A - PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. Lý do chọn đề tài:<br />
Bước vào thế kỷ XXI, nước ta đang đứng trước những thách thức vô<br />
cùng mạnh mẽ. Thế giới đang tiến như vũ bão trên mặt trận sản xuất vật chất<br />
trong khi nước ta đang ở tình trạng lạc hậu về nhiều mặt. Để vượt qua được<br />
những thách thức đó, phải phát huy được nguồn lực con người. Giáo dục và đào<br />
tạo giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn lực đó. Nghị quyết Hội<br />
nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định:“Tiếp<br />
tục đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất<br />
trường học” và “Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây<br />
dựng cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo”.<br />
Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, trước những yêu cầu cấp bách về<br />
chất lượng giáo dục và đào tạo, Nhà nước đã, đang và sẽ tăng cường đầu tư cho<br />
các trường học nhằm chấm dứt tình trạng trường lớp nghèo nàn, thiếu những<br />
thiết bị dạy học tối thiểu, bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất<br />
để trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi<br />
mới phương pháp, đưa việc dạy học đến một tầm cao mới, đáp ứng đòi hỏi<br />
trước mắt và lâu dài của sự nghiệp đất nước. Việc hiện đại hoá trường lớp, cơ<br />
sở vật chất và thiết bị dạy học là công việc thiết thực nhưng phải thực hiện lâu<br />
dài. Để đổi mới phương pháp dạy học, trước mắt các nhà trường cần phải sử<br />
dụng có hiệu quả và bảo quản tốt cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có, tự<br />
làm thiết bị dạy học, huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất và<br />
thiết bị dạy học.<br />
Nhận thức được vai trò của thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất<br />
lượng giáo dục, trong những năm qua, Trường THPT Mường Kim đã có nhiều<br />
cố gắng để việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học đáp ứng được mục<br />
tiêu giáo dục. Tuy vậy, do chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu nên chất lượng<br />
của công tác này chưa đạt hiệu quả cao.<br />
Xuất phát từ những lý do như trên, là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở<br />
1<br />
<br />
suy nghĩ làm thế nào tìm ra những biện pháp quản lý cụ thể để nâng cao chất<br />
lượng dạy học của trường. Một trong những vấn đề tôi chú trọng quan tâm<br />
nhiều năm nay là vấn đề thiết bị dạy học. Do vậy tôi chọn và nghiên cứu đề tài:<br />
“Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở<br />
Trường THPT Mường Kim”.<br />
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:<br />
1. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của giáo<br />
viên; cách sắp xếp, theo dõi, bảo quản thiết bị dạy học của nhân viên thiết bị;<br />
cách quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của Trường<br />
THPT Mường Kim.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và<br />
bảo quản thiết bị dạy học ở Trường THPT Mường Kim.<br />
3. Thời gian nghiên cứu, áp dụng: Từ tháng 9/2012 đến hết tháng 3/2013.<br />
III. Mục đích của đề tài:<br />
Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và nhân viên về việc tự làm, sử<br />
dụng và bảo quản thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của<br />
giáo viên và học tập của học sinh.<br />
Giúp nhân viên thiết bị biết cách sắp xếp đồ dùng khoa học, ngăn nắp,<br />
biết cách theo dõi chặt chẽ việc mượn và trả đồ dùng của giáo viên, có trách<br />
nhiệm cao trong việc bảo quản đồ dùng và thiết bị.<br />
Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học của của đội ngũ giáo viên.<br />
Giúp giáo viên có kỹ năng tự làm, sử dụng đồ dùng phù hợp, có hiệu quả, nâng<br />
cao chất lượng giờ dạy.<br />
Nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng thao tác với đồ dùng, có năng lực<br />
khám phá, thực hành, sử dụng có hiệu quả đồ dùng trong giờ học và thực hành.<br />
Giúp các bậc phụ huynh nhận thức được tác dụng của đồ dùng trong việc<br />
nâng cao chất lượng học tập của học sinh, ủng hộ nhà trường trong việc trang<br />
sắm đồ dùng dạy học.<br />
Giúp việc quản lý đồ dùng, thiết bị chặt chẽ, tránh thất thoát, hư hỏng.<br />
2<br />
<br />
Tiết kiệm một phần kinh phí về việc mua sắm đồ dùng để chi vào các hoạt động<br />
giáo dục khác.<br />
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:<br />
Đây là đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT<br />
Mường Kim.<br />
So với biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy<br />
học năm học 2011 - 2012, năm học này tôi sử dụng một số biện pháp mới<br />
như sau:<br />
Xây dựng quy chế về việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học<br />
cụ thể, chặt chẽ.<br />
Chỉ đạo các tổ chuyên môn bồi dưỡng cho giáo viên cách làm, sử dụng<br />
và bảo quản đồ dùng.<br />
Chỉ đạo giáo viên tích cực tham khảo cách hướng dẫn làm đồ dùng dạy<br />
học trên mạng internet. Động viên giáo viên tập thiết kế đồ dùng flash để ứng<br />
dụng vào việc giảng dạy.<br />
Sử dụng biện pháp hành chính, biện pháp thi đua trong việc thực hiện<br />
công tác tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng và thiết bị dạy học.<br />
Huy động nguồn đóng góp của các bậc phụ huynh để mua sắm thêm một<br />
số đồ dùng.<br />
<br />
3<br />
<br />
B - PHẦN NỘI DUNG<br />
I. Cơ sở lý luận:<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
1.1. Khái niệm cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất và thiết bị<br />
dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học<br />
tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.<br />
1.2. Nội dung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất và thiết<br />
bị dạy và học bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan, các thiết<br />
bị thực nghiệm bộ môn, các thiết bị nghe nhìn và các phương tiện kỹ thuật phục<br />
vụ cho việc dạy và học.<br />
Thiết bị dạy học được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo những<br />
tiêu chuẩn kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước là các thiết bị dạy học<br />
chính quy. Ngoài ra còn có các thiết bị dạy học không chính quy do giáo viên<br />
và học sinh tự làm hoặc sưu tầm, tận dụng cũng góp phần không nhỏ trong việc<br />
dạy học.<br />
1.3. Vị trí của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Quá trình dạy học, giáo<br />
dục cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau.<br />
Các thành tố cơ bản cấu thành quá trình dạy học là: Mục tiêu - Nội dung Phương pháp - Giáo viên - Học sinh - Thiết bị giáo dục. Các yếu tố cơ bản này<br />
giúp thực hiện quá trình dạy học và mối quan hệ giữa chúng.<br />
Mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành quá trình dạy học trong đó cơ sở<br />
vật chất và thiết bị dạy học là một thành tố không tách rời. Theo sơ đồ, các cặp<br />
thành tố có quan hệ tương hỗ hai chiều. Việc điều khiển tối ưu các mối quan hệ<br />
của các thành tố có thể coi là một nghệ thuật về mặt sư phạm. Cơ sở vật chất và<br />
thiết bị có mặt trong quá trình nêu trên có vai trò như các thành tố khác không<br />
thể thiếu một thành tố nào.<br />
Như vậy, cơ sở vật chất và thiết bị là một bộ phận cấu thành không thể<br />
thiếu của quá trình giáo dục, dạy học.<br />
1.4. Vai trò của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất và thiết<br />
4<br />
<br />
bị dạy học có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, là một bộ phận của nội<br />
dung và phương pháp dạy học. Đảm bảo tính trực quan trong dạy học, đảm bảo<br />
chất lượng kiến thức, thể hiện tường minh phương pháp làm việc, giúp học sinh<br />
rèn luyện các kỹ năng, cho phép đa dạng hoá các loại hình dạy học. Phương tiện<br />
kỹ thuật dạy học cũng có khả năng sư phạm to lớn: tăng tốc độ truyền tải mà<br />
không làm giảm lượng thông tin, tạo điều kiện đi sâu vào bản chất sự vật và<br />
hiện tượng, tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú và lôi cuốn người học, cho phép<br />
cải tiến các hình thức lao động sư phạm, tạo điều kiện cho học sinh thực hành<br />
rèn luyện kỹ năng, tạo ra các tình huống sư phạm và “vùng hợp tác” giữa giáo<br />
viên và học sinh.<br />
1.5. Yêu cầu của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học phải<br />
đảm bảo các yêu cầu: tính khoa học (mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh<br />
hiện thực), tính sư phạm (sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ<br />
rõ, kích thước, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp tâm lý học sinh), tính kinh tế (giá<br />
thành tương xứng với hiệu quả giáo dục và đào tạo).<br />
1.6. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Là tác động có mục đích<br />
của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ<br />
sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo.<br />
1.7. Nội dung của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Bao gồm<br />
phòng thiết bị dạy học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn,<br />
thiết bị dạy học các môn học, các tài liệu trực quan: tranh ảnh, bản đồ, biểu<br />
bảng…, các mô hình tự nhiên và nhân tạo, các dụng cụ thực nghiệm, các<br />
phương tiện kỹ thuật, những điều kiện hỗ trợ khác: điện, nước…<br />
Nội dung cơ bản của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Xây dựng<br />
và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh cơ sở vật chất<br />
và thiết bị dạy học. Duy trì, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; sử<br />
dụng cơ sở vật chấtvà thiết bị dạy học.<br />
Để sử dụng tốt phải giải quyết một số vấn đề về mặt quản lý như đầu tư<br />
trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ<br />
nghiệp vụ, kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên, thực hiện nghiêm túc các quy<br />
5<br />
<br />