intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên Trường THCS Bum Nưa

Chia sẻ: Nguyễn Hồng Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

97
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu thực trạng chất lượng giờ dạy của giáo viên Trường THCS Bum Nưa. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên Trường THCS Bum Nưa

Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br /> <br /> Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br /> <br /> Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng<br /> thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là điều kiện phát huy nguồn<br /> lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và<br /> bền vững. Giáo dục và đào tạo muốn đạt được mục tiêu đề ra nhất định phải có<br /> một đội ngũ giáo viên vừa “hồng”, vừa “chuyên”, vì chất lượng giáo dục phụ<br /> thuộc vào đội ngũ giáo viên “Giáo viên là nhân tố quyết định giáo dục” (Văn<br /> kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng, khóa VIII. Tr 38). Chính vì lẽ đó việc<br /> nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ cấp thiết<br /> trong giai đoạn hiện nay.<br /> Trong hệ thống giáo dục quốc dân, trường trung học cơ sở là cơ sở giáo<br /> dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp của bậc tiểu học nhằm hoàn chỉnh học<br /> vấn phổ thông. Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở là nhằm giúp học sinh<br /> củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ<br /> thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp<br /> để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống<br /> lao động. Vì vậy, để đạt được các mục tiêu trong chiến lược phát triển giáo dục<br /> phổ thông cần phải có một đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực cần<br /> thiết.<br /> Trong những năm thực hiện chặng đường đổi mới, tôi nhận thấy những<br /> khó khăn, vất vả và nan giải, bởi Trường THCS Bum Nưa là một trong những<br /> trường thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Tè nói riêng, của tỉnh Lai<br /> Châu nói chung. Phần lớn đội ngũ giáo viên ở dưới xuôi lên công tác, điều kiện<br /> xa nhà nên còn chưa yên tâm công tác, bên cạnh đó với nhịp độ phát triển của<br /> xã hội thì đời sống của giáo viên vùng cao còn gặp nhiều khó khăn nên một số<br /> giáo viên còn chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa thường xuyên tìm tòi các<br /> giải pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp.<br /> Với cương vị là cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, tôi luôn trăn trở<br /> làm thế nào để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt<br /> là nâng cao chất lượng giờ dạy, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục, tạo<br /> niềm tin vững chắc cho các bậc phụ huynh đối với nhà trường. Chính vì lẽ đó<br /> mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy<br /> của giáo viên Trường THCS Bum Nưa” với mong muốn góp phần nâng cao<br /> chất lượng giáo dục của trường tạo nên sự chuyển biến về chất lượng, đáp ứng<br /> 1<br /> <br /> Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br /> <br /> được những yêu cầu mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại<br /> hoá.<br /> II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:<br /> <br /> 1. Phạm vi nghiên cứu:<br /> Thực trạng, biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên Trường<br /> THCS Bum Nưa - huyện Mường Tè năm học 2011 – 2012 và năm học 2012 2013.<br /> 2. Đối tượng nghiên cứu:<br /> Giáo viên trường THCS Bum Nưa.<br /> III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:<br /> <br /> Nghiên cứu thực trạng chất lượng giờ dạy của giáo viên Trường THCS<br /> Bum Nưa. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy<br /> của giáo viên trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.<br /> IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:<br /> <br /> Nâng cao chất lượng tiết dạy là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục<br /> toàn diện của một nhà trường. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng<br /> giáo án, chất lượng giờ dạy, tạo động lực cho giáo viên cống hiến cho sự<br /> nghiệp giáo dục, coi trọng giải pháp đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho<br /> giáo viên, giúp giáo viên yên tâm công tác. Qua đó chất lượng đội ngũ giáo<br /> viên được từng bước nâng lên rõ rệt.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br /> <br /> Phần II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br /> I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:<br /> <br /> Giáo dục và đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.<br /> Nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế,<br /> chính trị – xã hội, khi bàn về giáo dục C.Mác cho rằng nhiệm vụ của giáo dục<br /> trong xã hội chủ nghĩa gồm ba nội dung chính là "Giáo dục trí tuệ", "Giáo dục<br /> thể lực", "Giáo dục kỹ thuật". Việc kết hợp giữa lao động sản xuất, giáo dục trí<br /> lực, giáo dục thể lực và huấn luyện bách khoa sẽ nâng giai cấp công nhân lên cao<br /> hơn rất nhiều so với trình độ của giai cấp quý tộc và tư sản ” ( Lê Nin: Toàn tập,<br /> nhà xuất bản tiến bộ Maxcơva 1997- Tập 38, trang 118).<br /> Như vậy, ý thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao dân trí, ngay<br /> sau cách mạng tháng Mười Nga thành công, Lê nin đã nêu rõ ý tưởng: “Toàn<br /> dân tham gia giáo dục". Từ quan điểm trên của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng<br /> và Nhà nước ta cũng đề ra những quan điểm về giáo dục - đào tạo và xã hội hoá<br /> giáo dục nhằm xây dựng một nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,<br /> xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.<br /> Chủ Tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu cho truyền thống hiếu<br /> học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất<br /> của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp<br /> giáo dục. Người khẳng định: đất nước thịnh hay suy, yếu hay mạnh phụ thuộc<br /> phần lớn vào sự nghiệp giáo dục, Người đã nói “Vì lợi ích mười năm phải<br /> trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.<br /> Suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương phấn đấu<br /> hết lòng vì sự nghiệp giáo dục và Người đã có những cống hiến to lớn. Trong<br /> những năm đấu tranh gian khổ giành độc lập cho dân tộc, Người đã trực tiếp<br /> mở nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhiều học trò của người đã trở thành<br /> lãnh tụ đầy tài năng, cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam.<br /> Trong buổi khai trường đầu tiên của nền giáo dục cách mạng, Chủ tịch<br /> Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên các cháu học sinh trong cả nước : “ Non<br /> sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài<br /> vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là<br /> nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB,<br /> Chính trị quốc gia, trang 329).<br /> Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng và Bác Hồ luôn quan tâm và đề ra<br /> những chủ trương đúng đắn, nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí<br /> Minh là người khai sinh nền giáo dục cách mạng Việt Nam và đưa nó phát triển<br /> 3<br /> <br /> Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br /> <br /> theo phương châm khoa học gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà<br /> trường phối hợp với gia đình và xã hội, nhằm tạo nên những công dân có ích cho<br /> đất nước.<br /> Đến những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong điều kiện cách<br /> mạng ác liệt, Bác vẫn hết sức quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trong bức thư<br /> cuối cùng gửi cho ngành giáo dục ( 16/10/1968) Bác đã viết: “ Dù khó khăn<br /> đến đâu cũng phải thi đua học tốt, dạy tốt” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính<br /> trị quốc gia, H.2002, T.13, Trang96). Bác cũng đề nghị các cấp, các ngành phải<br /> thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, để không ngừng đẩy mạnh sự nghiệp<br /> giáo dục của ta từng bước đi lên. Những quan điểm đó đã trở thành tư tưởng chỉ<br /> đạo thúc đẩy khí thế cách mạng trên mặt trận giáo dục, đào tạo thành động lực<br /> mạnh mẽ, góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp,<br /> chống Mỹ và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.<br /> Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên có vị trí, vai trò<br /> hết sức quan trọng, bởi họ là những người hoạt động chính và trực tiếp biến các<br /> chủ trương, mục tiêu giáo dục thành hiện thực cuộc sống. Nhất là trong giai<br /> đoạn cách mạng hiện nay, khi mà yêu cầu của công cuộc đổi mới phát triển đất<br /> nước đòi hỏi ngành giáo dục phải có trách nhiệm cao trong việc “Nâng cao dân<br /> trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp<br /> ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên<br /> phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nhằm không ngừng hoàn thiện<br /> nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất năng lực, nghiệp vụ.<br /> Có thể nói, Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng<br /> và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên được coi là một<br /> nguồn lực quan trọng của việc thực hiện đổi mới giáo dục, phục vụ yêu cầu<br /> phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong điều kiện mới.<br /> * TRƯỜNG TRUNG HỌC TRONG SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO :<br /> + Vị trí của trường trung học:<br /> Trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp<br /> bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ<br /> thông. Trường trung học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.<br /> + Nhiệm vụ và quyền của người giáo viên trung học cơ sở:<br /> Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục<br /> trong nhà trường.<br /> * Nhiệm vụ của người giáo viên (Điều 29 Luật giáo dục):<br /> 4<br /> <br /> Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br /> <br /> - Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy<br /> học, soạn giảng, chuẩn bị thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định, vào sổ<br /> điểm, ghi học bạ đầy đủ...<br /> - Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.<br /> - Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp<br /> vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục.<br /> - Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà<br /> trường; thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng<br /> và của các cấp quản lý giáo dục.<br /> - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học<br /> sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các<br /> quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng<br /> nghiệp.<br /> - Phối hợp với các đoàn thể trong trường trong các hoạt động giảng dạy<br /> và giáo dục học sinh.<br /> * Quyền của giáo viên(Điều 30 Luật giáo dục):<br /> - Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục<br /> học sinh.<br /> - Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được châưm sóc, bảo<br /> vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định với nhà giáo.<br /> - Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình tham gia quản lý nhà<br /> trường.<br /> - Được hưởng nguyên lương và phụ cấp(nếu có) khi được cử đi học để nâng<br /> cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành.<br /> - Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở<br /> giáo dục khác và nghiên cứu nếu bảo đảm thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy<br /> định tại Điều 29 của Điều lệ này.<br /> - Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.<br /> + Tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất<br /> lượng giờ dạy của giáo viên:<br /> Chất lượng giờ dạy quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, chất<br /> lượng đội ngũ giáo viên. Giờ dạy hay, giờ dạy tốt thì sẽ có một thế hệ học trò<br /> phát triển tốt đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội, của đất nước. Chính vì<br /> vậy, cần phải xậy dựng, phát triển, nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên,<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2