Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I.1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………...2<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài…………………………………………....3<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………....3<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu……………………………………………3<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...3<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
II.1. Cơ sở lý luận……………………………………………………………3<br />
II.2. Thực trạng………………………………………………………………4<br />
a. Thuận lợi, khó khăn……………………………………………………….4<br />
b. Thành công, hạn chế………………………………………………………5<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu………………………………………………………...5<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…………………………………….6<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra………….6<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp…………………………………………………….7<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp…………………………………………7<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp……………………7<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp……………………………..12<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp………………………………12<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu…………..12<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên<br />
cứu…………………………………………………………………………..13<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
III.1. Kết luận……………………………………….………………………13<br />
III.2. Kiến nghị……………………………………….……………………..14<br />
Tài liệu tham khảo……………………………………….………………….17<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phƣợng – Trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
1<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. 1. Lý do chọn đề tài<br />
Xã hội càng phát triển, nhu cầu giáo dục ngày càng cao. Trong chương<br />
trình giáo dục phổ thông, bậc Tiểu học được coi là bậc học nền móng. Theo mục<br />
tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu<br />
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và<br />
các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Bên cạnh đó<br />
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì chữ viết cũng ảnh<br />
hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em, dùng chữ viết để học tập và giao<br />
tiếp.<br />
Ngày nay trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thời đại công<br />
nghệ thông tin, vậy việc rèn luyện chữ viết cho học sinh có quan trọng hay<br />
không. Là một giáo viên tiểu học đứng lớp, tôi nghĩ rằng chữ viết không đơn<br />
thuần là phương tiện ghi nhận kiến thức, mà nó còn là một phần kiến thức cơ<br />
bản của học sinh tiểu học, điều này đã được ghi nhận trong quy định chuẩn kiến<br />
thức về đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học. Do vậy, việc rèn kĩ năng<br />
viết chữ cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng. Đó cũng là một trong<br />
những nội dung giáo dục ở tiểu học. Thông qua đó sẽ hình thành và xây dựng<br />
những kĩ năng, thói quen và phẩm chất tốt cho học sinh.<br />
Trước khi thực hiện đề tài tôi nhận thấy chữ viết của học sinh nơi tôi công<br />
tác, là trường đặc thù (học sinh dân tộc Ê-đê chiếm 97,7%) đa số học sinh trong<br />
trường chưa thật sự chú ý vào việc rèn chữ, giữ vở. Tỉ lệ học sinh viết chữ đẹp<br />
còn ít, hầu hết các em chưa nắm vững quy trình viết chữ, sách vở còn bị rách,<br />
nhàu nát, quăn góc và bẩn. Chữ viết tuỳ tiện, sai chính tả, viết thiếu dấu, nét cao,<br />
nét thấp, viết hoa chưa đúng mẫu,.... Trong đó chữ viết của học sinh lớp tôi khi<br />
mới nhận lớp chất lượng vở sạch – chữ đẹp đạt tỉ lệ rất thấp, cụ thể như sau:<br />
ĐẦU NĂM<br />
LỚP TSHS Xếp loại A<br />
Xếp loại B<br />
Xếp loại C<br />
HỌC<br />
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %<br />
2013 – 2014<br />
3A<br />
29<br />
4<br />
13,8<br />
10<br />
34,5<br />
15<br />
51,7<br />
2014 – 2015<br />
3D<br />
17<br />
0<br />
0<br />
5<br />
29,4<br />
12<br />
70,6<br />
Nguyên nhân là do một số giáo viên trình bày bảng chưa khoa học, còn<br />
hạn chế trong việc hướng dẫn học sinh các thao tác viết. Một số giáo viên chữ<br />
viết còn chưa đúng, đẹp, chưa có kinh nghiệm rèn chữ cho học sinh. Chưa chấm<br />
chữa bài một cách tỉ mỉ, thường xuyên cho học sinh. Bên cạnh đó, đa số các bậc<br />
cha mẹ học sinh trình độ dân trí còn thấp cộng với đời sống kinh tế còn nhiều<br />
khó khăn nên chưa quan tâm đến việc rèn chữ cho con em mình. Chính vì lẽ đó<br />
mà phần nào học sinh đã sao nhãng trong việc rèn chữ, giữ vở của mình. Bởi<br />
vậy, rèn luyện chữ viết cho học sinh tiểu học là vô cùng quan trọng. Vấn đề đặt<br />
ra là làm thế nào để học sinh viết chữ đúng và đẹp, chính là yêu cầu bức xúc của<br />
người giáo viên.<br />
Xuất phát từ trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh với ý thức<br />
lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp, bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở,<br />
không ngừng tích lũy kinh nghiệm về chữ viết để giúp các em dân tộc thiểu số<br />
có được chữ viết đúng, đẹp. Tôi mạnh dạn chọn đề tài M t s i n ph p r n<br />
ch viết cho học sinh l p 3 .<br />
GV: Phạm Thị Phƣợng – Trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
2<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3<br />
<br />
I. 2. Mục tiêu, nhi m vụ của đề tài<br />
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số, nhằ m nắm bắt thực trạng chữ viết của học sinh, nguyên nhân<br />
làm hạn chế chất lượng chữ viết và việc giữ vở sạch. Đồng thời tìm những biện<br />
pháp để nâng cao chất lượng chữ viết giúp các em viết chữ đúng mẫu, viết<br />
đúng nét, viết đúng chính tả, rõ ràng, viết nhanh, viết đẹp và biết cách giữ<br />
gìn sách vở sạch sẽ. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài còn giúp cho việc nâng cao<br />
trình độ chuyên môn của bản thân.<br />
Nhiệm vụ chủ yếu để giúp học sinh rèn chữ viết đẹp là: Nghiên cứu cơ sở<br />
lí luận và cơ sở thực ti n có liên quan đến vấn đề rèn chữ viết đẹp cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số. Đánh giá đúng thực trạng chữ viết của học sinh, cũng như công<br />
tác dạy học của giáo viên. Tìm ra nguyên nhân, hạn chế của việc giữ vở và rèn<br />
chữ viết cho học sinh. Từ đó có những biện pháp tốt nhất giúp học sinh viết chữ<br />
ngày càng đẹp hơn.<br />
I. 3. Đ i tượng nghiên cứu<br />
Học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Năm học 2013 – 2014).<br />
Học sinh lớp 3D, trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Học kì I, Năm học 2014 –<br />
2015).<br />
I. 4. Gi i hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu tại trường Tiểu<br />
học Võ Thị Sáu năm học 2013 – 2014 và Học kì I, Năm học 2014 – 2015.<br />
- Học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trong trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Ea<br />
Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.<br />
- Cha mẹ học sinh dân tộc thiểu số đang sinh sống tại xã Ea Bông, huyện<br />
Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.<br />
- Giáo viên trong trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Ea Bông, huyện Krông<br />
Ana, tỉnh Đăk Lăk.<br />
I. 5. Phương ph p nghiên cứu<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp làm mẫu.<br />
Phương pháp thuyết trình, giảng giải.<br />
Phương pháp luyện tập thực hành.<br />
Phương pháp điều tra viết.<br />
Phương pháp thảo luận, phỏng vấn.<br />
Phương pháp sử dụng trò chơi học tập.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
II. 1. Cơ sở lý luận<br />
Con người muốn làm được người tốt thì phải rèn luyện từng tí một. Nét<br />
chữ cũng vậy, là học trò phải viết vở sạch đẹp, rõ ràng. Người xưa có câu: "Văn<br />
là người, Chữ cũng là người". Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - Người tâm huyết<br />
với sự nghiệp trồng người cũng đã từng nhắc nhở: “Chữ viết là biểu hiện của<br />
nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn<br />
luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng<br />
như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Kh ng định sự cần thiết của<br />
việc rèn chữ viết đẹp cho học sinh tiểu học, từ năm 2011 – 2012 Bộ Giáo dục và<br />
GV: Phạm Thị Phƣợng – Trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
3<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3<br />
<br />
Đào tạo đã có quyết định về việc tổ chức thi viết chữ đẹp hàng năm cho giáo<br />
viên và học sinh tiểu học. Chính tầm quan trọng đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã<br />
ban hành Quyết định số 31/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 về việc ban hành<br />
mẫu chữ viết trong trường tiểu học, cũng như hướng dẫn số 5150/TH/BGD&ĐT<br />
ngày 17/02/2002 về việc hướng dẫn dạy và học viết chữ ở trường tiểu học. Cho<br />
đến nay đã khơi dậy trong học sinh, giáo viên và xã hội về ý thức cần viết chữ<br />
đẹp. Đây chính là việc nhìn nhận tầm quan trọng về ý nghĩa của chữ viết.<br />
“Nét chữ, nết người” chữ viết là một công cụ giao tiếp, trao đổi thông tin,<br />
là phương tiện để ghi chép, tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời<br />
sống. Không những thế chữ viết còn thể hiện tính cách con người. Vì vậy, dạy<br />
học sinh viết chữ, từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học<br />
tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt, cũng như<br />
các môn học khác.<br />
Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng đối với học sinh tiểu học nói<br />
chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học<br />
nhằm trang bị cho học sinh một công cụ để giao tiếp, phát triển tư duy là cơ sở<br />
cho việc học tập các môn học. Trong bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết chúng ta<br />
không quá coi trọng kĩ năng này mà cũng không coi nhẹ kĩ năng khác. Chúng<br />
luôn hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Một học sinh có kĩ năng viết nhanh, đẹp thì việc<br />
tiếp thu kiến thức của môn học sẽ tốt hơn, tư duy phát triển nhanh hơn và dẫn<br />
đến khả năng đọc, nói cũng tốt hơn.<br />
Việc rèn chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học<br />
sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, kỉ luật, óc thẩm mĩ. Chính<br />
vì lí do đó năm 2002 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định 31 về việc<br />
thay đổi mẫu chữ viết trong trường Tiểu học gồm có 4 kiểu chữ:<br />
+ Kiểu chữ viết đứng - nét đều.<br />
+ Kiểu chữ viết nghiêng - nét đều.<br />
+ Kiểu chữ viết đứng - nét thanh nét đậm.<br />
+ Kiểu chữ viết nghiêng - nét thanh nét đậm.<br />
Trong đó có kiểu chữ viết nghiêng nét thanh - nét đậm được đặc biệt chú<br />
ý, bởi khi viết kiểu chữ này là một nghệ thuật, nét chữ mềm mại, mượt mà hơn.<br />
Tuy nhiên, sau mỗi lần thay đổi như vậy lại có những điều làm được và chưa<br />
làm được. Thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay còn chưa đúng mẫu. Các<br />
em còn viết sai chính tả, viết quá chậm hay có những học sinh viết tốt, viết<br />
nhanh, làm tính giỏi nhưng chữ viết lại chưa đẹp, trình bày chưa sạch sẽ, rõ ràng<br />
thì không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện được. Điều đó ảnh hưởng<br />
không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.<br />
II. 2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
* Thuận lợi:<br />
- Trong các hoạt động của nhà trường, Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên<br />
luôn coi trọng việc rèn chữ viết cho học sinh, cũng như trong giáo viên. Mỗi<br />
năm nhà trường đều tổ chức thi vở sạch – chữ đẹp để rèn luyện ý thức viết chữ<br />
đẹp, phát huy tính tích cực giữ vở sạch – chữ đẹp cho học sinh và giáo viên.<br />
GV: Phạm Thị Phƣợng – Trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
4<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3<br />
<br />
- Năm học 2013 – 2014, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A với tổng số<br />
29 học sinh. Năm học 2014 – 2015, tôi chủ nhiệm lớp 3D với tổng số 17 học<br />
sinh. Tôi nhận thấy hai lớp đều có điểm giống nhau là một số em đã nhận biết<br />
được hết mặt chữ cái, viết chữ theo quy định, một số em viết bài sạch sẽ, trình<br />
bày đẹp. Một số gia đình học sinh đã quan tâm mua được những loại bút máy<br />
rèn chữ viết đẹp cho các em.<br />
- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy<br />
và học của giáo viên và học sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng cho<br />
các môn học,…. Chất lượng chữ viết của nhà trường trong những năm gần đây<br />
đã được cải thiện nhiều so với những năm học trước.<br />
* Khó khăn:<br />
- Trường thuộc địa bàn của xã có nhiều khó khăn, học sinh dân tộc thiểu<br />
số của lớp tôi (năm học 2013 – 2014) chiếm đến 82,8%; trong đó có 10,3% là<br />
học sinh lưu ban đọc, viết chưa thành thạo. Năm học 2014 – 2015, 100% học<br />
sinh trong lớp là người dân tộc thiểu số, học sinh lưu ban chiếm 5,9%. Trong đó<br />
có nhiều em tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế; đa số các em có kĩ năng nghe,<br />
nói, đọc, viết còn chậm.<br />
- Cha mẹ các em phần lớn nằm trong diện lao động nghèo, hoàn cảnh khó<br />
khăn và diện xóa đói giảm nghèo lại nhiều. Vì thế, cha mẹ ít quan tâm, chăm lo<br />
đến việc học hành, đặc biệt là chưa thực sự coi trọng việc rèn chữ viết cho con<br />
em mình. Đã khiến cho nhiều học sinh không tích cực trong các hoạt động học<br />
tập. Tình trạng học sinh nghỉ học theo mùa vụ, đi học không chuyên cần vẫn<br />
thường xuyên di n ra. Nhiều em ngoài việc học trên lớp còn phải dành phần lớn<br />
thời gian ở nhà cho việc giúp đỡ gia đình, nhất là vào mùa phát nương làm rẫy,<br />
thu hoạch,...<br />
- Học sinh dân tộc thiểu số sử dụng Tiếng Việt chưa thành thạo nên trong<br />
quá trình viết bài các em đều mắc lỗi về độ cao của từng con chữ, điểm đặt bút<br />
và điểm dừng bút chưa đúng, viết thiếu dấu, sai chính tả, chữ viết chưa đều, viết<br />
cẩu thả, viết còn chậm,… Nhiều em đi học không mang đầy đủ sách vở, không<br />
có bút viết,….<br />
. Thành công, hạn chế<br />
* Thành công:<br />
- Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp rèn chữ viết<br />
đẹp đã đạt nhiều kết quả khả quan. Bài viết của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Các<br />
em hạn chế mắc phải các lỗi cơ bản trong quá trình viết chữ.<br />
* Hạn chế:<br />
- Bên cạnh những thành công còn có nhiều hạn chế nhất định như mất<br />
nhiều thời gian trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải<br />
nhiệt tình, kiên trì hướng dẫn, uốn nắn tỉ mỉ từng nét chữ cho các em.<br />
- Học sinh tiểu học thường hiếu động, thiếu kiên trì, khó thực hiện được<br />
các thao tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận khi rèn chữ viết đẹp.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
* Mặt mạnh:<br />
Trong tất cả các môn học thì hầu như môn nào các em cũng phải viết bài<br />
vào vở, mỗi lần viết bài là giáo viên có thể hướng dẫn và uốn nắn học sinh rèn<br />
GV: Phạm Thị Phƣợng – Trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
5<br />
<br />