Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
lượt xem 3
download
Học xong chương trình Tiểu học các em không những phải đọc được lưu loát mà các em phải biết đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Song thực tế hiện nay, học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng còn mắc rất nhiều lỗi trong khi đọc như: Đọc chưa đúng chính âm, trọng âm, ngắt nghỉ câu văn chưa đúng, chưa làm chủ được về cao độ, trường độ...đọc chưa lưu loát, chưa hay và chưa biết cách đọc diễn cảm. Học sinh chưa làm chủ được mặt âm thanh của ngôn ngữ nên chưa sử dụng ngôn ngữ một cách có hiệu quả. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Tham khảo sáng kiến kinh nghiệm để biết thêm chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
- PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU: Tiếng Việt là một môn học chiếm nhiều thời lượng trong chương trình bậc Tiểu. Nhằm hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng việt như: nghe, nói, đọc, viết. Học tốt môn Tiếng Việt nó là phương tiện giúp các em học tốt các môn học khác. Tập đọc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học. Học xong chương trình Tiểu học các em không những phải đọc được lưu loát mà các em phải biết đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Song thực tế hiện nay, học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng còn mắc rất nhiều lỗi trong khi đọc như: Đọc chưa đúng chính âm, trọng âm, ngắt nghỉ câu văn chưa đúng, chưa làm chủ được về cao độ, trường độ...đọc chưa lưu loát, chưa hay và chưa biết cách đọc diễn cảm. Học sinh chưa làm chủ được mặt âm thanh của ngôn ngữ nên chưa sử dụng ngôn ngữ một cách có hiệu quả. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Đó chính là nỗi băn khoăn, trăn trở của các nhà quản lý giáo dục, của các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Bản thân tôi, là một giáo viên được phân công phụ trách lớp 5, qua thực tế giảng dạy, tôi càng ý thức được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc trong mục tiêu của môn Tiếng Việt. Bên cạnh việc nghiên cứu, học hỏi để không ngừng nâng cao về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, tôi còn dành nhiều thời gian để tìm hiểu, rút kinh nghiệm và vận dụng vào thực tế dạy học Tập đọc với mong muốn cung cấp cho học sinh được nhiều vốn kiến thức, giúp các em phát triển kĩ năng đọc một cách tốt nhất. Từ những lí do trên tôi chọn vấn đề “Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 ” để làm đề tài nghiên cứu của mình. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1.Về phía giáo viên: Các giáo viên dạy lớp 5 đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững vàng. Một số đồng chí giáo viên được bố trí dạy lớp 5 liên tục trong nhiều năm nên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Một số giáo viên phát âm chưa chuẩn (Phát âm theo tiếng địa phương), đọc diễn cảm chưa tốt, chưa thể hiện chính xác nội dung văn bản theo yêu cầu của bài tập đọc. Giáo viên chưa biết phân loại nội dung các bài tập đọc thành các dạng văn bản khác nhau để hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm: giọng đọc 1
- truyện khác với kịch, thơ lục bát với thơ tự do, văn miêu tả khác với văn kể chuyện... Giáo viên chưa biết cách hướng dẫn cách ngắt nhịp của câu văn dài, khó, về cao độ, trường độ, diễn biến tâm lý của các nhân vật trong bài tập đọc... Chưa biết cách sửa lỗi phát âm sai tiếng địa phương cho HS. 2. Thực trạng của việc đọc diễn cảm của học sinh lớp 5C: 2.1. Thuận lợi. Phần lớn các bài tập đọc (bài văn, bài thơ, kịch, truyện, ca dao, tục ngữ) đưa vào chương trình sách Tiếng Việt 5 đều phù hợp với tâm lý lứa tuổi và vừa sức đối với học sinh. Hệ thống bài học được nâng dần từ dễ đến khó. Các bài được tuyển chọn vào chương trình phần lớn là viết cho thiếu nhi có chất lượng cao về nghệ thuật được sắp xếp theo mười chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Trình bày rõ kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, đảm bảo tính khoa học, hệ thống và dễ hiểu đối với học sinh Tiểu học. Số lượng các bài tập đọc phong phú, đa dạng, hay về nội dung, hấp dẫn về hình thức, có hiệu quả thiết thực và được sắp xếp hợp lý nhằm giúp cho giáo viên và học sinh dễ dạy, dễ học. 2.2. Khó khăn: Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy thực trạng của việc đọc diễn cảm của các em học sinh như sau: Hầu hết các em chỉ mới dừng lại ở mức độ đọc thông thạo, đọc liếng thoắng, giọng đọc đều đều chứ chưa chú ý đến cao độ, trường độ, cách ngắt nhịp, các em còn ngắt hơi tuỳ tiện do chưa có ý thức tự giác trong quá trình luyện đọc nên HS đọc chưa hay, chưa diễn cảm. Các em thường bắt chước giọng đọc mẫu của thầy cô, chưa biết phân tích nội dung bài tập đọc để tìm ra cách đọc đúng, đọc sáng tạo theo ý chủ quan của mình trong quá trình luyện đọc. Nhiều em còn phát âm sai nhất là những từ ngữ do ảnh hưởng của tiếng địa phương. Việc hiểu và giải nghĩa từ, cảm thụ và hiểu kĩ nội dung văn bản còn hạn chế, chưa phân biệt được giọng đọc diễn cảm giữa thơ với văn xuôi, văn miêu tả với văn tự sự ... hay trong cùng một thể loại thơ như: thơ lục bát khác với thơ tự do... Đặc biệt với đối tượng học sinh miền núi như học sinh lớp tôi phụ trách (có tới 85% học sinh dân tộc), việc nghe và nói tiếng phổ thông còn hạn 2
- chế thì việc đọc diễn cảm tương đối khó. Thêm nữa chất giọng của các em bị ảnh hưởng nhiều bởi sự giao thoa của ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ phổ thông dẫn đến phát âm còn chưa đúng chính âm. Ngay cả cha mẹ là người thân của các em trong từng câu nói, câu viết hay đọc bài thơ, bài văn thì đọc diễn cảm còn rất hạn chế. Do vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đối víi lứa tuổi các em, lứa tuổi hiếu động, hay bắt chước, có thói quen học vẹt, chưa ý thức rõ về cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ. Từ thực trạng nêu trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc của học sinh lớp 5C ngay từ tuần thứ 3, phân loại đối tượng như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Sĩ số SL TL SL TL SL TL SL TL 21 1 4,7% 5 23,5% 10 48,3% 5 23,5% Nhìn vào bảng thống kê cho ta thấy học sinh biết cách đọc diễn cảm thấp. Chủ yếu các em mới đọc được thông thạo. Học sinh đọc còn ê a, chưa đạt theo chuẩn theo kiến thức và kĩ năng chiếm tỷ lệ cao 23,5%. 3
- PHẦN II: GI¶I QUYẾT VẤN ĐỀ Từ thực trạng nêu trên, để nâng cao chất lượng dạy học Tập đọc nhất là phần đọc diễn cảm đạt kết quả tốt, tôi đã tích lũy, nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra một số biện pháp để dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 như sau: I. Biện pháp 1: Sửa lỗi phát âm: Nếu phát âm không đúng thì đọc sẽ sai và không thể đọc diễn cảm được. vì vậy, để đọc diễn cảm được đầu tiên tôi phải quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh phát âm đúng chuẩn những âm khó đọc và đặc biệt những âm mà địa bàn xã Thiết èng hay phát âm sai. Qua thực tế giảng dạy lớp 5C tôi thấy. Trước hết giáo viên cần cho các em thấy rõ tầm quan trọng của việc phát âm đúng. Có thể đưa ra một số truyện gây cười do phát âm sai như: Thưa cô cho em về lấy vợ (vở),…để các em thấy tác hại của việc phát âm sai. Một yếu tố rất quan trọng là giáo viên cần phát âm chuẩn xác ở tất cả các giờ học, trong mọi lúc, mọi nơi trong quá trình giao tiếp để học sinh bắt chước và làm theo. Giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, mọi cử chỉ, hành động của giáo viên phải mẫu mực. Tuyệt đối giáo viên không được phát âm sai. Giáo viên phải luôn luôn có ý thức, thói quen sửa lỗi phát âm cho học sinh trong tất cả các môn học cũng như trong giao tiếp giữa cô và trò. Đặc biệt cần chú ý đến tiết tập đọc phân môn được đọc và phát âm nhiều. Khi thấy học sinh phát âm sai giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì giúp các em phát âm đúng, đọc đúng. Khi học sinh có sự tiến bộ cần khen ngợi, động viên kịp thời, khuyến khích các em cầu tiến. 4
- Giáo viên cần tạo høng thú học tập cho các em không chỉ trong giờ tập đọc mà cả trong các giờ học khác hướng sự chú ý của các em vào việc nói và trả lời đúng chuẩn. Ngoài việc hướng dẫn trong giờ học, trước lớp…Giáo viên cũng cần phải giúp các em hiểu nghĩa của các từ để giúp cho việc phát âm đúng, đọc đúng. Có đọc đúng thì mới viết đúng và đọc diễn cảm được. Ví dụ: Sửa lỗi phát âm ở các cặp phụ âm và các cặp vần mà do ảnh hưởng của tiếng địa phương nên các em đọc sai: v –b, ch – tr, x – s, d – r – gi; ong ông. Bước đầu tiên giáo viên cho học sinh nêu các từ trong bài mà các em hay đọc sai, giáo viên có thể bổ sung thêm. Ví Dụ: Khi dạy bài: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (TV5 tập 1) học sinh thường đọc sai phụ âm đầu: bát các em hay đọc thành vát, vàng các em đọc thành bàng, chuối các em đọc thành truối, trắng các em đọc thành chắng Ví dụ: Khi học bài: “Những người bạn tốt” ( TV5 tập 1) học sinh thường đọc sai phụ âm: xin các em hay đọc sin, sai các em hay đọc xai Ví dụ: Khi dạy bài “ Tác phẩm của Si le và tên phát xít” ( TV5 tập 1) học sinh thường đọc sai các vần ong (trong) các em hay đọc ông (trông), ông các em hay đọc ong Giáo viên phát âm mẫu từng tiếng. Tiếp đó giáo viên dùng lý thuyết giảng giải cho học sinh cách phát âm, cho học sinh phát âm thử từng âm, khi được rồi mới ghép các phụ âm đó vào tiếng. Chẳng hạn: + Âm v: là âm tắc vang nên khi phát âm đầu lưỡi thẳng. + Âm b: là phụ âm sát vang nên khi phát âm đầu lưỡi cong, vòm miệng trên hơi thoát ra ngoài. + Âm tr: khi phát âm lưỡi cong và chạm nhẹ vào hàm trên, độ mở của miệng hơi rộng. + Âm ch: khi phát âm lưỡi không cong hàm trên chạm vào lưỡi nhiều, độ mở của miệng hẹp. Tương tự như trên, giáo viên cũng hướng dẫn cách đọc, phân biệt các cặp , x s, d – r – gi cùng với các tiếng khó đọc để hướng dẫn học sinh đọc đúng, chính xác. Giáo viên cần trực tiếp hướng dẫn, sửa cho từng em phát âm sai rồi yêu cầu em đó đọc nhiều lần. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực đọc của giáo viên: Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt thì giáo viên phải đọc mẫu tốt vì đọc mẫu của giáo viên có tác dụng truyền cảm qua kĩ thuật đọc, nó có tác dụng rất quan trọng đến sự rung động tâm hồn của các em về một tác phẩm văn chương. Để đọc mẫu đúng và hay giáo viên phải không ngừng rèn luyện 5
- để nâng cao năng lực của mình, phải biết tự điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp với mỗi một tác phẩm văn chương. Bắt đầu từ việc giáo viên phải đọc đúng chính âm, trọng âm, đọc đúng ngữ điệu, biết ngắt nghỉ đúng chỗ và phù hợp, biết thay đổi giọng linh hoạt tuỳ theo yêu cầu từng phần, từng nội dung mà đọc lên giọng hay xuống giọng. Tuy nhiên cái hồn của bài đọc lại có khả năng cảm nhận ở mỗi người một khác nhau, thể hiện sự rung động cá nhân khác nhau. Việc đọc mẫu của giáo viên cũng vô cùng quan trọng nhưng không phải là một cách áp đặt về cách đọc diễn cảm của giáo viên để học sinh có thể bắt chước theo một cách ấy. Vì vậy, trong việc chuẩn bị bài, giáo viên phải xác định được cách đọc diễn cảm của mình. Trong gìơ học, sau khi trình bày phần đọc mẫu giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết tại sao lại đọc như vậy và gợi ý để học sinh trao đổi về cách đọc diễn cảm của bài đọc. Giáo viên không nên áp đặt sẵn giọng đọc của bài. Vậy để nâng cao năng lực đọc của giáo viên, mỗi chúng ta khi đứng trước bất kì một văn bản nào hãy suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra cách đọc hay nhất để hướng dẫn học sinh đọc và thể hiện được cái hay của tác phẩm văn chương một cách trọn vẹn. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng đọc đúng chính âm, trọng âm: Đọc đúng chính âm, trọng âm là yêu cầu cần thiết của việc đọc diễn cảm. Nhiều học sinh hay phát âm sai chính âm, trọng âm và sai thanh hỏi thành thanh ngã, thanh ngã thành thanh hỏi. Vì vậy cần rèn luyện cho các em phát âm theo chính âm (Bắc Bộ) Ví dụ: Dạy học sinh phát âm đúng thanh hỏi, thanh ngã trong các tiếng: xã xả, ngả ngã. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc cao giọng ở tiếng có thanh ngã, đọc thấp trầm giọng ở tiếng có thanh ngả và quan trọng là cách phát âm mẫu của cô giáo để học sinh phát âm sau. Ngoài đọc đúng chính âm, học sinh cần phải đọc đúng trọng âm (độ vang, độ mạnh, khi phát ra tiếng). Nhiều khi học sinh thường đọc các hư từ với trọng âm tạo ra những cách đọc sai nghĩa hoặc đọc nhấn vào từng tiếng đều đều như đọc chính tả, không diễn cảm được. Ví dụ: Học sinh đọc câu: Tàu đu đủ, chiếc lá sắn / héo lại mở năm cánh vàng tươi. (Quang cảnh làng mạc ngày mùa) Tạo ra cách hiểu sai là: Chiếc lá sắn bị héo lại. Vì học sinh đọc nhấn vào tiếng sắn mà không nhấn vào cả 2 tiếng sắn và héo. Vì thế học sinh xác định chỗ ngắt nghỉ trong câu văn chưa hợp lý dẫn đến chỗ học sinh đọc sai. Đối với những trường hợp trên, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh nhấn giọng vào cả 2 tiếng sắn héo và không ngắt giọng giữa 2 tiếng. Biện pháp 4: Phân loại các dạng văn bản để lựa chọn giọng cho phù hợp. 6
- 1. Đối với văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, sự việc, tính cách nhân vật trong bài văn, vở kịch... 2. Đối với văn bản phi nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo giúp cho người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng trong văn bản. Biện pháp 5: Giúp học sinh hiểu và cảm thụ tác phẩm để tìm giọng đọc cho toàn bài: Trước hết giáo viên cần cho học sinh tiếp xúc với tác phẩm, tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của t¸c giả và vị trí của bài văn, bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Tiến tới phân tích tìm hiểu văn bản, ngữ nghĩa, thủ pháp nghệ thuật, bố cục gồm mấy phần? Kết cấu như thế nào? Nội dung và chủ đề chứa chất lý lẽ, tư tưởng tình cảm gì? Thái độ, hành động, tính cách của nhân vật, tiến triển của sự việc có mối liên hệ ra sao với hoàn cảnh tâm lý xã hội với điều kiện sống thực tại của mỗi con người. Sau khi giáo viên đã giúp học sinh lãm rõ những câu hỏi trên thì chuyển qua đàm thoại bằng các câu hỏi gợi mở để tìm ra những yếu tố chính, từ đó học sinh sẽ xác định được cảm xúc của bài: vui, buồn, tự hào, thiết tha, trang nghiêm, sâu lắng, ngợi ca... nhịp điệu của bài: nhanh, hơi nhanh, chậm, hơi chậm... Có hiểu được nội dung tư tưởng của tác giả thì mới xác định được giọng đọc toàn bài (nếu là đọc thơ phải chú ý đến tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ ca tức là chất nhạc của thơ, tránh dừng lại máy móc cuối mỗi dòng). Ví dô: Qua tìm hiểu bài thơ “Chú đi tuần”, học sinh nắm được nội dung chính của bài là: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu. Học sinh đã nắm được các hình ảnh, các từ ngữ, chi tiết đẹp, những biện pháp nghệ thuật đã sử dụng trong bài thơ…Từ đó, học sinh sẽ tìm được giọng đọc toàn bài phải nhẹ nhàng, trầm lắng, trìu mến, thiết tha; vui nhanh hơn ở ba dòng thơ cuối thể hiện mơ ước của người chiến sĩ an ninh và tương lai tươi đẹp của các cháu và quyết tâm làm tốt nhiệm vụ vì hạnh phúc của trẻ thơ. Học sinh hiểu được nghĩa của từ thì mới không đọc sai theo kiểu thường ngắt nhịp của thơ tự do (5,6,8 tiếng) Hải Phòng/ yên giấc ngủ say Cây/ rung theo gió, lá/ bay xuống đường… Như vậy, hiểu nội dung văn bản là rất quan trọng để luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm. Biện pháp 6: Rèn kỹ năng đọc đúng ngữ điệu: 7
- 1. Sắc thái giọng đọc: Sắc thái giọng đọc là sự thể hiện những nét khác nhau của thái độ tình cảm, tính cách của con người thông qua giọng đọc như: trang trọng, vui tươi, nhí nhảnh, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, gay gắt châm biếm, buồn rầu, bực tức. Đối với học sinh lớp 5 thì khi đọc diễm cảm sắc thái giọng đọc chỉ đặt ra sau khi tìm hiểu từng phần hoặc toàn bộ nội dung bài giáo viên không nên “chỉ thị”cho các em về giọng đọc buồn hay vui đoạn văn, bài văn. Sự diễn cảm chỉ đạt được tính chất thật, sinh động và phong phú khi giáo viên gợi được ở học sinh khả năng truyền đạt cho người nghe những điều mà các em đã học. Việc ấy chỉ có thể thực hiện được với điều kiện là các em nhận thức sâu sắc nội dung và biết lựa chọn cách diễn đạt thích hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giọng đọc của mỗi tác phẩm thường mang một sắc thái riêng biệt, đó là kết quả của việc tìm hiểu và cảm thụ của học sinh. Trong một bài thơ, bài văn giọng đọc của đoạn này có âm sắc khác giọng đọc của đoạn kia, lời của nhân vật này đọc lên âm sắc khác với lời nói của nhân vật khác, ta có thể thấy rõ điều đó qua ví dụ sau: Ví dụ: Khi học sinh đọc diễn cảm lời đối thoại của các nhân vật trong bài “Thái sư Trần Thủ Độ” TV5 – tập2 như sau: Đoạn 1 (Từ đầu đến ông mới tha cho): câu giới thiệu về Trần Tuur Độ đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng. Chuyển giọng hấp dẫn khi kể sự kiện Trần Thủ Độ giải quyết việc một người được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương. Câu nói của Trần Thủ Độ (Ngươi có phu nhân xin…phải chặt một ngón chân để phân biệt.) đọc với giọng nghiêm, lạnh lùng. Đoạn 2 (từ Một lần khác đến Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.): lời Linh Từ Quốc Mẫu ấm ức; lời Trần Thủ Độ ôn tồn, điềm đạm. Đoạn 3 (phần còn lại): lời viên quan tâu với vua – tha thiết; lời vua – chân thành, tin cậy; lời Trần Thủ Độ – trầm ngâm, thành thật, gây ấn tượng bất ngờ về cách ứng xử của Trần Thủ Độ. 2. Đọc đúng chỗ ngắt: Trong văn bản, những dấu câu thể hiện chỗ ngắt giọng khi đọc. Vì vậy phải lưu ý học sinh khi đọc phải ngắt giọng ở các dấu câu (Ngắt giọng lôgic). Dấu phẩy phải thể hiện bằng chỗ ngắt hơi; sau dấu chấm nghỉ hơi lâu hơn 2 lần so với ngắt hơi sau dấu phẩy; sau dấu chấm xuống dòng phải ngừng lâu gấp đôi so với chỗ ngừng sau dấu chấm. Bên cạnh những chỗ ngắt giọng được thể hiện trên chữ viết bằng dấu câu thì một số chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ pháp không được biểu hiện gì trên chữ viết. Thường thì học sinh hay đọc sai ở những câu văn có cấu trúc phức tạp, câu dài nhưng không có dấu phẩy thể hiện chỗ cần ngắt 8
- hơi, đối với những trường hợp đó, giáo viên cần phải hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi, theo cấu trúc ngữ pháp hay dựa vào ý nghĩa. Ví dụ: Ta đọc liền mạch câu sau, nếu không ngắt giọng trong câu thì ý tứ sẽ không rõ ràng “ Tôi dậy sớm ra sông lúc 5 giờ bắt đầu tắm.” Nếu ta đọc có ngắt giọng như sau thì quan hệ ý nghĩa giữa các nhóm từ trong câu mới được hiểu chính xác “Tôi dậy sớm/ ra sông/ lúc 5 giờ bắt đầu tắm.” Ví dụ: Với câu sau giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc đúng là: “ Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm/ mới khắc được những tranh lợn ráy/ …/những đàn gà con/ tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.”(Tranh làng Hồ) TV5 – tập 2. Trong thơ, học sinh cũng thường hay ngắt nhịp sai. Cần chú ý hướng dẫn các em cách ngắt nhịp cho đúng. Thường thì với thơ 4 tiếng các em phải ngắt nhịp 2/2, với thơ 5 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2 với thơ 7 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 4/3, 3/4 hoặc 2/2/3, thơ lục bát sẽ ngắt theo nhịp chẵn 2/2/2. Có những câu thơ không được ngắt nhịp theo cách thông thường như vậy thì phải hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa của từ và trọng âm trong câu để ngắt nhịp cho đúng. Ví dô: Cây / rung theo gió, lá/ bay xuống đường. ( Chú đi tuần). Trong câu thơ có nhiều cách ngắt nhịp thì hướng dẫn HS chọn cách ngắt nhịp hay nhất thể hiện được nhiều hơn. Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta.( Đất nước). Câu thơ trên ta có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 2/1/4 nhưng nên chọn cách ngắt 2/1/4 sẽ thể hiện được sự khẳng định, tự hào về chủ quyền của đất nước hơn: Trời xanh/ đây/ là của chúng ta. 3. Ngắt giọng biểu cảm: Bên cạnh việc dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa ngữ pháp còn cần phải dạy học sinh biết ngắt giọng biểu cảm. Đó là chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc. Các dấu (....) cũng có khi là sự ngừng giọng thể hiện một sự ngập ngừng chưa nói hết hay sự bất ngờ mà người nghe đoán ra được. Ví dụ: Trong bài Tiếng rao đêm, chỗ 3 chấm “ Ô....này” làm mọi người bất ngờ khi phát hiện ra chiếc chân gỗ của người bán bánh giò. Ngắt giọng biểu cảm còn thể hiện ở sự lựa chọn trong các cách ngắt nhịp, cách ngắt nhịp có hiệu quả nghệ thuật hơn . Ví dụ: Chọn cách ngắt: Trời xanh/ đây/ là của chúng ta. Núi rùng /đây/ là của chúng ta 9
- Chứ không chọn cách ngắt 3/4 Vì nếu ngắt theo nhịp 2/1/4 thì đây sẽ được đứng một mình tạo ra điệp ngữ làm cho câu thơ thắt lại, giọng đọc mạnh lên nhấn mạnh thêm: khẳng định quyền sở hữu đất, trời là của dân tộc ta, bất cứ kẻ thù nào cũng không có quyền xâm phạm. Càng làm tăng thêm cảm xúc tự hào, lòng kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam. Hay ta sẽ chọn cách ngắt: “Còi/ngân lên/khúc giã từ” (Cửa sông) để tiếng vang ngân mãi của khúc còi từ giã khi con tầu rời cửa sông ra biển. 4. Nhấn giọng: Các từ trong câu, các câu trong đoạn văn không phải đọc với giọng đều đều như nhau mà có từ, có câu đọc nhấn mạnh hơn, đó là những từ câu mang ý nghĩa nổi bật hơn và nó bộc lộ chủ đề của bài văn, bài thơ. Ví dụ: Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chủa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:(Phân xử tài tình). Khi đọc câu trên giáo viên hướng dẫn sao cho học sinh biết đọc nhấn giọng những từ ngữ in đậm để người nghe hiểu và nắm bắt được chủ đề của bài học một cách chính xác. Hay khi hướng dẫn học sinh đọc khổ thơ sau: Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo Bà hiền như suối trong. (Cao Bằng) Các từ ngữ được in đậm là những từ ngữ được đọc nhấn mạnh nhưng đọc với giọng nhẹ nhàng hơn, tình cảm hơn, thiết tha hơnđể gây ấn tượng đặc biệt, gây xúc động đến người nghe. 5. Đọc đúng ngữ điệu bài văn: Trong cách hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn, giáo viên không chỉ dừng lại ở những chỉ dẫn: Em cố gắng đọc hay hơn, cố gắng đọc diễn cảm hơn, cố gắng đọc vui hơi, đọc cho thiết tha hơn !.. Mà giáo viên phải hướng dẫn bằng cách chỉ dẫn rõ ràng, nghĩa là: Cần đọc to lên, nhỏ đi, cao giọng lên, hạ giọng xuống, ngắt nghỉ ở chỗ này, chỗ kia; kéo dài tiếng này, lớn giọng tiếng kia... phải dạy học sinh làm chủ được chỗ ngắt giọng (kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm), làm chủ tốc độ (độ nhanh, chậm, chỗ ngân, hay là việc dãn nhịp đọc), làm chủ cường độ giọng đọc (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay lơi giọng) và làm chủ các độ ( độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng). Ví dụ: Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ! (Buôn Chư Lênh đón cô giáo) 10
- Giáo viên hướng dẫn học sinh biết đây là lời nói của ai? Cần đọc với giọng như thế nào? (Đây là lời nói của già làng nên đọc với giọng trầm và hạ giọng xuống). Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi! (Buôn Chư Lênh đón cô giáo) Với câu này giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc tương tự câu trên nhưng cần phải hướng dẫn để học sinh phát hiện thêm, ngoài giọng đọc trầm, hạ giọng xuống thì còn phải đọc với giọng vui hơn để thể hiện niềm vui mừng của già làng khi chuẩn bị được xem “cái chữ” của cô giáo. 6. Đọc đúng kiểu câu: Ngữ điệu câu được chia thành: Ngữ điệu cầu khiến, ngữ điệu mệnh lệnh, ngữ điệu kết thúc, ngữ điệu chưa kết thúc, ngữ điệu hỏi, ngữ điệu liệt kê...như vậy đối với kiểu câu cảm, cầu khiến, mệnh lệnh mà trên chữ viết biểu thị bằng dấu “!” thì phải đọc mạnh. Những câu cầu khiến mời mọc đề nghị nhẹ nhàng mà trên chữ viết thường ghi bằng dấu chấm sẽ được đọc giọng nhẹ hơn. Ví dụ: Mời em vào nhà chơi. Những câu hỏi thưởng phải đọc cao ở cuối câu. Ví dụ: Bà để nó chỗ nào? ( Lòng dân). Những câu chưa kết thúc còn bỏ lửng trên chữ viết thường thấy dấu (...) thì sự ngập ngừng thường đọc nhỏ và lơi giọng (Ngữ điệu yếu) Ví dụ: Thưa...có phải ngọc thật không? (Chuỗi ngọc lam). 7. Đọc đúng nhịp điệu: Nhịp điệu là sự thể hiện của giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa nhịp. Nhịp điệu đọc do nội dung hay bài văn qui định và có biến đổi từ đoạn này sang đoạn khác, yêu cầu cơ bản của tốc độ đọc diễn cảm là làm sao cho vừa tầm với tốc độ của ngôn ngữ nói. NÕu học sinh đọc nhanh quá, chậm quá đều ảnh hưởng đến tốc độ của người nghe. Tuy nhiên tuỳ theo văn cảnh mà tốc độ đọc sẽ thay đổi cho thích hợp với nội dung. Thay đổi tốc độ đọc cũng là biện pháp tốt để làm cho ngôn ngữ sinh động, có màu sắc nhất là tiết tấu khi đọc thơ. Ví dụ: Khi đọc khổ thơ sau: “ Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy.” 11
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tốc độ tiết tấu khi đọc các câu thơ trên hơi nhanh, đọc câu trước vắt sang câu sau, nhấn mạnh và kéo dài các tiếng có vần với nhau ở cuối dòng thơ để diễn tả nỗi khó nhọc, vất vả của người mẹ. 8. Tốc độ: Giáo viên cần giúp học sinh hiểu đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ đọc nhanh chấp nhận được khi trùng với tốc độ lời nói .Nhưng tốc độ đọc còn phụ thuộc vào nội dung bài đọc: một bản tin phải đọc nhanh hơn một văn bản văn chương hay đọc truyện phải nhanh hơn đọc thơ trữ tình vì thơ trữ tình cần có thời gian để bộc lộ cảm xúc. Khi đọc văn bản có nội dung miêu tả một cảnh lộn xộn, hoảng loạn thì phải đọc với nhịp nhanh, gấp gáp: cảm xúc vui hay tả một công việc dồn dập khẩn trương cũng phải đọc nhịp nhanh. Ví dụ cần đọc nhanh câu: “Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng khoang tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng” để diễn tả cảnh bất ngờ ập đến gây tai nạn khủng khiếp của cơn bão trong bài: “Một vụ đắm tàu”. Hay đoạn lấy lửa chuẩn bị nấu cơm ở bài: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” cần đọc dồn dập náo nức. Cảm xúc vui tự hào cũng cần được thể hiện với tốc độ nhanh . Ví dụ : Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi ( Đất nước) Những bài văn xuôi, trữ tình, chứa chan cảm xúc cần phải đọc chậm, những đoạn văn diễn tả tâm trạng miên man suy nghĩ, ví dụ như “ Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc mệng khan...” ( Lập làng giữ biển). Những chỗ có ba chấm trong văn bản mô phỏng âm thanh keó dài của giọng như “ Bánh giò...ò...ò” ( Tiếng rao đêm) cần phải đọc kéo dài. Những chỗ thay đổi tốc độ sẽ gây được sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt. Ví dụ : Khi đọc bài “Những cánh buồm” nếu câu cuối “Cha gặp lại mình trong những ước mơ con” đọc chậm lại, nhịp dãn ra thì sẽ gây được ấn tượng cho người đọc, người nghe hơn là đọc với tốc độ bình thường như những câu khác. Ở những bài có câu ngắn, câu dài thì những câu ngắn được nén lại và phải đọc với nhịp nhanh, gấp gáp hơn nhất là khi những câu điệp cú pháp, những câu có tính chất liệt kê. Những câu dài thì đọc nhịp trải dài ra. * Cường độ: 12
- Khi đọc trước nhiều người học sinh phải tính đến người nghe, phải đọc sao cho cả tập thể nghe rõ nghĩa là phải đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Nhưng như thế lại không có nghĩa là đọc quá to hay gào lên để gây sự chú ý của một số học sinh. Ví dụ: Ở những câu thơ: Khói hình nấm là tai hoạ đấy Bom H, bom A không phải bạn ta Cần đọc với giọng vang, để thể hiện lời khẳng định không thể có bạn bè với những thø vũ khí nguy hiểm, kẻ thù của sự bình yên. Ngược lại, âm hưởng chung của bài “ Bầm ơi” là một giọng lắng vì đây là giọng điệu nội tâm, tâm tình, nhất là hai câu đầu: Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.... Cần đọc với giọng trầm diễn tả nỗi nhớ mong sâu nặng của người chiến sỹ với mẹ nơi quê nhà, hay câu nói của Mariô: “ Giuliétta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ...” ( Một vụ đắm tàu) là mệnh lệnh, cần phải đọc với cường độ mạnh để cho câu văn vang lên thể hiện sự mong mỏi thôi thúc mạnh mẽ, nhưng ở câu nói của Giuliétta cuối bài : “ Vĩnh biệt Mariô! “ Cần đọc với giọng trầm thể hiện sự đau xót nghẹn ngào. *Cao độ: Rèn cho học sinh cách lên giọng, xuống giọng đúng với nội dung, dụng ý nghệ thuật. Ví dụ : Khi đọc câu cảm thường đọc với cường độ mạnh, cao giọng, nhưng câu cảm: Và con sẽ nói giùm với mẹ Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn! ( E mi li, con....) Cần đọc hạ giọng để thể hiện sự nghẹn ngào, đau thương. Câu cuối trong bài: “ Tác phẩm của Si le và tên phát xít” được đọc hạ giọng, ngưng một lát trước từ “ vở” và nhấn vào “ Những tên cướp” để thể hiện ngụ ý hóm hỉnh, sâu cay của ông cụ. “ Đó là vở Những tên cướp” hay câu hỏi thường đọc cao giọng ở cuối câu nhưng ở câu “ và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc hoạ?” trong bài ( E mi li, con...) lại hạ giọng để thể hiện sự đau xót. Cần kết hợp giữa cao độ và cường độ trong giọng đọc để phân biệt lời tác giả và lời nhận vật: chương trình 2000 có rất nhiều văn bản kể chuyện, ở đó luôn có sự xen kẽ lời nhân vật và lời tác giả lời dẫn chuyện. Khi đọc những lời dẫn chuyện cần đọc với giọng nhỏ hơn, thấp hơn những lời nói trực tiếp của nhân vật. ở đây có sự chuyển giọng mà những lời dẫn như nền thấp để cho những lời hội thoại nổi lên. Đọc văn bản kịch (Lòng dân, Người công dân số Một) cũng như vậy. Biện pháp 7: Tổ chức giờ học sôi nổi gây hứng thú cho học sinh: 13
- Học sinh Tiểu học thường thì học mà chơi, chơi để mà học. Nếu giờ học diễn ra đều đều, chỉ luyện đọc và trả lời câu hỏi thì giờ học sẽ rất tẻ nhạt. Để giờ học diễn ra sôi nổi gây hứng thủ học tập cho học sinh,tôi đã kết hợp cho học sinh tham gia trò chơi học tập. 1. Đối với giờ tập đọc có lời văn đối thoại: Tôi xây dựng màn kịch gắn với nội dung bài học. Ví dụ: Bài “Lòng dân” TV5 Tập 1 Trong phần đọc diễn cảm tôi tổ chức phân vai cho học sinh. *Phần 1: Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược. Giọng dì Năm và chú cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau: dì Năm rất khéo giả vờ than vãn khi bị trói, nghẹn ngào nói lời trối trăng với con khi bị doạ bắn chết. Giọng An: giọng một đứa trẻ đang khóc (An tham gia rất tự nhiên vào vở kịch do má em dàn dựng. Trong tình huống nguy hiểm, em khóc vì thực sự lo cho má). *Phần 2: Giọng cai và lính: khi dịu giọng để mua chuộc, dụ dỗ, lúc hống hách để doạ dẫm, lúc ngọt ngào xin ăn. Giọng An: thật thà, hồn nhiên. Giọng dì Năm và chú cán bộ: tự nhiên, bình tĩnh. Giáo viên tổ chức cho cả lớp luyện diễn phân vai theo nhóm, sau đó gọi học sinh thi đua lần lược lên bảng và nhập vai, tất cả các học sinh đều được hoạt động, đều được luyện nói, được thể hiện bằng cử chỉ, nét mặt thông qua các nhân vật mà mình nhập vai. Qua các giờ học như vậy học sinh yếu có tiến bộ rõ rệt, các em tự tin ở bản thân mình hơn. Giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh hứng thú học bài. 2. Đối với bài tập đọc khác: Giáo viên tổ chức trò chơi truyền điện, giáo viên gọi học sinh đọc bài, học sinh đó đọc được một đoạn văn, một khổ thơ hay một câu văn, câu thơ, đột nhiên học sinh đó dừng lại và gọi học sinh khác đọc tiếp bài của mình, cứ như vậy cho đến hết. Với cách học này, học sinh đều tập trung vào bài, số học sinh được luyện đọc nhiều, lớp giữ trật tự. Giáo viên chia lớp thành các tổ hoặc nhóm để thi đua đọc xem nhóm nào, tổ nào đọc diễn cảm nhất. Khi học sinh đọc bài giáo viên lắng nghe để kịp thời sửa chữa cho những học sinh đọc sai, khen ngợi kịp thời đối với học sinh đọc diễn cảm hay có sự tiến bộ hơn. Tổ chức thi đọc diễn cảm dẫn đến tiết học hấp dẫn và đạt hiệu quả. 14
- Biện pháp 8: Rèn tư thế, nét mặt khi đọc diễn cảm: Tư thế, nét mặt, ánh mắt là những biểu hiện bên ngoài của người đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ điệu khi đọc diễn cảm. Tư thế có thể đứng hoặc ngồi, song giáo viên hướng dẫn học sinh sao cho tự nhiên, ung dung, đĩnh đạc tránh đi lại lăng xăng gò bó. Giáo viên hướng dẫn học sinh nét mặt luôn phải thể hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui nét mặt phải tươi sáng, đọc một câu chuyện buồn nét mặt lộ rõ u buồn. NÕu người đọc tỏ thái độ gì sẽ hạn chế sự cảm nhận của người nghe tới nội dung bài học. Khi đọc không nên chú ý vào sách hoàn toàn mà cần có sự giao cảm qua ánh mắt với người nghe. Nếu hướng dẫn học sinh thực hiện tốt điều này thì thành công trong việc đọc diễn cảm sẽ rất cao. Biện pháp 9: Tổ chức tốt phong trào thi đua “ Rèn kỹ năng đọc diễn cảm” cho học sinh: 1. Đối với ở lớp: Trong gần cả năm học, tôi duy trì tốt phong trào “ Rèn đọc diễn cảm”. Cứ hai tuần tôi tổ chức cho học sinh cả lớp thi “Đọc diễn cảm” một lần, các em bắt thăm được bài nào thì đọc bài ấy . Những học sinh nào đọc hay đọc tốt sẽ được thưởng hoa điểm tốt, điểm số của các em sẽ được ghi vào bảng theo dõi treo trên tường lớp. Những em được điểm cao và những em có sự tiến bộ tôi kịp thời động viên, khen ngợi, sẽ được tuyên dương trước lớp và được giữ cờ thi đua của lớp để gây thêm sự hứng thú học tập cho các em, giúp các em có ý thức vươn lên trong học tập và luyện đọc ở mọi nơi, mọi lúc. Có như vậy, các em mới thực sự đạt được kỹ năng đọc diễn cảm đối với yêu cầu rèn đọc của học sinh lớp 5. Tường của lớp học, tôi dành một phần để treo bảng “ Hoa điểm tốt”, bảng theo dõi “Kết quả thi đọc diễn cảm” của từng em. Qua phong trào thi đua “Đọc diễn cảm” của lớp, tôi thấy rằng học sinh cả lớp đều có ý thức học tập nói chung và việc rèn đọc diễn cảm nói riêng ngày một tiến bộ hơn. Đặc biệt các em có tinh thần thi đua rất tốt, cho nên chất lượng đọc của các em được nâng lên rõ rệt. 2. Đối với nhà trêng: Phong trào thi đua “ Đọc diễn cảm” được nhà trường thường xuyên tổ chức. Trong năm học này, nhà trường tổ chức rất nhiều lần thông qua “Giao lưu Tiếng Việt của chúng em”. Nhà trường kết hợp với Đoàn đội tổ chức thi qua buổi “Giao lưu Tiếng Việt của chúng em”. Qua mỗi đợt thi, nhà trêng đều tuyên dương, khen thưởng những lớp, những học sinh có phong trào học tập tốt. Lần nào, lớp tôi cũng là một trong những lớp dẫn đầu về phong trào này. 15
- Qua phong trào này, tôi thấy rằng đây cũng là một động lực không nhỏ thúc đẩy tinh thần học tập của các em. 3.“Câu lạc bộ bạn yêu thơ”: Giáo viên tổ chức cho cả lớp thi đua làm thơ hoặc sưu tầm các bài thơ theo các chủ đề: Mái trường, tình thầy trò, quê hương, đất nước, bạn bè… Cứ hai tuần, giáo viên lại tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm các bài thơ mà các em đã làm hoặc sưu tầm được vào tiết sinh hoạt thứ 6. Giáo viên cùng học sinh cả lớp lắng nghe để sửa sai cho bạn sau đó cho điểm và thưởng những bông hoa điểm tốt. Đặc biệt kịp thêi khen ngợi, động viên những em làm thơ hay, sưu tầm được những bài thơ có ý nghĩa và đọc diễn cảm tốt, hay những em tích cực tham gia “Câu lạc bộ”, những em có sự tiến bộ trong học tập hơn. Bài thơ nào hay, có ý nghĩa sẽ được treo lên góc sáng tạo để mỗi khi đến lớp các em có thể đọc. Mỗi lần sinh hoạt “Câu lạc bộ bạn yêu thơ” tôi thấy, tất cả các em đều rất thích thú tham gia, em nào cũng xung phong đọc những bài thơ mình làm hoặc sưu tầm đến. Qua việc làm này đã rèn đọc diễn cảm cho học sinh rất nhiều và đạt hiệu quả. Biện pháp 10: Rèn đọc diễn cảm cho học sinh ở những giờ học khác: Ngoài việc đọc diễn cảm cho học sinh trong giờ tập đọc, cần kết hợp rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong các giờ học khác (Toán, Tập làm văn, Đạo đức, Khoa học,…). Ví dụ: Trong giờ học Toán học sinh trả lời hay đọc yêu cầu bài toán, đề bài toán nếu các em phát âm chưa chuẩn còn đọc sai thì giáo viên cần phải sửa sai cho các em ngay vì các em nói, đọc đúng thì mới hiểu và nắm tốt được nội dung kiến thức của bài học và vận dụng kiến thức đó để làm bài tập. Việc rèn đọc này nó sẽ góp phần nào thành công khi đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc. Cần đọc diễn cảm các bài: Tình quê hương, Bà cụ bán hàng nước chè,…Trong các giờ Tập làm văn, Luyện từ & câu hay những câu chuyện trong giờ Đạo đức…Bất kỳ một thể loại văn, thơ, truyện khi đọc diễn cảm chúng ta đã khai thác một khía cạnh nào về nghệ thuật của nội dung để làm rõ các nội dung được phản ánh trong tác phẩm. Và như vậy, việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh không chỉ ở phân môn Tập đọc mà còn rèn đọc diễn cảm cho học sinh ở tất cả các phân môn và các môn học khác vào tất cả các thời điểm. Ví dụ: luôn nhắc nhở học sinh, yêu cầu học sinh nói, đọc đúng chuẩn khi trả lời các câu hỏi hoặc đọc một câu, một đoạn,…mà cô giáo yêu cầu trong bất kỳ trường hợp nào. Rèn đọc diễn cảm cho học sinh là cả một quá trình lâu dài và liên tục. Do vậy, ngoài tiết học chính khoá tôi còn tổ chức rèn đọc diễn cảm, thi đọc diễn cảm cho các em vào 15 phút đầu gìơ. Ngoài ra, tôi còn rèn đọc và tổ chức 16
- cho các em thi đọc diễn cảm trong các buæi học thêm, các buổi giao lưu kiến thức trong khối và còn có thể rèn đọc cho các em trong các buổi lao động nữa (Bởi vì muốn đọc diễn cảm hay đầu tiên là phải đọc đúng, muốn đọc đúng được thì khi nói cũng phải nói đúng chuẩn.) Biện pháp 11: Kết hợp với gia đình học sinh. Để rèn đọc diễn cảm cho học sinh có hiệu quả tốt hơn cần phải có sự kết hợp giữa việc rèn luyện của giáo viên với sự quan tâm và giúp đỡ của gia đình học sinh. Vì vậy, tôi tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh, bằng cách: Trao đổi để phụ huynh biết tác hại của việc đọc sai và cách hướng dẫn con em mình không chỉ rèn đọc diễn cảm mà còn cả trong lời nói giao tiếp hằng ngày cũng phải nói đúng chuẩn. Thông báo tình hình học tập nói chung và việc đọc nói riêng của các em cho phụ huynh biết để có kế hoạch dạy bảo con cái học tập. Cố gắng dành nhiều thời gian quan tâm để kèm cặp, kiểm tra việc học hành của con cái, thậm chí có thể trao đổi, tranh luận để nói đúng chuẩn cũng như đọc diễn cảm hay nhất. PHẦN III: KẾT KUẬN I. Kết quả nghiên cứu: Khi vận dụng các biện pháp với nhiều hình thức khác nhau như đã trình bày ở trên, tôi thấy chất lượng giờ học tập đọc ngày một nâng lên rõ rệt. Hầu hết các em đã biết cách đọc diễn cảm, trong đó có một số em đọc diễn cảm rất tốt. Kết quả cụ thể như sau: BẢNG KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 3 Giỏi Khá Trung bình Yếu Sĩ số SL TL SL TL SL TL SL TL 21 7 32,9% 8 37,6% 6 29,5% 0 Kết quả này cho thấy rằng các phương pháp, các biện pháp cũng như các hình thức tổ chức dạy học mà tôi vận dụng đã phần nào có hiệu quả trong việc giảng dạy môn Tập đọc nói chung và phần đọc diễn cảm nói riêng. II. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình dạy Tập đọc lớp 5 và quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: 17
- Giáo viên phải quan tâm đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, học hỏi nắm chắc kiến thức Tiếng Việt (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng,…) Không ngừng rèn luyện nâng cao năng lực đọc. Phải suy nghĩ, tìm tòi cách đọc hợp lý nhất để thể hiện giọng đọc hay nhất cho học sinh. Lời nói của thầy cô trong khi giảng bài cũng như trong giao tiếp hằng ngày với học sinh phải luôn đúng chuẩn. Luôn quan tâm theo sát từng đối tượng học sinh, nắm vững năng lực đọc của từng em để có kế hoạch, biện pháp cụ thể trong việc cung cấp kiến thức rèn luyện năng lực đọc cho học sinh. Nghiên cứu, lựa chọn, vận dụng linh hoạt nội dung và hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới: Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, mọi hoạt động đều hướng vào học sinh. Trong quá trình dạy học Tập đọc không nên chỉ tập trung luyện đọc diễn cảm như một hoạt động thứ ba của qui trình dạy học Tập đọc mà cần dạy tốt cả phần luyện đọc và đặc biệt là tìm hiểu nội dung của bài để học sinh nắm được cái thần của bài, lúc đó, đọc diễn cảm sẽ như một động thái diễn ra hết sức tự nhiên. Khi sửa lỗi đọc cho học sinh đòi hỏi sự khéo léo tinh tế của người thầy. Làm thế nào để học sinh thấy việc rèn đọc diễn cảm là điều cần thiết, có lợi cho các em, đồng thời nâng cao trình độ văn hoá cho xã hội. Rèn đọc diễn cảm cho học sinh, người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm lý của lứa tuổi, có biện pháp khen, chê kịp thời, khéo léo, tế nhị. Theo tôi trên đây là bài học cần thiết đối với những giáo viên muốn học sinh của mình đọc diễn cảm tốt. Tuy nhiên việc áp dụng biện pháp này vào từng lớp cụ thể đòi hỏi phải có sự linh hoạt, kiên trì của cả thầy và trò. Việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh có đạt kết quả cao hay không còn phụ thuộc vào khả năng, lòng nhiệt tình của mỗi giáo viên. Phải xuất phát từ lòng yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề thì chất lượng giáo dục mới đạt hiệu quả cao. Đồng thời còn phụ thuộc vào bản thân học sinh có ý thức tự học tập, rèn luyện hay không. Tóm lại thành công trong việc nâng cao năng lực đọc diễn cảm cho học sinh phụ thuộc vào cả thầy và trò./. Thiết Ống, ngày 25 tháng 3 năm 2011. Người thực hiện: Lưu Thị Lan 18
- MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.Lời mở đầu 1 II.Cơ sở thực tiễn 1 1.Về giáo viên 1 2.Thực trạng của việc đọc diễn cảm của học sinh lớp 5C 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 Biện pháp 1: Sửa lỗi phát âm 4 Biện pháp 2: Nâng cao năng lực đọc của giáo viên 5 19
- Biện pháp 3: Rèn kĩ năng đọc đúng chính âm, trọng âm 5 Biện pháp 4: Phân loại các dạng văn bản để lựa chọn giọng cho 6 phù hợp. Biện pháp 5: Giúp học sinh hiểu và cảm thụ tác phẩm để tìm 6 giọng đọc cho toàn bài. Biện pháp 6: Rèn kỹ năng đọc đúng ngữ điệu 7 Biện pháp 7: Tổ chức giờ học sôi nổi gây hứng thú cho học sinh 12 Biện pháp 8: Rèn tư thế, nét mặt khi đọc diễn cảm 13 Biện pháp 9: Tổ chức tốt phong trào thi đua “Rèn kỹ năng đọc diễn 14 cảm” cho học sinh. Biện pháp 10: Rèn đọc diễn cảm cho học sinh ở những giờ học 15 khác Biện pháp 11: Kết hợp với gia đình học sinh. 15 PHẦN III: KẾT LUẬN 16 I.Kết quả nghiên cứu 16 II.Bài học kinh nghiệm 16 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3112 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2595 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
10 p | 4738 | 621
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4
11 p | 2178 | 496
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non
10 p | 1724 | 412
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái (2010-2011)- TMN thị trấn Lam Sơn
19 p | 1742 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
7 p | 3272 | 346
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vật lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
16 p | 1048 | 317
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp GD lễ giáo cho trẻ mẫu giáo
12 p | 513 | 167
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các lớp bán trú
9 p | 1004 | 128
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 660 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 23-36 tháng thích hoạt động trong góc tạo hình - GV: N.Thanh Hương
7 p | 1187 | 91
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo lớn
17 p | 397 | 78
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học
18 p | 699 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
20 p | 307 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 298 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 24 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn