.<br />
<br />
BM 01-Bia SKKN<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
Đơn vị Trƣờng THPT Hồng Bàng<br />
Mã số: ................................<br />
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học<br />
tại trƣờng THPT TT Hồng Bàng<br />
<br />
Ngƣời thực hiện: Phạm Việt Thắng<br />
Lĩnh vực nghiên cứu:<br />
- Quản lý giáo dục<br />
<br />
<br />
<br />
- Phƣơng pháp dạy học bộ môn: ............................. <br />
(Ghi rõ tên bộ môn)<br />
<br />
- Lĩnh vực khác: ....................................................... <br />
(Ghi rõ tên lĩnh vực)<br />
<br />
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN<br />
Mô hình<br />
Phần mềm<br />
Phim ảnh<br />
Hiện vật khác<br />
<br />
Năm học: 2011-2012<br />
Trang 1<br />
<br />
.<br />
<br />
BM02-LLKHSKKN<br />
<br />
SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC<br />
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN<br />
1. Họ và tên: Phạm Việt Thắng<br />
2. Ngày tháng năm sinh: 01/03/1980<br />
3. Nam, nữ:Nam<br />
4. Địa chỉ: Trƣờng THPT Hồng Bàng<br />
5. Điện thoại:0919.620469<br />
ĐTDĐ:<br />
6. Fax:<br />
<br />
(CQ)/ 0613741284<br />
<br />
(NR);<br />
<br />
E-mail:<br />
<br />
7. Chức vụ: Phó hiệu trƣởng<br />
8. Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Hồng Bàng<br />
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO<br />
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân<br />
- Năm nhận bằng:2005<br />
- Chuyên ngành đào tạo: tin học<br />
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC<br />
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tin học<br />
Số năm có kinh nghiệm: 07<br />
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
.<br />
<br />
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế Nhiệm vụ của ngành Giáo dục<br />
và Đào tạo vô cùng quan trọng, đó là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi<br />
dưỡng nhân tài”. Vì vậy, học sinh đƣợc xác định là đối tƣợng đặc biệt quan trọng<br />
trong hoạt động dạy - học, và vấn đề lƣu giữ học sinh là vấn đề quan trọng đƣợc<br />
đặt ra không chỉ đối với nhà trƣờng, với ngành giáo dục mà là vấn đề cần đƣợc sự<br />
quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là cha mẹ các em và đội ngũ nhà giáo.<br />
Đảng và nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ của ngành Giáo dục nhƣ<br />
Chỉ thị 61/CT-TW đã nêu: “Bước vào thế kỷ XXI, chất lượng nguồn nhân lực giữ<br />
vai trò quyết định trong việc phát huy nội lực, phát triển đất nước, hợp tác và cạnh<br />
tranh, hội nhập khu vực và quốc tế. Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao học vấn<br />
người lao động. Vì vậy, việc thực hiện phổ cập giáo dục trung cơ sở giai đoạn<br />
2001 – 2010 có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhàm góp phần phát triển và nâng<br />
cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ưng yêu của sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá<br />
đất nước. Mục tiêu phổ cập trung học cơ sở là nâng cao mặt bằng dân trí một cách<br />
toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp Trung học cơ sở,<br />
kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và<br />
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…”.<br />
Thực hiện theo kế hoạch phát triển giáo dục của huyện Xuân Lộc cũng nhƣ<br />
kế hoạch của Sở giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Nai .<br />
Vấn đề tình hình học sinh bỏ học đang là một bài toán khó cho các nhà quản<br />
lý giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung đặc biệt là ở huyện Xuân Lộc là<br />
một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Đồng Nai .<br />
Trong thực tế không ít trƣờng học chỉ quan tâm, tập trung phấn đấu đạt tỉ lệ<br />
kết quả Tốt nghiệp Trung học phổ thông, mà quên đi hiệu quả đào tạo. Mà hiệu<br />
quả này phải đƣợc xem xét cả một bậc học, phải căn cứ số học sinh tuyển vào và<br />
số học sinh tốt nghiệp cuối khóa.<br />
Thực tế ở tỉnh nhà, một tỉnh với trình độ CNH, HĐH đạt đến đỉnh cao, cần<br />
phải có một đội ngũ tri thức, lao động đƣợc trang bị chuẩn về kiến thức và lành<br />
nghề điều đó đòi hỏi ngành giáo dục phải nỗ lực vƣợt bậc. Nhƣng thực trạng hiện<br />
nay học sinh bỏ học giữa chừng và đi học không đều hiện nay còn nhiều, nhất là<br />
các trƣờng vùng sâu, vùng xa, các xã nghèo, và cả ở các trƣờng tƣ thục. đó là điều<br />
mà những nhà quản lý giáo dục nói chung và bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào<br />
giảm đến mức thấp nhất tình trạng trên, khi mà trƣờng tôi là một trƣờng Tƣ thục<br />
đầu vào của học sinh tƣơng đối thấp học lực từ trung bình trở xuống, ý thức học<br />
tập chƣa cao, đa phần các em là con nhà thuần nông, điều kiện kinh tế gia đình khó<br />
khăn, phải đóng học phí cao so với các trƣờng công lập… Với suy nghĩ và những<br />
năm gắn bó thực tế với trƣờng bản thân tôi mạnh dạn đƣa ra: “Một số biện pháp<br />
nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tại trường THPT TT Hồng Bàng”.<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
.<br />
<br />
II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
Tình trạng học sinh bỏ học và đi học không đều là một vấn đề đáng quan tâm<br />
hiện nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo đang ban hành các văn bản chỉ đạo về các cuộc<br />
vận động .Và các đơn vị chủ quản – Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, cũng có nhiều<br />
công văn hƣớng dẫn nhà trƣờng theo đó thực hiện nhằm giảm đến mức thấp nhất<br />
tình trạng học sinh bỏ học.Việc đánh giá thực chất chất lƣợng (dạy thật-học thật)<br />
thật ra không khó nhƣng cái khó là làm thế nào để duy trì đƣợc sĩ số, để học sinh<br />
có sức học yếu kém có cơ hội vƣơn lên và không bỏ học, đó mới là con đƣờng<br />
không đơn giản.<br />
Nhà trƣờng, đặc biệt là trƣờng cấp học THPT là nơi tạo ra những nền tảng<br />
kiến thức cơ bản, là nơi trang bị kiến thức cho các em bƣớc vào trƣờng CĐ, ĐH<br />
các trƣờng dạy nghề, cho các em có những kiến thức cơ bản để các em vào đời.<br />
Đây cũng chính là nơi tạo ra nguồn lực để đáp ứng cho việc phát triển kinh tế, văn<br />
hoá, xã hội của đất nƣớc, góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành giáo dục mà<br />
Đảng và Nhà nƣớc đã đặt ra. Điều này trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc<br />
lần thứ IX: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan<br />
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá là điều kiện để phát huy<br />
nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế<br />
nhanh và bền vững”.<br />
Theo Luật Giáo dục thì vai trò vô cùng quan trọng của Giáo dục đã đƣợc<br />
Đảng và Nhà nƣớc ta xác định: “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đàu nhằm<br />
nầng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài “ ( Điều 9 - luật giáo dục<br />
năm 2005 )<br />
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có ghi: “Chính sách bảo vệ<br />
chăm sóc trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho mọi trẻ<br />
em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hoà về thể<br />
chất trí tuệ, tinh thần và đạo đức, trẻ em mồ côi bị khuyết tật sống trong hoàn cảnh<br />
đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi”.<br />
Đảng ta đã có quan điểm chỉ đạo tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ<br />
IX: “Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được họp tập thường xuyên, suốt<br />
đời”. Điều này nhằm ngăn chặn học sinh bỏ học, duy trì sĩ số học sinh ở suốt cấp<br />
học THPT.<br />
Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 329/QĐBGD&ĐT ngày 31/3/1990 đã khẳng định điều quan trọng cần làm trong công tác<br />
duy trì sĩ số học sinh: “Duy trì sĩ số học sinh đang học, hạn chế đến mức thấp nhất<br />
tỉ lệ học sinh đang học tại lớp và bỏ học”.<br />
Vì vậy, công tác duy trì sĩ số, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong nhà<br />
trƣờng là nhiệm vụ cần thiết của mọi cấp, mọi ngành, đặc biệt là của ngành giáo<br />
dục. Còn trong cơ sở giáo dục thì đây là một nhiệm vụ cần đƣợc đƣa lên hàng đầu<br />
của ngƣời cán bộ quản lý nhằm góp phần làm tăng hiệu lực các văn bản đã đƣợc<br />
liệt kê ở trên và nhằm đƣa hiệu quả đào tạo của nhà trƣờng ngày càng đƣợc nâng<br />
cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội.<br />
Trang 4<br />
<br />
.<br />
<br />
Công tác duy trì sĩ số, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong trƣờng<br />
THPT có ý nghĩa quan trọng, đây là giải pháp tích cực để đáp ứng yêu cầu của xã<br />
hội về nguồn nhân lực mới . Quan điểm của Đảng “ coi trọng việc bồi dưỡng nâng<br />
cao dân trí , đẩy mạnh việc phổ cập giáo dục các cấp nhằm tạo nguồn phục vụ kịp<br />
thời việc đạo tạo nhan lực thuộc trình độ ở mọi vùng , mọi khu vực kinh tế”<br />
- BGH phải nắm chắc các nghiệp vụ quản lý, các văn bản chỉ thị của Đảng và<br />
Nhà nƣớc, của Bộ và ngành Giáo dục về công tác duy trì sĩ số học sinh. BGH cần<br />
tổ chức các chuyên đề về duy trì sĩ số, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cha mẹ học<br />
sinh, các đề nghị của đội ngũ CB – GV trong nhà trƣờng, đặc biệt là các GVCN<br />
của các khối lớp về các vấn đề liên quan đến sĩ số của học sinh.<br />
- Thông qua Hội Nghị Cán bộ Giáo Viên - Viên Chức đầu năm học , các cuộc<br />
họp của Hội đồng sƣ phạm, sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn, chủ nhiệm,<br />
hàng tuần, hàng tháng. Đặc biệt qua các cuộc họp Hội cha mẹ học sinh trong năm<br />
học, BGH cần đề nghị, tuyên truyền và nêu rõ cho các cấp, các ban ngành đoàn<br />
thể biết và nắm rõ tầm quan trọng về vấn đề duy trì sĩ số hiện nay không chỉ là<br />
trách nhiệm của các thầy cô giáo trong nhà trƣờng mà còn là trách nhiệm của mọi<br />
ngƣời, mọi cấp, của toàn xã hội, từ đó mọi ngƣời, mọi ban ngành đoàn thể cần có<br />
sự hỗ trợ, giúp đỡ trong việc ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học giúp các em có<br />
điều kiện tiếp tục theo học, hoàn thành cấp học THPT và có đƣợc những kiến thức<br />
cơ sở, những kỹ năng cơ bản để bƣớc vào cuộc sống sau này và góp phần vào công<br />
cuộc xây dựng đất nƣớc ngày càng tƣơi đẹp.<br />
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp.<br />
Sau nhiều năm công tác trong ngành từng làm công việc chủ nhiệm và bây giờ<br />
làm công tác quản lý, tôi thấy ở trƣờng các em bỏ học do những nguyên nhân cơ<br />
bản sau:<br />
2.1 Nguyên nhân khách quan:<br />
- Kinh tế gia đình khó khăn nhiều em ở lứa tuổi này (16-18) đã phải thay cha<br />
mẹ gánh vác công việc gia đình tạo ra thu nhập để lo cho gia đình và những công<br />
việc ấy đã làm gián đoạn việc học tập của các em, do đặc thù là trƣờng tƣ thục tất<br />
cả thu chi đều trích từ tiền học phí của học sinh nên các khoản đóng góp tƣơng đối<br />
nhiều so với các trƣờng công lập.<br />
- Một số em bố mẹ đi làm xa, hay bố mẹ ly hôn, không có thời gian quản lý<br />
con em mình thiếu sự quan tâm dẫn đến các em bỏ học.<br />
- Mặt khác các em nhà xa trƣờng phƣơng tiện đi lại không thuận tiện nhất là<br />
các em ở trong rẫy hay hay ở trên núi Gia lào, quãng đƣờng đến trƣờng xa đƣờng<br />
đi khó nên các em dễ nản chí.<br />
-Một số GVCN trẻ có sự nhiệt tình nhƣng công tác chủ nhiệm chƣa đi vào<br />
chiều sâu. Sự phối kết hợp với cha mẹ học sinh và các ban ngành chƣa cao. Giáo<br />
viên đa phần không phải là ngƣời địa phƣơng nên rất khó khăn khi đi vận động.<br />
- Một số giáo viên bộ môn chƣa thật sự tâm lý đôi khi còn nặng lời la mắng<br />
các em khi các em không thuộc bài, làm bài làm cho các em tự ty, mặc cảm.<br />
Trang 5<br />
<br />