intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Chia sẻ: Trần Thị Trúc Diễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4.745
lượt xem
621
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi giáo viên có thêm nhiều tư liệu để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tạo tiền đề để trẻ bước vào lớp 1 một cách tự tin và đạt kết quả tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 -6 TUỔI 1
  2. A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã 5 năm học liền ( từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010 – 2011). Trong quá trình chăm sóc nuôi dạy các cháu do tôi phụ trách, qua từng năm học tôi thây nhiều cháu còn hạn chế nhiều về ngôn ngữ tiếng Việt. Cũng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nắm bắt nhu cầu và khả năng của trẻ, nhất là sự phát triển ngôn ngữ, để từ đó tôi đề ra cho mình nhiệm vụ là phải nghiên cứu làm sao giúp cho trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ tốt nhất. Vì vậy tôi đã nghiên cứu, thực hành và thành công với đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ”. Đây là một đề tài mà đã đưa lại những thành công nhất định cho tôi, nó góp phần không nhỏ đưa chất lượng chăm sóc nuôi dạy các cháu của nhà trường ngày một đi lên. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã được tiến hành nghiên cứu trên quy mô chung và được Bộ giáo dục và đào tạo triển khai bằng các chuyên đề hằng năm. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu cho con em ở Trường mầm non Tân Hợp. Do đó đề tài này được nghiên cứu nhằm bổ sung thêm những giải pháp trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi của lớp A1 do tôi phụ trách nói riêng và trường Mầm non Tân Hợp nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu việc phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi ở lớp tôi phụ trách, trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tạo tiền đề để trẻ bước vào lớp 1 một cách tự tin và đạt kết quả tốt. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa các lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: + Tầm quan trọng và đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 2
  3. + Vài trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển nhân cách của trẻ. + Môi trường cho trẻ hoạt động - Tìm hiểu thực trạng của vấn đề: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp mẫu giáo A1- Trường Mầm Non Tân Hợp .Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho các cháu. 4.2 Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nghiên cứu đề tài náy tôi tiến hành có một số phương pháp sau: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trò chuyện. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu 5. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài trên tôi nghiên cứu trong phạm vi của lớp mẫu giáo lớn A1 do tôi phụ trách, thuộc Trường mầm non Tân Hợp. Lĩnh vực nghiên cứu chỉ tập trung vào Việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 6. Điểm mới trong nghiên cứu: - Làm giàu vốn sống và kinh nghiệm cho các cháu, giúp trẻ diễn đạt những suy nghĩ của mình. B. NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Các chương trình giáo dục lứa tuổi mầm non ở thế giới cũng như ở Việt Nam ta đã đặt ra vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở vị trí quan trọng và nghiêm túc. Trong đó yếu tố giáo viên giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình đó phát triển một cách tích cực nhất. Trên bước đường phát triển về kỷ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ, giáo viên là người phát hiện, hình thành những kỷ năng ngôn ngữ, quan sát đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ... Giữa các trẻ không có sự phát triển đồng nhất về ngôn ngữ, tuy nhiên ở bình diện chung, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ vẫn thể hiện những nét cơ bản sau: 3
  4. Trẻ nói rõ ràng( có thể còn lộn vài từ, vài âm) , có thể trao đổi ý kiến, tìm hiểu ý nghĩa của các từ, tự thu thập thông tin và có thể định nghĩa các từ ngữ phổ biến. Có thể tự kể một câu chuyện một cchs mạch lạc, xen kẽ những nhận xét riêng.Trong khi giao tiếp bằng ngôn ngữ trẻ đã biết sử dụng các từ phù hợpvới 5 tuổi đống tượng giao tiếp, ví dụ khi nói với người lớn trẻ biết thêm các từ như: thưa, ạ! vào đầu câu hoặc cuối câu, ví dụ như: thưa mẹ con đi học về rồi ạ! . đồng thời ở trẻ xuất hiện những cách bày tỏ thái độ đồng tình, trên chọc, thích thú... trong giao tiếp như: liếc mắt, nhún vai, nhãy cẩng lên... Ở trẻ tiếp tục phát triển và hoàn thiện các đặc điểm ngôn ngữ trên. Trẻ học được phần lớn các kiểu nói của người lớn. Trẻ đã biết cách nói đùa với bạn có tính ba hoa, ví dụ: thôi đi cha nội đừng trạng nữa.... Trẻ có những cách nói biểu đạt 6 tuôỉ riêng, ví dụ cùng một bức tranh nhưng mỗi trẻ lại kể khác nhau tuỳ theo năng lực, khả năng ngôn ngữ của mỗi trẻ. Trẻ bắt đầu học đọc, học viết và dần dần có ý thúc sử dụng từ láy, động từ, tính từ đa dạng... Qua bảng nhận xét trên, chúng ta nhận thấy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ luôn gắn liền với sự tương tác và sự giúp đỡ của người lớn. Yếu tố bắt chước, mô phỏng của người lớn là một trong các yếu tố quan trọng hình thành ngôn ngữ của trẻ. Qua nhiều cuộc thảo luận và cũng qua thực tế, chúng ta phải thừa nhận rằng : Qúa trình phát triển ngôn ngữ của trẻ là phải để trẻ học nói bằng cách nói qua môi trường sống thực của nó. Vì vậy tạo cơ hội để trẻ được thực hành nói là rất quan trọng. Nhiều khi người lớn chúng ta tưởng như trẻ học ngôn ngữ ở trong giờ học nghiêm chỉnh thì học được nhiều hơn là học ở ngoài giờ học. Hoàn toàn không phải vậy. Trẻ em không thụ động. Trẻ em học lẫn nhau, học với nhau trong khi chơi, khi nghe mọi người nói chuyện, nghe cô kể chuyện , học trên tivi..., Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi vốn ngôn ngữ của trẻ phong phú thì khả năng diển đạt câu từ của trẻ mạch lạc và khả năng hiểu người khác khi giao tiếp với mình cũng dễ dàng nên nó ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Chương II: CÁC NGHIÊN CỨU CỤ THỂ 4
  5. Từ những vấn đề lý luận đã nêu trên, tôi nghiên cứu, tìm tòi và đề ra một số giải pháp cụ thể để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ với nhiều hình thúc cụ thể, từ việc xây dựng môi trường giáo dục, đến việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, hoạt động vui chơi, ... 1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: Chúng ta biết rằng mục đích của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là nhằm phát triển nhận thức, mở rộng nhận thức, phát triển ngôn ngữ và đặc biệt là nhằm mở rộng vốn kinh nghiệm sống cho trẻ. Trong khi cho tre làm quen với tác phẩm văn học, tôi đã chú trọng không chỉ cho trẻ hiểu được nội dụng câu chuyện, bài thơ mà còn chú trọng làm giàu vốn từ, mở mang vốn từ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu cgo trẻ, củng cố nghĩa của từ để trẻ nắm được, trên cơ sở đó trẻ có vốn từ đa năng. Ngoài ra còn tích cực hoá vốn từ cho trẻ, đây là vấn đề quan trọng để giúp trẻ tích cực trong giao tiếp. Ví dụ khi dạy trẻ làm quen với câu chuyện “ chú dê đen” thì tôi đã giúp cho trẻ nâng cao nhận thức và phát triển vốn từ cho trẻ bằng cách đặt câu hỏi: - Các con thử đoán xem có phải dê đen có sừng bằng kim cương thật không? Vì sao mà chó sói lại sợ dê đen? Hoặc cho trẻ kể lại câu chuyện. Trẻ có chú ý mới nhớ được câu chuyện, bài thơ, mới kể, đọc lại. Văn học giúp trẻ vốn kinh nghiệm, vốn sống. Vốn sống càng phong phú thì vốn từ của trẻ càng phong phú. Một trong những vấn đề tôi đã áp dụng trong khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ có hiệu quả nhất đó là “ áp dụng nguyên tắc vừa sức trong nguyên tắc tích cực hoá của trẻ”, đó là: - Khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi đã sử dụng các loại câu hỏi vừa phù hợp với nguyên tắc vừa sức và tích cực của trẻ. Ví dụ: Đặt các câu hỏi mang tính nhận biết đối ( là những câu hỏi bắt buộc để trẻ nhận biết sự việc xảy ra trong câu chuyện, tên nhân vật... ví dụ: Bác gấu đi đâu?, Ai đã đến gặp bạn thỏ trắng....). 5
  6. Nhưng nếu chỉ sử dụng những câu hỏi như vậy thì chưa nâng cao nhận thức hiểu biết của trẻ, vì vậy câu hỏi tôi đặt ra phải có tính nâng cao, ví dụ như: - Tai sao con biết câu chuyện xảy ra vào mùa thu? - Tại sao con biết bác gấu lại phải đến nhà bạn thỏ trắng khi trời còn mưa rất to? - Theo con trong câu chuyên còn có ai nữa?( sau khi các cháu đã kể tên một số nhân vật mà còn thiếu) ... Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi luôn chú trọng đặt các câu hỏi giúp trẻ vận dụng những kinh nghiệm mà trẻ có, ví dụ: - Bạn thỏ trắng trong câu chuyện được tả như thế nào? - Theo con bạn thỏ trắng là ngưòi như thế nao? Hay như trong câu chuyện Tích Chu: - Nếu là con thì khi bà ốm con sẽ làm gì? - Con thử tưởng tượng con là Tích Chu khi đi tìm nước cho bà con gặp gì?... Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm đến việc đặt một số câu hỏi giải thích, phỏng đoán, suy luận. Ví dụ như: - Làm thế nào con biết cậu bé là người nết na, tốt bụng ( Câu chuyện quả bầu tiên). - Nếu giả sử dê con mở cửa cho chó sói thì chuyện gì sẽ xãy ra ra với dê con? ( chuyện dê con nhanh trí). Bao giờ cũng vậy, khi tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi chú ý chuyển thể sang kịch bản. Không phải toàn bộ câu chuyện mà tôi chỉ chọn một vài cảnh tiêu biểu nhất để cho trẻ đóng kịch. Tôi thấy đây cũng là một nội dung vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Hoặc như khi dạy trẻ làm quen với bài thơ Hoa cúc vàng , tôi đã chú ý việc mở rộng vốn từ cho trẻ như: - Các con thấy trời đắp chăn bông vậy trời đắp chăn bông là ý nói gì thế? Chương III: NHỮNG KẾT QUẢ THỰC TẾ Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên vào thực tế giảng dạy, đến nay lớp tôi đã đạt được kết quả như sau: 1. Về phía trẻ: 6
  7. S ĐẦU KỲ CUỐI KỲ T KIẾN THỨC CỦA TRẺ TỐT KHÁ TỐT KHÁ T Trẻ nhận biết và phát âm đúng 1 55% 45% 70% 30% 29 chữ cái Tiếng Việt. Số trẻ nhận chữ cái trong từ và 2 ghép đúng các chữ thành từ có hình 55% 45% 65% 35% ảnh. Số trẻ nhận biết chuẩn chữ in 3 50% 50% 72% 28% hoa, in thường, viết thường. Số trẻ ghi nhớ và "đọc" các từ 4 5% 95% 50% 50% có hình ảnh kèm theo 2.Về phía cô giáo: - Giáo viên đã tự học tập nâng cao trình độ tin học, đã chủ động thiết kế tạo các nguồn dữ liệu ôn luyện củng cố, phát triển ngôn ngữ phù hợp các chủ đề cho trẻ. - Giáo viên đã chủ động biết cách tổ chức hướng dẫn theo hướng đổi mới. Môi trường chữ trong lớp và khu vực trẻ thường xuyên tiếp xúc được tạo ra phong phú, các kiểu chữ phù hợp với qui định của nội dung giáo dục trẻ là quen chữ viết. - Giáo viên đã biết tận dụng ngyên liệu phế thải để cho trẻ có cơ hội tham gia vào hoạt động tạo môi trường chữ xung quanh lớp học cùng với cô. 3. Về phía phụ huynh: - Đã yên tâm tin tưởng gửi con em vào trường, đã hiểu biết về việc môi trường chữ cho trẻ học chữ cái Tiếng Việt là rất tốt, có hiệu quả cao. Hiểu biết về chữ cơ bản trẻ đang học kết hợp cùng với cô rèn trẻ một cách lozich tại gia đình. Đồng thời, đóng góp nguyên liệu: tranh ảnh, lịch cũ, …để cô và cháu cùng tạo môi trường chữ. 4. Một số bài học kinh nghiệm Qua việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện một số hoạt đồng nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ, cái được là rất nhiều và rất quan trọng. Kết quả giúp trẻ khám 7
  8. phá tác phẩm văn học, việc tạo môi trường chữ viết vừa hợp với chương trình đổi mới hiện nay, vừa phát huy được tính tích cực tò mò khám phá của trẻ mà lại mang lại hiệu quả cao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi rút ra được kinh nghiệm như sau: *. Phải luôn luôn tạo ra môi trường trò chuyện sống động gần gũi giữa trẻ với giáo viên. Tạo cơ hội để trẻ được trò chuyện, được cởi mở giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong những năm học mẫu giáo mà đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Việc hướng dẫn trẻ học nói mà chỉ diễn ra trong khung cảnh trẻ chỉ được nghe cô nói là chủ yếu, trẻ thụ động ngồi nghe và trả lời khi được phép thì không thể phát triển khả năng ngôn ngữ tích cực và phong phú ở trẻ được. Cách thức tạo ra môi trường trò chuyện đối thoại sống động như trên đã trình bày rất phù hợp với đổi mới giáo dục mầm non hiện nay là tổ chức giáo dục trẻ gắn liền với hoạt động trẻ thích thú, phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của trẻ. *. Giáo viên phải biết gợi mở, tạo môi trường, tạo điều kiện cho trẻ để trẻ có vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ để từ đó nâng cao và phát triển được ngôn ngữ của trẻ. Chúng ta không chỉ dạy cho trẻ học thuộc các câu chuyện, các bài thơ, mà cái chính là ta giúp trẻ phát triển vốn từ, phát triển cẩm xúc của mình qua bài thơ, câu chuyện, hiểu được ý nghĩa của câu chuỵện, giúp trẻ tự do lựa chọn những phương tiện để diễn đạt, đây mới là cái đích mà cô giáo chúng ta cần chú ý. Tạo tình huống để kích thích trẻ hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với nhiều chữ, nhiều kiểu chữ, trên giá góc, trên đồ dùng đồ chơi, trên biểu bảng, trên đồ dùng cá nhân. C. KẾT LUẬN Đối với trẻ 5-6 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1 thì dạy trẻ phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng nhất. Để thực hiện nhiệm vụ này cần cho trẻ được đàm thoại, thông qua các tiết học để trẻ kể lại chuyện văn học , kể chuyện theo tranh, kể chyện sáng tạo..., việc tạo ra môi trường học tập phong phú là vô cùng cấp thiết. Cùng với các nhiệm vụ trên, một nội dung không thể thiếu được của phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi là chuẩn bị cho trẻ một ý thức học tập, sự ham thích đến trường . Bởi lẽ các cháu được chuẩn bị tốt về kiến thức, kỹ năng và tâm thế là điều quan trọng nhất để chuẩn bị bước vào một 8
  9. môi trường học tập mới mẽ. Chính vì lẽ đó mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ góp phần giáo dục thẩm mỹ đạo đức, dạy trẻ phát triển ngôn ngữ chính là dạy người. Trên đây là một vài biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện nghiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho các cháu mẫu giáo lớp A1 của Trường Mầm non Tân Hợp từ năm học 2006 – 2007 đến nay. Qua từng năm đã có sự tiến bộ rõ rệt. Kinh nghiệm của tôi đã có một số giáo viên trong tổ mẫu giáo tham khảo, vận dụng và đã được nhà trường tạo điều kiện, giúp đỡ .Với những kinh nghiệm trên, tôi sẽ tiếp tục vận dụng, đầu tư thêm để áp dụng vào các năm học tiếp theo. Tôi rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu và của đồng nghiệp để tôi có được những kinh nghiệm quí báu hơn trong công tác giảng dạy của mình. Tân Hợp, ngày 21 tháng 12 năm 2010 Xác nhận của nhà trường Người viết Trương Thị Phương Nhung 9
  10. PHỤ LỤC A. MỞ ĐẦU ( Từ trang 1 đến trang 2) 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6. Điểm mới của đề tài B. NỘI DUNG ( Từ trang 3 đến trang 19) Chương I : Cơ sở lý luận ( Từ trang 3 đến trang 5) Chương II : Các nghiên cứu ( Từ trang 6 đến trang 17) Chương III. Những kết quả áp dụng ( Từ trang 18 đến trang 19) C. KẾT LUẬN: ( Trang 20) 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2