MỤC LỤC<br />
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2<br />
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2<br />
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2<br />
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 3<br />
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................... 3<br />
1. Cơ sở lý luận mang tính kế thừa ............................................................... 3<br />
2. Cơ sở lý luận mang tính sáng tạo của tác giả ............................................ 3<br />
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................ 4<br />
A. THỰC TRẠNG ........................................................................................ 4<br />
B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ....................................................................... 4<br />
Chương 3. Các biện pháp và giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục<br />
nhược điểm ...................................................................................................... 11<br />
1. Trước hết giáo viên cần làm cho HS và cha mẹ HS phải nhận thức được<br />
tầm quan trọng của môn tập viết ................................................................. 11<br />
2. Khi dạy tập viết GV phải phối hợp các phương pháp dạy học để tiết học<br />
có hiệu quả .................................................................................................. 11<br />
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 33<br />
I. Những bài học kinh nghiệm: ....................................................................... 33<br />
II. Những khuyến nghị, đề xuất: ..................................................................... 33<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 35<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Chữ viết đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo<br />
Dục Đào tạo quan tâm lo lắng . Người xưa đã nói : “nét chữ nết người” là hàm<br />
ý hai vấn đề : Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người ; thông qua rèn<br />
luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người . Vì vậy phong trào rèn “vở<br />
sạch – chữ đẹp” vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện<br />
học sinh viết đúng, dẫn tới việc viết đẹp cho học sinh, nó góp một phần vào việc<br />
giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ lớp 1.<br />
Trong trường tiểu học việc rèn chữ cho học sinh được quan tâm nhất trong tất<br />
cả các cấp học. Đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm của nhiều giáo viên trực tiếp<br />
rèn luyện chữ cho học sinh được phổ biến và học tập có hiệu quả. Song vấn đề<br />
vận dụng sáng tạo vào từng đối tượng học sinh trong từng lớp học lại đóng vai<br />
trò then chốt cho sự thành công của mỗi giáo viên.<br />
Theo quan điểm người viết đề tài này: Việc rèn cho học sinh lớp 1 viết đúng,<br />
dần tiến tới viết đẹp là một trong những mục tiêu cần quan tâm của hoạt động<br />
dạy – học lớp 1. Qua việc rèn chữ còn gián tiếp rèn tính cẩn thận, nề nếp cho<br />
học sinh; giúp các em cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp. Hiện nay, với mẫu chữ<br />
hiện hành, một mẫu chữ đẹp, thuận lợi trong việc viết đã giúp cho học sinh ngày<br />
một viết đẹp hơn. Nhưng cần làm gì để học sinh cảm nhận được nét đẹp qua<br />
từng con chữ được học, để từ đó học sinh không những nắm được cấu tạo chữ để<br />
viết đúng mà còn nhận xét, rút ra được những kỹ thuật viết đẹp, viết nhanh (còn<br />
gọi là “thuật”, “mẹo”, hay “ điều cần lưu ý khi viết” Lâu nay, nhiều thế hệ thầy<br />
giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương pháp<br />
dạy tập viết và nghiên cức các đề tài: “ Rèn chữ giữ vở” cho học sinh. Tuy vậy<br />
chỉ có một bộ phận học sinh là biết “Rèn chữ giữ vở” và vẫn còn nhiều học sinh<br />
vẫn viết sai, viết xấu và viết rất chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất<br />
lượng học tiếng Việt nói riêng học các môn khoa học khác nói chung của các<br />
em. Học sinh lớp Một ngày đầu tiên đến trường còn rất nhiều bỡ ngỡ, việc làm<br />
quen với chữ viết của các em thật khó khăn bởi đôi tay của các em còn vụng về,<br />
lóng ngóng. Các em chưa hề có kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết<br />
chữ. Mà kĩ thuật viết chữ đúng là điều cốt lõi để duy trì kĩ năng viết đúng, viết<br />
nhanh và làm chủ tiếng nói về mặt văn tự đó. Khi các em đã có kĩ thuật viết chữ<br />
đúng các em mới viết đẹp và từ kĩ thuật viết đúng đó sẽ là cơ sở giúp các em viết<br />
được những kiểu chữ sáng tạo đẹp hơn. Là một người giáo viên đang trực tiếp<br />
đứng trên bục giảng, trong tôi luôn đặt ra câu hỏi phải làm gì, làm như thế nào<br />
để giúp các em viết đúng, viết đẹp để góp phần nâng cao chất lượng học tập của<br />
các em với các môn học khác. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chữ viết<br />
đúng, đẹp cho các em và và làm cho phong trào “ Vở sạch - chữ đẹp” của lớp<br />
cũng như của trường ngày một đi lên một cách bền vững nhất. Chính vì vậy mà<br />
tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rèn chữ cho học<br />
sinh lớp 1”.<br />
1<br />
<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
So sánh các biện pháp dạy viết chữ truyền thống và cách rèn chữ của các đồng<br />
nghiệp trong khối chuyên môn. Tổng kết đánh giá rút ra được biện pháp phù hợp<br />
cho điều kiện và trình độ của học sinh lớp phụ trách. Nhằm giúp cho học sinh<br />
lớp mình phụ trách viết đẹp hơn, tạo nền tảng cho học sinh tiếp tục rèn chũ ở các<br />
lớp trên.<br />
<br />
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU<br />
Học sinh lớp 1<br />
Đối tượng nghiên cứu: Chữ viết của 43 học sinh lớp trước và sau khi giáo viên<br />
thay dổi biện pháp rèn chữ.<br />
Đổi tượng khảo sát: 3 nhóm học sinh lớp 1E. Nhóm 1: đã có chữ viết tương đối<br />
đẹp theo mẫu chữ; Nhóm 2: các học sinh có chữ viết đúng cỡ nhưng chưa đẹp;<br />
Nhóm 3: chữ xấu, chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ.<br />
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br />
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu chữ viết của học sinh lớp 1E (năm học<br />
2012-2013) để thấy sự thay đổi trong chữ viết của các cháu (tiến bộ) khi giáo<br />
viên vận dụng linh hoạt, kết hợp với một số biện pháp dạy học gây chú ý và<br />
hứng thú cho học sinh. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn để bổ<br />
sung, hoàn thiện phương pháp dạy học tập viết hơn nữa.<br />
<br />
2<br />
<br />
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài<br />
1. Cơ sở lý luận mang tính kế thừa<br />
- Một học sinh được coi là viết chữ đẹp khi chữ viết của em đó đạt được các tiêu<br />
chuẩn sau:<br />
+ Đúng cỡ chữ, khuôn hình chữ.<br />
+ Viết đúng nhiều chữ, đúng thứ tự các nét chữ.<br />
+ Các nét chữ đúng, cân đối, mềm mại, đúng điểm bắt đầu và điểm dừng bút.<br />
+ Khoảng cách của các nét nối, khoảng cách giữa các chữ trong câu cân đối.<br />
+ Ngoài ra còn một số yêu cầu cần nâng cao: Chữ viết hoa đẹp, chữ viết có nét<br />
thanh, nét đậm…<br />
- Đối với học sinh lớp 1: Nội dung rèn chữ ở từng giai đoạn như sau:<br />
+ HKI: Viết bút chì, viết chữ thường, cỡ chữ nhỏ.<br />
+ HKII; Viết bút mực, gồm 2 yêu cầu:<br />
. Tập viết: Tô chữ hoa cỡ chữ to, viết chữ thường, cỡ chữ nhỡ và cỡ chữ nhỏ.<br />
. Tập chép, chính tả: Cỡ chữ nhỏ , có viết hoa theo đúng yêu cầu chính tả.<br />
- Trên cơ sở khoa học của ngành tâm lý học và sinh lý học sinh trẻ em:<br />
Đặc điểm về phát triển thể chất của học sinh tiểu học, cụ thể là của trẻ em 6,7<br />
tuổi : Đây là thời kỳ cơ thể của trẻ phát triển tương đối êm ả, đồng đều, xương<br />
của trẻ đã bắt đầu cốt hóa nhiều hơn nhưng vẫn còn nhiều mô sụn nên cần quan<br />
tâm để trẻ đứng, ngồi đúng tư thế khi ngồi viết. Nếu so sánh 2 quá trình thần<br />
kinh cơ bản hưng phấn và ức chế thì ở trẻ lớp 1 quá trình hưng phấn trội hơn ức<br />
chế nhiều, nên trẻ dễ bị kích thích, thiếu tập trung khi phải chú ý quá lâu vào<br />
một viêc. Điều này cũng chính là cơ sở giải thích tại sao bài tập viết ở lớp 1 rất<br />
ngắn.Vấn đề ở đây là cơ và xương của trẻ: xương cổ tay chưa cốt hóa , trẻ rất<br />
chóng mỏi khi làm các động tác chính xác bằng bàn tay và ngón tay.<br />
2. Cơ sở lý luận mang tính sáng tạo của tác giả<br />
- Nhiều người cho rằng viết chữ đẹp là do có hoa tay. Điều đó là không thể phủ<br />
nhận nhưng đó không phải là tất cả. Nếu không được rèn luyện thì sao có thể<br />
phát hiện ra ai có hoa tay còn ai không có hoa tay. Còn đối với học sinh được<br />
coi là viết chữ xấu thì có phải em đó mãi mãi viết chữ xấu không? Nhiều trường<br />
học cụ thể đã chứng minh là không; nhờ rèn luyện học sinh viết chữ xấu này có<br />
thể viết đẹp dần lên, dù không đạt được mức xuất sắc thì cũng có thể đạt được<br />
chữ viết loại A.<br />
- Ứng với mỗi giai đoạn của học sinh lớp 1 cần có những biện pháp khác nhau,<br />
phù hợp để giúp các em viết chữ sạch đẹp hơn.<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài<br />
A. THỰC TRẠNG<br />
Năm học 2012- 2013 lớp 1E có 43 em trong đó có 20 em là nữ. Các em ở các tổ<br />
thuộc địa bàn phường Hàng Buồm, Hàng Bạc, Đồng Xuân. Trước khi bước vào<br />
lớp Một các em đều được học qua lớp mẫu giáo, được làm quen với các chữ cái<br />
nên việc dạy chữ cho các em cũng thuận lợi hơn. - Ban Giám hiệu nhà trường rất<br />
quan tâm đến học sinh lớp Một, các em được học ở một ngôi trường khang trang<br />
sạch sẽ, ngồi học bàn ghế chuẩn đối với lứa tuổi của các em. - Phòng thư viện<br />
cung cấp đủ đồ dùng: như bộ chữ dạy tập viết chữ thường và chữ hoa, mỗi lớp<br />
đều có bảng chữ cái theo mẫu chữ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Được<br />
sự quan tâm của phụ huynh học sinh, các em có đủ sách vở, đồ dùng học tập<br />
theo yêu cầu của giáo viên. Tuy nhiên lớp Một là lớp đầu cấp, các em còn nhỏ<br />
mới qua lớp mẫu giáo, nhận thức của các em không đều. Bên cạnh đó, việc giáo<br />
dục cho các em những phẩm chất đạo đức tốt: như tính cẩn thận, tính kỉ luật và<br />
khiếu thẩm mỹ chưa được quan tâm đúng mức. Điều này có liên quan đến việc<br />
dạy môn tập viết cho học sinh Tiểu học. - Ngày đầu tiên vào lớp Một các em<br />
chưa có những khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, khoảng cách giữa các<br />
nét chữ và giữa những chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ thường, dấu<br />
thanh và chữ số. Trước thực trạng này để giúp các em học sinh lớp 1E có nề nếp<br />
và viết chữ đúng, đẹp tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:<br />
B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN<br />
1. Hướng dẫn học sinh sử dụng đúng cách các đồ dùng học tập.<br />
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết thông qua<br />
2 hình thức: viết trên bảng (bảng cá nhân – bảng con, bảng lớp) bằng phấn và<br />
viết trong vở tập viết (tài liệu học tập chính thức do Bộ GD&ĐT qui định đối<br />
với lớp 1) bằng bút chì, bút mực. Do vậy, để thực hành luyện viết đạt kết quả<br />
tốt, học sinh cần có ý thức chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học<br />
tập thiết yếu sau: a) Bảng con, phấn trắng, khăn lau. Bảng con màu xanh, bề mặt<br />
có độ nhám vừa phải, dòng kẻ ô rõ ràng, đều đặn (thể hiện được 5 dòng) tạo điều<br />
kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn. Phấn trắng có chất liệu tốt làm nổi rõ hình<br />
chữ trên bảng. Khăn lau sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải, giúp cho việc xoá bảng vừa<br />
đảm bảo vệ sinh, vừa không ảnh hưởng đến chữ viết. Thông qua việc thực hành<br />
luyện viết của học sinh trên bảng con, giáo viên nhanh chóng nắm được những<br />
thông tin phản hồi trong quá trình dạy học để kịp thời xử lí, tác động nhằm đạt<br />
được mục đích dạy học đề ra. Để việc sử dụng các đồ dùng học tập nói trên<br />
trong giờ Tập viết đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện<br />
một số điểm sau:<br />
- Chuẩn bị bảng con, phấn, khăn lau đúng qui định:<br />
+ Bảng con có dòng kẻ đồng dạng với dòng kẻ li trong vở tập viết.<br />
Phấn viết có độ dài vừa phải.<br />
4<br />
<br />