Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học phân môn chính tả lớp 3 trường PTCS Đức Hạnh
lượt xem 5
download
Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm trình bày việc giáo viên chủ nhiệm cần phải có biện pháp cụ thể để cải thiện tình trạng học sinh viết sai chính tả góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong sự nghiệp giáo dục. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học phân môn chính tả lớp 3 trường PTCS Đức Hạnh
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học phân môn chính tả lớp 3 trường PTCS Đức Hạnh I. Tác giả sáng kiến: Hoàng Văn Cao Chức vụ : giáo viên Đơn vị công tác: Trường PTCS Đức Hạnh II. Lĩnh vực áp dụng: Học sinh lớp 3 phân trường Lũng Mần Đức Hạnh – Bảo Lâm – Cao Bằng III. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến: Tiếng Việt là một bộ môn quan trọng chiếm ưu thế trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học. Nó không độc lập mà còn là nền tảng vững chắc để giúp HS lĩnh hội các kiến thức khoa học khác. Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Chính tả được luyện suốt bậc Tiểu học và nó là một phân môn viết, mà viết là một trong bốn chức năng(nghe, nói, đọc, viết) của bộ môn Tiếng Việt mà người giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh viết sai chính tả rất nhiều. Chính vì vậy là giáo viên chủ nhiệm cần phải có biện pháp cụ thể để cải thiện tình trạng học sinh viết sai chính tả góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong sự nghiệp giáo dục. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này. IV. Mô tả bản chất của sáng kiến: Cơ sở: Thông qua các tiết chính tả và các môn học khác tôi thấy học sinh chưa nắm được quy tắc chính tả, chữ viết chưa đúng mẫu, viết thiếu chữ cái, viết hoa tự do,.... 1. Khảo sát thực trạng: Để xây dựng kế hoạch thực hiện nghiên cứu biện pháp này tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc viết chính tả của học sinh ngay từ đầu năm học. Qua khảo sát đầu năm tôi thống kê số học sinh còn mắc lỗi chính tả rất nhiều, có một số học sinh viết sai từ 18 đến 25 lỗi trong một bài chính tả. Cụ thể khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt đầu năm trong đó có bài viết chính tả tôi thống kê chất lượng như sau: Tổng số học sinh: 10 em Số học sinh được đánh giá 10/10 em. Tổng số Học lực phân môn chính tả đầu năm HS Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 1
- 10 3 30 % 5 50 % 2 30 % 2. Nguyên nhân: Từ những yếu tố trên tôi tìm hiểu và xác định được nguyên nhân dẫn đến học sinh viết sai chính tả như sau: Đa số học sinh lớp tôi chủ nhiệm là dân tộc mông nên vốn Tiếng Việt còn rất nhiều hạn chế, Các em bị ảnh hưởng ngôn ngữ địa phương, các em chỉ hiểu nghĩa của các từ ngữ ở mức độ đơn giản trong khi đó từ ngữ Tiếng Việt rất phong phú, học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, Các em chưa nắm được quy tắc viết chính tả, chưa nắm được mẫu chữ, chưa nắm được cách trình bày một bài viết chính tả. Đa số gia đình các em sống bằng nghề nông nên còn nghèo, cha mẹ còn lo việc kiếm sống nên chưa quan tâm đến việc học của các em. Phần đông học sinh chưa có ý thức về học chính tả chưa có ý thức tự học và tự rèn chữ viết ở nhà. Đê nâng cao chất lượng dạy học phân môn Chính tả tôi đã tìm tòi mọi biện pháp để đưa học sinh viết yếu theo kịp học sinh viết khá, giỏi trong lớp. 3. Áp dụng các biện pháp cụ thể: Trước tình hình học sinh còn viết sai nhiều lỗi chính tả nên tôi đã áp dụng một số biện pháp khắc phục như sau: a. Luyện phát âm: Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên cần phải luyện phát âm đúng cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ nghi âm, giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau. Nếu giáo viên chưa phát âm chuẩn, do ảnh hưởng của cách phát ân ở địa phương. Nên các em có thói quen phát âm sai dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả. Vậy khi giáo viên đọc bài cho học viết cần phát âm chuẩn, rõ ràng, tốc độ vừa phải để có thể giúp học sinh điều chỉnh và viết đúng chính tả. b. Phân tích so sánh: Song song với việc luyện phát âm cho học sinh , khâu phân tích so sánh tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả. Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng dễ lẫn, giáo viên cần nhẫn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ. Ví dụ: Huyền + ngã : sẵn sàng, vững vàng… Nặng + ngã : mạnh mẽ, vội vã… Ngã + ngã : nhõng nhẽo, dễ dãi… Ngang + hỏi : vui vẻ, trong trẻo… Sắc + hỏi : mát mẻ, vất vả… Hỏi + hỏi : lỏng lẻo, thủ thỉ 2
- Ví dụ: Dạy bài chính tả tập chép : Cậu bé thông minh. Trước khi cho học sinh chép bài giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa một số từ dễ lẫn như: Sắc / sắt: sắc là sắc bén, sắt là thanh sắt ; xẻ / sẻ ; xẻ là mổ xẻ, bổ sa còn sẻ chim sẻ, san sẻ. Giáo viên so sánh như vậy cho học sinh biết được sự khác nhau từ đó ghi nhớ cách phát âm để viết đúng chính tả. c. Giải nghĩa từ: Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau nên cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng. Ví dụ: dạy tập chép bài Chị em. Giáo viên cho học sinh chép : Để chị trải chiếu, buông màn cho em. Học sinh đọc (buông màn) nhưng lại viết (bua màn) do đó cần giải nghĩa cho học sinh hiểu (buông) có nghĩa là thả màn xuống từ đó học sinh tự sửa cho đúng. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn nhưng nó cũng rất cần thiết trong tiết chính tả khi học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh. Giáo viên chú ý giải từ mới ở phân môn tập đọc kết hợp đặt câu . Nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh dã hiểu nghĩa từ. Với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ. d. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả: Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như các âm đầu k; gh; ngh chỉ kết hợp với i; e; ê và âm g chỉ kết hợp với a; ă; â; o; ô; ơ; u; ư. Giáo viên còn cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau: + Phân biệt âm đầu s / x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s (VD: sắn, sung, sầu riêng, sả.....sáo, sâu, sán, sóc sói......) + Phân biệt âm tr / ch: đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch. (VD: chổi, chén, chảo, chai, chăn.....chó, chuột châu chấu, chào mào....) đ. Biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập: Các dạng bài tập chính tả thường gặp ở lớp 3 trong HKI là các dạng bài: bài tập điền vào chỗ trống (BT điền khuyết); Bài tập tìm từ; bài tập tìm tiếng; bài tập giải câu đố; bài tập lựa chọn. Sang HKII có thêm dạng bài tập đặt câu(BT phân biệt hai từ trong từng cặp từ) Mỗi bài viết chính tả giáo viên cần luyện cho học sinh phát âm từ khó, phân tích, so sánh tiếng từ khó, giải nghĩa từ ghi nhớ mẹo luật chính tả. Ngoài nhiệm vụ trên giáo viên còn hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để giúp học sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các quy tắc chính tả để ghi nhớ. 3
- + Bài tập điền vào chỗ trống: Với dạng bài tập này thường giúp học sinh điền đúng âm đầu, vần vào chỗ chấm: VD: Bài tập: Điền vào chỗ trống tr hay ch: Cuộn........òn, ......ân thật, chậm.......ễ. + Bài tập tìm từ: Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ cùng nghĩa, trái nghĩa: VD: Bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau: Cùng nghĩa với từ chăm chỉ: ............................ Trái nghĩa với từ gần:........................................ e. Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các môn học khác: Không những giúp học sinh viết đúng chính tả ở các giờ học chính tả mà chúng ta còn giúp học sinh viết đúng chính tả trong các môn học khác như: Tập làm văn; Luyện từ và câu; Đạo đức; Khoa học, Lịch sử, Địa lí Toán.............. Đối với các môn học ghi bài vào vở, học sinh thường nghi đề bài sai, giáo viên thường xuyên theo dõi vở học hằng ngày để phát hiện lỗi sai và sửa chữa kịp thời. Giáo viên còn sửa chữa sai trong vở bài tập luyện từ và câu và nhất là phân môn tập làm văn, giáo viên cần chú ý hơn vì nếu các em viết sai âm, vần, thanh thì nghĩa sẽ khác đi, bài văn đó sẽ không hoàn hảo và người đọc sẽ không hiểu ý bài văn nói gì. g. Một số biện pháp khác: Ngoài những biện pháp trên tôi còn phân công chỗ ngồi cho học sinh sao cho hợp lí. Mỗi em khá, giỏi sẽ kèm một em yếu hơn mình “Đôi bạn cùng tiến” thi đua với nhau, để trong các giờ chính tả sẽ giúp các em đó kiểm tra bài chéo cho nhau để khắc phục được điểm yếu của bản thân. Hơn nữa tôi còn sử dụng biện pháp trực quan(mẫu chữ, tranh ảnh) và phương pháp trò chơi trong học tập cũng gây được hứng thú cho học sinh, đem lại hiệu quả trong học tập. Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ . Hơn nữa trong các tiết chính tả tôi luôn chú ý đến các đối tượng học sinh (giỏi, khá trung bình, yếu). Đối với những em khá giỏi mỗi câu chỉ đọc 12 lần là các em đã viết được, còn với học sinh trung bình từ 2 3 lần, học sinh yếu thì 34 lần để các em viết. Nếu những học sinh yếu chưa viết được giáo viên hướng dẫn mẫu lên bảng để các em quan sát và viết theo. Lập kế hoạch phụ đạo cho những học sinh yếu viết chưa đúng. Ngoài ra bản thân tôi không ngừng học hỏi từ đồng nghiệp , những người đi trước, luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tìm ra những phương pháp, cách làm hay để đem lại kết quả cao trong giảng dạy. h. Hiệu quả đạt được: 4
- Với những biện pháp và kinh nghiệm trên. Sau một thời gian thực hiện các em đã có sự tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ học sinh viết sai chính tả giảm đáng kể, các em đã viết đúng hơn cụ thể như sau: Tổng số Học lực phân môn chính tả cuối kì I học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu 10 SL TL SL TL SL TL SL TL 3 30 % 6 60 % 1 10% 3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. + Khả năng áp dụng: Đối với học sinh viết sai chính tả . + Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Với những biện pháp và những kinh nghiệm như trên, việc uốn nắn học sinh viết sai chính tả phải trải qua một quá trình lâu dài, theo dõi, uốn nắn kịp thời để các em mau tiến bộ. Với lòng yêu nghề, mến trẻ tôi luôn đặt trách nhiệm của người giáo viên lên trên hết , lấy chất lượng giảng dạy là hàng đầu. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhất để phát huy được hết khả năng cả về trí và lực của học sinh. Vì vậy chỉ với một khoảng thời gian ngắn các em đã có sự tiến bộ rõ rệt. Tôi tin chắc rằng với những biện pháp để kèm học sinh viết chính tả như trên tất cả các em còn yếu sẽ có sự tiến bộ, chữ viết sạch đẹp, trình bày bài khoa học, có khả năng diễn đạt bằng lời gọn ý, rõ ràng, mạch lạc. 4. Thời gian thực hiện sáng kiến: Năm học 2015 – 2016. V. Kết luận: Cùng với sự đổi mới không ngừng ngày càng đi lên của đất nước, Bản thân tôi cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Không chỉ học hỏi trau dồi về tri thức mà còn tự học hỏi về kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp, tự bồi dưỡng, uốn nắn học sinh viết tốt chính tả, nâng cao chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước. ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Đức Hạnh ngày 10 tháng 12 năm 2015 TỔ TRƯỞNG Người báo cáo Hoàng Văn Cao 5
- XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ TÊN ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTCS ĐỨC HẠNH. TỔ CHUYÊN MÔN: TIỂU HỌC TÊN SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 4 TRƯỜNG PTCS ĐỨC HẠNH NĂM ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 2015 ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 6
- ................................................................................................................................. ................................... Đức hạnh ngày, ...............tháng................năm 2015 TỔ TRƯỞNG Hoang Văn Thình 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3112 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2595 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
10 p | 4738 | 621
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4
11 p | 2178 | 496
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non
10 p | 1724 | 412
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái (2010-2011)- TMN thị trấn Lam Sơn
19 p | 1742 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
7 p | 3272 | 346
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vật lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
16 p | 1048 | 317
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp GD lễ giáo cho trẻ mẫu giáo
12 p | 513 | 167
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các lớp bán trú
9 p | 1004 | 128
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 660 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 23-36 tháng thích hoạt động trong góc tạo hình - GV: N.Thanh Hương
7 p | 1187 | 91
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo lớn
17 p | 396 | 78
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học
18 p | 699 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
20 p | 307 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 298 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 24 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn