1<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH SÓC TRĂNG<br />
TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY<br />
<br />
Đề tài<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO<br />
HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NGHE<br />
MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC<br />
<br />
Người thực hiện: SƠN KIM LỄ<br />
Môn giảng dạy: Tiếng Anh<br />
( 24/ 05/ 2015 )<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: ……………………………………......................…………….......3<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: …………………………………………………………… 3<br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ……………………….....………..…………….........4<br />
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: ……………………………….....…………………..4<br />
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ………..……………………..........4<br />
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ………..…………………………………..........4<br />
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ………...……………………………………………......5<br />
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: ……………….…….……………………………………….......5<br />
1. Mục đích dạy học: ………..………….…………………………………........5<br />
2. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nghe: ............5<br />
II. THỰC TRẠNG DẠY NGHE MÔN TIẾNG ANH TRƯỜNG THPT TRẦN<br />
VĂN BẢY: …................................................................................................................6<br />
1. Ưu điểm: ……......……………………………………………………….......6<br />
2. Tồn tại: ……………………………….......…………………………….........7<br />
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC TẾ ĐỂ TIẾN HÀNH MỘT TIẾT DẠY NGHE<br />
ĐẠT HIỆU QUẢ:...........................................................................................................9<br />
1. Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe: ..............................................................9<br />
2. Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe: .................................................................10<br />
IV. BÀI GIẢNG MẪU: ................................................................................................12<br />
V. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI: .......................17<br />
C. KẾT LUẬN: ………………………………………….............................……......18<br />
I. NHỮNG NÉT CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ..............................18<br />
II. NHŨNG KIẾN NGHỊ: ………………….......................………………………....19<br />
<br />
3<br />
<br />
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của môn Tiếng Anh là nhằm hình thành và phát<br />
triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí<br />
tuệ cần thiết để tiếp tục học lên những cấp bậc cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao<br />
động. Vì vậy SGK Tiếng Anh THPT mới từ lớp 10 đến lớp 12 đều được biên soạn<br />
theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm (thematic<br />
approach) và đề cao các phương pháp học tập chủ động của học sinh.<br />
Cả bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết được phối hợp thực hiện trong các hoạt<br />
động trên lớp. Một trong bốn kỹ năng mà người học tiếng Anh nói chung cũng như<br />
học sinh THPT nói riêng thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học đó<br />
là kỹ năng Nghe. Trên thực tế để có được kỹ năng nghe tiếng Anh thì người học ngoại<br />
ngữ phải có quá trình luyện nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội<br />
dung nghe khác nhau. Việc dạy và học nghe môn tiếng Anh tuy không còn mới mẻ<br />
nhưng rất khó đối với người học, đặc biệt là đối với giáo viên và hầu hết học sinh bậc<br />
THPT.<br />
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần<br />
khắc phục những khó khăn để tiến hành dạy nghe môn tiếng Anh có hiệu quả hơn, học<br />
sinh tích cực hơn, chủ động hơn khi tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Đó cũng<br />
là lý do mà tôi chọn đề tài này cho nghiên cứu của mình.<br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:<br />
Xã hội ngày càng phát triển, Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được rất<br />
nhiều người theo học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Vì vậy nhu cầu và<br />
phương tiện học tập môn tiếng Anh của người học ngày càng cao. Tuy nhiên, đối với<br />
học sinh bâc THPT vùng xa xôi nói chung và học sinh trường THPT Trần Văn Bảy nói<br />
riêng, ý thức về tầm quan trọng của bộ môn tiếng Anh chưa cao. Từ những thực tế<br />
trên, người giáo viên dạy tiếng Anh phải không ngừng tìm tòi, cải tiến phương pháp<br />
dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp các em từng bước nhận thức<br />
được tầm quan trọng của bộ môn này.<br />
Trong chương trình sách giáo khoa tiếng Anh bậc THPT, nội dung bài dạy được<br />
trình bày theo 4 kỹ năng. Trong đó, kỹ năng Nghe là một trong những kỹ năng được<br />
chú trọng phát triển trong các phương pháp dạy ngoại ngữ mới. Kỹ năng Nghe có tầm<br />
<br />
4<br />
<br />
quan trọng cao vì học sinh không thể giao tiếp bằng lời nói nếu không hiểu được<br />
những gì nghe được.<br />
Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp giáo<br />
viên có được những kinh nghiệm sau:<br />
1. Tạo tâm thế thoải mái, năng động, chủ động học tập cho học sinh trong tiết<br />
luyện tập kỹ năng nghe tiếng Anh.<br />
2. Cách thức tổ chức một tiết dạy nghe có hiệu quả; Trình tự một tiết dạy nghe<br />
được tiến hành một cách hợp lý.<br />
3. Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng, kỹ xảo nghe tiếng<br />
Anh.<br />
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:<br />
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi phải thực hiện các nhiệm vụ sau:<br />
1. Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn giảng dạy và rèn luyện kỹ năng nghe tiếng<br />
Anh, các kỹ thuật dạy nghe.<br />
2. Thao giảng, dạy thử nghiệm.<br />
3. Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm.<br />
4. Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bắt nội dung bài của học sinh, để từ đó<br />
có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý.<br />
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:<br />
Đề tài xoay quanh vấn đề nghiên cứu giảng dạy và học tập môn nghe tiếng Anh<br />
của giáo viên và học sinh bậc THPT ở các lớp 10 và 12 trường THPT Trần Văn Bảy.<br />
Song đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này là học<br />
sinh lớp 10ª4.<br />
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:<br />
1. Quan sát: Tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp.<br />
2. Trao đổi, thảo luận: Sau các tiết dạy dự giờ và dự giờ các tiết dạy của đồng<br />
nghiệp, tôi cùng đồng nghiệp tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra được những<br />
kinh nghiệm cho tiết dạy.<br />
3. Thực nghiệm: Tiến hành dạy thử nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể<br />
ở một số tiết dạy nghe.<br />
4. Kiểm tra, đánh giá: Đánh giá việc nắm bắt nội dung bài của học sinh qua<br />
hoạt động nghe và làm các bài tập trên lớp, các lần kiểm tra, đối chiếu các kết quả học<br />
tập của học sinh từ đó rút ra được phương pháp dạy tốt nhất cho các em.<br />
<br />
5<br />
<br />
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:<br />
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:<br />
1. Mục đích dạy học:<br />
Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học sinh kiến<br />
thức của ngôn ngữ đó, mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ là dạy cho học<br />
sinh khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ đó. Khả năng giao tiếp của học sinh thể hiện<br />
qua các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kỹ năng nghe của học sinh được hình thành<br />
qua một quá trình học tập rèn luyện trong môi trường Anh ngữ. Ngoài việc học tập ở<br />
trường lớp, học sinh phải tự học tập và rèn luyện kỹ năng nghe thông qua các hình<br />
thức và các phương thức khác nhau.<br />
Kỹ năng nghe là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ vào mục đích nghe hiểu<br />
bằng tiếng Anh.<br />
2. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nghe:<br />
a. Giáo viên:<br />
- Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo viên đóng vai trò chỉ đạo,<br />
điều khiển học sinh trong giờ học.<br />
- Để tiến hành một tiết dạy nghe có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các<br />
yếu tố cơ bản sau:<br />
+ Chọn và sử dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy nghe phù hợp với từng nội<br />
dung bài dạy.<br />
+ Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý.<br />
+ Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy.<br />
+ Sử dụng thành thạo các phương tiện, các thiết bị đồ dùng dạy học phục<br />
vụ dạy nghe.<br />
+ Truyền thụ kiến thức một cách truyền cảm, có logic nhằm lôi cuốn,<br />
hấp dẫn học sinh.<br />
b. Phương pháp, kỹ thuật dạy nghe: (Listening Techniques)<br />
- Phương pháp dạy nghe được hình thành bởi nội dung bài nghe. Nói cách khác,<br />
nội dung bài dạy nghe chi phối việc lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp, kỹ<br />
thuật dạy nghe.<br />
- Mỗi kỹ thuật dạy học phù hợp với hình thức bài dạy cụ thể ( dạy ngữ pháp,<br />
dạy nói, dạy viết... )<br />
c. Các phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho viêc dạy nghe:<br />
<br />