ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÙ YÊN<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS NAM PHONG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
“Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng <br />
chuyên môn tổ THCS ở trường THTHCS Nam Phong <br />
huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: CẦM MẠNH TÂM<br />
Chức vụ: Hiệu trưởng<br />
Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục<br />
Đơn vị công tác: Trường THTHCS Nam Phong<br />
Tháng 05 năm 2019<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
MỤC LỤC…………………………………………………………...........1<br />
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT…………………….…………..........2<br />
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………….....................3<br />
I. Bối cảnh của giải pháp........………………...…………………………..3<br />
II. Lý do chọn giải pháp....................... ……………………………….….5<br />
III. Phạm vị và đối tượng nghiên cứu...……………………….……….…5<br />
IV. Mục đích nhiên cứu...……………....................…………..……….…5<br />
PHẦN NỘI DUNG……………………..…………………………………6<br />
I. Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết…………..………...6<br />
1.Bản chất phương pháp dạy học lồng ghép các yếu tố văn, thơ vào dạy <br />
học Lịch sử................................................................................................. 5<br />
2. Sử dụng yếu tố văn, thơ trong dạy học Lịch sử là tái tạo kiến thức liên môn 5<br />
3. Sử dụng yếu tố văn, thơ trong dạy học Lịch sử có thể ứng dụng vào <br />
trong các hoạt động ngoại khóa……………..….........................................5<br />
4. Về học sinh………………………………………………….…………..5<br />
5. Về giáo viên……………………………………………………….…….6<br />
II. Nội dung sáng kiến……………………………………………..………6<br />
1. Bản chất của phương pháp mới…………………………………….…. 6<br />
2. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới……………………………………..20<br />
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến…………………………………...… 21<br />
1. Lịch sử của sáng kiến.............................................................................. 21<br />
2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến............................................................. 21<br />
3. Điều kiện áp dụng.................................................................................. 21<br />
4. Phạm vi áp dụng.................................................................................... 21<br />
IV. Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng SKKN………………. 22<br />
1. Hiệu quả kinh tế………………………………….…..………………… 22<br />
2. Hiệu quả về mặt xã hội…………………………………………….…… 22<br />
PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………..…………… 23<br />
1. Những bài học kinh nghiệm……………………………………….……. 23<br />
2. Khả năng ứng dụng kết quả của SK trong thực tiễn………………..….. 23<br />
3.Những kiến nghị, đề xuất……………………………….…………..… 23<br />
Tài liệu tham khảo………………………………………….………….…. 25<br />
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. SKKN.......................Sáng kiến kinh nghiệm<br />
2. SK..............................Sáng kiến <br />
3. THCS.........................Trung học cơ sở<br />
4. TH................................Tiểu học<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. Bối cảnh của giải pháp<br />
Thế giới ngày càng phát triển, trong đó giáo dục cùng với khoa học công <br />
nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có vai trò hết sức quan trọng trong sự <br />
phát triển xã hội về mọi mặt. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đều rất coi <br />
trọng giáo dục và đã đặt ra những yêu cầu mới, những chuẩn mới nhằm nâng cao <br />
chất lượng công tác giáo dục cho các trường học. Nước Mỹ đặt trọng tâm vấn đề <br />
cải cách giáo dục vào các trường học, Nhật Bản coi giáo dục là nền tảng của <br />
quốc gia, Trung Quốc coi giáo dục là một trong những trọng điểm chiến lược của <br />
phát triển kinh tế, đặc biệt nhấn mạnh đến giáo dục cơ sở ở các trường và giáo <br />
dục dạy nghề. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng sự nghiệp <br />
Giáo dục và đào tạo, chăm lo đến sự nghiệp "trồng người" vì lợi ích trăm năm của <br />
đất nước. Từ văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định: "Nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, <br />
phương pháp dạy và học; thực hiện"chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa". Phấn <br />
đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công <br />
bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và <br />
học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", đến <br />
Văn kiện đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, <br />
Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển <br />
nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của <br />
sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực <br />
Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục <br />
nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.<br />
Vì sao phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển <br />
nguồn nhân lực? Các văn kiện của Đảng đã chỉ rõ chất lượng, hiệu quả giáp dục <br />
và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề <br />
nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và các <br />
phương thức giáo dục, đào tao; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu <br />
gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường <br />
lao động; chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm <br />
việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu và <br />
thiếu thực chất. Quản lí giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém. Đội ngũ nhà <br />
giáo và cán bộ quản lí giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Đầu <br />
tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách cơ chế tài chính cho giáo <br />
dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất <br />
là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.<br />
Như vậy, việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tao; phát triển <br />
nguồn nhân lực là yêu cầu bức thiết. Đó vừa là yêu cầu, vừa là giải pháp giúp <br />
chúng ta vượt qua khó khăn, thách thức của thời cuộc và phát triển bền vững. Tuy <br />
nhiên, nếu không quyết liệt đổi mới, hoặc đổi mới “nhỏ giọt”, cục bộ, từng phần, <br />
tức là giáo dục, đào tạo vẫn không khác hơn kiểu cũ thì nguy cơ tụt hậu xa hơn <br />
luôn ở kề bên; đường lối đổi mới của Đảng sẽ mất dần động lực phát triển, <br />
chúng ta sẽ không thể đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thậm <br />
chí rơi vào “cái bẫy thu nhập trung bình”. Điều kiện tiên quyết, suy đến cùng là do <br />
con người quyết định, trong đó giáo dục, đào tạo, nền học vấn là nhân tố quan <br />
trọng nhất. Đảng ta nhất quán khẳng định: “Giáo dục, đào tạo là “quốc sách hàng <br />
đầu”, “đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư cho phát triển”. Tuy nhiên, trên thực <br />
tế, hiệu quả thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới giáo dục, <br />
đào tạo từ Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII đến nay vẫn còn những hạn chế, <br />
bất cập, chất lượng thấp.<br />
Đổi mới giáo dục, đào tạo cần bắt đầu từ đổi mới quan điểm, tư tưởng <br />
chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo <br />
đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến <br />
hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dụcđào tạo và việc tham gia của gia đình, <br />
cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành <br />
học... Điều này không phải đến Đại hội XII, Đảng ta mới xác định như vậy. Vấn <br />
đề là ở chỗ: Trong những năm qua, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu giáo <br />
dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng; nay chúng ta cần nhận thức <br />
đúng hơn và thực hiện hiệu quả hơn.<br />
Lâu nay, ở nước ta, các trường chủ yếu trang bị kiến thức cho người học, <br />
lấy nó và dựa vào nó để phát triển năng lực. Nhiều năm qua, chúng ta đã nhận ra <br />
sự bất cập, hạn chế của việc này, nên đã chuyển hướng sang phát triển phẩm <br />
chất và năng lực người học. Tuy nhiên, do thiếu tính đồng bộ và nhận thức chưa <br />
thống nhất, nên việc dạy và học vẫn theo cách cũ: Trang bị kiến thức là chính, <br />
phát triển phẩm chất và năng lực là phụ. Từ khi có Nghị quyết số 29, Hội nghị <br />
Trung ương 8, khóa XI, trong xã hội ta, về nhận thức đã có sự thay đổi nhất định, <br />
dần đi đến thống nhất về sự cần thiết phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ <br />
chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người <br />
học. Để “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân <br />
lực” đạt hiệu quả cao, chúng ta phải đồng thời thực hiện nhiều giải pháp.<br />
Có thể nói, ngày nay phát triển giáo dục được thừa nhận như một tiền đề <br />
quan trọng của sự phát triển tất cả các lĩnh vực chính trị kinh tế an ninh quốc <br />
phòng, xuất phát từ luận điểm: "Con người được giáo dục tốt và biết tự giáo dục <br />
là động lực và mục tiêu của sự phát triển bền vững của đất nước". Giáo dục là <br />
một bộ phận hữu cơ, quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, <br />
trong đó mục tiêu giáo dục phải được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu <br />
của sự phát triển "Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai" <br />
(Nghị quyết TW 4 khoá 7). Để phát triển xã hội điều quan trọng hàng đầu là sự <br />
phát triển con người, Đảng ta khẳng định: con người là mục tiêu, là động lực của <br />
sự phát triển. Giáo dục đào tạo có chức năng phát triển xã hội chủ yếu thông qua <br />
phát triển con người mà con người là giá trị cao nhất, giá trị sáng tạo mọi giá trị. <br />
Bởi lẽ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho một cơ sở hạ tầng xã hội, để chuẩn bị <br />
cho xã hội một nền dân trí cao, một đội ngũ nhân lực giỏi, một bộ phận nhân tài <br />
có đủ khả năng phát triển đất nước với tốc độ nhanh. Trong khi tiềm năng trí tuệ <br />
của người Việt Nam không thua kém các nước, con người Việt Nam thông minh, <br />
sáng tạo, dễ đào tạo, có năng lực tiếp thu nhanh trí thức mới, công nghệ mới thì <br />
nguồn lực nước ta vẫn còn bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế tri thức. Phát <br />
triển kinh tế tri thức là vận hội lớn cho sự phát triển của nước ta, là thời cơ hội <br />
nhập vào thời đại. Dạy học là hoạt động có tính chất quyết định sự phát triển của <br />
nhà trường nói chung, của trường THCS nói riêng. Hiện nay các trường THCS <br />
đang chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng toàn diện của <br />
học sinh, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, tăng cường nề nếp kỷ cương, nâng <br />
cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên. Để giáo dục từng bước phát triển bền <br />
vững cả số lượng và chất lượng thì công tác quản lý là mấu chốt, là tiền đề.<br />
II. Lý do chọn giải pháp <br />
Từ thực tế nhà trườ ng còn nhiều yếu kém và bất cập về chất lượng <br />
chuyên môn, tỉ lệ học sinh yếu kém còn khá cao, chất lượng mũi nhọn còn thấp, <br />
chưa có được khâu đột phá nhằm đáp ứng đượ c niềm mong mỏi của các giáo <br />
viên và các cấp hính quyền và các bậc hụ huynh học sinh, chính vì vậy việc lựa <br />
chọn hướng đi, các giải pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của đơn vị là suy <br />
nghĩ và trăn trở đầu tiên cuả tôi đó là “Làm thế nào để nâng chất lượng giáo <br />
dục toàn diện của nhà trường”?<br />
Qua ba năm trực tiếp làm công tác quản lý, được áp dụng một số biện pháp <br />
quản lý bản thân tôi nhận thấy hiệu quả rõ dệt trong công tác hoạt động chuyên <br />
môn của tổ THCS, tôi xin chia sẻ để đồng nghiệp cùng trao đổi bàn bạc và áp <br />
dụng để làm tốt hơn công tác quản lý tại đơn vị trường. Đó là lý do tôi chọn đề tài <br />
"Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn tổ THCS <br />
trường THTHCS Nam Phong Phù Yên Sơn La”. <br />
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br />
2.1 Về đối tượng nghiên cứu<br />
Sáng kiến được áp dụng trong tổ chuyên môn THCS tại trường Tiểu học và <br />
THCS Nam Phong, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.<br />
2.2 Về không gian<br />
Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn THCS trường Tiểu học và THCS <br />
Nam Phong, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.<br />
2.3 Về thời gian<br />
Áp dụng trong 2 năm học 2017 – 2018 và 2018 2019. <br />
IV. Mục đích nghiên cứu<br />
Như chúng ta đã biết giáo dục là lĩnh vực rộng lớn, gian nan, đòi hỏi người <br />
cán bộ quản lý không chỉ có kiến thức sâu rộng, nắm được khoa học, mà còn phải <br />
có cả nghệ thuật trong điều hành hoạt động thì mới mang lại hiệu quả cao. Trong <br />
sự nghiệp Cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng vị trí giáo dục con người, con <br />
người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Thực hiện nhiệm vụ <br />
giáo dục không ai khác ngoài vai trò của của người thầy, người thầy quyết định <br />
sự thành bại của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Không có thầy giỏi thì khó có trò <br />
giỏi. Chính vì thế để nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên thì <br />
phải xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị và đạo <br />
đức nghề nghiệp, vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ và chuẩn <br />
hóa về trình độ đào tạo. Nhà trường còn phải tạo ra được môi trường giáo dục <br />
thuận lợi để cho họ phát huy cao nhất năng lực của mình để mỗi thầy giáo, cô <br />
giáo không ngừng tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập <br />
nhật những kiến thức mới, nâng cao tầm hiểu biết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.<br />
Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục trên thế <br />
giới, hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng dạy <br />
và học. Nhà trường mong muốn là làm sao để người dạy truyền đạt được kiến <br />
thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt được kiến thức đó trong thời gian <br />
ngắn nhất và do vậy càng lúc càng đặt ra những yêu cầu thiết yếu trong việc nâng <br />
cao chất lượng giảng dạy và cách đánh giá người học như thế nào là khách quan, <br />
công bằng, là động lực thúc đẩy. Nhà trường quan tâm chất lượng dạy học, phải <br />
làm sao người học thấy đó là động lực, mục tiêu phấn đấu như bữa cơm hàng <br />
ngày. Chúng ta biết rằng kiến thức chính là chìa khóa vạn năng để mở mọi cánh <br />
cửa ở tương lai và kiến thức chính là sự kế thừa thế hệ trước và sự phát triển của <br />
thế hệ nối tiếp sau.. Qua kết quả thi đua ở các đơn vị trường, một bằng chứng <br />
khá hiển nhiên là nơi nào có người đứng đầu nhiệt tình, năng động, có uy tín đối <br />
với tập thể thì đơn vị đó sẽ luôn gặt hái thành công. Chính việc chỉ đạo đúng <br />
hướng, sự quan tâm đúng mức của thủ trưởng, việc khen thưởng kịp thời, chính <br />
xác đúng người, đúng việc đã tạo ra động lực phấn đấu, thu hút sự tham gia của <br />
mọi thành viên trong tập thể, làm cho phong trào thi đua phát triển cả chiều rộng <br />
lẫn bề sâu. Công tác quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng các trường <br />
THCS trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng và đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫn còn <br />
nhiều hạn chế. Việc quản lý còn mang nặng tính hành chính, giấy tờ, ít đi vào <br />
thực chất, thậm chí chưa bao quát hết các nội dung, quản lý hoạt động giáo dục <br />
theo tinh thần đổi mới, chất lượng dạy học giữa các trường có sự chênh lệch lớn.<br />
B. PHẦN NỘI DUNG<br />
I. Thực trạng của giải pháp <br />
Thực trạng của công tác quản lý dạy và học ở trường Tiểu học và <br />
THCS Nam Phong trong những năm qua<br />
1. Đặc điểm tình hình<br />
1.1. Thuận lợi<br />
Trong những năm học vừa qua, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của <br />
lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương. Hiện nay nhà <br />
trường có 01 chi bộ với 17 đảng viên; là chi bộ vững mạnh của Đảng bộ xã Nam <br />
Phong. Có được thành quả nêu trên, Ban chi ủy, các đồng chí đảng viên luôn đoàn <br />
kết nhất trí cao trong việc chỉ đạo thực hiện mọi nhiệm vụ của năm học.<br />
Các đồng chí quản lý ở đơn vị trường luôn có phẩm chất chính trị vững <br />
vàng, đạo đức lối sống lành mạnh trong sáng, năng lực phẩm chất tốt đáp ứng yêu <br />
cầu và nhiệm vụ cần tiết hiện nay. Luôn tâm huyết với nghề, có trách nhiệm cao <br />
và say mê với nhiệm vụ được giao phó.<br />
Đội ngũ cán bộ giáo viên có đạo đức nghề nghiệp tốt, vững vàng về chuyên <br />
môn, tinh thông về nghệp vụ, ổn định về số lượng, chuẩn hóa về đào tạo. <br />
Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, chấp hành tốt quy chế của ngành, <br />
nội quy nề nếp kỷ luật nhà trường. Chất lượng dạy và học ngày càng tiến bộ. <br />
1.2. Khó khăn<br />
Cán bộ quản lý chưa có nhiều bề dày kinh nghiệm trong công tác, giải quyết <br />
công việc còn e dè, nể nang, đề ra kế hoạch chuyên môn cho các tổ nhóm, cá nhân <br />
thực hiện nhưng lại không kiểm tra kết quả cụ thể sâu sát để đưa ra giải pháp phù <br />
hợp. <br />
Sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng công tác sự vụ hành chính, chưa đổi mới <br />
sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt định kỳ còn mang tính chiếu lệ. Giáo viên chưa <br />
quan tâm đến chất lượng bài soạn, góp ý giờ dạy còn chung chung, việc phát huy <br />
trí tuệ tập thể còn hạn chế.<br />
Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên: năng lực chuyên môn và chất lượng <br />
các giờ lên lớp không đồng đều, phương pháp dạy học chậm được cải tiến theo <br />
xu hướng hiện đại. Một bộ phận giáo viên chậm đổi mới phương pháp, chưa <br />
mạnh dạn áp dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Một số giáo viên <br />
chưa tâm huyết với nghề, ít học hỏi, tự học để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. <br />
Việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực còn chuyển biến chậm; <br />
việc tự làm đồ dùng dạy học chưa thường xuyên; việc áp dụng công nghệ tin học <br />
và các phần mềm trong dạy học còn ít; việc tổ chức ôn luyện cho học sinh khá <br />
giỏi và bồi dưỡng cho học sinh yếu kém chưa thường xuyên.<br />
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, giáo viên. Trường <br />
học 2 ca, thiếu phòng học thêm, phòng học bồi dưỡng, phụ kém, thiếu sân chơi, <br />
bãi tập. Chưa có đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. <br />
Giáo viên chưa sử dụng đồ dùng dạy học một cách thường xuyên.<br />
Kinh phí hoạt động của trường còn hạn hẹp nên gặp không ít khó khăn trong <br />
việc tổ chức các hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tham quan học tập, cho giáo <br />
viên đi học nâng cao trình độ, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học... <br />
Học sinh tuy đã ổn định về số lượng và trình độ nhận thức song chưa thật <br />
sự ham học hỏi, nhiều phụ huynh còn phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà <br />
trường. Đa số phụ huynh đi làm ăn xa, lo phát triển kinh tế trước mắt mà quên <br />
việc dạy dỗ con cái. Một bộ phận học sinh hiện nay không thích học chỉ thích đòi <br />
hỏi và hưởng thụ, lười suy nghĩ, không năng động trong các hoạt động học tập, <br />
không tích cực hợp tác với các giáo viên trong việc xây dựng bài giảng. <br />
Tất cả những khó khăn đó đã ảnh hưởng đến việc dạy học của nhà trường.<br />
2. Những kết quả đã đạt của những năm trước<br />
Trường THTHCS Nam Phong là đơn vị sự nghiệp giáo dục bậc phổ thông <br />
đóng trên địa bàn xã Nam Phong, là xã nằm trong vùng ngập của lòng hồ thủy điện <br />
Hòa Bình, đa số là lao động làm nông nghiệp. Dân sinh sống không tập trung mà <br />
dải rác tại 7 bản, do điều kiện kinh tế của xã còn rất nhiều khó khăn nên phần đa <br />
các bậc phụ huynh học sinh đều đi làm thuê ở xa mà giao luôn việc giáo dục con <br />
em cho nhà trường quên việc đầu tư về thời gian, bảo ban con em học tập hầu <br />
như không có. Đa số chưa nhận thấy được tầm quan trọng của tri thức, học vấn. <br />
Với suy nghĩ chỉ đầu tiên là chăm lo cho đời sống xóa đói giảm nghèo, lo miếng <br />
cơm manh áo hàng nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến ước mơ hoài bão của học <br />
sinh. <br />
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm "Một số biện pháp quản lý <br />
nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn tổ THCS trường THTHCS Nam Phong <br />
Phù Yên Sơn La” thì chất lượng giáo dục tại đơn vị như sau:<br />
Tổng hợp kết quả cuối năm<br />
<br />
Từ năm học 20152016 đến năm học 20162017<br />
<br />
Năm học 20152016 Năm học 20162017<br />
<br />
Lên lớp 93/97 95,8% 100/106 94,3%<br />
<br />
HS khá 17/97 17,5% 30/106 28,3%<br />
<br />
HS Giỏi 5/97 5,1% 5/106 4,7%<br />
<br />
HS thi lại 4/97 4,1% 6/106 5,7%<br />
<br />
HS lưu ban 0 0 0 0<br />
<br />
HS đạt giải HSG cấp <br />
0 0<br />
huyện<br />
<br />
Qua số liệu thực tế của những năm trước ta nhận thấy: Kết quả học sinh <br />
khá giỏi chưa cao, kết quả yếu kém còn nhiều. Chưa tương xứng với niềm mong <br />
mỏi và sự đầu tư của nhà trường. Chưa phát huy hết thế mạnh của địa phương, <br />
trí tuệ của thầy và trò.<br />
3. Nguyên nhân những kết quả trên<br />
Công tác chỉ đạo của ban giám hiệu chưa phát huy tốt, phân công nhiệm vụ <br />
chưa rõ ràng, kế hoạch đề ra chưa thực hiện triệt để. Kiểm tra sơ sài, nhắc nhở <br />
nể nả, kỷ luật chưa nghiêm minh.<br />
Các tổ trưởng, tổ phó chưa làm tốt công tác phối hợp điều hành. Tổ chuyên <br />
môn là nơi giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ nhưng chưa thực hiện triệt để <br />
kế hoạch nhà trường. Sinh hoạt chưa thực sự đi vào chiều sâu, còn qua loa chiếu <br />
lệ.<br />
Cán bộ giáo viên chưa phát huy hết năng lực của mình. Ý thức trách nhiệm, <br />
kiến thức, năng lực sư phạm của một số giáo viên còn yếu, chưa đáp ứng được <br />
yêu cầu. Thiếu đầu tư vào chuyên môn, ít học hỏi, thiếu sự hợp tác, cách dạy cách <br />
đánh giá chưa phù hợp, chưa có sự kết nối giữa các phương pháp giảng dạy và <br />
kiểm tra để phát huy ưu điểm của từng phương pháp trong quá trình giảng dạy. <br />
Phương pháp tiếp cận của giáo viên đối với người học còn hạn chế, còn quá <br />
cứng nhắc dẫn đến sự buồn chán trong việc dạy và học.<br />
Về phía đội ngũ giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “Lấy <br />
học sinh làm trung tâm”.<br />
Việc quan tâm chăm sóc con em của nhiều phụ huynh học sinh chưa đáp <br />
ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Phụ huynh học sinh chưa nắm <br />
rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục học sinh chưa rõ ràng, <br />
chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục học sinh ở gia đình mang tính áp đặt, ít <br />
để học sinh thể hiện quan điểm của mình, sử dụng mệnh lệnh, roi vọt và thiếu <br />
làm gương tốt cho trẻ noi theo. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm <br />
nhiều hơn nhu cầu học tập “ Lo cái ăn trước rồi đến cái học”. Bên cạnh tệ nạn xã <br />
hội, những thói quen xấu vẫn tồn tại khá phổ biến và những bất cập khác.<br />
Điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn và các cơ sở dạy học <br />
chắp vá, thiết kế không đúng với một ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia.<br />
Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một một số giải pháp phù hợp với điều <br />
kiện, hoàn cảnh của đơn vị theo hướng đi của riêng mình nhằm giúp đơn vị thoát <br />
khỏi sự yếu kém về chất lượng chuyên môn.<br />
4. Nhận thức mới, giải pháp mới<br />
4.1. Nhận thức mới. <br />
Quản lý chỉ đạo hoạt động chuyên môn, hay quản lý việc dạy học ở trường <br />
chính là quản lý việc dạy của thầy, việc học của trò. Cán bộ quản lý phải xác <br />
định được vai trò trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của mình đối với sự <br />
nghiệp giáo dục. Chất lượng thấp là do nhiều nguyên nhân, người thầy liên quan <br />
trực tiếp, người chịu trách nhiệm lại là các nhà quản lý. Trong quá trình phát triển <br />
của nhà trường, cùng với sự điều chỉnh, thay đổi cách đánh giá học sinh, thay đổi <br />
nội dung chương trình, sách giáo khoa, nhà trường cũng phải thay đổi cách quản <br />
lý, cách dạy và học cho phù hợp với từng thời điểm nhưng phải bảo đảm tính kế <br />
thừa và phát triển để xây dựng nhà trường. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi <br />
bàn về vị trí vai trò của người thầy đã nói “Vấn đề lớn nhất trong giai đoạn hiện <br />
nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một <br />
đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo <br />
dục trước mắt và trong tương lai tùy thuộc vào đội ngũ này. Cho nên lo cho sự <br />
phát triển về giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho chất lượng đội ngũ <br />
giáo viên”<br />
4.2. Giải pháp mới.<br />
a. Mục tiêu chung<br />
Từ thực trạng nêu trên bản thân là Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường <br />
tôi thật sự luôn trăn trở, có thái độ đúng đắn, xác định mục tiêu một cách đúng <br />
đắn. Trong quá trình công tác tôi đã chủ động và có định hướng phù hợp để từ đó <br />
xây dựng kế hoạch chiến lược và xây dựng các kế hoạch phát triển nhà trường.<br />
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức và hoạt động của nhà trường tôi đã xác định <br />
hệ thống mục tiêu như sau<br />
Phát triển số lượng học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.<br />
Tổ chức thực hiện và phát triển các chương trình giáo dục.<br />
Ổn định đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên đủ và đồng bộ, từng bước <br />
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cải thiện đời sống.<br />
Huy động nguồn lực và xây dựng, sử dụng, bảo quản trường lớp, Thư viện <br />
thiết bị. Đưa thư viện thiết bị vào hoạt động nề nếp, chất lượng và hiệu quả.<br />
Xây dựng và không ngừng hoàn thiện các tổ chức chính quyền, Đảng, các <br />
đoàn thể quần chúng để xây dựng trường vững mạnh.<br />
Phát triển các mối quan hệ của nhà trường với xã hội để làm tốt công tác <br />
giáo dục và phát triển giáo dục.<br />
Tìm cách đáp ứng nhu cầu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh một <br />
cách hợp lý nhất, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của tập thể kể cả học sinh và cha <br />
mẹ học sinh một cách nghiêm túc và thấu hiểu; xem xét kỹ đầu ra và các yếu tố <br />
đảm bảo chất lượng đầu ra là nhu cầu trung tâm của nhà trường để chọn lựa <br />
những thay đổi cần thiết; nhận biết và đánh giá sự phức tạp; xây dựng kế hoạch <br />
chương trình thay đổi phù hợp.<br />
* Xây dựng kế hoạch<br />
Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu là đi tìm nguồn lực (nhân <br />
lực, vật lực, tài lực) và thời gian, không gian…<br />
Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định, tìm ra phương án chi phí ít <br />
nhất để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.<br />
Người quản lý phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện <br />
mỗi mục tiêu cụ thể : Cân đối giữa yêu cầu và khả năng, phải nắm vững khả <br />
năng, các tình huống có thể diễn ra để đề ra kế hoạch phù hợp. Các tiềm năng <br />
có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục <br />
tiêu theo một phương án tối ưu.<br />
II. Nội dung sáng kiến<br />
1. Biện pháp 1: Chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên và học sinh, có <br />
giải pháp chỉ đạo thiết thực đối với đội ngũ giáo viên và học sinh<br />
Bồi dưỡng để nâng cao năng lực chính trị cũng như năng lực sư phạm nhằm <br />
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Bồi dưỡng để xây dựng nhận thức, tạo <br />
sự đồng thuận trong giáo viên và học sinh. Giáo viên có nhận thức được trách <br />
nhiệm đối với chất lượng giáo dục thì mới toàn tâm, toàn ý đầu tư cho công tác <br />
giảng dạy. Học sinh có nhận thức được học để có kiến thức, nghề nghiệp và <br />
cuộc sống tốt hơn cho bản thân, gia đình và xã hội mới cố gắng học tập tốt. Nhà <br />
trường đã tổ chức bồi dưỡng giáo viên, học sinh theo các văn bản hướng dẫn của <br />
nhà nước và của nghành. Tạo ra sự nhận thức qua sinh hoạt Hội đồng sư pham, <br />
qua thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, sinh hoạt các đoàn thể, chi <br />
bộ, giáo viên chủ nhiệm để xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần tận tụy.<br />
Nhà trường chú trọng xây dựng nề nếp, trật tự trong nhà trường. Kinh <br />
nghiệm thực tiễn cho thấy, trường muốn đạt được chất lượng cao phải có nền <br />
nếp, trật tự tốt. Vì vậy, Ban Giám hiệu cũng như các đồng chí quản lí tổ chuyên <br />
môn luôn chú ý đến việc xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong nhà trường <br />
không chỉ đối với học sinh mà cả giáo viên. Đối với giáo viên, phải nghiêm túc <br />
thực hiện kỷ luật lao động, đảm bảo ngày giờ công. Đối với học sinh, với <br />
phương châm lấy ngăn ngừa và giáo dục là chính, đầu mỗi năm học, tổ chức cho <br />
học sinh học nội quy, kí cam kết thực hiện nội quy của trường, lớp. Nâng cao <br />
trách nhiệm và vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, kịp thời nhắc nhở, uốn nắn <br />
học sinh. Nghiêm khắc xử lý các học sinh vi phạm, tùy theo mức độ, giúp học sinh <br />
sửa chữa, đồng thời còn có tác dụng ngăn ngừa, giáo dục các học sinh khác<br />
Khi đề ra chủ trương nhà trường đã chú ý đến yếu tố con người, lợi ích tập <br />
thể gắn với lợi ích cá nhân nên đã động viên tất cả mọi người cống hiến tự giác, <br />
hết mình vì tập thể. Song song với các quy định về chuyên môn, nhà trường kết <br />
hợp với công đoàn quan tâm đến đời sống gia đình cán bộ giáo viên, nắm bắt tâm <br />
tư nguyện vong của đoàn viên công đoàn. Công đoàn đã thường xuyên làm tốt <br />
công tác giúp đỡ các giáo viên khó khăn, tạo điều kiện để mọi người yên tâm tư <br />
tưởng, tự giác cống hiến, hết mình vì tập thể, vì lợi ích của nhà trường. Đây là <br />
biện pháp “an dân” nên mọi người đều đồng tâm hiệp lực làm việc và cống hiến.<br />
Nội dung bồi dưỡng mà nhà trường chú trọng gồm:<br />
Bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, chủ trương chính sách của Đảng, pháp <br />
luật của nhà nước, các quy định của nghành, của địa phương. Nhà trường thường <br />
xuyên cập nhật thời sự của nghành, của địa phương để mọi người nắm bắt điều <br />
chỉnh hành vi của bản thân.<br />
Tổ chức phong trào viết Sáng kiến kinh nghiệm.<br />
Tổ chức phong trào thi đua theo yêu cầu của nghành cũng như của nội bộ <br />
nhà trường.<br />
Tổ chức chuyên đề theo khối, tổ nhóm, nhà trường.<br />
Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ <br />
chuyên môn nghiệp vụ như Trung cấp Chính trị, Bồi dưỡng quản lý, Học đaị học <br />
Từ xa, Tại chức, Chứng chỉ tin học,...<br />
Tổ chức học các chuyên đề của nghành nghiêm túc và đầy đủ. Mỗi giáo <br />
viên bộ môn phải có kế hoạch nghiên cứu thật kỹ nội dung chương trình, phân <br />
phối chương trình để biết phần nào nặng, phần nào quá tải đối với học sinh. <br />
Nhà trường yêu cầu giáo viên bộ môn phải tìm đượ c phương pháp giảng dạy <br />
phù hợp. Một giáo viên lên lớp rất cần phong cách lên lớp đĩnh đạc, tự tin, làm <br />
chủ bài giảng. Giáo viên cần đến yếu tố phi ngôn ngữ để đạt đượ c yếu tố <br />
thành công trong công tác giảng dạy.<br />
Giáo viên trong giờ học phải dành nhiều thời gian quan tâm đặc biệt đến <br />
học sinh yếu kém: kiểm tra sách vở, sách giáo khoa, vở bài tập. Khi giảng bài cần <br />
đưa ra nhiều dạng câu hỏi gợi mở từ thấp đến cao, khuyến khích học sinh ở các <br />
trình độ khác nhau. Bài soạn phải mạng tính khoa học, sắp xếp các hoạt động của <br />
giáo viên và học sinh hợp lý, hiệu quả, câu hỏi gợi mở phù hợp với nhiều đối <br />
tượng, kích thích học sinh yêu thích bộ môn.<br />
Thầy chủ đạo, trò chủ động trong việc dạy và học là vô cùng quan trọng <br />
trọng việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với học sinh nhà trường có giải <br />
pháp để các em đáp ứng những yêu cầu sau:<br />
Học sinh phải có kĩ luật tốt, lễ phép.<br />
Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa.Tập trả lời câu hỏi theo SGK.<br />
Chuẩn bị công việc bên ngoài lớp, đưa ra những suy nghĩ nhận xét của <br />
mình khi quan sát để ra lớp thảo luận, trao đổi cùng các bạn.<br />
Tự đặt câu hỏi sau khi đã đọc trước bài.<br />
Khuyến khích các em tham các hoạt động phong trào mang tính giáo dục <br />
cộng đồng và tham gia các hoạt động ngoại khoá; vừa giúp thầy trò thư giãn và <br />
tạo sự gần gũi, đoàn kết.<br />
2. Biện pháp 2: Tập trung công tác tổ chức, nêu cao vai trò chỉ đạo của <br />
chi bộ, phân công nhiệm vụ hợp lý cho đội ngũ giáo viên<br />
Chi bộ hiện có 17 đảng viên, giữ vai trò nòng cốt trong các hoạt động nhà <br />
trường. Trong sinh hoạt hàng tháng, ngoài công tác Đảng, chi bộ luôn quan tâm <br />
đến việc thực hiện công tác chuyên môn, tìm ra giải pháp phát huy thế mạnh, tiềm <br />
năng, khắc phục khó khăn. Chi bộ thực sự là hạt nhân trong hoạt động phong trào.<br />
Phân công hợp lý trên cơ sở năng lực của từng cá nhân để họ thấy được và <br />
an tâm với khối lớp mình phụ trách. Điều đó rất quan trọng vì nhờ đó mà phát huy <br />
được khả năng và tạo được niềm hứng khởi cho cán bộ giáo viên. Cán bộ giáo <br />
viên sẽ làm hết khả năng nên đạt được năng suất và chất lượng trong công việc. <br />
Để làm tốt điều này tôi đã tranh thủ ý kiến của chi ủy, chi bộ nhà trường, tổ <br />
chức họp Lãnh đạo mở rộng để lấy ý kiến tập thể. Nhà trường đã xem xét hoàn <br />
cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi đồng chí để sắp xếp bố trí hợp lý công việc <br />
chính cũng như kiêm nhiệm. Nhờ đi sâu, đi sát và xem xét ý kiến từ nhiều luồng <br />
khác nhau nên việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên của nhà trường <br />
tương đối hợp lý. Sự phân công hợp lý đó phù hợp với sức khỏe, năng lực, trình <br />
độ của từng giáo viên, cán bộ giáo viên. Yêu cầu của nhà trường là làm cho giáo <br />
viên có tham vọng khai mở tiềm thức con người chứ không bằng lòng với những <br />
gì mình đã làm hoặc đã có. Ban giám hiệu đã tìm ra cơ chế quản lý để phát huy <br />
mọi khả năng của từng cá nhân, các bộ phận. Sự tương tác đó sẽ tạo ra sức mạnh <br />
tổng hợp để phát triển nhà trường theo chiều hướng đi lên.<br />
3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, chỉ đạo <br />
đổi mới phương pháp dạy và học và kiểm tra đánh giá<br />
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là vô cùng quan trọng vì tổ là <br />
một nhà trường thu nhỏ với tính chất chuyên sâu rất cao. Tổ chuyên môn mạnh sẽ <br />
quyết định to lớn chất lượng dạy và học. Trường đã nâng cao chất lượng tổ <br />
chuyên môn bằng các hình thức sau:<br />
Triển khai các chuyên đề: Tổ chuyên môn là nơi triển khai chuyên đề phù <br />
hợp và hiệu quả bởi vì ở đó có sự đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, sự am hiểu <br />
tương đối giống nhau. Tổ đã triển khai các chuyên đề như Chuyên đề Đổi mới <br />
phương pháp dạy học, Ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới kiểm tra đánh giá... <br />
Soạn giảng những bài khó, cần trao đổi lại. Bổ sung lại trong PPCT những vấn <br />
đề trọng tâm phù hợp với điều kiện của nhà trường. Trường đã cử những giáo <br />
viên có năng lực về công nghệ thông tin dạy thao giảng để nhà trường rút kinh <br />
nghiệm, nên đã có nhiều giáo viên áp dụng tốt phương pháp dạy có ứng dụng <br />
CNTT. <br />
Rèn luyện kỹ năng sư phạm của giáo viên là rất cần thiết. Kỹ năng sư <br />
phạm ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Ở các buổi sinh hoạt tổ đã trao đổi về <br />
kỹ năng sư phạm, góp ý giúp đỡ lẫn nhau sữa chữa những tồn tại, những nhược <br />
điểm trong phong cách lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt, cách trình bày bảng. Nhà <br />
trường đã chọn những giáo viên tự tin trong phong cách, chữ viết đẹp, ngôn từ <br />
chuẩn để thao giảng dự giờ, rút kinh nghiệm cho tổ chuyên môn.<br />
Trong kỹ năng sư phạm đã lưu ý lời nói chính xác, hàm lượng vừa phải, rõ <br />
ràng truyền cảm và ngữ điệu. Việc ứng dụng CNTT là yếu tổ quan trọng nhưng <br />
không thể thay thế trình bày bảng. Trình bày bảng phải cẩn thận, đẹp, đúng chính <br />
tả, đúng ngữ pháp và rõ ràng. <br />
Nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên tập trung cho việc <br />
soạn giảng như sau: Xác định đúng mục tiêu bài soạn. Giao cho tổ chuyên môn, <br />
nhóm chuyên môn nghiên cứu, vạch kế hoạch các mục tiêu của môn học, kỳ học, <br />
chương, bài cho phù hợp với học sinh. Trong mục tiêu của bài soạn cần chú ý <br />
mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, chú trọng giáo dục kỹ năng sống. Qua đó <br />
chúng tôi đã thống nhất cách trình bày bài soạn về nội dung và hình thức.<br />
Nhà trường và tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc soạn bài, và chuẩn bị <br />
bài lên lớp của học sinh. Việc kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ tiến hành một <br />
cách nề nếp thường xuyên.<br />
Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp <br />
phần đổi mới chương trình, xây dựng thái độ học tập cho học sinh. Nhà trường <br />
coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra, qua đó giúp giáo viên điều chỉnh hoạt <br />
động giảng dạy, giúp học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập để phát huy điểm <br />
mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập; các cấp quản lí điều chỉnh, bổ sung <br />
công tác chỉ đạo dạy học, kiểm tra đánh giá một cách kịp thời.<br />
Bồi dưỡng giáo viên về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm <br />
tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của <br />
chương trình với 3 cấp độ: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng. Kiểm tra đánh <br />
giá không chỉ cho điểm mà phải có nhận xét, lời phê. Đối tượ ng là học sinh nên <br />
giáo viên đã hướ ng đến học sinh một cách “nhân văn” để học sinh tâm phục, <br />
khẩu phục. Thầy cô là “thần tượng” của học sinh để các em nỗ lực trong học <br />
tập và tu dưỡng. Nhà trường còn luôn định hướ ng cho học sinh ước mơ để các <br />
em vươn tới dù học tốt hay học yếu.<br />
4. Biện pháp 4: Tăng cường dự giờ thăm lớp, giúp đỡ giáo viên của tổ <br />
để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
Việc dự giờ thăm lớp của các giáo viên nếu không thực hiện tốt sẽ mất đi <br />
một cơ hội tốt để giáo viên phát triển được chuyên môn cho mình. Vì vậy, chúng <br />
tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, các nhóm tích cực, chủ động trong công tác dự <br />
giờ thăm lớp đối với mỗi giáo viên. Hàng tuần, đều có lịch cụ thể cho tổ chuyên <br />
môn sinh hoạt. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các tổ trưởng tổ chức điều <br />
hành việc trao đổi bài giữa các thành viên, ngoài ra nhiệm vụ mà chúng tôi đặt lên <br />
hàng đầu đó là tổ chức dự giờ đối với mỗi giáo viên trong các tổ khối. Tổ chuyên <br />
môn đã tăng cường dự giờ thăm lớp theo kế hoạch tuần, kế hoạch tháng. Việc dự <br />
giờ thăm lớp thường xuyên giúp người quản lý nắm bắt năng lực chuyên môn, kỹ <br />
năng sư phạm của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh để từ đó có biện <br />
pháp chỉ đạo kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Thường xuyên dự <br />
giờ, góp ý cho giáo viên đã thực hiện tốt việc đổi mới. Nhà trường đã tổ chức các <br />
tiết thao giảng dự giờ, bởi vì sẽ giúp cho giáo viên chủ động hơn trong bài giảng <br />
của mình. Khi có người dự giáo viên sẽ chuẩn bị bài giảng chu đáo hơn, ý thức <br />
học tập sôi nổi hơn. Dự giờ sẽ giúp cho giáo viên học tập được kinh nghiệm của <br />
đồng nghiệp, khắc phục được thiếu sót của bản thân. Tổ chuyên môn chú trọng <br />
nâng cao chất lượng bài soạn thông qua dự giờ, kiểm tra bài soạn. Bài soạn của <br />
giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng <br />
dạy và học, quyết định sự thành công của mỗi giờ lên lớp. Nhà trường đã chỉ đạo <br />
tổ chuyên môn tổ chức dự giờ, thao giảng đúng theo quy định. Các tiết dự giờ <br />
được góp ý chân tình nên có hiệu quả cao.<br />
5. Biện pháp 5: Tăng cường xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất, phương <br />
tiện, điều kiện thiết bị dạy học<br />
Các cơ sở đào tạo nói chung và nhà trường nói riêng, chất lượng đào tạo <br />
cũng như chất lượng đầu ra quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi <br />
nhà trường. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, trong <br />
đó không thể không kể đến yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Ngoài <br />
các yếu tố như nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng <br />
dạy, công tác quản lý, công tác kiểm tra, đánh giá yếu tố cơ sở vật chất có vai trò <br />
hết sức quan trọng. Một nhà trường có đầy đủ các yếu tố nêu trên nhưng cơ sở <br />
vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì không thể <br />
có chất lượng đào tạo. Do đó, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên <br />
tiến hiện đại sẽ góp phần nâng cao hiệu suất lao động, đồng thời nâng cao chất <br />
lượng đào tạo, đảm bảo chất lượng đội ngũ lao động đáp ứng tốt với yêu cầu <br />
phát triển kinh tế xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay. Nhà trường đã luôn tạo <br />
điều kiện để đầu tư cơ sở vật chất bởi vì phòng học, bàn ghế, ánh sáng ảnh <br />
hưởng tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và từng bài học nói <br />
riêng. Trong thời gian qua chúng tôi đã sửa sang phòng học sạch đẹp hơn bởi vì sẽ <br />
giúp học sinh thấy được sự quan tâm của nhà trường để yêu thích hơn việc học. <br />
Không những thế chúng tôi còn đầu tư rất nhiều cho bàn ghế, trang trí phòng ốc, <br />
mua sắm thiết bị học tập. Nhà trường luôn khuyến khích và có biện pháp cụ thể <br />
để các giáo viên tăng cường sử dụng các phương tiện thiết bị vào dạy học một <br />
cách có hiệu quả. Tất cả những vấn đề trên đã có hỗ trợ cho việc nâng cao chất <br />
lượng dạy và học.<br />
6. Biện pháp 6: Chia sẻ quyền lực<br />
Một trong các lý do để tổ chức tồn tại và phát triển là sự phân chia quyền <br />
lực. Để công tác dạy và học đạt kết quả cao bản thân không nắm mọi quyền hành <br />
trong tay mà đã chia sẻ quyền lực để cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia vào quá <br />
trình đưa ra các quyết định liên quan đến nhà trường, tham gia điều hành các hoạt <br />
động trong nhà trường. Bản thân tôi luôn mang lại cơ hội cho các thành viên khác <br />
phát huy tinh thần trách nhiệm và năng lực của mình. Luôn tạo một môi trường <br />
thuận lợi trong đó mọi người được khuyến khích phát triển các kĩ năng của họ. <br />
Sự phân cấp đã được thể hiện trong nhà trường, đặc biệt là nâng cao vai trò của <br />
tổ trưởng bộ môn. Tôi đã giao cho tổ trưởng bộ môn cũng thực hiện công tác <br />
quản lý tổ với đầy đủ các chức năng quản lý. Quan trọng nhất là phối hợp tổ <br />
chức Hội nghị công chức viên chức đầu năm, xây dựng các chỉ tiêu, bàn giải pháp <br />
thực hiện, bổ sung quy chế hoạt động của cơ quan, xây dụng nội quy thực hiện. <br />
Đây là hình thức phát huy dân chủ và tích tích cực của Công đoàn viên vào tất cả <br />
các mặt hoạt động trong nhà trường. Nó thúc đẩy trí tuệ tập thể, tăng cường được <br />
khối đoàn kết nội bộ, phát huy được sức mạnh, tính năng động, sáng tạo của từng <br />
cá nhân, tạo điều kiện cho họ thể hiện hết khả năng, năng lực của bản thân đóng <br />
góp được nhiều công sức tạo nên thành công cho nhà trường.<br />
Trong Quản lý giáo dục tôi coi trọng quản lý công việc. Bởi vì chỉ có quản <br />
lý công việc thì người làm việc mới tự chủ, sáng tạo và mang lại hiệu quả thực <br />
sự, còn quản lý con người thì họ sẽ làm việc với mục đích đối phó. Sự phân <br />
chia quyền lực trong nhà trườ ng đã góp phần đem lại hiệu quả cao trong ho ạt <br />
động dạy và học.<br />
7. Biện pháp 7: Làm tốt công tác thi đua dạy tốt học tốt khen thưởng, <br />
động viên sự phấn đấu của giáo viên và học sinh<br />
Thi đua là cùng nhau đưa hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt <br />
thành tích tốt nhất trong công tác, học tập. Bác Hồ nói: “Thi đua khen thưởng là <br />
động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới”. <br />
Trong những năm qua trường THTHCS Nam Phong đã làm rất tốt công tác thi đua <br />
khen thưởng. Nhà trường đổi mới nội dung khen thưởng cả nội dung và hình thức, <br />
thường xuyên tổ chức phong trào thi đua để hướng cho mọi người trong tập thể <br />
phấn đấu đạt mục tiêu đề ra. tổ chức nhiêu đ ̀ ợt thi đua giưa cac l<br />
̃ ́ ơp v ́ ơi nh<br />
́ ưng nôi ̃ ̣ <br />
̣<br />
dung trong tâm, co s ́ ơ kêt, đánh gia môi tuân trong tiêt sinh ho<br />
́ ́ ̃ ̀ ́ ạt dưới cờ, khen <br />
thưởng cac l ́ ơp th<br />