Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO<br />
HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM<br />
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Ngay từ thuở sơ khai của đất nước, các bậc tiền nhân đã nói : "Hiền tài là<br />
nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước thịnh, nguyên khí suy thì<br />
đất nước suy". Bác Hồ đã từng nói: “ Người có tài mà không có đức là người vô<br />
dụng”. Có thể nói lịch sử phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thấy<br />
rằng: giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đất<br />
nước, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.<br />
Trong những năm gần đây Việt Nam đang trên con đường đổi mới, đang từng<br />
bước hội nhập kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát<br />
sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội<br />
nhập kinh tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, làm xói mòn những giá trị đạo<br />
đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên có dấu<br />
hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức<br />
trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không<br />
có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Trong nhà trường số học sinh vi<br />
phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật sự<br />
là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem<br />
nhẹ, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Trước thực<br />
tế trên, việc trang bị cho giới trẻ bản lĩnh, kỹ năng và những kiến thức cơ bản về một<br />
lối sống lành mạnh, sống có lý tưởng, biết yêu thương và sống vì mọi người là việc<br />
làm vô cùng quan trọng.<br />
Để có được những thành công hơn nữa trên con đường phát triển đất nước,<br />
chúng ta phải đào tạo được một thế hệ trẻ có đức, có tài giỏi về chuyên môn và<br />
khỏe mạnh về thể chất. Sinh thời Bác Hồ luôn căn dặn và nhắc nhở Đảng ta “Bồi<br />
dưỡng đạo đức “Đức, trí, thể, mỹ” thì giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng được<br />
xem là nền tảng gốc rễ để tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục<br />
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc<br />
<br />
Trang 1<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
khác. Về bản chất con người, dù là trẻ em hư đến đâu nhưng bao giờ cũng có mặt<br />
tốt, mặt nhân tính, những ước mơ, nguyện vọng thầm kín chính đáng đầy nhân bản<br />
và hồn nhiên. Các em cũng thích được khen ngợi, yêu thương. Nếu nhà trường và<br />
gia đình nắm được những nguyên nhân sâu xa, có sự đồng cảm và hiểu được các<br />
em, có sự thống nhất về phương pháp giáo dục thì chắc chắn sẽ cảm hóa được học<br />
sinh cá biệt.<br />
Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm Kỹ thuật tổng<br />
hợp – Hướng nghiệp Đồng Nai đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đó là nhờ<br />
vào sự quan tâm của các cấp, các ngành ở địa phương, sự ủng hộ giúp đỡ của cha<br />
mẹ học sinh. Bản thân là người làm công tác quản lý học sinh học nghề tại trung<br />
tâm tôi tự thấy vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh luôn luôn phải được coi trọng<br />
từ đó làm nền tảng cho giáo dục toàn diện tại trung tâm. Xuất phát từ những lý do<br />
khách quan và lý do chủ quan như đã phân tích ở trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề<br />
tài: “ Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh tại trung tâm”.<br />
B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:<br />
I. Cơ sở lý luận:<br />
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO độ tuổi vị thành niên có từ 10 đến 19 tuổi,<br />
ở Việt Nam quy định độ tuổi vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi. Như vậy học sinh<br />
THPT là lứa tuổi cuối lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em phát triển mạnh<br />
về thể chất, sinh lý. Là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, các em luôn<br />
có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. Ở giai đoạn<br />
phát triển này sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của người lớn làm các em cảm thấy rất<br />
khó chịu, bực bội và rất dễ nổi nóng. Trong lứa tuổi này các em muốn tìm tòi,<br />
khám phá, tìm hiểu những điều chưa biết của cuộc sống, các em muốn có quyền tự<br />
quyết định trong các công việc và việc làm của mình và muốn không bị sự ràng<br />
buộc của gia đình, bố mẹ và các người lớn tuổi.<br />
Ở lứa tuổi này sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các em có xu<br />
hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơi,<br />
đùa nghịch, có những lúc, những nơi các em có các hành động không đúng, không<br />
phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong giai đoạn này quá trình phát triển sinh lý ảnh<br />
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
hưởng đến rất nhiều tính cách của các em, các em rất dễ bị xúc động khi có một tác<br />
động nào đó, tính tình không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình<br />
nhưng có trở ngại lại dễ buông xuôi, chán nản. Đối với các em ở lứa tuổi này, cái<br />
gì cũng dễ dàng, đơn giản, các em luôn ở trạng thái hiếu thắng hoặc tự ti vì thế dễ<br />
dàng đi đến những hành động thiếu suy nghĩ chín chắn, nhiều lúc vi phạm mà vẫn<br />
không biết.<br />
Chính vì vậy, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và mọi tổ chức trong xã<br />
hội phải có trách nhiệm quan tâm sát sao, động viên kịp thời hướng các em có<br />
những suy nghĩ và hành động đúng. Để chỉ đạo và quản lý tốt quá trình giáo dục<br />
đạo đức trong nhà trường, người cán bộ quản lý cần nắm vững vấn đề cụ thể như<br />
sau:<br />
1. Các vấn đề chung của giáo dục đạo đức.<br />
1.1 Khái niệm đạo đức<br />
1.1.1 Đạo đức xét dưới góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã<br />
hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều<br />
chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên,<br />
con người với xã hội, giữa con người với nhau và với chính bản thân mình.<br />
1.1.2 Đạo đức xét dưới góc độ cá nhân: Đạo đức là những phẩm chất nhân<br />
cách của con người phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách<br />
ứng xử của xã hội trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên với xã hội,<br />
với người khác và với chính bản thân mình.<br />
1.2 Giáo dục đạo đức.<br />
1.2.1 Khái niệm về giáo dục đạo đức:<br />
Giáo dục đạo đức là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế<br />
hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã<br />
hội thành những phẩm chất, giá trị đạo đức cá nhân, nhằm góp phần phát triển<br />
nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội.<br />
1.2.2 Cấu trúc quá trình giáo dục đạo đức.<br />
- Nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục đạo đức là hình thành, phát triển nhân<br />
cách con người, kết tinh những giá trị đạo đức truyền thống và hiện đại, đảm bảo<br />
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
hài hòa giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân.<br />
- Quá trình hoạt động giáo dục đạo đức ở trường có kế hoạch, tổ chức chỉ<br />
đạo cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.<br />
Quá trình này được thể hiện ở một số nội dung chính sau:<br />
+ Mục đích, yêu cầu về chuẩn mực giáo dục đạo đức<br />
+ Nội dung giáo dục đạo đức<br />
+ Phương pháp giáo dục đạo đức<br />
+ Hình thức giáo dục đạo đức<br />
+ Nhà sư phạm và đối tượng<br />
+ Các điều kiện, phương tiện giáo dục đạo đức<br />
+ Các mối quan hệ trong giáo dục đạo đức<br />
+ Kết quả quá trình giáo dục đạo đức<br />
- Nguyên tắc quá trình giáo dục đạo đức<br />
+ Đảm bảo thống nhất trong quá trình giáo dục đạo đức<br />
+ Đảm bảo tính thực trong quá trình giáo dục đạo đức<br />
+ Đảm bảo chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa<br />
1.2.3 Những đặc điểm của giáo dục đạo đức<br />
- Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và hoạt động khác.<br />
- Có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức<br />
giáo dục trong và ngoài nhà trường.<br />
- Tính biện chứng, phức tạp trong quá trình phát triển, biến đổi về nhân cách<br />
của học sinh về mặt đạo đức.<br />
- Tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức.<br />
- Tính đột biến và khả năng tự biến đổi.<br />
- Phát triển thông qua hoạt động và giao lưu tập thể.<br />
- Tính cá thể hóa cao.<br />
- Chứa nhiều mâu thuẫn.<br />
- Có sự tương tác hai chiều giữa nhà giáo dục và đối tượng được giáo dục.<br />
- Tính chất khó khăn trong việc đánh giá kết quả, sự phát triển đạo đức của<br />
cá nhân.<br />
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
1.2.4 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ giáo dục đạo đức<br />
1.2.4.1 Vị trí của giáo dục đạo đức.<br />
- Là một mặt giáo dục bắt buộc, một bộ phận cấu thành của quá trình giáo<br />
dục trong nhà trường.<br />
- Quá trình giáo dục trong nhà trường được chia ra làm nhiều quá trình bộ<br />
phận.<br />
+ Giáo dục đạo đức<br />
+ Giáo dục trí tuệ<br />
+ Giáo dục thể chất<br />
+ Giáo dục thẩm mỹ<br />
+ Giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp…<br />
Trong đó giáo dục đạo đức được coi là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm<br />
tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác.<br />
Quá trình giáo dục đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường với xã<br />
hội, con người với cuộc sống.<br />
1.2.4.2 Chức năng của giáo đạo đức học sinh trong nhà trường<br />
- Làm cho học sinh thấm nhuần, sâu sắc thế giới quan Mác – Lê Nin, tư<br />
tưởng, đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh, tính chân lý khách quan của các giá<br />
trị đạo đức, nhân văn nhân bản của các tư tưởng đó, coi đó là kim chỉ nam cho<br />
hành động của mình.<br />
- Thấm nhuần chủ trương chính sách của Đảng, sống và làm việc theo hiến<br />
pháp và pháp luật, sống có kỷ cương nề nếp, có văn hóa.<br />
- Nhận thức ngày càng sâu sắc yêu cầu chuẩn mực và các giá trị đạo đức xã<br />
hội chủ nghĩa biến các giá trị đó thành tình cảm, hành vi thói quen và cách ứng xử<br />
hàng ngày.<br />
1.2.4.3 Nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức phát triển đạo đức cá<br />
nhân, hình thành và phát triển ý thức đạo đức rèn luyện ý chí, hành vi thói<br />
quen và cách ứng xử đạo đức phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo<br />
những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc thời đại.<br />
Tùy theo từng cấp học, bậc học và đặc điểm lứa tuổi học sinh, những chức<br />
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />