Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao vai trò công tác Đội trong nhà trường
lượt xem 8
download
Sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp nâng cao vai trò công tác đội trong nhà trường” là những đúc rút kinh nghiệm từ thực làm công tác đội của tôi trong nhiều năm qua, sáng kiến kinh nghiệm gồm: Thực trạng của học sinh Hà Bắc, biện pháp nâng cao vai trò công tác Đội trong nhà trường, kết quả của việc vận dụng các biện pháp đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao vai trò công tác Đội trong nhà trường
- PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI NÓI ĐẦU Cùng với tổ chức của Thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ ChMinh là tổ chức của thiếu niên do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là lực lượng thiếu nhi trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Lịch sử cách mạng Việt Nam trong gần một thế kỉ qua đã chứng minh thanh, thiếu niên có vai trò hết sức quan trọng, đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Do vậy việc giáo dục thanh, thiếu niên là một vấn đề hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy ngày nay có nhiều thanh thiếu niên đạt được giải cao trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Song bên cạnh những thanh, thiếu niên tiên tiến điển hình dó còn một bộ phận thanh, thiếu niên chưa nhận thức tốt về nhiệm vụ của mình là học tập, tu dưỡng và rèn luyện tốt chỉ thích hưởng thụ, ăn chơi , đua đòi, nghiện ngập…Trước yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới hiện nay, đất nước đang thời kì hội nhập Quốc tế, để góp phần nâng cao nhận thức cho thanh, thiếu niên về lí tưởng cách mạng, có đạo đức, lối sống lành mạnh thì nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất. Chúng ta biết rằng các em học sinh Tiểu học trong độ tuổi Đội. Các hoạt động thiết thực và có hiệu quả từ phía Đội sẽ là một động lực giúp các em không những học tập tốt mà còn góp phần không nhỏ vào việc hình thanh nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức rèn luyện của các em. Không ai có thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của công tác Đội trong nhà trường. Song để phát huy được thế mạnh và ảnh hưởng tích cực của tổ chức này thì không phải trường nào cũng làm tốt được. Xuất phát từ thực tế của hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu nhi ở trường Tiểu học Hà Bắc
- trong những năm qua, đặc biệt là sau khi tôi được tổ chức phân công làm tổng phụ trách Đội, tôi luôn trăn trở làm thế nào để phát huy hết vai trò của công tác đội trong nhà trường. Từ đó tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao vai trò công tác Đội trong nhà trường” Sáng kiến kinh nghiệm “ Biện pháp nâng cao vai trò công tác đội trong nhà trường” là những đúc rút kinh nghiệm từ thực làm công tác đội của tôi trong nhiều năm qua, sáng kiến kinh nghiệm gồm: Thực trạng của học sinh Hà Bắc. Biện pháp nâng cao vai trò công tác Đội trong nhà trường. Kết quả của việc vận dụng các biện pháp đó. Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thành cho phép tôi được bày tỏ niềm cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường tiếu học Hà Bắc đã quan tâm chỉ đạo, góp ý, tạo mọi điều kiện về mặt chuyên môn, cảm ơn đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này. II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.Thực trạng: Trường Tiểu học Hà Bắc là một trường thuộc xã khó khăn nhất của huyện Hà Trung. Đa số học sinh là con em làm nông nghiệp, do đó thời gian bố mẹ quan tâm, chăm sóc tới các con cũng hạn chế. Hơn nữa quan điểm của không ít các bậc phụ huynh là gửi con tới trường là phó mặc cho nhà trường, thầy cô. Chính vì thế mà hoạt động Đội chất lượng chưa cao, nội dung, hình thức, phương pháp còn nghèo nàn. Hơn nữa nhận thức về công tác Đội của các tổ chức nhà trường còn hạn chế, coi công tác Đội là nhiệm vụ của Tổng phụ trách Đội. Kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian dành cho hoạt động đội còn ít. Một số anh chị phụ trách chi đội và lớp nhi đồng chưa thực sự nhiệt tình với phong trào của đội. Phụ trách đội tuy đã được bồi dưỡng nhưng chưa thường xuyên, chế độ còn chưa thoả đáng, tính động viên khích lệ chưa cao. Tổng phụ trách Đội hay thay đổ về nhân sự. Các hoạt động tập thể chưa nhiều( VD: Các
- em không được đi du lich, ít được đi thăm quan….) nên mọi hoạt động vui chơi của các em chủ yếu là ở trường. Do đó chất lượng dạy và học trong những năm trước chưa cao. 2. Kết quả của thực trang: Từ thực trạng trên nên năm học trước chất lượng về hạnh kiểm và văn hoá của nhà trường còn khiêm tốn. Thành tích của Liên đội chưa nhiều. Cụ thể là: *Năm học 2009 – 2010 Khối lớp Khối Khối Khối Khối Khối Xếp loại 1 2 3 4 5 Tổng số học sinh: 75 97 96 97 99 Xếp loại hạnh Thực hiện Đ 71 95 92 95 97 kiểm Đ Chưa Đ Đ 3 2 4 2 2 Học lực môn Giỏi 16 23 16 20 20 Tiếng Việt Khá 18 25 27 27 27 TB 35 47 50 47 49 Yếu 2 2 3 3 3 Học lực môn Giỏi 18 22 20 25 28 Toán Khá 20 25 26 25 27 TB 30 47 48 43 39 Yếu 3 3 2 4 2 * Các hoạt động khác; Hoạt động từ thiện nhân đạo: 80% tổng số các em đội viên trong trường tham gia. Các phong trào khác có tham gia nhưng chưa nhiệt tình và cũng chưa đạt hiệu quả cao. Danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ : 50 em Liên đội đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện.
- Từ thực trạng trên, với lòng yêu nghề và muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của trường Tiểu học Hà Bắc nói riêng và sự nghiệp giáo dục nước nhà nói chung, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã tìm tòi cách thức, phương pháp hoạt động của công tác Đội trong nhà trường. Tôi xin đề xuất sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao vai trò công tác Đội trong nhà trường” Vì điều kiện không cho phép nên tôi chỉ thực hành, thực nghiệm ở trường Tiểu học Hà Bắc.
- PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Các giải pháp thực hiện. 1. Hướng dẫn thu hút các em tham gia các hoạt động và thực hiện tốt nề nếp của Đội.Kiện toàn cơ cấu tổ chức Đội. 2. Quy định chung về các loại hồ sơ của Đội 3. Lập kế hoạch cụ thể cho chương trình hoạt động của Liên đội. II.Các biện pháp tổ chức thực hiện. Biện pháp 1: Kiện toàn cơ cấu tổ chức Đội. 01 Tổng phụ trách Đội. Các anh chị phụ trách Đội, Sao nhi đồng. 01 BCH Liên đội( 7 9 em) BCH các chi đội. 01 đội cờ đỏ. 01 đội tuyên truyền măng non. Các Đội, Sao làm việc dưới sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ và theo kế hoạch của BCH Liên đội, đứng đầu là anh( chị) Tổng phụ trách Đội. Biện pháp 2: Quy định cụ thể về các loại sổ sách sinh hoạt của chi đội và lớp nhi đồng: Sổ theo dõi hoạt động Đội trong nhà trường. Sổ theo dõi rèn luyện đội viên. Sổ chi đội, sổ sao nhi đồng. Biện pháp 3: Lập kế hoạch và chương trình hoạt động Đội. Vào đầu năm học, sau khi Đại hội để kiện toàn và bầu ra BCH chi đội, BCH Liên đội, thành lập đội “Cờ đỏ” và đội “ Tuyên truyền măng non”. Chị Tổng
- phụ trách tập huấn cho các em về nhiệm vụ và chương trình hoạt động Đội trong nhà trường để các em có kĩ năng làm tốt nhiệm vụ của mình. 3.1 Về nhiệm vụ cụ thể hoạt động của các đội như sau: * Đội cờ đỏ + Kiểm tra việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ ( Sĩ số, khăn quàng, tự quản, vệ sinh, thể dục giữa giờ) Lớp Sĩ số K.quàng Tự quản V.sinh Thể duc. N.dung s.hoạt Thang điểm tối đa cho mỗi nội dung là 10 điểm a. Sĩ số: Vắng + không có giáy phép: 1 ng/buổi trừ 1 điểm 2 ng/ buổi trừ 2 điểm + Có giấy phép: 2 ng/ buổi trừ 1điểm 4 ng/ buổi trừ 2 điểm. b. Khăn quàng: Thiếu 1 ng/ buổi trừ 1 điểm c.Tự quản: Tự quản không tốt thì tuỳ theo mức độ để trừ. ( ồn, chạy ra ngoài…) trừ từ 1 điểm đến 5 điểm. d. Vệ sinh: *Yêu cầu: + Phải quét dọn sach sẽ trong và ngoài phòng học. +Lớp học phải có khăn trải bàn, lọ hoa, chậu nước ( Thiếu 1 trong 3 loại trừ 0,5 điểm) g. Thể dục giữa giờ( múa hát dưới sân trường) * Yêu cầu: + Ra đúng thời gian, xếp hàng theo quy định.
- + Sĩ số đày đủ (Mỗi lớp trừ 2 học sinh làm trực nhật trong lớp) + Tập đẹp, đúng theo nội dung đã triển khai. ( Nếu lớp nào không thực hiện tốt trừ tối đa 3 điểm) h. Nội dung sinh hoạt trên lớp.( Đây là nội dung quan trong nhất nên đội cờ đỏ phải theo dõi sát sao nhất) Thực hiện tốt được 10 điểm * Yêu cầu: Phải có nội dung sinh hoạt sát thực, chất lượng( Đọc và làm theo báo Đội, chữa bài tập , tập hát, kể chuyên…..). Vấn đề này ngay từ đầu năm học BCH Liên đội, Tổng phụ trách đội kết hợp với anh chị phụ trách chi đội để các chi đội cùng nhau thống nhất nội dung sinh hoạt. Có tuyên dương và khen thưởng cho những chi đội và lớp nhi đồng làm tốt nội dung sinh hoạt và có tinh thần tự quản tốt. Có thể tổ chức cho các chi đội học hỏi bằng hình thức dự những chi đội điển hình để nhân rộng trong toàn Liên đội Đội cờ đỏ sẽ phân công theo dõi chéo nhau. Cuối tuần vào chiều thứ 6 BCH Liên đội sẽ họp, tổng hợp và xếp loại của từng lớp , sau đó báo cáo với giáo viên trực tuần để trình lên BGH để nhận xét trước cờ vào sáng thứ 2 tuần sau. ( Thang điểm xếp loại chung cho các hoạt động: Loại A: 910 điểm Loại B: 7 8 điểm Loại C: 5 – 6 điểm Dưới 5 điểm không xếp loại) * Đội tuyên truyền măng non:
- Đội tuyên truyền măng non có nhiệm tuyên truyền đến các đội viên về nhiệm vụ của người đội viên, về các ngày lễ lớn trong năm, theo dõi tình hình trật tự trong toàn trường, bảo vệ khuôn viên nhà trường như vườn hoa, cây cảnh, vườn thuốc nam, bàn ghế…nếu đội tuyên truyền măng non mà bắt được học sinh vi phạm thì lập biên bản gửi lên BCH Liên đội để giải quyết. Hình thức kỉ luật đối với những vi phạm trên: Nếu nặng có thể khiển trách trước cờ. Nếu nhẹ có thể gửi về chi đội đề nghị giáo viên chủ nhiệm ( anh chị phụ trách) giải quyết. Đội cờ đỏ và đội tuyên truyền măng non phải trao đổi để thực hiện tốt công việc được giao. Lập tức xử lí những trường hợp các đội viên nhi đồng vi phạm. Cuối tuần họp tổng kết giao ban để rút kinh nghiệm và triển khai kế hoạch tuần sau. 3.2. kế hoạch cụ thể cho chi đội: Vào đầu năm học, BCH Liên đội tiến hành một cuộc họp với anh chị phị trách của các chi đội và lớp nhi đồng, có sự giám sát của BGH và dưới sự chỉ đạo của chi bộ nhà trường để vạch định ra kế hoach hoạt động Đội của nam học. Trước hết yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức buổi sinh hoạt lớp để đề ra nội quy lớp học dựa theo nội quy của nhà trường. Đăng kí chỉ tiêu của lớp trong năm học( Lớp tiên tiến, chi độ mạnh, danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ…) với tổng phụ trách Đội và BGH nhà trường. Tất cả các nội quy, chỉ tiêu của lớp phải được nạp về BCH Liên đội và phải có sự kí nhận của BCH ch đội và GV chủ nhiệm lớp. Tiếp theo yêu cầu Gv chủ nhiệm phác thảo lịch sinh hoạt 15 phút đầu giờ để nạp về BCH Liên đội , yêu cầu tất cả các ngày thứ 6 của tuần chẵn các chi đội phải sinh hoạt Đội ( Thứ 6 tuần cuối tháng xếp loại đội viên của chi đội)
- BCH Liên đội đề ra 3 tiêu chí cụ thể cho các chi đội phấn đấu thực hiện. Cụ thể: 1 Tiêu chí lớp tiên tiến: 1.1. Đảm bảo sĩ số 1.2 Đảm bảo nề nếp sinh hoạt Đội, Sao. 1.3. Tham gia đầy dủ, nhiệt tình các hoạt động của nhà trường . 1.4. 100% học sinh lên lớp 1.5 .Học sinh khá giỏi từ 50 % trở lên 1.6. Tham gia đóng góp đầy đủ các loại quỹ và các cuộc vận động do nhà trường và cấp trên phát động 2. Tiêu chí đánh giá chi đội mạnh: 2.1. Có kế hoạch công tác cụ thể 2.2. BCH chi đội hoạt động có hiệu quả, có sáng tạo và năng động. 2.3.Có tinh thần và thái độ học tập, rèn luyện nghiêm túc: 50% trở lên là học lực khá giỏi. 2.4. Phải là một tập thể đoàn kết, thương yêu, dùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đạt trên 90 % hạnh kiểm khá tốt. 2.5. Tham gia nhiệt tình các hoạt động mà Liên đội phát động. 2.6. Tham gia đóng góp đầy đủ các loại quỹ và các cuộc vận động do nhà trường và cấp trên phát động 3. Tiêu chí đánh giá cháu ngoan Bác Hồ. 3.1. Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ mọi người, đạo đức phải xếp loại hoàn thành tốt. 3.2. Có tinh thần và ý chí vươn lên trong học tập cũng như trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, tác phong. Học lực phải từ khá trở lên.
- 3.3. Biết giữ vệ sinh cá nhân và môi trường, có ý thức trong việc bảo vệ khuôn viên và mĩ quan trường học. 3.4 Tham gia đầy đủ và tích cực các phong trào do Đoàn Đội và nhà trường tổ chức. 3.5. Thực hiện tốt chương trình rèn luyện đội viên. Khi đề ra các tiêu chí phấn đấu cho các chi đội đăng kí và thực hiện, thì trong quá trình thực hiện Đội phải thường xuyên quán xuyến và kiểm tra. BCH Liên đội luôn phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời khen thưởng những đội viên có đóng góp tích cực trong mọi hoạt động, đồng thời phê bình, kỉ luật những đội viên vi phạm kỉ luật. Cấp giấy chứng nhận chuyên hiệu chăm học, danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ , danh hiệu nghi thức đội viên cho những tập thể và cá nhân xuất sắc. Bên cạnh hoạt động đó, BCH Liên đội cũng cần phải vạch ra và triển khai các hoạt động thiết thực khác nhằm tạo dựng phong trào thi đua của toàn liên đội. Cụ thể như sau: Giao cho từng chi đội chăm sóc vườn cây , bồn hoa, cây cảnh… chi đội đựơc giao phải có trách nhiệm bổ sung và chăm sóc cẩn thận những cây mình được giao. Phát động phong trào “ Mỗi đội viên là mọt thầy thuốc nhỏ tuổi” thì các em sẽ có ý thức giữ gìn sức khoẻ của chính mình và giúp các bạn khác thực hiện như mình, các em giữ vệ sinh ca nhân cũng như vệ sinh chung của toàn trường. Các em sưu tầm thêm các loại cây thuốc nam dể trồng ở trường …. Vào các ngày lễ , ngày kỉ niệm, Liên đội tổ chức và phát động các phong trào để các chi đội thi đua lập thành tích. VD: Vào dịp 22/12 sẽ phát động phong trào “ uống nước nhớ nguồn” các em sẽ đi viếng nghĩa trang liệt sĩ, tổ chức cho các em đi thăm nhà bảo tàng quân đội hoặc đến thăm và tặng quà động viên các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với các mạng … từ đó nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc cho từng đội viên.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, sân chơi để các bạn đội viên được tham gia nhằm bồi dưỡng tình yêu quê hương, yêu trường, yêu lớp và gây được hứng thú trong học tập. Chẳng hạn tổ chức “ Thi TDTT và múa hát dưới sân trường” “ Nét đẹp tuổi hoa” … hoặc tổ chức thi văn nghệ, kể chuyện, đọc thơ, làm báo tường, báo ảnh giữa các chi đội nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ như: 8/3; 26/3, 20/11; 20/10; 22/12; 15/5…. Bên cạnh đó BCH tuyên truyền và vận động các đội viên nhi đồng xây dựng “ Quỹ vì bạn nghèo” bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp đỡ và động viên những bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, hoà mình vào cộng đồng. Với những hoạt động thiết thực như vậy, rõ ràng tổ chức Đội trong nhà trường đóng một vai trò vô cùng to lớn và quan trọng. Sự lớn mạnh và đi lên của các phong trào trong nhà trừơng chịu ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể từ phía công tác Đội. Nếu hoạt động Đội trong trường mạnh và phát huy được hết khả năng của nó sẽ góp phần thúc đẩy mọi phong trào khác đạt kết quả cao.
- PHẦN C. KẾT LUẬN I. Kết quả nghiên cứu. Chúng ta đều biết rằng Đội là một trong những tổ chức gần gũi nhất với các em học sinh. Thực tế mà nói thì bất kì một trường nào mà công tác Đoàn Đội hoạt động có hiệu quả thì mọi phong trào khác đều mạnh. Sự tác động tích cực của tổ chức Đội sẽ tạo nên sự thi đua không chỉ trong học tập mà còn trong các phong trào khác. Ngày nay cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, cơ chế thị trường ngày càng len lỏi vào các nhà trường, song song với những tiến bộ đó thì cũng có nhiều mặt trái của nó : Ma tuý, mại dâm, trộm cắp, nghiện hút, phim ảnh đồi truỵ…. Tất cả những vấn đề ấy rất dễ xâm nhập vào tâm trí hiếu động của các em học sinh. Nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất, lành mạnh nhất giúp các em phát huy được hết khả năng của mình, đồng thời giáo dục các em tránh xa được những tệ nạn xã hội. Đoàn Đội là tổ chức gần gũi nhất để có thể tạo cho các em một sân chơi lành mạnh bổ ích, giúp các em không những trong học tập mà còn giáo dục cho các em về nhân cách sống, lối sống và đạo đức làm người, đưa các em vào khuôn khổ nhất định. Như vậy qua đây chúng ta thấy vai trò của công tác đội trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Từ việc duy trì nề
- nếp học sinh, vệ sinh môi trường… cho đến chất lượng và kết quả học tập của học sinh, trong bất kì một mảng nào thì cũng đều có sự tham gia của công tác Đội. Thực hiện qua 2 năm đưa vào thực tiễn và triển khai những kế hoach công tác đội nêu trên, trường Tiểu học Hà Bắc đã thu được kết quả đáng mừng, chất lượng học tập và đạo đức của học sinh được nâng lên rõ rệt, tất cả các phong trào thi đua khác tham gia đều đạt kết quả cao. Cụ thể: * Chất lượng về đạo đức và văn hoá cuối học kì I năm học 2010 – 2011 s Khối Khối Khối Khối Khối Khối 1 2 3 4 5 Xếp loại Tổng số học sinh 68 69 75 97 96 Xếp loại Thực hiện Đ 68 68 74 97 96 H kiểm Đ Chưa đầy đủ 0 0 1 1 0 Giỏi 20 22 20 25 25 Khá 25 25 25 27 28 Học lực môn TB 23 20 29 45 43 Tiếng Việt Yếu 0 0 1 1 0 Giỏi 25 20 25 27 30 Khá 25 28 25 30 26 Học lực TB 18 20 24 40 40 mônToán Yếu 0 0 0 0 0 * Các hoạt động khác:
- Tổ chức thành công chương trình giao lưu: “ Thắp sáng ước mơ Tri ân thầy cô” năm 2010, và được nhà hảo tâm tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó trị giá 10.000.000 đồng. Nhiều học sinh đạt được danh hiệu chăm học và nghi thức đội. Giải nhì cấp huyện “ bóng đá mi ni” do phòng giáo dục tổ chức. Thành lập được đội văn nghệ . Đặc biệt trường cũng tổ chức và thực hiện tốt phong trào” tết vì người nghèo” với số tiền hơn 3.000.000 đồng. Tặng một sổ tiết kiệm trị giá 1.000.000 đồng cho học sinh của trường. Tặng 1 xuất học bổng đặc biệt trị giá 800.000 đồng cho học sinh của trường Hoạt động nhân đạo từ thiện 100% tổng số đội viên và nhi động tham gia. Trồng và chăm sóc vườn cây thuốc nam, vườn cây xanh, bồn hoa cây cảnh trong nhà trường đạt chất lượng tốt. Trên đây là một số kết quả thu được sau gần 1 năm thực nghiệm. Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của công tác Đội đến phong trào của toàn trường nói chung là rất lớn. Đặc biệt là tạo sự hứng thú, say mê và thi đua học tập. Sự tác động tích cực của công tác Đội đến các tổ chức đoàn thể sẽ tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo ra động lực phát triển toàn diện cho học sinh II.Kiến nghị, đề xuất: Như chúng ta biết vai trò của công tác Đội trong nhà trường là hết sức quan trọng,từ việc duy trì nề nếp, ổn định tổ chức cho đến chất lượng và kết quả học tập phụ thuộc một phấn rất lớn vào những người làm công tác đội. Song trong thực tế một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò của người phụ trách hoàn toàn ỷ lại cho Tổng phụ trách Đội Kinh phí và thời gian dành cho hoạt động đội còn hạn chế nên rất khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động tại trường cũng như giao lưu nên tôi rất mong được sự hỗ trợ của BGH cũng như các cấp, các ngành có liên quan để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Huyện Đoàn tạo điều kiện để Tổng phụ trách Đội các trường được giao lưu, học hỏi nhau thông qua các mô hình điểm nhiều hơn nữa. Các em đội viên nhi đồng cần mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể một cách tự tin, nhiệt tình hơn nữa. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi , tham khảo qua tài liệu sách báo và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp đặc biệt là các đồng chí Tổng phụ trách đội lâu năm và tổ chức thực hiện, song do năng lực còn hạn chế, thời gian có hạn, vốn kinh nghiệm chưa nhiều nên nội dung tôi vừa thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót hoặc nhầm lẫn. Do vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý từ phía chuyên môn nhà trường, đồng nghiệp , bạn đọc và nhất là các đồng chí đang làm công tác đội ở các nhà trường những người đã và đang trăn trở với lĩnh vực này để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, có tính khả thi và tính thực tế cao hơn để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hà Bắc, ngày 10 tháng 3 năm 2011 Người thực hiện Hà Thị Thu Hà
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3115 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2596 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
10 p | 4744 | 621
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4
11 p | 2187 | 496
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non
10 p | 1730 | 412
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái (2010-2011)- TMN thị trấn Lam Sơn
19 p | 1742 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
7 p | 3279 | 346
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vật lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
16 p | 1048 | 317
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp GD lễ giáo cho trẻ mẫu giáo
12 p | 514 | 167
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các lớp bán trú
9 p | 1006 | 128
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 668 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 23-36 tháng thích hoạt động trong góc tạo hình - GV: N.Thanh Hương
7 p | 1195 | 91
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo lớn
17 p | 397 | 78
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 385 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học
18 p | 699 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
20 p | 310 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 302 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 27 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn