DANH MỤC VIẾT TẮT<br />
- TH: Trung học<br />
- BTVH: Bổ túc văn hóa<br />
- BGD&ĐT: Bộ giáo dục và Đào tạo<br />
- GDTX: Giáo dục thường xuyên<br />
- GDTX – HN: Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp<br />
- GV: Giáo viên<br />
- HĐDH: Hoạt động dạy học<br />
- KTXH: Kinh tế xã hội<br />
- SGK: Sách giáo khoa<br />
- PPDH: Phương pháp dạy học<br />
- THCS: Trung học cơ sở<br />
- TH: Tiểu học<br />
- THPT: Trung học Phổ thông<br />
- TTGDTX: Trung tâm giáo dục Thường xuyên<br />
- XH: Xã hội<br />
- TLV: Tập làm văn<br />
<br />
DANH MỤC BIỂU ĐỒ<br />
1. Biểu đồ kĩ năng học văn – Trang 6<br />
2. Bảng số liệu trước khi tác động của đề tài – Trang 10<br />
3. Mô hình cấu tạo các luận điểm tập làm văn – Trang 19<br />
4. Bảng số liệu sau khi tác động đề tài – Trang 22<br />
5. Bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài 23<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Trong quá trình dạy - học, thầy và trò Trung tâm GDTX đều xác định môn Ngữ<br />
Văn có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình học và có ảnh hưởng lớn trong việc<br />
giáo dục và bồi dưỡng tâm hồn con người. Học văn là nhu cầu và là yêu cầu không thể<br />
thiếu trong đời sống xã hội, học văn là rèn người, rèn kĩ năng cho các môn học khác<br />
Dạy văn là một công việc khó khăn phức tạp đòi hỏi người giáo viên tận tâm và<br />
sáng tạo. Có như thế mới giúp cho học sinh hiểu đúng nghĩa của môn học và từng bước<br />
nâng cao được chất lượng giáo dục, các em chẳng những hiểu được môn văn, hiểu được<br />
chính mình mà còn am hiểu đời sống xã hội.<br />
Hơn như thế: dạy văn sẽ giúp mỗi ngày bồi dưỡng tâm hồn các em. Học văn học<br />
viên sẽ biết trân trọng cuộc sống đang có, biết yêu quý mọi người và biết tu dưỡng để có<br />
thể tiếp bước ông cha giữ gìn quê hương đất nước. Các em biết sống chân thành, trung<br />
thực nhưng chan chứa nghĩa tình.<br />
Tuy nhiên trong thực tế học viên ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên nói<br />
chung đại đa số các em là người thiểu số nên trình độ dân trí còn thấp, khả năng giáo tiếp<br />
bằng tiếng phổ thông còn hạn chế, bản chất rụt rè nên thiếu tự tin khi trình bày một vấn<br />
đề. Đại đa số các em vừa học vừa làm nên chưa chủ động trong việc học tập và tiếp thu<br />
kiến thức.<br />
Hơn nữa đặc trưng của học viên trung tâm là: Đối tượng học đa dạng không đồng<br />
đều về trình độ nhận thức, tuổi tác theo học cũng khác nhau. Không đồng nhất như học<br />
sinh Phổ thông.<br />
Trong khi đó biên soạn chương trình Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu học sinh Phổ<br />
thông và học viên Trung tâm đều học theo một chương trình và đáp ứng được kiến thức<br />
theo chuẩn BGD&ĐT quy định. Kết thúc 3 năm học mỗi học sinh đều phải đảm bảo kì<br />
thi tốt nghiệp đáp ứng đúng yêu cầu của bộ ban hành. Đó là một thách thức đối với thầy<br />
cô và là thử thách lớn mà học viên Trung tâm phải vượt qua.<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu<br />
<br />
2<br />
<br />
Sau nhiều năm nghiên cứu về cấu trúc môn văn ở trương chình cấp phổ thông<br />
trung học: Cấu tạo phân môn văn rất rõ ràng, lôgic tôi nhận thấy ở cấp học phổ thông<br />
không giống như học sinh Tiểu học hay học sinh Trung học cơ sở đi sâu vào từ ngữ, ngữ<br />
pháp mà tập trung phản ánh phần văn học và tập làm văn. Một mặt giúp các em cảm thụ<br />
được cái hay, cái đẹp của ngữ nghĩa một phần qua môn tập làm văn giúp các em chủ<br />
động sáng tạo khi nhận xét đánh giá một vấn đề, từ đó trang bị cho các em có vốn sống<br />
phong phú, có khả năng diễn đạt để người đọc, người nghe hiểu được vấn đề.<br />
Để làm tốt được hai vấn đề trên, người dạy văn cần phải đổi mới phương pháp, đặc<br />
biệt lấy học viên làm trung tâm, nâng cao vai trò, chủ động sáng tạo của các em. Bên<br />
cạnh đó chú trọng rèn luyện kĩ năng đọc thông nói thạo, viết thành văn bản cho các em<br />
Ở sáng kiến này tôi xin nêu ra cách tiếp cận một tác phẩm văn chương phù hợp với<br />
đối tượng học viên và cách tiếp cận, cách dạy làm một bài văn nghị luận bắt đầu từ những<br />
thao tác ban đầu cho đến khi hoàn thiện một bài văn.<br />
Vì những lí do trên tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp rèn kĩ năng<br />
học văn cho học viên ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp Tỉnh" Đề tài<br />
không có tham vọng nghiên cứu với quy mô như một đề tài khoa học mà chỉ mong muốn<br />
đưa ra những kinh nghiệm của cá nhân được rút ra trong quá trình giảng dạy môn văn để<br />
đồng nghiệp tham khảo trao đổi. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao<br />
hiệu quả dạy học ở Trung tâm GDTX - Hướng Nghiệp Tỉnh nói riêng và các Trung tâm<br />
GDTX nói chung, mong ước tất cả học viên Trung tâm đều có tâm hồn trong sáng có tình<br />
yêu cuộc sống và kiến thức văn học, hiểu biết xã hội, đáp ứng được yêu cầu phát triển KT<br />
– XH ở địa phương và trong gia đình.<br />
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
1. Phạm vi nghiên cứu<br />
Dựa trên những hoạt động thực tiễn của các giờ giảng văn và những yếu tố quyết<br />
định đến sự thành công của tiết dạy và dựa trên quá trình rèn kĩ năng nghe - nói - đọc viết thành bài của học viên ở Trung tân GDTX - Hướng nghiệp Tỉnh.<br />
Dựa trên những khảo sát thực tế. Những biện pháp chỉ đạo việc dạy và học trong<br />
Trung Tâm của phòng văn hóa.<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu<br />
<br />
3<br />
<br />
Dựa trên những biện pháp chỉ đạo việc dạy và học trong Trung tâm.<br />
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tìm giải pháp ở "Một số biện pháp rèn kĩ năng học<br />
văn cho học viên Trung tâm GDTX – HN Tỉnh"<br />
2. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Dựa vào các hoạt động dạy và học môn Ngữ văn ở Trung tâ m GDTX –<br />
HN Tỉnh.<br />
Từ đó người viết tiến hành nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở 2 lớp với<br />
tổng số 62 học viên.<br />
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:<br />
Thực hiện nhiệm vụ "Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng và bám sát đối<br />
tượng, dạy học vùng miền" Theo cuộc vận động của Sở giáo dục nhằm từng bước nâng<br />
cao hiệu quả giáo dục.<br />
Giờ dạy văn cần trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, đầy đủ cả nội dung<br />
và hình thức của tác phẩm từ đó nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng yêu tổ quốc có nguyện<br />
vọng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, có lòng say mê văn chương.<br />
Bên cạnh đó nghiên cứu các vấn đề lí luận về kiểu bài nghị luận: đặc điểm, yêu<br />
cầu, bố cục, trình bày nhằm đưa ra những phương pháp để rèn luyện kĩ năng làm bài văn<br />
nghị luận cho học viên một cách hiệu quả nhất từ khâu tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết<br />
bài và kiểm tra bài viết. Để giúp các em có nhận thức và kĩ năng cần thiết khi tạo lập văn<br />
bản nghị luận.<br />
Xuất phát từ mục đích trên và dựa trên những đánh giá đúng, cơ bản về thực trạng<br />
về việc học văn ở Trung tâm giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp Tỉnh. Từ đó đề<br />
xuất các biện pháp, kĩ năng phục vụ hoạt động học tập môn Ngữ văn đảm bảo phù hợp<br />
đối tượng, khả năng học tập của học viên Trung tâm giáo dục Thường xuyên nói chung<br />
và học viên Trung tâm giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp Tỉnh riêng.<br />
Bên cạnh đó nghiên cứu để tìm cho bản thân những kinh nghiệm thiết thực nhằm<br />
phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy, giúp môn học đạt hiệu quả, khắc phục được tình<br />
trạng yếu kém của học viên.<br />
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu<br />
<br />
4<br />
<br />
- Sáng kiến giúp cho học viên Trung tâm dễ dàng tiếp cận các tác phẩm văn học<br />
trên cơ sở đã được rèn kĩ 4 kĩ năng: nghe – nói - đọc - viết.<br />
- Nghiên cứu đã kế thừa các phương pháp, các kĩ năng học văn được giáo viên<br />
giảng dạy văn đã thực hiện. Song điểm khác biệt là chú trọng những mặt yếu, thiếu của<br />
từng em ở Trung tâm để cụ thể hóa cách dạy phù hợp.<br />
- Việc thực hiện các kĩ năng dạy văn như trên:<br />
- Giúp cho tình cảm trò gắn bó keo sơn, thầy chia sẻ bù đắp những thiếu, yếu của<br />
học trò. Trò cảm nhận được tầm lòng chia sẻ của thầy cô. Từ đó, biết lắng nghe những<br />
điều cô giáo dạy, biết yêu quý môn Ngữ văn và quyết tâm vượt qua được những rào cản<br />
về ngôn ngữ, về sự yếu, thiếu: biết lắng nghe thấu hiểu, biết diễn đạt rõ ràng, đúng ngữ<br />
điệu, biết xây dựng một văn bản hoàn thiện ở mọi lĩnh vực. Nhờ đó các em cũng có thể<br />
học tập tốt hơn ở các môn văn hóa khác.<br />
- Sáng kiến cũng giúp cho các thầy cô đang giảng dạy ở TTGDTX có thêm nhiều<br />
kinh nghiệm và kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy văn cho học viên. Từ đó nâng cao chất<br />
lượng dạy và học đồng bộ ở môn Ngữ văn và làm đòn bẩy để nâng cao chất lượng cho<br />
toàn bộ các môn học khác được học trong nhà trường. thực hiện.Như lời Bác Hồ dạy:<br />
"Việc gì tốt cho dân thì nên làm" tận tụy, gần gũi, mến yêu học viên.Việc làm tuy nhỏ<br />
nhưng đã góp phần làm thay đổi nhận thức của học viên Trung Tâm-Thế hệ thanh niên<br />
trong thời kì hội nhập, đổi mới. Như vậy điểm mới của đề tài là đã xây dựng được thế hệ<br />
mới trong thanh niên, học viên ở TTGDTX – HN Tỉnh.<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu<br />
<br />
5<br />
<br />