Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác duy trì sĩ số học sinh lớp 5 - 6 tuổi
lượt xem 7
download
Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nhằm huy động tối đa trẻ đến trường đến lớp, 100% trẻ lứa tuổi 5-6 tuổi ra lớp được chăm sóc dược học chương trình Mầm Non chuẩn bị tâm lý vào trường tiểu học sau này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác duy trì sĩ số học sinh lớp 5 - 6 tuổi
- MỤC LỤC Trang I. Phần mở đầu 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 45 Phần II: Phần nội dung 5 1. Cơ sở lý luận 5 6 2. Thực trạng 6 a. Thuận lợi và khó khăn 7 b. Thành công và hạn chế 78 c. Mặt mạnh và mặt yếu 89 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 9 e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã 910 đặt ra 3. Giải pháp biện pháp 11 a. Mục tiêu của giải pháp biện pháp 11 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp 1115 c. Điêu kiện thực hiện giải pháp biện pháp 1517 d. Môi quan hệ giữa giải pháp và biện pháp 17 e.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 17 cứu 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm giá trị khoa học…. 18 III. Kết Luận 18 1.Kết quả đạt được như sau 18 2. Kiến nghị 1819 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH LỚP 5 6 TUỔI. 1
- I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và phát triển. Thì vấn đề giáo dục có vai trò quan trọng chính vì vậy mà trong các văn kiện qua các kỳ đại hội Đảng ta đều quan tâm đến yếu tố Giáo dục và Đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu và kiểm định vấn đề Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn xã hội. Giáo dục Mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, là ngành học đầu tiên, là mắt xích đầu tiên, có một vị trí, vai trò quan trọng. Vì nó tạo tiền đề về vật chất và tinh thần cho trẻ tiếp thu tốt chương trình giáo dục phổ thông. Với những nhiệm vụ trong tâm và cụ thể: Tiếp tục cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vân động “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Thực hiện chủ đề “Năm học đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Giáo dục nhân cách cho trẻ là một quá trình liên tục, lâu dài và chịu tác động của nhiều yếu tố như: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội...Quá trình giáo dục nói chung và giáo dục trẻ mầm non nói riêng đòi hỏi sự phối kết hợp của nhiều lực lượng đoàn thể trong xã hội. Với vốn sống ít ỏi, sự phát triển thể chất chưa hoàn thiện, trẻ em là nhóm đối tượng đòi hỏi cần được chăm sóc thể chất và giáo dục định hướng phát triển nhân cách đúng đắn. Thực tiễn và lý luận giáo dục đã chỉ ra: Sự nhất quán giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, xã hội được xem là nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt nhất. Qua điều tra, thực trạng phối hợp giữa các trường mầm non ở huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk với các bậc phụ huynh còn gặp rất nhiều khó khăn như: 2
- Có nhiều thông tin dư luận không hài lòng với chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và nhất là hiện nay luôn có những dư luận xấu về ngành mầm non tung trên mạng về thái độ của giáo viên làm công tác giáo dục chưa tốt...Phụ huynh có nhiều phản ứng tiêu cực chính vì thế cũng gây ra nhiều trăn trở lo lắng. Nuôi dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non là công việc hết sức vất vả và khó khăn. Từ những trăn trở lo lắng tôi đã nghiên cứu đề tài “Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác duy trì sĩ số học sinh”. Chú trọng công tác tuyền truyền về Giáo dục Mầm non để huy động mọi nguồn lực vào công tác phát triển Giáo dục Mầm non. Để những thế hệ trẻ mầm non của chúng ta ngày cành được đảm bảo phát triển hài hoà đủ 5 mặt: Đức – Trí Thể Mỹ Tình cảm, xã hội. 2. Mục tiêu , nhiệm vụ của đề tài : a. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu là nhằm huy động tối đa trẻ đến trường đến lớp, 100% trẻ lứa tuổi 56 tuổi ra lớp được chăm sóc dược học chương trình Mầm Non chuẩn bị tâm lý vào trường tiểu học sau này. Biết hoà nhập với bạn cùng lứa tuổi và mạnh dạn giao tiếp với nhau và phát triển vốn từ tiếng việt cho trẻ. Cô giáo là người dẫn dắt trẻ đến tuyên truyền tới bậc phụ huynh giúp họ biết được tầm quan trọng của việc học mầm non, trên lớp luôn tạo bầu lhông khí vui tươi để trẻ ham thích tới trường lớp. Góp phần cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 phổ thông 3. Đối tượng nghiên cứu : “Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác duy trì sĩ số trẻ” tại vùng đặc biệt khó khăn. Nên nghiên cứu toàn bộ học sinh 3
- lớp 5 – 6 tuổi phân hiệu Buôn kuốp, Phụ huynh Buôn kuốp, Trường mầm non Sơn Ca. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu : Bản thân xác định được tầm quan trọng của việc duy trì sĩ số động viên trẻ đi học đều là nhiệm vụ quan trọng vì muốn trẻ phát triển tốt thì đầu tiên trẻ phải đến trường lớp được học các môn của trẻ mầm non thì trẻ mới có kiến thức cho sau này. Nên nghiên cứu toàn bộ trẻ lớp lá 5 – 6 tuổi phân hiệu Buôn kuốp, phụ huynh Buôn kuốp. Luôn theo dõi quá trình học tập của các cháu từ đầu năm học cho đến nay, để thấy và kịp thời giúp các cháu hay nghỉ học do ốm đâu hay là lý do nào đó không chính đáng mà trẻ cũng nghỉ học chơi ở nhà theo gia đình lên nương rẫy. Mà người lớn đó là cha mẹ vì không quan tâm tới việc học của con nên cho con nghỉ học tự do chiều ý con nên gây ảnh hưởng đến việc học của trẻ. Vì thế giúp trẻ còn chậm để tạo sự cân bằng trong lớp học là động viên trẻ đi học đều và giúp phụ huynh thấy được việc cho con đi học là cần thiết nhất cho con để trẻ phát triển tốt nhất hoà nhập với bạn trong lứa tuổi. 5. Phương pháp nghiên cứu : a. Phương pháp tuyên truyền : Đi tuyên truyền từng nhà, kết hợp với các ban ngành thôn buôn thông qua cuộc họp thôn buôn để tuyên truyền, kết hợp với hội cha mẹ học sinh để qua đó họ thông báo tới các bậc phụ huynh được biết. Tuyên truyền thông qua các hội thi như hội thi “Bé với an toàn giao thông” “Bé với dinh dưỡng trẻ thơ” “Hội thể thao của bé” b. Phương pháp điều tra thực tiễn : Thấy được hoàn cảnh gia đình của từng trẻ, thăm hỏi gia đình có hoàn cảnh khó khăn đến tận nơi động viên trẻ và trao đổi với phụ huynh để giúp họ 4
- thấy được việc học tập là rất quan trong đối với trẻ, bản thân là giáo viên địa bàn nên hiểu rõ tình hình của phụ huynh tại nơi đây. Thông qua đi điều tra độ tuổi trẻ mẫu giáo. c. Phương pháp giải thích so sánh: Giải thích cho phụ huynh hiểu về nội dung giáo dục mầm non không chỉ là đến trường để hát múa mà thôi rồi về mà trẻ thông qua chơi mà học học mà chơi, qua chơi đó trẻ được học những điều qua trò chơi và trẻ được học tất cả các môn như “Tạo hình, âm nhạc, thể dục kỹ năng, làm quen với toán, làm quen văn học, khám phá khoa học, làm quen chữ cái” d. Phương pháp động viên khích lệ : Thường xuyên động viên khích lệ trẻ thì trẻ sẽ hưng phấn và là động lực thúc đẩy trẻ thích đi học hàng ngày. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của các cháu cho phụ huynh được biết từ đó họ thấy sự gắn bó quan tâm giữa cô giáo và phụ huynh nhằm đưa công tác dạy và học ngày càng đi lên. e. Phương pháp thống kê kết quả : Thông qua cuộc trao đổi và cho phụ huynh thấy điểm khác giữa trẻ được đến lớp và trẻ ở nhà không đi học, trẻ đi học mạnh dạn hơn, nhanh nhẹn hơn và biết nhiều điều như hát, múa, đọc thơ và tham gia các trò chơi. Trẻ không được đi học thì có vẻ nhút nhát và không dám giao tiếp với ai và ít biết tham gia các trò chơi cho lứa tuổi mầm non. II. NỘI DUNG : 1. Cơ sở lí luận: Dựa theo sự chỉ đạo của Đảng mà hiện nay đang thực hiện cuộc vận động “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” “Nâng cao chất lượng quản lý và chất lượng giảng dạy”, thực hiện phong trào “Học tập và làm theo tấm 5
- gương đạo đức Hồ Chí Minh” Nên bản thân luôn cố gắng để thực hiện tốt được công tác duy trì sĩ số học sinh và công tác giảng dạy lên hàng đầu mà đòi hỏi đó là chất lượng học tập của trẻ, trước khi thực hiện đề tài này bản thân đã cần nhắc thật kỹ vì thấy được sự hạn chế về sự hiểu biết của con em đồng bào dân tộc thiểu số, nên bản thân tôi đã đi động viên phụ huynh để phụ huynh thấy việc đưa con em đi học là cần thiết. Từ đó họ đã đến đăng ký cho con nhập học. Trẻ lớn lên chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó môi trường giáo dục đặc biệt quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ chính là giáo dục gia đình và nhà trường. Cô giáo luôn cố gắng giữa mối quan hệ tốt giữa gia đình và nhà trường nhằm đem lại kết quả thu hút 100% trẻ 5 tuổi được tới trường tới lớp và sáng tạo khi giảng dạy không nên dạy rập khuôn mà phải dựa theo tình hình của lớp và trình độ của các cháu, các cháu hứng thú thì tiết học mới đạt kết quả mong muốn. Nên bản thân thấy được tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình. 2. Thực trạng Bản thân tôi là người trực tiếp, giao tiếp, phối hợp thường xuyên với gia đình của trẻ và trực tiếp được đứng lớp(5 6 tuổi) nên bản thân thấy tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần còn hạn chế, sự tiếp thu, nhận biết về các môn học của trẻ học sinh dân tộc thiểu số còn thấp, khả năng ghi nhớ của trẻ còn hạn chế. Vì vậy tôi thường xuyên chú trọng về các hoạt động dạy chữ cái, văn học, toán cho trẻ trong tiết học và được làm quen mọi lúc mọi nơi và được lồng ghép với môn học khác và tạo môi trường thân thiện với trẻ tạo bầu không khí lớp học phấn khởi vui tươi. Nên trong quá trình thực hiện tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: 6
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, bản thân yêu nghề mến trẻ. Hình thành ở trẻ lòng yêu thích đi học, ham thích học hỏi tiếng việt, ham thích tới trường tới lớp, thích trao đổi bằng tiếng việt và tạo cho trẻ lòng can đảm không nhút nhát, trẻ mạnh dạn hơn Với xu thế của xã hội mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh trở nên gần gũi và cởi mở hơn, những cuộc trao đổi vào giờ đón trẻ trả trẻ trở nên thoải mái phụ huynh không còn e dè mà mạnh dạn hỏi về tình hình học tập của các cháu và nói về đặc điểm tâm lý của trẻ ở nhà cho cô giáo biết. Phụ huynh quan tâm đến giáo dục mầm non hơn và đã đưa con em đi học đều. * Khó khăn: Dân chủ yếu làm nông nghiệp làm ruộng rẫy là chính, đời sống còn nhiều khó khăn mặc dù quan tâm đến việc học tập của con em mình Việc thực hiện phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa thường xuyên đôi khi cả học kỳ không gặp phụ huynh lần nào bởi phụ huynh thường cho các em đi học theo anh chị hoặc cho tự con đi học một mình. Có khi đưa con đi học nhưng rồi phụ huynh quay về và không hề trao đổi với cô giáo, đôi khi phụ huynh không tham gia cuộc họp phụ huynh nên không nắm được thông tin từ cô tới phụ huynh và từ phụ huynh tới cô giáo. Trẻ đi học một mình nữa chừng và trốn đi chơi mà phụ huynh không hề biết đến con em mình đi học hay là không. Từ những kinh nghiệm bản thân đã thực hiện trong công tác giảng dạy và tuyên truyền và được học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp tôi đã tìm ra một số biện pháp để thành công hơn. 2.2 Thành công, hạn chế: * Thành công: 7
- Bản thân đã xác định được vai trò của người giáo viên và nhiệm vụ của mình là thực hiện tốt công tác chủ nhiệm và công tác giảng dạy luôn chuẩn bị trước khi lên lớp mỗi tiết dạy tất cả các môn học và phải chuẩn bị làm sao cho phù hợp và trình độ của trẻ lớp mình, phải nghỉ làm sao để thu hút trẻ đến trường đến lớp và cảm thấy rất ham thích tới trường. Chuẩn bị đồ dùng đẹp đủ và thu hút trẻ tích cực vào hoạt động tạo sự an tâm tới phụ huynh khi gửi con tới trường. Động viên khích lệ trẻ mỗi buổi chiều được cắm cờ và bằng hoa bé ngoan cuối tuần được mang về nhà khoe với bố mẹ, thăm hỏi trẻ tận nhà khi thấy trẻ không thấy tới lớp từ đó phụ huynh thấy được sự quan tâm của cô giáo tới con em họ, giúp trẻ còn yếu để tạo sự cân bằng trong lớp học . Phối hợp với phụ huynh rất tốt và nay phụ huynh đưa con em đi học đều * Hạn chế: Bên cạnh thành công đạt được thì cũng có những mặt còn thiếu xót. Khả năng sáng tạo của giáo viên cũng còn hạn chế, còn vài trẻ chưa thật sự ham muốn đi học có gia đình có việc gì thì nghỉ không có lý do. Vài phụ huynh không quan tâm tới việc học tập của con em mình chưa thật sự trao đổi với cô giáo về tình hình con em mình học ở lớp để cùng thống nhất giáo dục trẻ tốt hơn Các cháu còn hạn chế hiểu tiếng việt phổ thông . 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu: * Mặt mạnh: Xác định được tầm quan trọng của việc đi học là rất cần thiết và hiện nay các cháu vùng cao, vùng khó khăn được hổ trợ tiền ăn trưa 120 ngàn trong 1 tháng nên thu hút trẻ 5 tuổi 100% đều được tới lớp và trẻ tích cực trong giờ học, phụ huynh an tâm gửi con đi học Đa số trẻ thích đi học mặc cho trời mưa hay gió lạnh trẻ vẫn tới lớp 8
- Trẻ mạnh dạn tham gia mọi hoạt động và cùng giúp cô lao động nhẹ. Trẻ có thói quen lễ phép với gia đình và cô giáo. * Mặt yếu: Một số phụ huynh không quan tâm tới việc học tập của con em không biết con hôm nay học gì biết gì. Những trẻ không chú ý trong tiết học không tập trung và lơ là Bản thân chưa thật sự sáng tạo, chưa có thời gian trao đổi thường xuyên với phụ huynh do lý do công việc. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: Từ sự chỉ đạo nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và sự nhiệt tình của bản thân trong công tác tuyên truyền và giảng dạy đã đem lại kết quả tốt đẹp khi thực hiện đề tài này. Bản thân luôn tâm huyết với nghề. Các phụ huynh luôn quan tâm với nhau cùng nhau động viên đưa con em đến trường và so sánh với nhau điểm khác giữa trẻ được đi học thường xuyên và trẻ không đi học thường xuyên, từ đó họ cùng đôn đốc con em đi học để con mình cũng kịp con bạn. Do các cơ quan ban ngành quan tâm tới giáo dục mầm non Nhưng cũng có sự hạn chế yếu kém của nó đó là trình độ của bản thân cũng còn hạn chế, thời gian dành cho cuộc trò chuyện với phụ huynh không được nhiều cho lắm. Đôi khi do công việc nên thời gian đến động viên phụ huynh ở từng nhà không có chỉ chọn một số nhà cần thiết mà thôi. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Qua quá trình nghiên cứu đề tài bản thân rất quan tâm về trình độ của trẻ vì trẻ 100% là con em đồng bào dân tộc thiểu số trẻ ít tiếp xúc với môi trường ngoài và tiếp xúc ngôn ngữ mới đó là tiếng việt, mà trẻ thì lại còn nhỏ chưa biết gì đôi khi cũng ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Nên bản thân cố gắng cùng phụ huynh trẻ để tháo gỡ khó khăn đó là tích cực động viên 9
- khích lệ trẻ dùng những lời hay để nói cho trẻ hiểu đi học là thích nhất có bạn có bè có nhiều đồ chơi, được tham gia các hoạt động cùng các bạn, tạo ấn tượng tốt đối với trẻ và gia đình, vừa phát triển ở trẻ sự mạnh dạn tự tin, hoà nhập cùng các bạn cùng lứa tuổi. Nên bản thân luôn cố gắng trong giảng dạy luôn tạo bầu không khí vui tưới để trẻ cảm thấy mối ngày đến trường là một ngày vui. Từ các cuộc thi thu hút đông đảo phụ huynh tham gia để phụ huynh thấy được con mình đến trường học được những gì và biết được những gì. Những phụ huynh mà có con em được tham gia hội thi thì rất phấn khởi vì thấy được con mình có khả năng và được cô giáo chọn để tham hội thi, tham các phong trào của lớp từ đó họ luôn quan tâm tới con cái của mình, luôn gặp gỡ trao đổi với cô giáo về tình hình học tập của con mình, tạo sự gắn kết giữa cô giáo và phụ huynh, phụ huynh an tâm gửi gắm con mình đến trường, an tâm mỗi khi đi làm vì con đã ở trường bên cô giáo. Thường xuyên thăm hỏi những cháu có hoàn cảnh khó khăn tặng quà tuy nhỏ nhưng đầy tình thương như là quyên góp quần áo cũ để tặng gia đình và trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tăng tranh truyện… Khắc phục những gì chưa làm được. Quan tâm tới cháu học còn chậm bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ và giúp trẻ nếu trẻ chưa giải quyết được vấn đề trong giờ học và trong tiết học điều đầu tiên quan tâm đến đó là phải đủ đồ dùng cho từng trẻ vì trẻ trực quan qua tranh ảnh là chủ yếu, nếu trẻ có tranh ảnh thì trẻ hứng thú và tích cực trong giờ học. Thường xuyên động viên khích lệ trẻ bằng cách phát hoa bé ngoan vào cuối tuần cho trẻ mang về nhà để phụ huynh thấy được con mình học được được cô giáo khen. Từ những gì đã làm được và những gì chưa làm được, bản thân luôn cố gắng khắc phục những mặt chưa làm được để chọn cho mình hướng khắc phục đó là luôn quan tâm và đến thăm hỏi tại gia đình trẻ để hiểu được tâm tư, hoàn 10
- cảnh gia đình đó để cùng nhau trao đổi trò chuyện, cùng giúp gia đình đó hiểu tầm quan trọng của việc học tập của con em. Từ đó mà nay lớp học của tôi sĩ số luôn đảm bảo, trẻ hứng thú đến trường, phụ huynh an tâm đưa con em đi học. Bản thân luôn duy trì những gì đã làm được trong những năm công tác tiếp theo để đưa chất lượng giảng dạy ngày một đi lên hơn. 3. Giải pháp, biện pháp : 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Mục tiêu của đề tài là nhằm thu hút 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, giúp trẻ đầu tiên là được tham gia các hoạt động môn học ở lớp trẻ được học chương trình mầm non phát âm chuẩn 29 chữ cái, chữ số và tham gia các hoạt động. Là người giáo viên với sự nhiệt huyết yêu nghề mến trẻ, thì phải dạy trẻ hết sức nhiệt tình, luôn quan tâm tới trẻ thì mới đạt kết quả trên trẻ. Bản thân tận dụng không gian lớp học ở các góc chơi có gắn chữ cái đã học hoặc chuẩn bị làm quen sắp tới, có thể gắn trên tranh ảnh con vật đồ vật đồ chơi vừa tạo cho lớp học thêm đẹp, vừa gây sự chú ý cho trẻ qua đó trẻ vừa được học và thấy cái khác so với ở nhà ở lớp được hoà nhập được vui chơi. Không những như thế trẻ còn được quan tâm giúp đỡ về mặt tâm lý đi học không phải sợ gì nếu không biết thì cố gắng sẽ được mà thôi, được động viên cuối ngày như cắm cờ bé ngoan, phát hoa bé ngoan cuối tuần. Với giải pháp, biện pháp trên thì sẽ mang lại kết quả như mong muốn trẻ đi học đều 100%, rất phấn khởi khi tới lớp, lễ phép với cô giáo có thói quen chào hỏi. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: Bản thân tôi xác định tầm quan trọng của việc trẻ em trong độ tuổi mầm non tới lớp nhất lại là trẻ 5 tuổi vì trẻ còn phải thi bàn giao chất lượng cuối học kỳ đó cũng là quyết định trong quá trình học tập của trẻ, nên tôi luôn không ngừng động viên nhắc nhở trẻ là phải đi học đừng đi theo bố mẹ đi nương rẫy 11
- như các em nhỏ vì các con lớn hơn các em rồi mà muốn trở thành người có ích làm bố mẹ vui thì phải cố gắng chăm học, do vậy tôi không ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, về kỹ năng làm công tác chủ nhiệm học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn luôn bám sát sự chỉ đạo của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động cho lớp, dùng hình thức lồng ghép giáo dục động viên khích lệ trẻ là chủ yếu và không nên chê trẻ vào các môn khác như: Toán, môi trường xung quanh, tạo hình, âm nhạc, văn học, thể dục. Muốn dạy một tiết học thành công thì người giáo viên phải có phương pháp hấp dẫn mang tính nghệ thuật để trẻ truyền lại sự hứng thú và say mê, muốn đuợc như vậy trước hết cô giáo phải luôn thay đổi cách thức làm đồ dùng, đồ chơi như và trong tiết học dù trẻ chưa làm được thì cô vẫn khích lệ trẻ, và quan tâm thăm hỏi trẻ nếu không thấy trẻ nào đó đi học nhắn với trẻ nào gần nhà hỏi thăm, làm đồ chơi đẹp đủ cho số lượng trẻ của lớp. * Biện pháp tuyên truyền: Bản thân là giáo viên tại địa bàn nên biết được địa chỉ gia đình,có lợi khi muốn gặp và trao đổi với phụ huynh đó là đi tuyên truyền từng nhà, kết hợp với các ban ngành thôn buôn thông qua cuộc họp thôn buôn để tuyên truyền, kết hợp với hội cha mẹ học sinh để qua đó họ thông báo tới các bậc phụ huynh được biết. Tuyên truyền thông qua các hội thi như hội thi “Bé với an toàn giao thông” “Bé với dinh dưỡng trẻ thơ” “Hội thể thao của bé” Gặp gỡ trao đỏi với phụ huynh qua các buổi đón và trả trẻ hàng ngày. Qua cuộc họp phụ huynh đầu năm để lắng nghe những trăn trở của họ về việc đưa con em đi học từ đó cùng tìm cách tháo gỡ trăn trở đó. Ví dụ: Cháu H’ Zi Na hay nghỉ học vào buổi chiều. Bản thân thấy nếu cháu cứ nghỉ như vậy thì rất ảnh hưởng tới việc học tập của cháu nên đã đến nhà cùng vài trẻ nữa để rủ cháu Zi Na đi học và gặp trao đổi với phụ huynh cần 12
- đưa cháu đi học đều hơn và được biết là cháu không đi học vì không có tiền cầm trên tay vì gia đình cũng hoàn cảnh nên không có tiền cho cháu đem đi học, cô giáo và các bạn động viên cháu không nên làm như thế nếu thương bố mẹ thì nên đi học và bản thân khi đi học giỏi rồi thì sau này có tiền giúp đỡ bố mẹ Qua những lần như vậy cháu đã đi học đều và mỗi ngày mang cơm tới trường ăn cùng các bạn và trẻ có tiến bộ trong giờ học. * Biện pháp điều tra thực tiễn: Hàng ngày các cháu đến trường lớp được tham gia dầy đủ các hoạt động có đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ. Thấy được hoàn cảnh gia đình của từng trẻ, thăm hỏi gia đình có hoàn cảnh khó khăn đến tận nơi động viên trẻ và trao đổi với phụ huynh để giúp họ thấy được việc học tập là rất quan trong đối với trẻ, bản thân là giáo viên địa bàn nên hiểu rõ tình hình của phụ huynh tại nơi đây. Đặc biệt qua môn học trẻ được trải nghiệm được quan sát được nhận biết, từ đó trẻ bắt đầu có ấn tượng về việc đi học, hôm nay đi rồi mai thích đi nữa và cứ thế mỗi ngày. Cho phụ huynh nhìn thấy qua các hoạt động của trẻ qua các kỹ năng hàng ngày của trẻ, đi học biết chào biết hát múa, đọc thơ cho mọi người trong gia đình nghe, biết giúp mẹ trong công việc nhỏ, kể ra nhiều việc được học được thấy ở trên lớp. Tổ chức các buổi ngày hội của bé như hội thể thao, hội biểu diễn chào mừng ngày 20/11, 19/5..và mời phụ huynh tham dự để họ thấy được con em tới lớp là làm gì? được học những gì? Động viện trẻ hàng ngày mọi lúc mọi nơi lồng ghép qua các môn học. Tạo bầu không khí trẻ ham thích tới trường tới lớp. Ví dụ: Đi điều tra từng hộ gia đình để động viên phụ huynh quan tâm việc học của con em mình. * Biện pháp giải thích so sánh: 13
- Giải thích cho phụ huynh hiểu về nội dung giáo dục mầm non không chỉ là đến trường để hát múa mà thôi rồi về mà trẻ thông qua chơi mà học học mà chơi, qua chơi đó trẻ được học những điều qua trò chơi và trẻ được học tất cả các môn như “Tạo hình, âm nhạc, thể dục kỹ năng, làm quen với toán, làm quen văn học, khám phá khoa học, làm quen chữ cái” ở nhà bố mẹ không dạy các môn học đó nên cho trẻ đi học là cần thiết. Muốn con em được phát triển hài hoà về các mặt thì chỉ có đi học, người giảng dạy chính là cô giáo mầm non, phải có niềm tin ở cô giáo và không nghe dư luận bàn tán. Ví dụ: cháu đi học đều thì có vốn hiểu biết nhanh hơn bạn không đi học đều như cháu H’ Nel và cháu Y Ngọc, qua đó cho thấy cháu H’Nel ham thích học và hăng say phát biểu bài. Giải thích cho trẻ hiểu về việc học tập của trẻ là rất thiết đi học nếu học giỏi được giấy khen được mọi người khen và ngưỡng mộ. * Biện pháp động viên khích lệ: Theo đặc điểm tình hình của lớp là 100% là con em dân tộc thiểu số việc tiếp xúc với bài học với ngôn ngũư tiếng việt là rất khó khăn nên đôi khi vì không hiểu tiếng việt mà trẻ cảm thấy chán không thích đi học. Nhưng trong tiết học sử dụng đồ dùng trực quan là tốt nhất vì trẻ được quan sát và thấy được tranh ảnh, vật thật được học được làm quen được chơi các hoạt động, được mô phỏng công việc của người lớn được trải nghiệm thì trẻ sẽ hứng thú tích cực tham gia hoạt động. Qua đó cô giáo động viên khích lệ trẻ thì trẻ sẽ hưng phấn và là động lực thúc đẩy trẻ thích đi học hàng ngày. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của các cháu cho phụ huynh được biết từ đó họ thấy sự gắn bó quan tâm giữa cô giáo và phụ huynh nhằm đưa công tác dạy và học ngày càng đi lên. 14
- Ví dụ: Hàng ngày cháu đi học thì cô khích lệ cho lớp tuyên dương bạn nào đi học đều thì trẻ đó cảm thấy mình thật có ý nghĩa các bạn và cô giáo luôn quan tâm tới mình. * Biện pháp thống kê kết quả: Thông qua cuộc trao đổi và cho phụ huynh thấy điểm khác giữa trẻ được đến lớp và trẻ ở nhà không đi học, trẻ đi học mạnh dạn hơn, nhanh nhẹn hơn và biết nhiều điều như hát, múa, đọc thơ và tham gia các trò chơi. Trẻ không được đi học thì có vẻ nhút nhát, không dám giao tiếp với ai và ít biết tham gia các trò chơi cho lứa tuổi mầm non. Ví dụ: cháu H’Hiền và cháu H’Un cháu H’Un đi học rất đều và về nhà bố mẹ quan tâm tới cháu thường xuyên hỏi bài cháu học những gì ở lớp thì thấy cháu H’ Un học được, mạnh dạn hơn thường xuyên phát biểu bài, biết giúp cô trong công việc nhẹ. Cháu H’Hiền bố mẹ ít quan tâm hơn về nhà không hỏi bài cháu cháu học gì cũng mặc kệ thì thấy được sự khác rõ về hai cháu này, kết quả cháu H’ Un học được hơn cháu H’ Hiền Bản thân thấy là một cô giáo mầm non thì luôn tạo niềm tin với phụ huynh và từng trẻ Phối kết hợp cùng phụ huynh để đưa chất lượng trẻ trong vùng khó khăn đi học đều đặn hơn. Do vậy tôi phải thường xuyên hoà mình cùng trẻ cùng vui chơi trò chuyện với trẻ như là người bạn của trẻ. Luôn thấu hiểu gia đình trẻ. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: Tôi chọn ra 2 nhóm trẻ để tìm hiểu và thu thập thông tin như sau: phỏng vấn trẻ xem có thích đi học không?, đi học có những gì? Và được biết những gì? Nhóm học được hay hăng say phát biểu bài. Nhóm học trầm ít tham gia phát biểu bài. 15
- Kết quả nhóm học được hay hăng say phát biểu bài trả lời đi học có nhiều đồ chơi có bạn bè được học được vui chơi và dược cắm cờ được khen và làm bố mẹ vui lòng. Nhóm học trầm ít tham gia phát biểu bài vì không biết học nên sợ xấu hổ với các bạn về nhà bố mẹ la vì không học giỏi. Từ kết quả thu thập được thì tôi thấy rằng trẻ đều thích đi học nhưng đôi khi trẻ chưa mạnh dạn tự tin nên chưa sẳn sàng hòa nhập mình cùng các bạn trong lứa sợ bạn chê cô chê. Từ đó tô luôn sáng tạo và tạo tình huống hứng thú cho cho để lôi cuốn trẻ tập trung vào tiết dạy. Thật sự quan tâm tới trẻ, tạo bầu không khí thân thiện với trẻ, niềm nở với trẻ. Động viên trẻ đi học đều, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phục vụ cho tiết dạy. Thường xuyên cho trẻ được làm quen mọi lúc mọi nơi chơi các trò chơi có mục đích và cho bạn học giỏi kèm giúp bạn chưa học được và tạo sự mạnh dạn cho trẻ. Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú khuyến kích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học. Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt sang tạo ứng xử nhanh của cô giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ. Từ đặc điểm này tôi đã thu hút trẻ đi học đều và sĩ số học sinh luôn đảm bảo Những trẻ như bé H’Moan, Y Ngọc, Y Gơn, H’ Kôn, H’ Un thường hay thụ động trong các trò chơi cô cần động viên khuyến khích trẻ như “cố lên nào” hay những tràng pháo tay cổ vũ của các bạn khi trẻ thực hiện tham gia giờ học thì trẻ cảm thấy húng thú. Phối kết hợp cùng phụ huynh tạo dựng mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ: Nắm bắt được ý nguyện không phù hợp của phụ huynh với giáo dục mầm non. Ngay từ buổi đầu đến nhận lớp chiêu sinh trẻ, tôi đã thể hiện mình là 16
- một giáo viên mầm non có phong cách, có trình độ về chuyên môn và hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ như: Chuẩn bị trang phục lịch sự giản dị. Cô đến sớm và chuẩn bị bàn ghế phòng học sạch sẽ. Khi phụ huynh đưa con vào lớp cô luôn chào hỏi ân cần từng người một và nhờ phụ huynh cung cấp thông tin về trẻ cho phụ huynh được biết. Tổ chức họp phụ huynh: Cô chuẩn bị tốt chương trình và nội dung cuộc hợp. Từ nắm bắt được những mong muốn của phụ huynh khi đưa trẻ đến trường ít quan tâm tới những hoạt động trọng tâm của ngành học. Từ những giải pháp, biện pháp thực hiện bản thân đã gặt ái thành công đó là phụ huynh quan tâm hơn tới việc học tập của con em mình và có mối quan hệ thân thiết hơn với cô giáo, trẻ ham thích đến trường và mạnh dạn hơn. Trao đổi thông tin hai chiều với phụ huynh tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh vào các giờ đón trẻ. Cô thường nói về những nổi bật của trẻ khi tham gia vào các hoạt động. 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Các giải pháp và biện pháp phải được thường xuyên thực hiện, khi đưa ra một giải pháp nào cần giải quyết thì phải có biện pháp để giải quyết để đạt được mục tiêu đề ra. Nên giải pháp và biện pháp phải đi đối với nhau, đưa ra vấn đề gì thì phải có hướng giải quyết vấn đề đó thì sự việc mới thành công. Từ những biện pháp và giải pháp được sử dụng mà bản thân đã thành công đã thu hút 97 100% trẻ từ 35 tuổi đi học và 100% trẻ 56 tuổi đến lớp 3.5. Kết qủa khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Kết quả trên trẻ còn thể hiện ở các tiêu chí sau: Trước khi có Sau khi Những thói quen hứng thú trên trẻ biện pháp thực hiện các biện pháp Trẻ mạnh dạn tham gia trên tiết học 60 – 65% 80 – 85% 17
- Trẻ hoà nhập với các bạn 60 65% 80 – 85 % Sự hứng thú thích đến trường 80 – 85 % 95 100% Phụ huynh kết hợp với cô giáo động viên trẻ 60 – 70% 90 – 95% Bản thân tích luỹ được các kinh nghiệm trong khâu chuẩn bị cho tiết dạy như nắm được phương pháp giảng dạy, phương pháp chủ yếu trong giảng dạy là đồ dùng trực quan của cô, kinh nghiệm sống của bản thân tạo mối quan hệ thân thiện với phụ huynh. Qua thực hiện các biện pháp tôi đã nắm được một số yếu tố dẫn đến thành công của tiết dạy như nắm vững phương pháp và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết dạy. Khả năng của cô giáo trong việc ứng xử với phụ huynh thường xuyên và làm đồ dùng sáng tạo cùng với sự nhiệt tình của cô để dạy học luôn lôi cuốn trẻ đi học và phụ huynh rất an tâm khi các con đi học được học nhiều điều và cô giáo thì nhiệt tình chăm sóc con họ. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Sau thời gian dài thực hiện đã 34 năm nay hình thức đổi mới giáo dục kết hợp với các phương pháp “ học mà chơi, chơi mà học” luôn động viên trẻ và khích lệ trẻ tạo bầu không khí vui tươi khi trẻ đến lớp, chất lượng so với những năm trước đạt cao hơn, trẻ đã đi học đều 100% không có trẻ 5 tuổi. Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh thông qua hội thi của trẻ, thông qua họp phụ huynh và trao đổi mọi lúc mọi nơi. Taọ bầu không khí vui tươi, thân thiện với trẻ, luôn động viên khích lệ trẻ, sẳn sàng giúp trẻ lúc khó khăn trong học tập. III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ : 1. Kết luận: 18
- Phụ huynh đã đưa con em đi học đều đặn vì thấy ích lợi của việc con đi học và trẻ còn được hưởng nhiều quyền lợi từ sự quan tâm của nhà nước. Thấy con em đi học vừa có kiến thức được cô giáo quan tâm động viên khích lệ. Thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh tới lớp giúp trẻ mầm non phát triển tốt về mọi, giúp trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào trường phổ thông 2. Kiến nghị: Qua thực tế trực tiếp giảng dạy trên lớp và được trực tiếp giảng dạy các cháu dân tộc thiểu số tôi có một số kiến nghị sau. Các cấp ban ngành quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất để đảm bào chất lượng học tập của các cháu. Là một giáo viên cần đầu tư cho tiết dạy của mình như là đồ dùng đồ chơi phù hợp đẹp mắt thu hút trẻ, phù hợp với chủ đề, để dẫn dắt trẻ vào bài hay hơn, giúp trẻ được làm quen mọi lúc mọi nơi, trang trí lớp chủ đề phù hợp tạo bầu không khí vui tươi tới trẻ, luôn giữa mối quan hệ với phụ huynh, luôn chú ý tới trẻ còn yếu và phải nhiệt tình Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa tới con em của mình, đưa con em đi học đều đặn và có thể kèm thêm cháu học ở nhà luôn giao tiếp với cháu bằng tiếng việt . Dray sáp, ngày 20 tháng 02 năm 2016 Người viết sáng kiến H’ Bluin Ktla 19
- NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2595 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2125 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam
10 p | 1801 | 336
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vật lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
16 p | 1048 | 317
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc khi dạy tập đọc lớp 2
9 p | 1564 | 305
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1175 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 659 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 589 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 596 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 436 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 613 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học
18 p | 698 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
20 p | 307 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 297 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5
19 p | 311 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 24 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn