Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Tênmục<br />
<br />
Trang<br />
<br />
I. Phần mở đầu ................................................................................................ ..2<br />
I.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 2<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài ................................................................... 3<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 3<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3<br />
II. Phần nội dung ............................................................................................... 3<br />
II.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3<br />
II.2. Thực trạng ................................................................................................. 4<br />
a. Thuận lợi, khó khăn .........................................................................................4<br />
b. Thành công, hạn chế ........................................................................................5<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu ..........................................................................................5<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động ............................................................6<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng ...................................................6<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp .................................................................................. 7<br />
a. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp ...............................................................7<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ....................................7<br />
c. Điều kiện để thực giải pháp, biện pháp .........................................................12<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp....................................................12<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu......................12<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề Nghiên<br />
cứu .................................................................................................................. 13<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị ............................................................................ 14<br />
III.1. Kết luận .................................................................................................. 14<br />
III.2. Kiến nghị ................................................................................................ 14<br />
<br />
GV: Phan Văn Tuấn<br />
<br />
1<br />
<br />
Trường TH Krông Ana<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
I.1. Lý do chọn đề tài<br />
Can Jung là tác giả kho tàng danh ngôn đã từng nói: "Không thể trồng<br />
cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt<br />
tình”. Là một người làm công tác phong trào tôi nhận thấy rằng với một chút ít<br />
lòng nhiệt tình là chưa đủ mà người làm phong trào phải tìm tòi những phương<br />
pháp mới để tạo sự hứng thú cho học sinh.<br />
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục của huyện Krông Ana nói chung và trường<br />
Tiểu học Krông Ana nói riêng là đào tạo những con người phát triển toàn diện<br />
và đây là bậc tiểu học quan trọng đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển ấy.<br />
Do vậy tri thức và nhân cách của mỗi con người được vững chắc hay không là<br />
nhờ vào sự kiên cố của nền móng đó.<br />
Đặc biệt hơn, năm học 2014-2015 vẫn tiếp tục triển khai việc phát động<br />
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được<br />
triển khai trong toàn ngành; việc tổ chức nhiều hoạt động mang tính chất “vui<br />
để học” lại càng cần thiết hơn nữa. Chính lúc này, vai trò của tổ chức Đội<br />
TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng cần được phát huy mạnh mẽ nhất.<br />
Nhi đồng là lớp các em từ 6- 8 tuổi. Ở độ tuổi này, các em chưa có ý<br />
thức về một tổ chức, khả năng tự quản còn thấp. Vì vậy mô hình để tập hợp,<br />
tiến hành hoạt động thường xuyên của các em là “Sao nhi đồng”.<br />
Mỗi Sao nhi đồng do một chi đội Thiếu niên tiền phong đỡ đầu và có<br />
nhiệm vụ cử đội viên của mình phụ trách các Sao, tổ chức hoạt động cho các<br />
em theo chương trình dự bị Đội viên của Đội.<br />
Để trang bị nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của phong trào Sao nhi<br />
trong giai đoạn mới, xứng đáng là lực lượng dự bị tin cậy bổ sung thường<br />
xuyên cho Đội. Đặc biệt là nâng cao chất lượng thực hiện chương trình sinh<br />
hoạt Sao trong trường tiểu học. Đồng thời thực hiện được mục tiêu giáo dục các<br />
em trở thành con người toàn diện, phù hợp với yêu cầu của nền giáo dục hiện<br />
nay. Như Bác Hồ đã căn dặn chúng ta “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời<br />
sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.<br />
Thật vậy, điều quan tâm ở đây là lực lượng làm công tác giáo dục Sao<br />
nhi đồng ở các trường tiểu học, hầu hết giáo viên Tổng phụ trách Đội đều làm<br />
kiêm nhiệm nên việc điều hành các hoạt động của Sao nhi đồng còn lúng túng,<br />
hiệu quả chưa cao. Vì lẽ đó chúng ta phải luôn luôn tích lũy, học tập những<br />
kinh nghiệm. Đặc biệt là nghiên cứu ra những sáng kiến bổ ích để phục vụ cho<br />
đơn vị mình nói riêng và tập thể nói chung.<br />
Với tất cả các lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp<br />
nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng” với hy vọng một phần nhỏ tháo<br />
gỡ được sự phân vân của một số đồng nghiệp và đem lại niềm vui, nguồn kiến<br />
thức cơ bản mà các em cần được trang bị, đồng thời để góp phần nâng cao năng<br />
lực của bản thân.<br />
<br />
GV: Phan Văn Tuấn<br />
<br />
2<br />
<br />
Trường TH Krông Ana<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng<br />
<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài<br />
* Mục tiêu.<br />
- Nghiên cứu thực trạng sinh hoạt Sao nhi đồng ở trường tiểu học.<br />
- Tìm nguyên nhân vì sao hiệu quả sinh hoạt Sao nhi đồng chưa cao.<br />
* Nhiệm vụ.<br />
- Đưa phương hướng mới vào quá trình sinh hoạt Sao để đạt hiệu quả tối<br />
ưu.<br />
- Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ<br />
giáo viên, lãnh đạo nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh hoạt<br />
sao nhi đồng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng phụ trách<br />
Sao thực sự là một công việc mang tính chất giáo dục tinh thần trong nhà<br />
trường.<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Sao nhi ở Liên đội Tiểu học Krông Ana.<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Công tác tổ chức sinh hoạt Sao từ khối 1 đến khối 3 ở trường Tiểu học<br />
Krông Ana<br />
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2014 đến nay<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp trải nghiệm thực tế<br />
- Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm.<br />
- Phương pháp điều tra.<br />
- Phương pháp tọa đàm trao đổi<br />
- Phương pháp toán học thống kê và xử lí số liệu.<br />
II. Phần nội dung<br />
II.1.Cơ sở lí luận.<br />
Bác Hồ là người luôn quan tâm, chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng.<br />
Những lời dạy và bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu nhi được xem như<br />
là một trong những di sản vô giá của dân tộc và của thế hệ trẻ nước ta. Đó cũng<br />
chính là những quan điểm, phương hướng mà Đảng, Nhà nước và các cấp có<br />
thẩm quyền đã, đang và sẽ lấy đó làm phương châm để giáo dục và rèn luyện<br />
thế hệ măng non của đất nước<br />
Về mặt tâm lí học: Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các quá<br />
trình tâm lí và các phẩm chất tâm lí được nghiên cứu các dạng hoạt động khác<br />
nhau đang được phát triển. Ví dụ vui chơi, học tập, lao động… Mỗi dạng hoạt<br />
động có vai trò, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách của các em.<br />
Những quan sát hằng ngày cho thấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ không giống<br />
người lớn, trẻ nhỏ không làm được rất nhiều điều. Nhưng vấn đề không phải là<br />
ở chỗ trẻ không làm được hay, chưa nắm được những gì… mà vấn đề cơ bản là<br />
ở chỗ phải hiểu được trẻ hiện có những gì, có thể làm được gì, nó không thay<br />
đổi như thế nào và sẽ có được điều gì trong quá trình sống và hoạt động theo<br />
GV: Phan Văn Tuấn<br />
<br />
3<br />
<br />
Trường TH Krông Ana<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng<br />
<br />
lứa tuổi…<br />
Về mặt giáo dục học: Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà<br />
trường, các em nhỏ được thể hiện thông qua tính giáo dục đạo đức trong các<br />
môn học cũng như các hoạt động ngoại khoá. Chẳng hạn, một học sinh tiểu học<br />
vừa là đội viên TNTP Hồ Chí Minh vừa là thành viên của đội ngũ phụ trách<br />
Sao, vừa là cây văn nghệ của nhà trường… Khi học sinh tham gia các buổi sinh<br />
hoạt lớp, sinh hoạt nhi đồng… Các em quen dần với việc tôn trọng tập thể, công<br />
việc mình làm, những ý kiến, việc làm đó được tập thể kiểm tra và đánh giá.<br />
Muốn vậy, trước hết đòi hỏi người thầy giáo phải có khả năng xây dựng được<br />
một tập thể học sinh tốt, có yêu cầu chặt chẽ đối với học sinh cũng như công<br />
việc, phải có sự lãnh đạo thống nhất, mỗi học sinh phải được bình đẳng trước<br />
tập thể.<br />
Về mặt xây dựng đội: Hoạt động Đội TNTP là con đường giáo dục<br />
không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá<br />
trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con<br />
đường khác nhau. Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục là<br />
thông qua hoạt động thực tiễn của đội và tự rèn luyện đội viên. Chính vì vậy<br />
công tác nhi đồng được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp<br />
người mới cho xã hội.<br />
II.2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
* Thuận lợi:<br />
- Khuôn viên trường có sân chơi rộng rãi, có nhiều cây bóng mát phù hợp<br />
với sinh hoạt đội.<br />
- Trường có 1 điểm trường không có phân hiệu.<br />
- Giáo viên phụ trách: Nhiệt tình và tâm huyết với công việc của mình,<br />
mỗi giáo viên phụ trách trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm của mỗi lớp nên có<br />
nhiều thời gian với việc giáo dục .<br />
- Phụ trách sao: Năng nổ, là những đội viên ưu tú, chăm học, hăng say<br />
với công việc.<br />
- Nhi đồng là tuổi năng động, hiếu học và ham thích vui chơi.<br />
- Tổng phụ trách: Nhiệt tình, ham học hỏi luôn thay đổi mọi hình thức<br />
sinh hoạt để nâng cao hoạt động Đội – Sao trong trường học.<br />
- Hội đồng nhà trường là một khối đoàn kết, thống nhất bao gồm các<br />
đoàn thể: chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội phụ huynh.<br />
* Khó khăn:<br />
- Toàn trường có 22 phòng học, chưa có phòng Đội riêng, trang thiết bị<br />
phục vụ cho hoạt động Đội – Sao chưa đầy đủ.<br />
- Một số anh chị phụ trách đã lớn tuổi nên có phần hạn chế trong việc<br />
triển khai các hoạt động phong trào mới.<br />
- Tổng phụ trách mới về công tác tại trường nên còn nhiều điều cần học<br />
hỏi đồng nghiệp đi trước, phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu Đội để hình<br />
GV: Phan Văn Tuấn<br />
<br />
4<br />
<br />
Trường TH Krông Ana<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng<br />
<br />
thành kinh nghiệm của mình mà không có giáo án, giáo trình cụ thể.<br />
- Học sinh đều học 2 buổi/ ngày nên thời gian tập huấn phụ trách Sao gặp<br />
nhiều khó khăn, mặt khác nhà một số em lại ở xa trường, chính vì vậy công tác<br />
tiến hành bồi dưỡng phụ trách Sao chưa được thuận lợi.<br />
b. Thành công, hạn chế.<br />
* Thành công.<br />
- Phụ trách Sao được nâng cao về kỹ năng lãnh đạo, tự điều khiển sinh<br />
hoạt tập thể..., ngoài ra phụ trách Sao còn được trau dồi về kiến thức cuộc sống<br />
xung quanh thông qua các câu hỏi vấn đáp tìm hiểu, tranh ảnh minh họa, dụng<br />
cụ trực quan, khi tham gia các buổi tập huấn của anh Tổng phụ trách về các chủ<br />
điểm. Từ đó các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi tổ chức cho các em Sao nhi<br />
sinh hoạt vui chơi...<br />
- Các em Sao nhi cảm thấy hứng thú, chủ động sáng tạo khi tham gia sinh<br />
hoạt, đã thu hút các Sao nhi thiếu mạnh dạn trong sinh hoạt tập thể tham gia<br />
tích cực vào các hoạt động do đội ngũ phụ trách sao đứng ra tổ chức. Chất<br />
lượng của các Sao nhi được xếp loại tốt tăng cao, giảm số lượng xếp loại khá,<br />
trung bình (100% Sao nhi đồng trong liên đội đều được sinh hoạt thường xuyên<br />
theo lịch 1tiết/ tuần; 100% nhi đồng ham thích sinh hoạt Sao; Quá trình Rèn<br />
luyện dự bị đội viên toàn liên đội đạt 100%).<br />
- Phong trào sinh hoạt Sao nhi giữa các lớp có sự thi đua rõ rệt, các phụ<br />
trách sao đã chủ động tìm tòi thêm kiến thức trên sách vở và thông tin đại<br />
chúng và áp dụng vào các buổi sinh hoạt, sao nhi chủ động hơn trong các hoạt<br />
động tìm hiểu, vui chơi.<br />
* Hạn chế.<br />
- Đội ngũ phụ trách Sao có sự chênh lệch, chưa đồng đều về kỹ năng tổ<br />
chức sinh hoạt tập thể, một số phụ trách Sao còn bị động khi tổ chức sinh hoạt.<br />
- Do điều kiện kinh phí cho hoạt động Đội còn gặp nhiều khó khăn nên<br />
cũng hạn chế phần nào đến việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc nghiên<br />
cứu.<br />
- Một số em còn e dè trong việc thể hiện bản thân, hơn nữa do địa bàn<br />
dân cư trải rộng, có những em ở khá xa trường.<br />
- Một số anh chị phụ trách chưa nhiệt tình hỗ trợ lực lượng phụ trách Sao,<br />
còn thờ ơ đối với những khó khăn vướng mắc khi phụ trách sao tổ chức sinh<br />
hoạt.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
* Mặt mạnh:<br />
- Đã áp dụng thành công tại Liên đội TH Krông Ana, phù hợp với đối<br />
tượng học sinh, hiệu quả của phong trào được nâng cao vượt bậc so với các<br />
Liên đội khác trong huyện.<br />
- Ngay từ đầu năm hoạt động Sao nhi trở nên sôi nổi đã trở thành một<br />
hoạt động không thể thiếu đối với các em vào các buổi thứ hai hàng tuần, là liều<br />
<br />
GV: Phan Văn Tuấn<br />
<br />
5<br />
<br />
Trường TH Krông Ana<br />
<br />