BM 01-Bia SKKN<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
Đơn vị trường THPT Trần Phú<br />
Mã số: ................................<br />
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ<br />
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DỰ GIỜ THĂM LỚP<br />
Ở TRƢỜNG THPT TRẦN PHÚ<br />
(Ghi đầy đủ tên gọi giải pháp SKKN)<br />
<br />
Người thực hiện: Hà Xuân Văn<br />
Lĩnh vực nghiên cứu:<br />
<br />
<br />
- Quản lý giáo dục<br />
<br />
- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. <br />
(Ghi rõ tên bộ môn)<br />
<br />
- Lĩnh vực khác: ....................................................... <br />
(Ghi rõ tên lĩnh vực)<br />
<br />
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN<br />
Mô hình<br />
Phần mềm<br />
Phim ảnh<br />
Hiện vật khác<br />
<br />
Năm học: 2011-2012<br />
<br />
BM02-LLKHSKKN<br />
<br />
SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC<br />
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN<br />
1. Họ và tên: Hà Xuân Văn<br />
2. Ngày tháng năm sinh: 17/8/1962<br />
3. Nam, nữ:<br />
<br />
Nam<br />
<br />
4. Địa chỉ: Trường THPT Trần Phú<br />
5. Điện thoại:0613.726006 (CQ)/ 0613726632 (NR); ĐTDĐ: 0988863905<br />
6. Fax:<br />
<br />
E-mail: vanhaxuan@gmail.com<br />
<br />
7. Chức vụ: P. Hiệu trưởng<br />
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú<br />
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO<br />
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Toán<br />
- Năm nhận bằng: 1983<br />
- Chuyên ngành đào tạo: ĐH Sư phạm Toán<br />
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC<br />
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy toán THPT<br />
Số năm có kinh nghiệm: 29 năm<br />
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:<br />
+ Phân loại các bài toán cơ bản về tích phân.<br />
+ Sử dụng phương pháp toạ độ để giải các bài toán hình học không gian.<br />
+ Công tác vận động quỹ khuyến học của trường THPT Trần Phú.<br />
+ Một số biện pháp phân công chuyên môn cho giáo viên trường THPT Trần<br />
Phú<br />
+ Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT Trần Phú<br />
<br />
2<br />
<br />
BM03-TMSKKN<br />
<br />
Tên SKKN:<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ<br />
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DỰ GIỜ THĂM LỚP<br />
Ở TRƢỜNG THPTTRẦN PHÚ<br />
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
1. Lý do khách quan:<br />
Khi nói đến trường học người ta nghĩ ngay đến hoạt động dạy và học. Như vậy<br />
hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng và là yếu tố cốt lõi của một nhà trường.<br />
Chính vì vậy bất cứ cấp quản lý nào cũng đều hết sức quan tâm đến công tác giảng<br />
dạy, giáo dục của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Việc dự giờ thăm lớp là một<br />
hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông nhằm nâng cao chất<br />
lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo<br />
dục Việt Nam.<br />
Trong suốt nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,<br />
đất nước ta không ngừng phát triển và giành được những thành tựu to lớn về kinh<br />
tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật. Ngành giáo dục đã góp một phần quan trọng trong<br />
những thành tựu đó. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào<br />
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại<br />
hóa đất nước và hòa nhập với các nước trong khu vực và thế giới thì ngành giáo<br />
dục cần phải có sự đổi mới một cách tích cực về nội dung, chương trình, phương<br />
pháp đào tạo... Đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của ngành giáo dục. Một<br />
trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công của các mục tiêu<br />
trên chính là chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường phổ thông.<br />
Xác định được vai trò quan trọng của ngành Giáo dục trong sự nghiệp xây<br />
dựng và phát triển đất nước, Đảng, Quốc hội, Chính phủ luôn luôn có sự quan tâm<br />
chỉ đạo sâu sát đối với ngành:<br />
- Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày<br />
15/6/2004 đã thể hiện quan điểm hết sức coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng đội<br />
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện hiệu quả những yêu cầu và<br />
nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, đáp ứng sự nghiệp phát triển đất<br />
nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.<br />
- Nghị quyết Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số<br />
40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ<br />
thông.<br />
- Nghị quyết TW2 ngày14 tháng 09 năm 2005, Đại hội đại biểu toàn quốc<br />
của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định một số vấn đề chủ yếu:"<br />
Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự<br />
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn lực con<br />
người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền<br />
vững…".<br />
3<br />
<br />
- Theo quy định về trách nhiệm của hiệu trưởng mỗi năm phải dự mỗi giáo<br />
viên một giờ.<br />
- Năm học 2011-2012 là năm tiếp theo thực hiện thông tư số 30/2009/TTBGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ<br />
thông. Đặc biệt cả nước đang tích cực hưởng ứng cuộc vận động học tập tấm<br />
gương đạo đức Hồ Chí Minh nên đối với ngành giáo dục việc nâng cao chất lượng<br />
giáo dục là một việc làm thiết thực và đúng với nội dung của cuộc vận động.<br />
2. Lý do chủ quan:<br />
Trường THPT Trần Phú được thành lập từ năm học 2006-2007, đóng chân<br />
trên địa bàn xã Suối Tre - một xã vùng ven của Thị xã Long Khánh. Dân cư địa<br />
phương chủ yếu là công nhân cao su và nông dân làm rẫy, mật độ dân cư khá thưa<br />
thớt. Mặc dù nằm ngay trên Quốc lộ 1A nhưng vị trí của trường không thuận lợi<br />
cho việc giao thông, trên tuyến đường này thường xuyên xảy ra các tai nạn giao<br />
thông.<br />
Trường mới thành lập nên cơ sở vật chất, phòng ốc khá thoáng mát và tương<br />
đối đầy đủ về các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy - học. Tuy nhiên một điều<br />
khó khăn là chất lượng học sinh đầu vào thấp; đội ngũ giáo viên thiếu và không<br />
đồng bộ. Đặc biệt tỷ lệ giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề trẻ còn rất cao. Làm thế<br />
nào để nâng cao được chất lượng dạy - học, tạo dựng uy tín, thương hiệu cho nhà<br />
trường? Trong rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học thì cái nào<br />
làm trước, cái nào làm sau, cái nào trước mắt, cái nào lâu dài... Đây là một thách<br />
thức không nhỏ đối với người làm công tác quản lý chuyên môn của nhà trường.<br />
Sau đây là bảng thống kê tuổi đời, tuổi nghề của giáo viên nhà trường năm<br />
học 2011-2012:<br />
Stt<br />
<br />
Môn<br />
<br />
Số<br />
lƣợng<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
Toán<br />
Vật lý<br />
Hoá học<br />
Sinh học<br />
Công nghệ<br />
Tin học<br />
Ngữ Văn<br />
Lịch sử<br />
Địa lý<br />
GDCD<br />
Tiếng Anh<br />
TD-QP<br />
<br />
8<br />
6<br />
5<br />
3<br />
1<br />
2<br />
7<br />
3<br />
2<br />
2<br />
6<br />
5<br />
<br />
3<br />
1<br />
4<br />
1<br />
1<br />
1<br />
7<br />
3<br />
2<br />
2<br />
5<br />
0<br />
<br />
Số năm công tác<br />
Từ 5<br />
Từ 11 Từ 16<br />
Dưới 5<br />
đến 10 đến 15 đến 20<br />
năm<br />
năm<br />
năm<br />
năm<br />
4<br />
1<br />
2<br />
4<br />
2<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
2<br />
2<br />
4<br />
1<br />
1<br />
1<br />
2<br />
1<br />
1<br />
2<br />
2<br />
1<br />
4<br />
1<br />
<br />
Trên<br />
20<br />
năm<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
Tổng<br />
51<br />
30<br />
25<br />
12<br />
8<br />
1<br />
3<br />
cộng<br />
Một thực trạng xảy ra hằng năm ở trường THPT Trần Phú là đội ngũ giáo<br />
viên không những trẻ về tuổi đời, tuổi nghề mà còn không ổn định. Số giáo viên<br />
sau một số năm giảng dạy đã có kinh nghiệm thì xin chuyển đi, thay vào đó là số<br />
giáo viên trẻ, mới ra trường.<br />
Mặc dù nhà nước có quy định và chế độ cho những giáo viên đang tập sự và<br />
giáo viên hướng dẫn tập sự nhưng giáo viên hướng dẫn tập sự chỉ làm cho có lệ<br />
hoặc hoặc không thường xuyên. Sau một năm hết tập sự thì giáo viên trẻ đó tự<br />
xoay sở, nếu có tâm huyết thì tiếp tục tìm tòi, tự bồi dưỡng, nếu không có tâm<br />
huyết thì coi như đã xong thủ tục tập sự, tự bằng lòng với những gì mình đang có.<br />
Với kinh nghiệm tích luỹ được, tôi xác định rằng công tác dự giờ thăm lớp<br />
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà<br />
trường. Với tình hình thực tế của nhà trường về đội ngũ giáo viên, tình hình chất<br />
lượng học sinh. Với mong muốn sử dụng kiến thức lý luận và thực tiễn, tôi muốn<br />
bản thân mình nhìn nhận một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng công tác dự giờ thăm lớp<br />
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Trần Phú, qua đó tìm ra những<br />
ưu điểm để phát huy, phát hiện ra những tồn tại để điều chỉnh, khắc phục nhằm xây<br />
dựng nhà trường phát triển liên tục và bền vững. Đó là lý do tôi chọn đề tài: "Một<br />
số biện pháp nâng cao trình độ tay nghề thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp ở<br />
trường THPT Trần Phú"<br />
B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br />
I. Cơ sở lý luận<br />
Theo tài liệu về bồi dưỡng cán bộ thanh tra và quản lý Giáo dục Việt Nam<br />
do Cộng hoà Pháp tài trợ thì "Tƣ vấn là nhiệm vụ được thực hiện trong quá trình<br />
trao đổi giũa thanh tra viên với giáo viên nhờ việc quan sát giờ dạy và nghiên cứu<br />
các hoạt động khác của giáo viên, nhằm giúp giáo viên phát hiện những thiếu sót,<br />
hạn chế về nội dung, phương pháp giảng dạy cũng như trong việc thực hiện các<br />
nhiệm vụ của mình.<br />
Cũng theo tài liệu này thì " Thúc đẩy là hoạt động nhằm kích thích, phát<br />
hiện và phổ biến kinh nghiệm, đồng thời đề xuất những kiến nghị để phát huy<br />
thành quả của giáo viên, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ, khắc phục những<br />
yếu kém, hạn chế về năng lực nghiệp vụ và thực hiệc các nhiệm vụ của giáo viên,<br />
dần dần hoàn thiện hoạt động sư phạm của mình, góp phần phát triển hệ thống giáo<br />
dục"<br />
Từ lâu các nuớc tiên tiến trên thế giới đã xác định giáo dục là động lực cho<br />
sự phát triển kinh tế- xã hội, là con đường quan trọng nhất để phát huy nguồn lực<br />
con người. Ở nước ta Đại hội BCHTW Đảng khóa VIII đã khẳng định: "Giáo dục<br />
và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”; Chính vì vậy, luận điểm đi lên bằng giáo dục<br />
đã được khẳng định và trở thành chân lý của thời đại chúng ta - thời đại mà trí tuệ<br />
con người trở thành tài nguyên quý giá nhất của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Xuất<br />
5<br />
<br />