Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - kém nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn 9
lượt xem 6
download
Chúng ta phải thừa nhận rằng số lượng học sinh yếu - kém còn nhiều hơn số lượng học sinh khá giỏi, mà đây lại là những “ khối óc” khó “ nạp” năng lượng kiến thức để vận hành vào bộ nhớ của mình. Khi đã không lĩnh hội được kiến thức thì làm bất kỳ việc gì cũng khó thành công. Như vậy, đứng trước yêu cầu cấp bách của thời đại, của sự nghiệp giáo dục đã và đang đặt ra cho các nhà trường trách nhiệm hết sức nặng nề. Một trong những trách nhiệm ấy chính là phải đổi mới “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - kém nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn 9”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - kém nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn 9
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI NÓI ĐẦU. Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi là mục tiêu hết sức quan trọng đang đặt ra đối với tất cả các nhà trường. Bởi đó là nhân tố điển hình để có thể lĩnh hội kiến thức nhanh nhất, áp dụng vào thời đại công nghệ thông tin đang phát triển như “ vũ bão”. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi quả là vấn đề nan giải đối với biết bao thế hệ “trồng người”. Để có được những học sinh giỏi đã khó thì vấn đề phụ đạo cho được những học sinh yếu kém lại càng khó hơn. Đặc biệt trong những năm gần đây, đang tích cực hưởng ứng liên tiếp các cuộc vận động do Bộ giáo dục và đào tạo triển khai. Chúng ta phải thừa nhận rằng số lượng học sinh yếu kém còn nhiều hơn số lượng học sinh khá giỏi, mà đây lại là những “ khối óc” khó “ nạp” năng lượng kiến thức để vận hành vào bộ nhớ của mình. Khi đã không lĩnh hội được kiến thức thì làm bất kỳ việc gì cũng khó thành công. Đúng như lời Bác Hồ đã từng nói: “ Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Như vậy, đứng trước yêu cầu cấp bách của thời đại, của sự nghiệp giáo dục đã và đang đặt ra cho các nhà trường trách nhiệm hết sức nặng nề. Một trong những trách nhiệm ấy chính là phải đổi mới “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn 9” mà bản thân tôi được phân công giảng dạy. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1. Thực trạng. a. Thuận lợi: Ban giám hiệu luôn quan tâm đến quá trình giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Đặc biệt luôn theo dõi sát sao đến các đối tượng học sinh 1
- yếu kém, đề ra kế hoạch kịp thời để giáo viên phụ trách bộ môn có biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng học sinh. Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học. Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh đã phần nào giúp đỡ nhà trường trong việc “ thông tin hai chiều”, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên yên tâm công tác. Bản thân tôi, luôn có tinh thần đoàn kết, yêu nghề, mến trẻ; luôn học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề; luôn tìm tòi để đổi mới phương pháp dạy học theo đúng chuyên đề thay sách. Đặc biệt là thường xuyên quan tâm tới những học sinh yếu kém để tạo điều kiện tốt nhất cho các em lĩnh hội kiến thức. Một số học sinh Nga Trường đã có ý thức học tập cao, luôn cố gắng vươn lên, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để đạt kết quả tốt. b. Khó khăn: Nga Trường thuộc vùng đồng chiêm, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, 90% dân số là nông nghiệp thuần túy, điều kiện sinh hoạt còn thấp kém, nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa không có thời gian để chăm lo cho con cái học hành cho nên nhiều em học sinh bị lôi kéo vào “vòng quay” của xã hội hiện nay như: tham gia vào các trò chơi điện tử, thích chơi hơn học; nhiều học sinh viết chữ quá xấu; một số học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo… Do tỷ lệ học sinh hộ nghèo chiếm 2/3 tổng số học sinh toàn trường, cho nên không ít học sinh phải giành nhiều thời gian vào việc giúp đỡ gia đình hơn thời gian giành cho học tập. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh học sinh lại chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình mà coi vấn đề học tập là trách nhiệm giáo dục của 2
- nhà trường, gia đình chỉ chủ yếu lo về vật chất để cung cấp cho con em mà thôi. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng không ít tới quá trình dạy học của cả thầy và trò, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu kém ở các môn học nói chung và bộ môn Ngữ Văn nói riêng càng vô cùng khó khăn. 2. Kết quả của thực trạng trên ( qua quá trình điều tra, khảo sát, kiểm tra, đánh giá đầu năm học 2010 2011) được thể hiện cụ thể. Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp SS SL % SL % SL % SL % SL % 9A 27 0 0 3 11,1 14 51,9 8 29,6 2 7,4 9B 30 0 0 2 6,7 17 56,6 9 30,0 2 6,7 Tổn 57 0 0 5 8,8 31 54,4 17 29,8 4 7,0 g Nhìn vào bảng trên, ta cũng thấy tỷ lệ học sinh yếu kém còn chiếm một số lượng rất lớn. Đó là điều băn khoăn không chỉ với giáo viên được phân công phụ trách, mà còn là vấn đề trăn trở của cả nhà trường và gia đình học sinh. Đặc biệt là theo kế hoạch đã đề ra đến tháng 11/2010 nhà trường sẽ đón nhận danh hiệu: “Trường THCS Nga Trường đạt chuẩn Quốc gia” giai đoạn I. Vì vậy, việc phụ đạo những học sinh yếu kém để nâng cao chất lượng đại trà cho phù hợp với yêu cầu của trường chuẩn Quốc gia là một vấn đề vô cùng cấp thiết đối với bản thân tôi nói riêng và tất cả các đồng chí giáo viên trong nhà trường nói chung. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. Từ thực trạng trên, để giúp đỡ học sinh yếu kém lĩnh hội kiến thức, tôi đã mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của bản thân nhằm nâng cao chất 3
- lượng học tập của các em trong năm học 2010 2011 với một số giải pháp sau: 1. Xác định nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ học sinh yếu, kém còn cao. 2. Phân loại đối tượng học sinh yếu, kém. 3. Lập kế hoạch cụ thể trong quá trình theo dõi học sinh yếu kém. 4. Tiến hành việc phụ đạo học sinh yếu , kém( đây là giải pháp quan trọng nhất). 5. Theo dõi sự tiến bộ của các em qua từng đợt thi đua. 6. Thường xuyên phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc “Thông tin hai chiều”. II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ học sinh yếu, kém còn cao. SốHS yếu Nguyên nhân cơ bản dẫn đến yếu kém SL% kém (KS đầu năm) Học sinh lười học môn Ngữ Văn. 15 71,4 Học sinh viết chữ xấu. 13 61,9 Học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo 3 14,3 ( khuyết tật hòa nhập, thiểu năng trí tuệ) 21 /57 Học sinh do thiếu sự quan tâm sát sao của 5 23,8 gia đình. Học sinh quá ham mê các trò chơi điện tử, 8 30,1 thường xuyên bỏ học. ( có những học sinh ở nguyên nhân này nhưng cũng rơi vào các nguyên nhân khác). Từ việc điều tra đó tôi đã nắm được các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ học sinh yếu, kém còn cao để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh này. 4
- 2. Phân loại đối tượng học sinh yếu, kém. Khác với những năm học trước, tôi đã phân loại đối tượng học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học 2010 2011 chứ không phụ đạo chung cho tất cả các đối tượng yếu kém, để thuận tiện trong quá trình dạy phụ đạo, cụ thể: Đối với những em lười học, ham chơi, thiếu sự quan tâm của gia đình, học 1 buổi / tuần. Đối với học sinh viết chữ xấu, đọc chưa thông, viết chưa thạo thì học 2 buổi/tuần. Sau quá trình theo dõi nếu các em tiến bộ thì sẽ tiến hành dạy chung thành một đối tượng( 2 buổi/ tuần). Điều đáng nói tới ở đây là khi dạy phụ đạo phải coi đó là trách nhiệm to lớn, không được bất kỳ lý do gì mà nản chí, bởi ta đang góp sức để làm cân bằng xã hội, giúp cho các em trở thành những học sinh có vốn kiến thức ổn định trong cuộc sống sau này… 3. Lập kế hoạch cụ thể trong quá trình theo dõi học sinh yếu kém Để nắm bắt đầy đủ và chính xác việc học tập của các em cũng như theo dõi kết quả học tập qua từng tháng, tôi đã có sổ theo dõi nề nếp đi học phụ đạo và sổ theo dõi chất lượng học tập của học sinh yếu kém, mẫu cụ thể được thực hiện như sau: SỔ THEO DÕI NỀ NẾP ĐI HỌC PHỤ ĐẠO THÁNG........NĂM....... ( Dùng ký hiệu đánh dấu học sinh đi học hoặc vắng). Thứ… Thứ… Thứ… TT Họ và tên Lớp Ghi chú Ngày... Ngày... Ngày... 5
- SỔ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH QUA TỪNG THÁNG ( Ghi số điểm đạt được theo bài kiểm tra từng tháng). Tháng… Tháng… Tháng… TT Họ và tên Lớp Ghi chú Số điểm Số điểm Số điểm 4. Tiến hành việc phụ đạo học sinh yếukém. * Soạn giảng những kiến thức cơ bản nhất trong khi dạy phụ đạo. Chúng ta phải công nhận rằng, trong cùng một tiết dạy chính khóa có nhiều đối tượng học sinh mà thời gian có hạn, giáo viên có dừng laị giảng kỹ ở một số vấn đề khó, đối với học sinh khá giỏi thì các em nắm bắt được dung lượng kiến thức nhưng đối với học sinh yếu kém thì điều này càng gây nên sự nhàm chán đối với các em, bởi kiến thức đơn giản các em cũng chưa lĩnh hội được thì nói gì đến kiến thức khó. Vì vậy, trong tiết học phụ đạo giáo viên cần soạn giảng kỹ những kiến thức trọng tâm của bài học để các em nắm bắt và sau đó cho các em vận dụng để lấy ví dụ ngoài thực tế rồi tiếp tục nâng dần lên một bước cao hơn, chẳng hạn ở học kỳ I lớp 9: Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết “ Có mấy phương châm hội thoại mà chúng ta đã được học? Đó là những PCHT nào?”... Sau đó gọi một số em khác nêu khái niệm từng loại PCHT. Nếu một em không trả lời được thì sẽ gọi ba đến bốn em, nếu trong số đó không em nào trả lời được thì giáo viên sẽ gợi ý tránh hiện tượng cho học sinh giở sách ra để đọc lại( vì đó chỉ là học vẹt). Từ khái niệm các em sẽ vận dụng để đặt ví dụ, đặt câu hoặc ngược lại, giáo viên có thể đưa ra ví dụ trước rồi yêu cầu các em rút ra khái niệm. Sau khi học sinh biết vận dụng các yêu cầu trên, giáo viên sẽ ra bài tập để các em tự tư duy. Nếu bài hơi khó, giáo viên sẽ giúp các em nắm nội dung và phạm vi yêu cầu của bài tập đó. 6
- Trong một buổi dạy phụ đạo, cần đi vào một mảng kiến thức hoặc một bài cụ thể( tránh tản mạn nhiều vấn đề) để các em không bị rối kiến thức vì đối tượng học sinh này khi thấy nhiều vấn đề sẽ dễ gây chán nản. * Chú ý việc luyện đọc, viết cho các em. Ai cũng phải thừa nhận rằng: đối với học sinh bậc THCS mà đọc chưa thông, viết chưa thạo là một thách thức vô cùng lớn đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy. Bởi nền móng nhận biết đầu tiên các em không có thì làm sao có thể tiếp thu được những vấn đề có tính phức tạp trong quá trình học tập. Nhưng điều bất cập là trong các tiết học, giáo viên lại không thể gọi các em “ ê a” đánh vần, bởi thời gian có hạn. Cho nên việc làm vô cùng cần thiết của mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy môn Ngữ văn phải làm sao để giảm đến mức tối thiểu nhất số lượng học sinh này bằng cách: Thành lập “ Đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn học chăm”, cử một số em học sinh viết chữ đẹp mà phải nhiệt tình để giúp đỡ bạn( chủ yếu tôi cử những em có lực học trung bình) cùng với giáo viên bộ môn, kèm cặp những học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo. Lý do tôi chọn những học sinh này vì những học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo thường hay tự ti khi tiếp xúc với những bạn học khá giỏi. Đồng thời, tôi tập hợp riêng những em học sinh này yêu cầu luyện đọc luyện viết( 2 buổi/ tuần), có sự hướng dẫn của giáo viên. Bên cạnh mội số học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo nói trên thì số lượng học sinh viết chữ xấu lại chiếm tỷ lệ khá cao. Mặc dù trong khi học, nhiều em tiếp thu bài khá nhanh, hiểu được kiến thức mà giáo viên truyền tải. Nhưng khi vận dụng vào làm bài thì kết quả không đạt yêu cầu ( vì chữ viết quá xấu). Chính vì vậy, chúng tôi vô cùng trăn trở đã họp tổ chuyên môn, đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường tìm biện pháp khắc phục. 7
- Ngoài việc dạy đại trà, phụ đạo theo lịch phân công, tôi còn thường xuyên chấm vở luyện viết và động viên các em trong những bài kiểm tra, nếu trình bày sạch sẽ tiến bộ là được khuyến khích hơn so với mặt bằng chung ( từ 0,5 đến 1 điểm). Để công việc này đạt kết quả, tôi đã thực hiện như sau: + Yêu cầu các em viết từng bài theo quy định { không được thích là viết luôn một mạch (vài bài) để hôm sau lại nghỉ, nghiêm cấm việc mượn người khác viết hộ}, sau đó đúng thời gian quy định giáo viên thu, chấm để theo dõi sự tiến bộ của học sinh. + Trong khi chấm, giáo viên lưu ý chữa lỗi cho các em và nhắc nhở trực tiếp bằng lời phê ở những bài chưa đạt yêu cầu; còn những bài có tiến bộ, giáo viên lại nhận xét bằng những lời động viên, khích lệ. Có như vậy các em mới thấy được những hạn chế để sửa chữa, cũng như thấy được sự tiến bộ của mình để phát huy cho các bài tiếp theo. * Ứng dụng CNTT vào những bài dạy phù hợp. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay là điều rất cần thiết. Sử dụng CNTT sẽ giúp học sinh có hứng thú hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, làm chủ kiến thức của mình từ việc quan sát qua hình ảnh để nắm nội dung bài học. Điều này, không chỉ tạo không khí sôi nổi đối với học sinh khá giỏi mà kể cả những học sinh yếu kém cũng rất ham mê. Tuy nhiên không phải bất kỳ bài nào cũng ứng dụng CNTT mà chỉ đối với những tiết dạy phù hợp với phương pháp này, chẳng hạn: khi dạy các tiết bài : “ Đồng chí”( Chính Hữu), “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”( Phạm Tiến Duật), “ Đoàn thuyền đánh cá” ( Huy Cận), “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” ( Nguyễn Khoa Điềm), “ Lặng lẽ Sa Pa”( Nguyễn Thành Long), “ Bến quê”( Nguyễn Minh Châu)… Các em rất chăm chú quan sát những hình ảnh được chiếu trên 8
- màn hình ( Cảnh núi rừng Việt Bắc, cảnh ra khơi đánh cá của người dân vùng biển Hòn Gòn Quảng Ninh, Cảnh người mẹ dân tộc Tà ôi địu con tham gia kháng chiến chống Mỹ ở phía Tây Thừa Thiên Huế, cảnh Sa Pa thơ mộng và những con người ngày đêm miệt mài với công việc, cảnh bãi bồi sông Hồng nơi chưa một lần Nhĩ đặt chân tới… và rất nhiều những hình ảnh khác hỗ trợ cho các tiết dạy thêm hấp dẫn. Trong những tiết bài như thế cần chú ý nhiều đến đối tượng học sinh yếu, kém Hình thức phụ đạo ngay trong giờ học chính khóa, vì có một số học sinh dù đọc chưa thông, viết chưa thạo nhưng khi quan sát qua hình ảnh minh họa, các em có thể nắm được nội dung bài học. Giáo viên gọi các em trả lời để quen dần với cách học tự lập, không lệ thuộc vào ngôn ngữ có sẵn hoặc từ bạn nhắc…Có thể trong nội dung câu trả lời của các em chưa được thông suốt, trôi chảy thì giáo viên sẽ gợi mở để các em trả lời liền mạch. Đó cũng là một “nghệ thuật” phụ đạo trong quá trình giáo dục đối tượng học sinh này. Khi trả lời được yêu cầu của giáo viên trước tập thể lớp sẽ tạo khí thế học tập và làm cho các em yêu thích môn học hơn, tự tin vào chính bản thân mình hơn. Ví dụ một số hình ảnh minh họa khi ta dạy bài “ Những ngôi sao xa xôi” ( Lê Minh Khuê). Trước tiên, học sinh được quan sát chân dung tác giả, trang bìa một số tác phẩm tiêu biểu của bà…Sau đó các em được quan sát hình ảnh con đường Trường Sơn huyền thoại đã đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc ta như một mốc son chói lọi trong những năm tháng chống giặc ngoại xâm thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những hình ảnh mà các em được quan sát đã phản ánh rất rõ cuộc sống, chiến đấu vô cùng gian khổ và ác liệt của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn mà các em lại nhớ rất kỹ về nội dung của bài học này. 9
- Một số hình ảnh về Trường Sơn Năm 1971 Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai 10
- Sự tàn phá ác liệt của máy bay Mỹ Con đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên dường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy… Có ở đâu như thế này không…? 11
- Tất cả vì miền Nam thân yêu * Phân công học sinh, khá giỏi kèm cặp học sinh yếu kém Trong quá trình dạy phụ đạo, tôi đã chia thành các nhóm( theo xóm) để giúp cho việc theo dõi học sinh và dễ dàng so sánh sự tiến bộ của các nhóm với nhau. Ngoài ra, tôi còn chọn trong lớp một số học sinh khá, giỏi kèm cặp những học sinh yếu kém (theo cặp) điển hình như: Những vấn đề Lớp HS khá, giỏi HS Yếu kém cần giúp đỡ Mai Phương Uyên Lại Thị Duyên Học yếu (chung) Nguyễn Thị Hằng Mai Việt Anh Kỹ năng làm bài yếu 9A Lại Thị Thi Phạm Thị Thu Đọc, kể còn chậm… Mai Thị Trang Mai Thị Mai Đọc, kể còn chậm… Mai Ánh Hồng Lê Thị Trang Kỹ năng làm bài yếu 12
- Dương Thị Hà Lê Thị Hằng Kỹ năng trình bày yếu Thiếu sự quan tâm của Mai Thanh Loan Mai Tiến Thịnh 9B gia đình, học yếu… Phan Linh Trang Trần Thị Phượng Học yếu (chung) Trần Thị Linh Lê Minh Chiến Kỹ năng làm bài yếu Các em luôn luôn theo dõi sự tiến bộ của bạn và thường xuyên báo cáo kết quả với giáo viên bộ môn… Đồng thời đối với những học sinh dưới trung bình, trong khi dạy, tôi luôn dành cho các em lượng thông tin dễ hiểu nhất để cùng tham gia đàm thoại. Có như vậy mới tạo được sự hứng thú học tập cho các em, tránh được hiện tượng chán học và sinh ra quậy phá ở đối tượng học này. Qua từng tháng dạy, tôi đã ra đề kiểm tra để học sinh làm bài (lượng kiến thức cũng được nâng dần theo mức độ tiếp thu của học sinh), sau đó giáo viên chấm, chữa bài đồng thời tuyên dương những em có tiến bộ, động viên những em chưa đạt điểm cao hơn tháng trước, bài kiểm tra cũng như kết quả làm bài phải nộp về tổ chuyên môn để tổ trưởng tổng hợp và báo cáo về Ban giám hiệu nhà trường. *Thường xuyên kiểm tra vở ghi, vở bài tập của các em. Tôi thiết nghĩ việc thu vở ghi, vở bài tập đối với những em học sinh yếu kém là rất cần thiết, vì có rất nhiều em không chịu ghi bài, lười làm bài tậ p ( có em mượn vở của bạn fo to lại làm vở của mình, có em nhờ bạn khác ghi hộ…). Cho nên cần phải theo sát để kịp thời nhắc nhở. Mỗi khi thu những loại vở nói trên, tôi thường chấm điểm, đồng thời có nhận xét cụ thể vào vở về sự tiến bộ hoặc tồn tại của học sinh, yêu cầu phát huy hoặc khắc phục những tồn tại thiếu sót. Điều đó cũng sẽ rèn được ý thức tự giác cho các em. 5. Theo dõi sự tiến bộ của các em qua từng đợt thi đua. 13
- Trong một năm học nhà trường phát động 3 đợt thi đua: Đợt 1( Từ đầu năm học đến 20/11), đợt 2( Từ 20/11 đến 26/3) và đợt 3( Từ 26/3 đến cuối năm học) có chế độ khen thưởng cụ thể: những em có tiến bộ từ lực học yếu kém vươn được đến trung bình trở lên, những em tiến bộ về chữ viết, đọc kể… đều được tuyên dương trước toàn trường, trong xóm, thôn, đồng thời được thưởng vở, bút hoặc tiền( tùy theo ngân sách của nhà trường và quỹ Hội phụ huynh…). Bản thân tôi đã tham mưu với BGH, Hội cha mẹ học sinh của lớp, của trường có phần thưởng xứng đáng động viên các em. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã triển khai một cách cụ thể, việc thi đua không chỉ riêng các chi đội lớp mà ở cả lớp phụ đạo tôi cũng tổ chức cho các em thi đua giữa các nhóm với nhau( mỗi nhóm 3 em có thể 1 em lớp 9A, 2 em lớp 9B hoặc ngược lại). Tôi đề ra quy định: Trong một tháng nếu ở nhóm mình không thành viên nào bị nhắc nhở về việc không làm bài tập, bị điểm yếu, kém… và một trong số đó đạt từ điểm 7 trở lên( tính cả điểm kiểm tra miệng, chấm vở bài tập hoặc kiểm tra 15 phút…) là cả nhóm được tuyên dương trong buổi chào cờ vào sáng thứ hai trước toàn trường( ở tuần đầu tiên của tháng tới) và cứ như vậy, tôi theo dõi sự tiến bộ dần của các em cho đến hết mỗi đợt thi đua mà nhà trường phát động, tôi lập danh sách nộp lại cho Ban giám hiệu để có phần thưởng cho các em về sự tiến bộ trong quá trình học tập. Đồng thời cũng thông báo với gia đình các em về sự tiến bộ đó để các em thấy được việc làm của mình có ý nghĩa lớn lao( làm bố mẹ vui lòng, thầy cô phấn khởi, bạn bè tin yêu …). Như vậy, từ lớp học phụ đạo sẽ tạo hứng thú cho các em trong khi học chính khóa. 6. Thường xuyên phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc “Thông tin hai chiều”. 14
- Trong quá trình dạy học, khi thấy học sinh vắng học từ 1 đến 2 buổi, giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân và động viên kịp thời; nếu thấy học sinh bỏ học từ 3 buổi trở lên và có nguy cơ bỏ học, giáo viên phải có biện pháp ( đến tận gia đình các em để trao đổi với phụ huynh, thông qua Hội cha mẹ học sinh, trao đổi với các đoàn thể trong xóm: Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…) của xóm, để động viên các em một cách kịp thời nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em đi học đầy đủ, tránh hiện tượng “làm ngơ” khi thấy các em bỏ hoc nhiều ngày. C. KẾT LUẬN 1. KẾT QUẢ CỦA VIỆC ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN NGỮ VĂN 9. Dưới sự chỉ đạo của Phòng giáo dục; sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường; sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, chính quyền địa phương; sự giúp đỡ của Hội cha mẹ học sinh cùng các đoàn thể khác trong các xóm của xã; sự phối hợp chặt chẽ với các đồng chí giáo viên dạy môn Ngữ văn ở các khối lớp; sự nhiệt tình, nỗ lực của bản thân đã áp dụng một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà cùng với sự cố gắng vươn lên của các em học sinh thuộc đối tượng này. Năm học 2010 2011 kết thúc, số lượng học sinh có điểm dưới trung bình đã giảm xuống đáng kể…Đặc biệt học kỳ II năm học 2010 2011, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Nga Sơn vẫn tiếp tục tổ chức coi thi và chấm chéo 8 môn học do SGD & ĐT ra đề để nắm bắt chất lượng giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh xuyên xuốt một quá trình dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Từ đó lấy cơ sở để đánh giá thi đua giữa các trường trong toàn huyện. Môn học Ngữ văn khối 9 mà tôi được phân công phụ trách đã đạt được kết quả tương đối cao so với mặt bằng chung của cả 15
- huyện( xếp ở tốp đầu). Điều đó cho thấy việc áp dụng “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà” mà tôi đã đưa ra có tác dụng rất lớn trong quá trình dạy học ở trường THCS Nga Trường nói riêng và đối với các trường THCS nói chung. Đó là nguồn động viên lớn đối với bản thân tôi và cũng là niềm mong mỏi của tất cả những ai quan tâm đến “ Sự nghiệp trồng người”. Và kết quả theo dõi đó được thể hiện rõ qua các kỳ thi kiểm tra chất lượng cũng như chất lượng đại trà của môn học. a. Điểm các kỳ thi kiểm tra chất lượng trong năm học 2010 - 2011( 5lần). Kỳ Giữa Cuối Giữa kỳ Cuối kỳ Lớ thi Đầu năm SS kỳI kỳI II II p Điểm SL % SL % SL % SL % SL % Giỏi 0 0 1 3,7 2 7,4 2 7,4 2 7,4 Khá 3 11,1 3 11,1 4 14,8 6 22,2 10 37,1 9A 27 TB 14 51,9 16 59,3 17 63,0 16 59,3 14 51,9 Yếu 8 29,6 6 22,2 4 14,8 3 11,1 1 3,6 Kém 2 7,4 1 3,7 0 0 0 0 0 0 Giỏi 0 0 1 3,3 2 6,7 3 10,0 3 10,0 Khá 2 6,7 3 10,0 4 13,3 6 20,0 12 40,0 9B 30 TB 17 56,6 19 63,4 21 70,0 19 63,3 14 46,7 Yếu 9 30,0 6 20,0 3 10,0 2 6,7 1 3,3 Kém 2 6,7 1 3,3 0 0 0 0 0 0 Giỏi 0 0 2 3,5 4 7,0 5 8,8 5 8,8 Khá 5 8,8 6 10,6 8 14,0 12 21,0 22 38,6 Tổng 57 TB 31 54,4 35 61,4 38 66,7 35 61,4 28 49,1 Yếu 17 29,8 12 21,0 7 12,3 5 8,8 2 3,5 Kém 4 7,0 2 3,5 0 0 0 0 0 0 b. Chất lượng đại trà môn Ngữ văn 9 năm học 2010 2011. Xếp loại Lớp SS ĐTBM Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 16
- 11, 79, H.Kỳ I 1 3,7 3 20 3 11,1 0 0 1 1 11, 37, 48, 9A 27 H.Kỳ II 3 10 13 1 3,7 0 0 1 0 2 40, 48, Cả năm 2 7,4 11 13 1 3,7 0 0 7 2 23, 66, H.Kỳ I 0 0 7 20 3 10,0 0 0 3 7 13, 43, 40, 9B 30 H.Kỳ II 4 13 12 1 3,4 0 0 3 3 0 10, 33, 53, Cả năm 3 10 16 1 3,4 0 0 0 3 3 17, 70, H.Kỳ I 1 1,8 10 40 6 10,5 0 0 5 2 12, 40, 43, Tổng 57 H.Kỳ II 7 23 25 2 3,5 0 0 3 3 9 36, 50, Cả năm 5 8,8 21 29 2 3,5 0 0 8 9 c. Số học sinh được thưởng qua các đợt thi đua. Trong năm học 2010 2011 có 5 học sinh yếu kém của khối 9 được thưởng qua 3 đợt thi đua mà nhà trường phát động: Đợt 1: Em Lê Thị Trang Lớp 9A( chữ viết tiến bộ nhiều, nắm được kỹ năng làm bài văn): Tuyên dương trước toàn trường, được thưởng 3 cuốn vở và 1 chiếc bút. Đợt 2: Em Lê Thị Hằng Lớp 9B ( vươn lên đạt HL trung bình khá),em Lê Minh Chiến Lớp 9B( Đạt học lực Trung bình khá): Tuyên dương trước toàn trường và được thưởng mỗi em 5 cuốn vở. Đợt 3: Em Mai Việt Anh Lớp 9A( Đạt học lực khá), em Mai Tiến Thịnh , Lớp 9B( học tiến bộ nhiều, không còn bỏ học vô lý do): Tuyên dương trước toàn trường và được thưởng 5 cuốn vở. Đồng thời cả 5 em 17
- nhà trường thưởng mỗi em 20.000đ và 5 em được phân công giúp đỡ bạn đã tiến bộ( Mai Ánh Hồng, Dương Thị Hà, Trần Thị Linh, Nguyễn Thị Hằng, Mai Thanh Loan) cũng được thưởng 20.000đ/em vào ngày tổng kết năm học. Phần thưởng tuy không nhiều nhưng đó là sự động viên đối với những em vươn lên trong học tập và khích lệ những em có tinh thần giúp đỡ bạn những khi bạn gặp phải khó khăn. Đặc biệt là các em học yếu kém khối 6,7,8 cũng thấy được sự quan tâm sát sao của các thầy cô giáo cũng như Ban giám hiệu nhà trường đối với những học sinh có lực học dưới trung bình. Như vậy, qua kết quả đạt được của môn học Ngữ văn lớp 9, năm học 2010 2011 mà tôi đã áp dụng, ta có thể dễ dàng nhận thấy chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt là số lượng học sinh yếu kém đã giảm xuống đáng kể so với chất lượng khảo sát đầu năm, số lượng học sinh đạt từ trung bình trở lên cũng cao hơn rất nhiều. 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT. a. Bài học kinh nghiệm. Năm học 2010 2011 kết thúc, với những kinh nghiệm rất nhỏ giúp tôi đạt được một số kết quả nhất định trong quá trình phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ Văn khối 9 mà mình được phân công phụ trách. Điều đó cũng giúp tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây : Trong quá trình dạy, người giáo viên cần phải: + Là người gương mẫu trong quá trình ứng xử, đặc biệt với những học sinh thuộc đối tượng yếu kém cần phải nhẹ nhàng uốn nắn. + Luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, trăn trở với bộ môn mình được phân công để tìm ra phương pháp mới trong quá trình giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. 18
- + Luôn giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh, đặc biệt quan tâm hơn đối với những em có lực học dưới trung bình. + Luôn tạo mối quan hệ mật thiết với đồng nghiệp, phụ huynh và các em học sinh. + Luôn giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh yếu kém để tìm ra những giải pháp cùng giáo dục các em trở thành người tiến bộ. b. Kiến nghị Đề xuất. Chúng tôi mong muốn rằng, chính quyền địa phương; các ban ngành, đoàn thể cần quan tâm, phối hợp chặt chẽ và có những biện pháp tích cực hơn nữa để cùng với nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là nâng cao chất lượng học sinh yếu kém trong giai đoạn hiện nay. Trên đây là một số ý kiến nhỏ đứng về phương diện của cá nhân tôi, chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót và có thể còn có những ý kiến không giống nhau về quan điểm chung. Rất mong được sự góp ý của Hội đồng giám khảo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nga Trường, ngày 06 tháng 05 năm 2011. Người thực hiện Hoàng Thị Nhu 19
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3115 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2596 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
10 p | 4744 | 621
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4
11 p | 2187 | 496
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non
10 p | 1730 | 412
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái (2010-2011)- TMN thị trấn Lam Sơn
19 p | 1742 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 3
13 p | 1069 | 142
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 668 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực đọc hiểu môn Tiếng Anh cho học sinh bậc THCS
19 p | 397 | 115
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 23-36 tháng thích hoạt động trong góc tạo hình - GV: N.Thanh Hương
7 p | 1195 | 91
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 385 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học
18 p | 699 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
20 p | 311 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém - môn Toán lớp 4
19 p | 325 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5
18 p | 363 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 302 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5
19 p | 312 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong giảng môn Chạy bền đối với HS Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh và HS lớp 10 nói riêng
13 p | 119 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn