DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
<br />
Tên danh mục viết tắt<br />
Giáo dục thường xuyên<br />
Giáo dục thường xuyên - hướng<br />
nghiệp<br />
<br />
Kí hiệu viết tắt<br />
GDTX<br />
GDTX-HN<br />
<br />
3<br />
<br />
Liên kết đào tạo<br />
<br />
LKĐT<br />
<br />
4<br />
<br />
Học viên<br />
<br />
5<br />
<br />
Cán bộ, giáo viên, nhân viên<br />
<br />
6<br />
<br />
Cán bộ quản lý<br />
<br />
CBQL<br />
<br />
7<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm<br />
<br />
GVCN<br />
<br />
8<br />
<br />
Trung học cơ sở<br />
<br />
THCS<br />
<br />
9<br />
<br />
Ủy ban Nhân dân<br />
<br />
UBND<br />
<br />
10<br />
<br />
Giáo dục và đào tạo<br />
<br />
HV<br />
CB,GV,NV<br />
<br />
GD&ĐT<br />
<br />
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu<br />
<br />
Ghi chú<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
I. Lý do chọn đề tài<br />
Giáo dục là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia, mọi dân tộc. Một xã hội<br />
muốn phát triển đòi hỏi phải coi trọng giáo dục vì giáo dục có tác động tới tất cả<br />
các lĩnh vực của đời sống; đặc biệt giáo dục gắn với hình thành và phát triển con<br />
người, động lực của mọi sự phát triển kinh tế xã hội. Sự nghiệp đổi mới và công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Việt Nam đang tiến hành trong điều kiện mới có<br />
thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sức sáng tạo nguồn nhân lực<br />
Việt Nam.<br />
Chính vậy, Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ<br />
2010-2015 đã thông qua bốn chương trình trọng điểm trong đó đặc biệt quan<br />
tâm việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.<br />
Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam có<br />
diện tích tự nhiên 9.067,87 km2, dân số hơn 382.436 người vào năm 2010 với trên<br />
85% là đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó việc nâng cao chất lượng và trình độ của<br />
nguồn nhân lực đang là vấn đề cần thiết hiện nay đối với Lai Châu.<br />
Thực hiện Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của Ủy ban<br />
Nhân dân (UBND) tỉnh Lai Châu về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh<br />
đến năm 2020, chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực chất lượng<br />
cao cho tỉnh. Trên tinh thần đó Nghị quyết của Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai<br />
Châu năm học 2012-2013 đã khẳng định mục tiêu công tác liên kết đào tạo<br />
(LKĐT) là: “Mở rộng các hình thức LKĐT, nâng cao chất lượng đào tạo”<br />
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Giám đốc<br />
Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu, phòng GDTX-CN Sở đã nêu rõ mục tiêu chất<br />
lượng đối với công tác giáo dục chuyên nghiệp đó là: “Chỉ đạo có hiệu quả công<br />
tác LKĐT đối với các cơ sở có chức năng liên kết”<br />
Trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc Trung tâm<br />
GDTX-HN tỉnh, bản thân tôi trực tiếp lãnh đạo công tác LKĐT tuy đã đạt kết<br />
quả nhất định góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao chất<br />
lượng và chuẩn hóa đội ngũ; tạo cơ hội học tập cho nhiều người và xây dựng xã<br />
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu<br />
<br />
2<br />
<br />
hội học tập; nhưng kết quả đó còn khiêm tốn chất lượng đào tạo chưa đáp ứng<br />
được mục tiêu đào tạo, còn hiện tượng học viên (HV) vi phạm nội quy học tập<br />
Xuất phát từ thực trạng nói trên, việc quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm<br />
GDTX-HN tỉnh với biện pháp phù hợp là vấn đề thiết thực và cấp bách. Chính<br />
vì vậy bản thân tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý các lớp<br />
LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ<br />
kinh nghiệm bản thân vào việc nâng cao hiệu quả quản lý các lớp LKĐT ở<br />
Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả<br />
đào tạo.<br />
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br />
1. Phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu một số biện pháp quản lý các<br />
lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu năm học 2012-2013<br />
2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh<br />
Lai Châu<br />
III. Mục đích nghiên cứu<br />
Nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý LKĐT ở Trung tâm<br />
GDTX-HN tỉnh đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý các lớp<br />
LKĐT và nâng cao chất lượng đào tạo<br />
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu, phân tích chỉ ra thực trạng quản lý các lớp LKĐT hiện<br />
nay ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu<br />
Từ trước ở Trung tâm chưa có đề tài nghiên cứu về công tác quản lý<br />
các lớp liên kết đào tạo. Do đó, đề tài đã đóng góp một số biện pháp quản lý<br />
các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu nhằm nâng cao hiệu<br />
quả quản lý công tác liên kết đào tạo và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực<br />
địa phương.<br />
*<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ<br />
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN<br />
I. Một số khái niệm cơ bản<br />
1. Quản lý<br />
Quản lý là một hoạt động lao động tất yếu trong quá trình phát triển của<br />
xã hội loài người, nó được bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác<br />
lao động. Sự cần thiết của hoạt động quản lý đã được C.Mác khẳng định bằng ý<br />
tưởng độc đáo và đầy sức thuyết phục: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều<br />
khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”<br />
Quản lý gắn liền với cuộc sống và hoạt động của con người, vì thế nó rất<br />
đa dạng và phức tạp. Một số định nghĩa về quản lý như sau:<br />
Theo tác giả Vũ Ngọc Hải: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng<br />
đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”<br />
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Hoạt động quản lý bao gồm hai quá trình<br />
tích hợp vào nhau, quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn để duy trì tổ chức ở<br />
trạng thái ổn định, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào<br />
phát triển”.<br />
Theo tác giả Phạm Khắc Chương: “Quản lý là một khái niệm ghép “Quản”<br />
có hàm nghĩa rất phong phú: cai quản, thống trị, giữ gìn, theo dõi… Theo góc độ<br />
điều khiển, “quản” có thể hiểu là lái, điều khiển, chỉ huy, kiểm soát…Do đó,<br />
trong đời sống xã hội ngày càng phát sinh những khái niệm liên quan đến từ<br />
“quản” như quản giáo, quản thúc, quản tượng, quản gia, quản trị; “lý” theo hàm<br />
nghĩa là khoa học, khách quan nâng cao hiệu quả hoạt động “quản”.<br />
Với cách hiểu quản lý là quản lý tổ chức của con người, hoạt động của<br />
con người, tác giả Bùi Văn Quân định nghĩa khái niệm quản lý như sau: “quản<br />
lý là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực<br />
hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và<br />
phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm<br />
tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và<br />
phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn biến động”<br />
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu<br />
<br />
4<br />
<br />
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn có thể định nghĩa khái niệm quản lý<br />
như sau: Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản<br />
lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản<br />
lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, tiềm năng và cơ hội của tổ<br />
chức để đạt được mục tiêu đề ra<br />
2. Quản lý giáo dục<br />
Có thể xem khái niệm quản lý giáo dục theo 2 cấp độ: Quản lý hệ thống<br />
giáo dục và quản lý trường học<br />
Ở cấp độ quản lý hệ thống giáo dục: Quản lý giáo dục là những tác động<br />
có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau<br />
đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo<br />
dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng<br />
như chất lượng<br />
Ở cấp độ quản lý trường học: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác<br />
động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo<br />
viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học và các lực lượng xã hội trong và<br />
ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.<br />
3. Quản lý Trung tâm GDTX<br />
Trung tâm GDTX là môi trường học tập. Đó là dấu hiệu đặc trưng nổi<br />
bật nhất của Trung tâm GDTX. Không xây dựng được môi trường học tập thì<br />
không còn là Trung tâm GDTX nữa. Đây là trách nhiệm của tất cả các chủ thể<br />
trong Trung tâm GDTX để tồn tại và phát triển. Trung tâm GDTX là một<br />
cộng đồng học tập không chỉ đối với học viên, học sinh mà còn đối với cả<br />
giám đốc và giáo viên. Do đó, bản chất Trung tâm GDTX thể hiện ở ba khía<br />
cạnh: một là, bản chất sư phạm; hai là, bản chất xã hội; ba là, bản chất giai cấp.<br />
Có thể hiểu rằng: Quản lý Trung tâm GDTX là hệ thống tác động có mục<br />
đích, có tổ chức của giám đốc Trung tâm GDTX đến con người (Giáo viên, cán<br />
bộ, nhân viên, học viên) và các nguồn lực khác (cơ sở vật chất, tài chính, thông<br />
tin) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật kinh tế, quy luật<br />
xã hội…) bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử<br />
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu<br />
<br />
5<br />
<br />