SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐƠN VỊ: TRƢỜNG THPT PHƢỚC THIỀN<br />
<br />
Mã số :------------------<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG<br />
GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP TRONG TRƢỜNG<br />
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHƢỚC THIỀN.<br />
<br />
Người thực hiện :Lê Thị Ngọc Anh<br />
Lĩnh vực nghiên cứu :<br />
- Quản lí giáo dục: ……….<br />
- Phương pháp giảng dạy bộ môn : Anh văn<br />
- Lĩnh vực khác :……………………<br />
Có đính kèm : Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN.<br />
Mô hình<br />
<br />
Phần mềm<br />
<br />
Phim ảnh<br />
<br />
Hiện vật khác<br />
<br />
Năm Học 2011-2012<br />
<br />
1<br />
<br />
Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Giáo dục hướng nghiệp là bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã<br />
được xác định trong luật giáo dục. Nghị quyết TW2 khoá VIII chỉ rõ: Trong giáo dục phổ<br />
thông “Cần gắn với thực tiễn vùng, địa phương, đến sự tăng cường công tác hướng<br />
nghiệp, đào tạo kỹ thuật lao động dạy nghề phổ thông và kỹ năng cần thiết khác cho công<br />
việc trong nền kinh tế thị trường cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất<br />
nước”.Trong những năm qua chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện<br />
nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích<br />
cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống<br />
lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.<br />
“Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thăng lợi phải phát triển mạnh sự<br />
nghiệp giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát<br />
triển nhanh và bền vững”. Đồng thời Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII cũng chỉ ra cho<br />
ngành Giáo dục và Đào tạo là: “Cần gắn chặt thực tiễn vùng địa phương đến sự tăng<br />
cường công tác hướng nghiệp, đào tạo kỹ thuật lao động, dạy nghề phổ thông và kĩ năng<br />
cần thiết khác cho công việc trong nền kinh tế thị trường, trong công cuộc công nghiệp<br />
hoá, hiện đại hoá đất nước ”<br />
- Trong văn kiện Đại hội khoá IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: phát huy tinh thần<br />
độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn<br />
và tay nghề. Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao<br />
động sản xuất; Nhà trường gắn liền với đời sống xã hội”. Coi trọng công tác giáo dục<br />
hướng nghiệp và phân luồng học sinh THPT chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp.<br />
- Bước vào bậc học cuối cùng của nhà trường phổ thông, tuổi trẻ học đường<br />
thường có những hoài bão lớn lao gắn liền với cuộc sống tương lai của họ, không ít các<br />
em tự đặt cho mình những câu hỏi như “mình sẽ làm gì?”, “mình chọn nghề gì”, “nghề<br />
nào là hay nhất” và cũng không ít các em đã trăn trở, đắn đo, suy nghĩ, bởi có biết bao<br />
nghề đáng yêu, biết bao con đường để đạt tới mục đích cuộc sống riêng.<br />
Tuy vậy, giáo dục hướng nghiệp hiện nay chưa được các cấp quản lý giáo dục và<br />
các trường học quan tâm đúng mức, còn có địa phương và trường học chưa thực hiện đầy<br />
đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp. Chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp<br />
ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học<br />
chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với<br />
bản thân và yêu cầu của xã hội.<br />
Để phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng và Nhà nước<br />
ta đã chủ trương đẩy mạnh công tác hướng nghiệp- dạy nghề phổ thông cho học sinh,<br />
nhằm đảo tạo thế hệ trẻ thành lớp người lao động mới có đủ phẩm chất, năng lực thực<br />
<br />
2<br />
<br />
Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh<br />
<br />
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy công tác hướng<br />
nghiệp trong trường phổ thông có một ý nghĩa quan trọng và là vấn đề đáng quan tâm của<br />
những người làm công tác giáo dục - đào tạo. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình<br />
trong việc nâng cao hiệu quả chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp trong Trường phổ thông.<br />
Qua những lý do đã phân tích ở trên, qua thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục<br />
hướng nghiệp ở trường THPT Phước Thiền tôi đã mạnh dạn chọn đề tài.<br />
<br />
“Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của Phó hiệu<br />
trưởng trường THPT Phước Thiền ”.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Phân tích những tồn tại dẫn đến việc quản lý giáo dục hướng nghiệp gặp rất nhiều<br />
khó khăn, các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ đó đề xuất một số biện pháp quản<br />
lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Phước Thiền.<br />
3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác quản lý giáo dục hướng<br />
nghiệp.<br />
- Đánh giá thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở<br />
trường THPT Phước Thiền.<br />
- Đề xuất và lý giải một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở<br />
trường THPT Phước Thiền .<br />
4. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp<br />
ở trường THPT Phước Thiền .<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
5.1. Nghiên cứu lý luận<br />
- Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng các cấp về giáo dục và<br />
đào tạo.<br />
- Nghiên cứu sách giáo khoa “HĐGDHN” lớp 10, 11 và 12 nhà xuất bản giáo dục<br />
năm 2004.<br />
- Nghiên cứu văn bản hướng dẫn thực hiện công tác hướng nghiệp trong nhà<br />
trường.<br />
- Nghiên cứu giáo trình, tạp chí của Trường cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo.<br />
5.2. Nghiên cứu thực tiễn<br />
- Trao đổi, trắc nghiệm đối với giáo viên và học sinh để tìm hiểu tâm tư nguyện<br />
vọng và ước mơ của các em, sự hiểu biết về nghề nghiệp.<br />
- Kết qủa thực hiện kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp của<br />
trường THPT Phước Thiền.<br />
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh<br />
<br />
Trong 2 năm học 2009– 2011 BGH nhà trường đã chọn hai nghề để hướng dẫn<br />
cho học sinh học là: Tin học văn phòng và điện gia dụng. Tỷ lệ tốt nghiệp Nghề phổ<br />
thông trong các năm qua có sự tiến bộ đáng kể, kết quả cụ thể như sau:<br />
- Năm học 2008 -2009: 94,9 %<br />
- Năm học 2009 -2010: 98,5 %<br />
- Năm học 2010 -2011: 98,7 %<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn<br />
của việc quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp trong trƣờng THPT Phƣớc<br />
Thiền<br />
1.1. Cơ sở lý luận<br />
Thế nào là hướng nghiệp? Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ<br />
sở tâm lý học sinh học, sinh lý học, y học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh<br />
chọn nghề phù hợp với những năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân, nhằm<br />
mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng sự trữ có sẵn của đất<br />
nước.<br />
* Định hướng nghề nghiệp:<br />
Định hướng nghề nghiệp là việc thông tin cho học sinh biết về đặc điểm hoạt động<br />
và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là các nghề các nơi đang cần<br />
nhiều lao động trẻ tuổi có văn hoá, về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình<br />
hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư về hệ thống trường<br />
lớp đào tạo nghề của nhà nước, tập thể và tư nhân.<br />
Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng phẩm<br />
chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề,<br />
hiểu được xu thế phát triển hệ thống nghề trong xã hội ta. Thông qua hoạt động giáo dục<br />
hướng nghiệp, giáo viên giúp học sinh điều chỉnh động cơ học nghề, trên cơ sở đó các em<br />
định hướng đi vào việc sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực vì vậy giáo dục<br />
hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông phải làm các công việc sau:<br />
+ Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp ở trường trung<br />
học phổ thông vì giáo dục lao động nhằm hình thành có mục đích, có kế hoạch những<br />
quan điểm, thái độ đúng đắn với lao động, có tri thức lao động, kỹ năng nghề nhất định ở<br />
học sinh chuẩn bị tâm thế cho thế hệ trẻ những công dân tương lai sẵn sàng hội nhập với<br />
thế giới việc làm và vì lao động là nền tảng để nhà trường làm tốt công tác hướng nghiệp<br />
dạy nghề.<br />
Lao động là cầu nối giữa định hướng nghề và tham gia học nghề, giữa lý thuyết<br />
với thực hành.<br />
<br />
4<br />
<br />
Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh<br />
<br />
+ Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh có sự hiểu biết khái quát về sự phân công<br />
lao động xã hội, cơ cấu nền kinh tế quốc dân.<br />
Sự phát triển của đất nước và địa phương, làm quen với những ngành nghề chủ<br />
yếu, nghề cơ bản, đặc biệt là nghề truyền thống của địa phương.<br />
+ Giáo dục hướng nghiệp giúp tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp<br />
của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích<br />
hợp nhất.<br />
+ Giáo dục hướng nghiệp giáo dục động viên hướng dẫn học sinh đi vào những<br />
ngành nghề mà nhà nước địa phương đang cần phát triển.<br />
1.2 Cơ sở pháp lý<br />
- Điều 3 của Chỉ thị số 33-2003/CT – BGD & ĐT ngày 23/7/2003 cũng đã chỉ rõ<br />
“Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường THCS, THPT và<br />
trung tâm KTTH, theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD &ĐT, giúp học sinh, đặc biệt là học<br />
sinh cuối cấp hiểu về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá năng lực bản<br />
thân, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề hoặc lựa chọn trường học, ngành học phù hợp<br />
với năng lực cá nhân và yêu cầu của xây dựng đất nước”.<br />
- Thông tư 31/TT ngày 17 tháng 8 năm 1981 của Bộ giáo dục: “Để giúp học sinh<br />
hiểu biết các ngành nghề, các trường trung học sử dụng tạm thời mỗi tháng 1 buổi lao<br />
động để giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề”. Như vậy mỗi năm học có 9 buổi<br />
sinh hoạt giới thiệu nghề được phân phối chương trình trong 9 tháng.<br />
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,X khẳng định:<br />
“Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp<br />
công nghiệp hoá - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Coi trọng<br />
công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu<br />
niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong cả<br />
nước và từng địa phương”<br />
- Tiếp tục việc triển khai Chỉ thị số 33/2003/TC-BGD&ĐT về tăng cường giáo<br />
dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục hướng<br />
nghiệp nâng cao chất lượng, định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nhân lực của<br />
từng địa phương, góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh cuối cấp THCS và<br />
THPT.<br />
1.3. Cơ sở thực tiễn<br />
Học sinh Trường THPT Phước Thiền là bộ phận thanh thiếu niên đến tuổi trưởng<br />
thành được tiếp cận với một hệ thống kiến thức từ quá trình học tập ở Trường phổ thông<br />
và được trải nghiệm thực tiễn thông qua những dạng lao động trong gia đình, Trường<br />
Phước Thiền trong các tổ chức đoàn thể, hoạt động đoàn, nói chuyện trước cờ hàng tuần,<br />
giáo dục hướng nghiệp hàng tháng và được tiếp nhận các dạng thông tin nghề nghiệp của<br />
các trường tuyển sinh và chính những điều kiện này đã giúp các em hình thành được<br />
<br />
5<br />
<br />
Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh<br />
<br />