣợc lồng ghép tích hợp vào các hoạt động trong ngày, nhƣng chất<br />
lƣợng cảm nhận văn học chƣa cao, các tiết dạy chỉ cung cấp đƣợc kiến thức cơ<br />
2<br />
<br />
bản của hoạt động, khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của giáo viên còn hạn<br />
chế, giọng đọc và cử chỉ điệu bộ chƣa hấp dẫn lôi cuốn trẻ, đồ dùng đồ chơi còn<br />
nghèo nàn, giờ học chƣa hƣởng ứng, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực chủ động<br />
chƣa phát triển.<br />
<br />
II. Mục đích của sáng kiến<br />
- Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ .<br />
- Thông qua hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Trí tuệ, đạo đức<br />
- Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn.<br />
III.Đối tượng<br />
Lớp mẫu giáo bé ( 3 - 4 tuổi ) lớp C3 trong trƣờng Mầm Non<br />
IV. Phạm vi của đề tài<br />
-Từ tháng 09/2016 đến tháng 05/2017 tại lớp MGB (3-4 tuổi) C3 trƣờng mầm<br />
non tôi công tác.<br />
<br />
B: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN<br />
I. Khảo sát thực trạng:<br />
Năm học 2016-2017 tôi đƣợc nhà trƣờng phân công dạy lớp mẫu giáo<br />
bé 3-4 tuổi với tổng số cháu là 41 cháu. Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng<br />
việc tổ chức các hình thức giáo dục cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, từ đó<br />
chọn lọc các hình thức giáo dục cho phù hợp với trẻ. Tuy nhiên trong quá trình<br />
thực hiện tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau:<br />
1. Thuận lợi:<br />
Giáo viên luôn đƣợc sự chỉ đạo và giúp đỡ quan tâm thƣờng xuyên, kịp<br />
thời của BGH nhà trƣờng và tổ chuyên môn. Giáo viên nắm vững đƣợc trình tự<br />
tiến hành các hoạt động trong mỗi hoạt động dạy, đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của<br />
bạn bè, đồng nghiệp. Đƣợc sự quan tâm tin tƣởng của phụ huynh và yêu mến<br />
của trẻ.<br />
- Cơ sở vật chất lớp học đầy đủ.<br />
-Trẻ nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, thông minh.<br />
2. Khó khăn:<br />
- Do nhận thức của trẻ chƣa đồng đều, ảnh hƣởng đến việc rèn nề nếp thói<br />
quen trong các hoạt động của trẻ ở lớp.<br />
- Trẻ còn chƣa mạnh dạn, tự tin để thể hiện mình khi có cô có bạn.<br />
- Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, nói ngọng, phát âm chƣa rõ ràng, nói chƣa<br />
đủ câu.<br />
- Khả năng chú ý cũng nhƣ cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ không đƣợc<br />
đồng đều, trẻ chƣa hứng thú tham gia vào tiết học.<br />
3<br />
<br />
- Phụ huynh đƣa trẻ đến lớp muộn, trẻ còn quấy khóc nhiều.<br />
<br />
II.Kết quả khảo sát đầu năm<br />
Đạt<br />
TT<br />
<br />
Nội dung khảo sát<br />
<br />
Chưa đạt<br />
<br />
Số lƣợng<br />
trẻ<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Số lƣơng<br />
trẻ<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
1<br />
<br />
- Trẻ có khả năng đọc<br />
thuộc diễn cảm thơ<br />
<br />
15/41 Trẻ<br />
<br />
37%<br />
<br />
26 Trẻ<br />
<br />
63%<br />
<br />
2<br />
<br />
- Trẻ có khả năng kể lại<br />
câu chuyện đơn giản với<br />
sự giúp đỡ của cô<br />
<br />
5/41 Trẻ<br />
<br />
12%<br />
<br />
36 Trẻ<br />
<br />
88%<br />
<br />
3<br />
<br />
- Trẻ có thể tham gia<br />
đóng vai nhân vật trong<br />
truyện<br />
- Trẻ có sự sáng tạo khi<br />
đọc thơ, kể chuyện<br />
<br />
8/41 Trẻ<br />
<br />
20%<br />
<br />
33 Trẻ<br />
<br />
80%<br />
<br />
6/41 Trẻ<br />
<br />
15%<br />
<br />
35 Trẻ<br />
<br />
85%<br />
<br />
4<br />
<br />
Từ những thực trạng trên tôi đã đƣa ra những biện pháp sau:<br />
- Lựa chọn nghiên cứu kỹ tác phẩm, xây dựng nội dung làm quen văn<br />
học phù hợp với độ tuổi, phù hợp với chủ đề.<br />
- Đa dạng hoá các hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học<br />
nhằm phát huy tối đa tính tích cực của trẻ.<br />
- Nâng cao nghệ thuật giảng dạy, tích hợp nội dung giáo dục một cách<br />
hợp lý.<br />
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, làm đồ dùng đồ<br />
chơi tự tạo và sử dụng đồ dùng trực quan đảm bảo tính khoa học, tính<br />
thực tiễn, hiệu quả.<br />
- Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.<br />
- Trò chơi đóng kịch.<br />
- Tổ chức hoạt động làm quen văn học theo hình thức đổi mới - lồng<br />
ghép các môn học - trò chơi gây hứng thú cho trẻ.<br />
- Làm tốt công tác phối kết hợp tốt giữa gia đình và nhà trường.<br />
<br />
4<br />
<br />
C: NHỮNG BIỆN PHÁP<br />
I. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.<br />
1. Biện pháp 1: Lựa chọn nghiên cứu kỹ tác phẩm.<br />
Tác phẩm văn học là khâu quan trọng nhất của khoa học nghiên cứu văn<br />
học với trẻ mầm non cho trẻ làm quen với văn học là giúp trẻ cảm nhận đƣợc sự<br />
độc đáo của phong cách nghệ thuật.<br />
Dẫn dắt trẻ cảm nhận đƣợc giá trị của nội dung, nghệ thuật phong phú<br />
trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với tác phẩm văn học,<br />
những nét độc đáo, những cái hay, cái đẹp của văn học đã giúp trẻ hiểu biết cuộc<br />
sống xung quanh mình bao gồm thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tƣợng<br />
mà trẻ nhìn thấy đƣợc, trẻ cảm nhận đƣợc.<br />
Khi lựa chọn và sử dụng tôi chọn những tác phẩm phù hợp với chủ đề, chủ<br />
điểm, tránh chồng chéo, chọn những tác phẩm hay phù hợp với trẻ.<br />
Ví dụ 1: Chủ đề thế giới thực vật truyện “Chú đỗ con” để dạy trẻ. Nội dung<br />
truyện phù hợp với chủ đề, trẻ sẽ biết đƣợc quá trình nảy mầm của hạt thành cây<br />
dƣới mƣa xuân và ánh nắng mặt trời.<br />
Ví dụ 2: Chủ đề Tết và mùa xuân bài thơ “Hoa đào” để dạy trẻ qua bài thơ<br />
trẻ nhận ra đƣợc mùa xuân tết đến có hoa đào và không khí chuẩn bị đón Tết.<br />
Khi chọn đƣợc tác phẩm hay, phù hợp giáo viên xác định rõ mục đích yêu<br />
cầu và đƣa ra đƣợc nội dung tác phẩm phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh đó<br />
giáo viên xác định đƣợc giọng kể, giọng đọc, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để<br />
thu hút trẻ.<br />
Khi lựa chọn nghiên cứu tác phẩm tôi luôn kết hợp đồ dùng đồ chơi ở lớp<br />
có sẵn và làm thêm đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ cho tiết học sao cho sinh<br />
động, hiệu quả, đạt chất lƣợng cao.<br />
Chọn đƣợc tác phẩm phù hợp và công tác chuẩn bị tốt trƣớc khi dạy tạo cho trẻ<br />
có trạng thái tâm lý tốt khi tham gia hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.<br />
2. Biện pháp 2: Đa dạng hoá các hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm<br />
văn học nhằm phát huy tối đa tính tích cực của trẻ.<br />
Trẻ mầm non lĩnh hội đƣợc thông qua hình thức "Học mà chơi, chơi mà<br />
học", trẻ làm quen văn học qua các hoạt động<br />
Các hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong hoạt động<br />
chung<br />
Đây là hình thức tổ chức hoạt động làm quen với văn học rất cần thiết để<br />
nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục trẻ. Ở đó trẻ đƣợc mở mang nhận thức,<br />
5<br />
<br />