intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm điện tại trường Cao đẳng Sư Phạm Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

30
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng an toàn, tiết kiệm điện tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Áp dụng các biện pháp sử dụng an toàn, thiết kiệm điện tại nhà trường cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị điện hiện có của nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm điện tại trường Cao đẳng Sư Phạm Hòa Bình

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM --------- Lê Thị Hồng Hải Nguyễn Thành Hưng Bùi Thị Ngọc Hải SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG AN TOÀN, TIẾT KIỆM ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÒA BÌNH ” HÒA BÌNH - 2021
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Chương 1: Tổng quan 1 1.1.Cơ sở lý luận 1 1.2. Phương pháp tiếp cận để tạo ra sáng kiến 2 1.3. Mục tiêu của sáng kiến 2 1.3.1.Mục đích của sáng kiến 2 1.3.2. các mục tiêu cụ thể của sáng kiến 2 Chương 2: Mô tả sáng kiến 3 2.1. Nêu vấn đề của sáng kiến 3 2.2. Thực trạng sử dụng điện, các thiết bị điện tại nhà trường 8 2.3. Một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm điện 13 2.3.1. Biện pháp tuyên truyền 14 2.3.2. Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điện 14 2.3.3. Đầu tư trang thiết bị hiện đại 17 2.4. Khả năng áp dụng sáng kiến 17 Chương 3: Kết luận, đề xuất/ kiến nghị 18 1.Kết luận 19 2.Kiến nghị 19 2
  3. Chương 1: Tổng quan 1.1.Cơ sở lý luận Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh về mọi lĩnh vực đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế, chính sự phát triển kinh tế dẫn đến tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nhanh chóng được hình thành và phát triển đã đem lại bộ mặt mới cho xã hội, đời sống nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước thì việc tiêu thụ điện trong xã hội cũng nhanh chóng tăng cao. Việc sử dụng tiết kiệm, an toàn các thiết bị điện tại các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy là góp phần phát triển đất nước. Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình (CĐSP) là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho Hòa Bình và các tỉnh lận cận. Trong mấy năm gần đây nhà trường có số lượng học sinh, sinh viên và học viên về học tập và rèn luyện ngày càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và sinh hoạt cho người học nhà trường đã đầu tư nhiều thiết bị điện như hệ thống quạt mát, điều hòa, máy tính, máy chiếu, các thiết bị điện phục vụ công tác trong nhà trường. Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình luôn quan tâm đến việc sử dụng an toàn, triết kiệm các thiết bị điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm số lượng điện tiêu thụ góp phần tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hệ thống điện nhà trường lắp đặt không đồng bộ, nhiều hệ thống đường điện nhiều khu vực đã cũ gây tiêu hao điện. Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao nhu cầu làm mát tại các phòng làm việc, lớp học và các phòng chuyên môn tăng cao, các thiết bị làm mát như hệ thống quạt điện và đặc biệt là hệ thống điều hòa sử dụng hết công xuất đã tiêu thụ số điện năng rất lớn. Để sử dụng an toàn và tiết kiệm điện nhà trường đã ban hành nội quy sử dụng điện và phổ biến đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên nhà trường. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị làm mát, đặc biệt là sử dụng hệ thống điều hòa tại các phòng chức năng vẫn chưa thật sự tiết kiệm vẫn còn tình trạng quên không tắt các thiết bị làm mát khi hết giờ làm việc, gây lãng phí về kinh tế và làm cho hệ thống các thiết bị điện nhanh hỏng. 3
  4. Mặc dù nhà trường đã ban hành quy định về việc sử dụng các thiết bị điện phổ biến đến toàn trường. Tuy nhiên, việc thực hiện tiết kiệm điện trong nhà trường vẫn cần tiếp tục thực hiện các giải pháp cụ thể, đồng bộ trong việc sử dụng tiết kiệm điện tại nhà trường. Với lý do trên chúng tôi đã chọn “ Một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm điện tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình” làm sáng kiến kinh nghiệm. 1.2. Phương pháp tiếp cận để tạo ra sáng kiến - Tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về việc sử dụng an toàn tiết kiệm điện tại nhà trường - Tiếp cận từ thực tiễn về việc sử dụng điện và các thiết bị điện tại nhà trường - Tiếp cận từ những điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phương pháp sử dụng các thiết bị điện tại nhà trường. 1.3. Mục tiêu của sáng kiến 1.3.1. Mục đích của sáng kiến là góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng an toàn, tiết kiệm điện tại nhà trường 1.3.2. Các mục tiêu cụ thể của sáng kiến: - Nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng an toàn, tiết kiệm điện tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình - Áp dụng các biện pháp sử dụng an toàn, thiết kiệm điện tại nhà trường cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị điện hiện có của nhà trường. 4
  5. Chương 2: Mô tả sáng kiến 2.1. Nêu vấn đề của sáng kiến 2.1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu Điện năng là năng lượng của dòng điện (Công của dòng điện). Điện năng là nguồn động lực nguồn năng lượng cho các máy điện và thiết bị điện … trong sản xuất và đời sống xã hội. Vậy điện năng tiêu thụ chính là năng lượng điện mà chúng ta sử dụng để các thiết bị điện có thể hoạt động. Điện năng đã và đang có những vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất. Tất cả các ngành nghề hiện nay từ thủ công đến chuyên nghiệp đều cần có sự tham gia của điện năng. Điện năng hiện nay như một thành phần tham gia vào sản xuất không thể thiếu. Vậy điện năng thực sự có vai trò như thế nào trong cuộc sống và sản xuất. Cho dù ở bất cứ nơi đâu, thành phố hay đồng quê, nông thôn hay thành thị, vùng núi hay hải đảo thì mạng lưới điện luôn là những điều cần thiết nhất. Cuộc sống của con người sẽ chẳng được như ngày hôm nay nếu như không có sự tồn tại của điện năng tham gia vào cuộc sống. Không thể tưởng tượng được cuộc sống của chúng ta hiện nay sẽ như thế nào nếu như không có điện. Điện đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như sản xuất. Phần lớn hiện nay những vật dụng trong gia đình muốn hoạt động đều cần nguồn điện năng mới có thể hoạt động và vận hành được. Từ bóng đèn, tivi, tủ lạnh, nồi cơm. Máy giặt….. Tất cả được thiết kế ra đời nhằm giúp đỡ cho con người giảm bớt thời gian cũng như công sức, phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chính con người. Có thể thấy, điện vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Thứ hai : Hiện nay rất khó để tìm một ngành nghề mà không có sự can thiệp của điện. Kể cả như ngành nông nghiệp tưởng như không cần đến sự tham gia của điện, nhưng hiện nay điện đóng vai trò quan trọng. Nhờ có điện để thắp sáng cho các chuồng nuôi gia súc gia cầm, đồng thời nhiều ngành trồng trọt và chăn nuôi nhờ có ánh sáng của bóng đèn điện mới sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Trong công 5
  6. nghiệp , xây dựng và sản xuất thì điện còn đóng một vai trò quan trọng hơn thế nữa. Những loại máy móc, thiết bị luôn cần có điện để duy trì hoạt động Xã hội ngày càng phát triển, những loại máy móc và thiết bị điện ra đời đã đang có những đóng góp rất lớn cho xã hội, tiết kiệm sức lao động của con người. Thế nhưng, để những thiết bị điện tử này hoạt động thì điện năng là yếu tố quan trọng thiết yếu nhất. Điện năng có vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất. Tất cả các ngành nghề hiện nay từ thủ công đến chuyên nghiệp đều cần có sự tham gia của điện năng. Điện năng hiện nay như một thành phần tham gia vào sản xuất không thể thiếu. Các thiết bị hiện đại đi kèm với hại điện là điều từ rất lâu chúng ta đã biết. Vậy điện năng thực sự có vai trò như thế nào trong cuộc sống và sản xuất. Hiện nay tất cả các đơn vị, cơ quan, nhà máy có sự can thiệp của điện. Khi nguồn điện bị mất hay cắt, chúng ta sẽ thấy rõ nhất hậu quả đó chính là mọi hoạt động của các cơ quan, xí nghiệp đều bị đình trệ gây ra thiệt hại về kinh tế. Việc sử dụng tiết kiệm điện là vấn đề của tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương, từ nhà máy, xí nghiệp đến cơ quan, đơn vị, trường học, hộ gia đình 2.1.2. Văn bản liên quan đến việc sử dụng tiết kiệm điện Ngày 11 tháng 02 năm 2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55- NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, đưa ra các định hướng lớn cho việc phất triển năng lượng Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong đó, việc cải thiện sử dụng điện năng đặc biệt quan tâm. Nghị quyết khẳng định: “ Sử dụng điện năng tiết kiệm, hiệu quả phải được xem là quốc sách quan trọng và là trách nhiệm của toàn xã hội” Ngày 7 tháng 5 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 ( Chỉ thị 20). Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và người dân….phải thực hiện để tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điệnn năng tiêu thụ hàng năm. Chỉ thị 20 được ban hành được đánh giá rất đứng thời điểm, thiết thực và hiệu quả, đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2020-2025. 6
  7. Như vậy, việc sử dụng tiết kiệm điện năng là chủ trương lớn của Nhà nước để chủ trương này đi vào cuộc sống đòi hỏi sự vào cuộc toàn xã hội, đi đầu là các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị, trường học, các hộ gia đình. Tiết kiệm điện năng đem lại lợi ích to lớn cho xã hội góp phần cho đất nước phát triển. Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình là đơn vị sự nghiệp lớn của tỉnh Hòa Bình, hàng năm đào tạo số lượng lớn người học về học tập và bồi dưỡng, để đáp ứng nhu cầu học tập và bồi dưỡng nhà trường đã đầu tư nhiều thiết bị điện trong đó hệ thống làm mát như hệ thống máy tính, máy chiếu, điện chiếu sáng, quạt làm mát, hệ thống điều hòa. Hệ thống này đang phát huy hiệu quả góp phần vào thành công trong công tác của nhà trường. Tuy nhiên, việc tiêu thụ điện năng tại nhà trường hàng năm vẫn rất lớn đặc biệt vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao hệ thống làm mát hoạt động hết công xuất. Có nhiều nguyên nhân làm cho việc tiêu thụ điện năng tại nhà trường tăng cao. Ngoài nguyên nhân khách quan là việc hệ thống dây điện nhiều khu vực trong nhà trường đã cũ, nhà trường trang bị nhiều thống các thiết bị điện để phục vụ hoạt động của nhà trường. Còn nguyên nhân chủ quan là việc sử dụng các thiết bị điện tại các phòng bộ môn, lớp học chưa thật sự tiết kiệm, vẫn còn tình trạng không tắt các thiết bị điện khi hết giờ làm việc, điều này đã gây ra lãng phí về tài chính, làm cho các thiết bị điện nhanh hỏng ảnh hưởng đến công tác của nhà trường. 2.1.3. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ điện hiện nay 2.1.3.1.Trên toàn quốc Năm 2019 sản lượng điện sản xuất và mua cả nước đạt 226,4 tỷ kWh, trong đó sản lượng điện thương phẩm năm 2019 ước đạt 211,4 tỷ kWh, tăng 9,9% so với thực hiện năm 2018. Năm 2019, điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo sẽ đạt khoảng 5,54 tỷ kWh (riêng điện mặt trời là khoảng gần 4,6 tỷ kWh) Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc ngày 21/5/2020 đã lên tới 789,6 triệu kWh, đây không chỉ là mức cao nhất từ đầu năm 2020 mà còn cao hơn cả ngày tiêu thụ điện lớn nhất của năm 2019 và cũng là mức cao kỷ lục mới. 7
  8. Thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng ở khu vực Bắc bộ và các tỉnh Trung bộ trong những tháng hè đã dẫn tới mức độ tiêu thụ điện gia tăng cao, đặc biệt là tiêu thụ điện toàn quốc và miền Bắc ngày 21/5/2020 đã ở mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc ngày 21/5/2020 đã lên tới 789,6 triệu kWh, đây không chỉ là mức cao nhất từ đầu năm 2020 mà còn cao hơn cả ngày tiêu thụ điện lớn nhất của năm 2019 và cũng là mức cao kỷ lục mới. Công suất đỉnh của hệ thống điện (HTĐ) toàn quốc ngày 21/5/2020 tuy chưa vượt qua mức đỉnh của năm 2019 nhưng cũng ở mức rất cao khi lên tới gần 37.800 MW. Nếu so sánh về số liệu công suất đỉnh trong ngày của HTĐ toàn quốc có thể nhận thấy: nếu ngày 20/5 công suất đỉnh là 35.300 MW thì ngày 21/5 công suất đỉnh toàn quốc gia tăng thêm tới 2.500 MW tiêu thụ chỉ trong 1 ngày. Mức gia tăng này còn lớn cả công suất của cả NM thuỷ điện Sơn La (2.400 MW). Đánh giá về tiêu thụ điện ở miền Bắc, ngày hôm qua 21/5 cũng ghi nhận mức tiêu thụ cao kỷ lục từ trước đến nay là 342 triệu kWh, cao hơn cả mức đỉnh của 2019. Tại TP Hà Nội, sản lượng tiêu thụ điện ngày 21/5/2020 cũng ở mức rất cao, lên tới 85 triệu kWh tức là tương đương với mức đỉnh của năm 2019. Như vậy, do tình hình nắng nóng gay gắt diện rộng kéo dài làm mức độ tiêu thụ điện gia tăng liên tục, chủ yếu do nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát như điều hoà nhiệt độ tăng rất mạnh. Theo tính toán cụ thể của chuyên gia kỹ thuật điện, trong những lúc thời tiết nắng nóng kéo dài, điện năng tiêu thụ của riêng điều hoà nhiệt độ trong gia đình có thể chiếm tới 60-65% tổng số lượng điện năng tiêu thụ. Để đảm bảo vận hành an toàn cho thiết bị và tiết kiệm sử dụng điện, chuyên gia kỹ thuật khuyến cáo người sử dụng nên sử dụng quạt kết hợp khi bật điều hoà đặt ở mức 26- 27 độ trở lên vừa đảm bảo đủ mát, vừa giảm đáng kể điện năng tiêu thụ. Nắng nóng kéo dài cũng dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố lưới điện do nhiều thiết bị điện ở ngoài trời đã phải chịu đựng môi trường nhiệt độ cao dài ngày, ngay cả ban đêm cũng rất oi bức. Đối với các hộ gia đình, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm 8
  9. hiệu suất của các thiết bị điện. Điều này dẫn tới những nguy cơ gây quá tải, sự cố, nhảy aptomat, thậm chí nguy cơ gây cháy nổ cũng sẽ tăng cao so với bình thường. Với tình hình thời tiết nắng nóng còn tiếp diễn trong mùa hè, EVN tiếp tục khuyến cáo các cơ quan, công sở, nơi sản xuất và người dân cần tiếp tục chú ý sử dụng điện an toàn và tiết kiệm. Ngoài việc sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ, chúng ta cũng không nên sử dụng đồng thời các thiết bị điện có công suất lớn (như điều hòa, bếp đun điện…) để giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ của lưới điện, vừa đảm bảo tiết kiệm điện cho khách hàng, đồng thời cũng hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến do mức sử dụng điện quá cao so với bình thường. 2.1.3.2. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Trong Quý I Năm 2021, Công Ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đặc biệt, Công ty đã cấp điện an toàn cho các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn tỉnh; Cấp điện tốt cho cho kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh, đồng thời PC Hòa Bình cũng đảm bảo sẵn sàng cấp điện và xử lý nhanh các sự cố do mưa bão, thiên tai gây ra. Tổng sản lượng điện thương phẩm trong quý I năm 2021 của PC Hòa Bình thực hiện 239,97 triệu kWh, tăng trưởng 11,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thành phần công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 49,21%, tăng trưởng so cùng kỳ là -4,73%; thương nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng là 3%, tăng trưởng so cùng kỳ 2,24%; quản lý tiêu dùng chiếm tỷ trọng là 43,1%, tăng trưởng so cùng kỳ là 10,8%. Cung cấp các dịch vụ qua cổng dịch vụ công Quốc gia Quý I năm 2021 thực hiện 1.426/1.835 yêu cầu, đạt tỷ lệ 77,71% (vượt 27,71% so với kế hoạch giao). Chỉ số tiếp cận điện năng quý I năm 2021 Công ty Điện lực Hoà Bình thực hiện cấp điện cho 13 khách hàng chuyên dùng với thời gian trung bình là 4,23 ngày nhỏ hơn mức quy định là 0,77 ngày. Doanh thu tiền điện quý I năm 2021 thực hiện 438,67 tỷ đồng, tăng 11,5% so cùng kỳ năm 2020. Công tác thu tiền điện không dùng tiền mặt quý I năm 2021 có 88.392 khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, đạt tỷ lệ 36,11%. 9
  10. Về công suất trong Quý I năm 2021: Pmax đạt 222,7MW (ngày 11/01/2021), tăng 16,11% so với cùng kỳ. ( 191,8MW); Sản lượng điện nhận ngày cao nhất đạt 3.360.875 kWh, tăng trưởng 5.85% so với cùng kỳ. Trong Quý II năm 2021, nhiệm vụ trọng tâm của PC Hòa Bình là tiếp tục triển khai công tác đảm bảo cấp điện ổn định cho các sự kiện chính trị trên địa bàn tỉnh, Về công tác quản lý vận hành, Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các thiết bị mới để kiểm tra thiết bị. Đặc biệt, PC Hòa Bình sẽ duy tu và bảo dưỡng các thiết bị trên lưới, tăng cường thực hiện rửa sứ hotline nhằm ngăn ngừa sự cố; Đẩy nhanh tiến độ các công trình điện; Về công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng Nâng cao công tác tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, an toàn trong nhân dân trên địa bài tỉnh Hoà Bình. 2.2. Thực trạng công tác sử dụng điện tại trường CĐSP Hòa Bình 2.2.1. Khái quát về trường CĐSP Hòa Bình Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình có tổng diện tích 3,7km2. Trong những năm qua để đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo nhà trường đã không ngừng xây dựng cơ sở vật chất và đầu tư các thiết bị điện hiện đại phục vụ công tác và người học Hiện nay, tại các phòng làm việc, các giảng đường, lớp học, nhà bộ môn, nhà đa năng, trường PT TH CLC Nguyễn Tất Thành, Cơ sở thực hành Mầm non Hoa Sen, căng tin, ký túc xá… được trang bị các thiết bị điện, đặc biệt là hệ thống làm mát như quạt gió, máy điều hòa nhiệt độ đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập, làm việc và nghiên cứu trong nhà trường. Việc sử dụng an toàn, tiết kiệm điện được nhà trường quán triệt, tuyên truyền, ban hành nội quy phổ biến đến toàn thể cán bộ, HSSV nhà trường. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị điện, sử dụng điện vẫn còn lãng phí gây hư hỏng thiết bị, tiêu tốn điện gây thiệt hại về kinh tế cho nhà trường. Từ thực trạng đó cần đưa ra các biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm điện trong nhà trường. 2.2.2. Các thiết điện bị sử dụng tại nhà trường Để phục vụ nhu cầu giáo dục và đào tạo ngày càng tốt hơn nhà trường đã đầu tư các thiết bị cơ bản như sau; 10
  11. 11
  12. 2.2.3. Số lượng các thiết bị điện sử dụng trong nhà trường Trong giai đoạn 2016-2020 nhà trường đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt năm 2017 nhà trường thành lập Trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành trực thuộc nhà trường. Để đáp ứng nhu cầu học tập nhà trường đã đầu tư nhiều thiết bị hiện đại như máy chiếu, quạt mát, hệ thống điều hòa tại các phòng học, giảng đường, phòng làm việc, phòng bộ môn, căng tin các thiết bị điện góp phần thành công sự nghiệp giáo dục và đạo tạo của nhà trường Bảng 1.1. Thống kê thiết bị điện sử dụng trong nhà trường năm 2020 Stt Tên thiết bị Số lượng Ghi chú 1 Điều hòa 245 chiếc 2 Máy tính 115 chiếc 3 Quạt mát 320 chiếc 4 Phích đun nước nóng 35 chiếc 5 Máy chiếu 28 chiếc 6 Máy Photocopy 02 chiếc 7 Máy in 42 chiếc 8 Máy nấu cơm điện 02 chiếc 12
  13. 9 Quạt điều hòa nước 10 chiếc Với bảng thống kê (1.1) có thể thấy hệ thống các thiết bị điện sử dụng trong nhà trường là rất lớn, ngoài các thiết bị tiêu thụ ít điện năng như quạt mát, máy in, máy tính thì có các thiết bị tiêu thu điện rất lớn như điều hòa, máy photocopy, quạt nước điều hòa, ấm điện. 2.2.4. Thực trạng sử dụng các thiết bị điện trong nhà trường Trong những năm với xu hướng phát triển chung của đất nước, của tỉnh Hòa Bình. Trường CĐSP Hòa Bình ngày càng được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại phục vụ công tác của nhà trường. Các thiết bị điện được đầu tư, mua mới trang bị cho các phòng làm việc, chức năng và phòng học đã đáp ứng được nhu cầu học tập của nhà trường. Tuy nhiên, các thiết bị điện của nhà trường còn nhiều các thiết bị cũ, đường dây điện sử dụng lâu năm đã xuống cấp, hệ thống thiết bị điện chưa được bảo dưỡng định kỳ điều này làm cho việc tiêu thụ điện năng trong nhà trường cao hơn. Nhiều máy tính, điều hòa lắp đặt từ lâu đã cũ, vì vậy trong quá trình sử dụng tiêu thụ nhiều điện gây lãng phí, tốn kếm. Bảng 1.2. Thống kê thiết bị điện mới và cũ sử dụng trong nhà trường năm 2020 Stt Tên thiết bị Sử dụng trên Sử dụng trên Sử dụng dưới 10 năm 5 năm 5 năm 1 Điều hòa 63 chiếc 112 chiếc 70 chiếc (245 chiếc) 2 Máy tính 73 chiếc 42 chiếc ( 115 chiếc) Theo bảng thống kê 1.2 thì số lượng máy điều hòa sử dụng trên 10 năm là 63 chiếc, trên 5 năm 112 chiếc. Như vậy, hệ thống điều hòa sử dụng cộng nghệ cũ, sử dụng lâu ngày tiêu hao năng lượng điện nhiều hơn so với máy mới, công nghệ mới hiện nay. 13
  14. Hiện nay, hầu hết các phòng chức năng, phòng làm việc của cán bộ nhà trường, phòng học của hai cơ sở Mầm non Hoa Sen và trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành, căng tin đều được trang bị hệ thống điều hòa. Có thể thấy hệ thống điều hòa là thiết bị tiêu thụ năng lượng điện nhiều nhất, đặc biệt là vào mùa hè, mùa nắng nóng. Hiện nay, hệ thống điều hòa của toàn trường là 245 chiếc, công xuất của điều hòa từ 9000w đến 24000w đây là thiết bị tiêu tốn điện năng nhiều nhất trong nhà trường. Trong những tháng mùa hè, nhiệt độ tăng cao thì hầu hết các phòng chức năng, phòng làm việc, các giảng đường và các khu vực có hệ thống điều hòa đều sử dụng tối đa từ sáng đến khi hết giờ làm việc. Việc sử dụng điều hòa cả ngày không những tiêu hao nhiều năng lượng điện mà còn làm cho tuổi thọ của máy điều hòa nhanh xuống cấp, hư hỏng. Ngoài việc sử dụng điều hòa từ sáng đến khi hết giờ làm việc thì vẫn còn tình trang quên tắt điều hòa khi hết giờ làm việc, nếu không phát hiện kịp thời thì điều hòa chạy cả đêm. Từ đó có thể thấy ý thức sử dụng các thiết bị điện chưa cao làm cho sản lượng điện tăng cao gây hư hỏng máy và tăng kinh phí chi trả điện năng cho nhà trường. 2.2.5. Thực trạng thanh toán tiền điện tại nhà trường Cùng với việc sử dụng nhiều các thiết bị điện thì việc tiêu tụ điện năng cũng tăng cao đồng thời số kinh phí phải chi trả tiền điện hàng tháng của nhà trường cũng tăng theo. Bảng 1.3. Thống kê tiêu thụ điện trong nhà trường năm 2020 ( ĐVT triệu đồng) Stt Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 1 46.560.000 57.470.000 67.356.000 72.370.000 70.677.000 54.834.000 Với bảng thống kê (1.2) có thể thấy việc sử dụng điện trong nhà trường tăng theo từng tháng trong đó 3 tháng cao điểm là tháng 5,6,7 là những tháng sản lượng điện năng tiêu thụ lớn nhất, nguyên nhân đây là những tháng mùa hè, nhiệt độ tăng cao việc sử dụng hệ thống điều hòa cũng nhiều hơn. 14
  15. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân làm cho sản lượng điện tiêu thụ cao ngoài việc sử dụng nhiều các thiết bị điện thì còn nguyên nhân là do ý thức sử dụng các thiết bị điện trong nhà trường còn lãng phí, như bật các thiết bị điện liên tục, quên tắt điều hòa, hệ thống điện khi hết giờ làm việc. Đây là thực trạng đang diễn ra tại nhà trường làm cho việc tiêu thụ điện tăng cao. Vì vậy, việc sử dụng an toàn tiết kiệm điện là trách nhiệm của mỗi người khi học tập, công tác, làm việc tại nhà trường. 15
  16. 2.3. Một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm điện tại trường CĐSP Hòa Bình 2.3.1. Tuyên truyền sử dụng an toàn, tiết kiệm điện. Sử dụng điện tiết kiệm là trách nhiệm của toàn trường, của toàn thể CBGV, nhân viên, HSSV và người đến công tác tại nhà trường. Tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến mọi người. Trong việc tiết kiệm điện thì yếu tố ý thức là rất quan trọng, khi thấy được tầm quan trọng của việc tự giác tiết kiệm điện đến mọi người. Nội quy sử dụng tiết kiệm điện đã được nhà trường ban hành và được niệm yết tại các đơn vị, giảng đường. Tuy nhiên, việc thực hiện nội quy cần tiếp tục được thực hiện để mọi người thấy việc tiết kiệm điện là trách nhiệm của chính mình khi đó việc thực hiện sẽ hiệu quả. Lãnh đạo các đơn vị phải là người gương mẫu đi đầu trong việc tuyên truyền thực hành tiết kiệm điện, việc nhắc nhở thường xuyên của lãnh đạo sẽ nâng cao hơn ý thức của mọi người trong việc tiết kiệm điện. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền cần thực hiện các nội dung sau; Thứ nhất: Tuyên truyền thực hiện tốt nội quy sử dụng thiết bị điện, sử dụng điện. Nhà trường đã ban hành và niêm yết nội quy sử dụng điện tại các phòng học, giảng đường, tuyên truyền đến toàn thể HSSV thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, đặc biệt là phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc tuyên truyền nội quy sử dụng điện trong quá trình học tập Thứ hai: Tuyên truyền tiết kiệm điện thông qua các buổi sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt chính trị của nhà trường, đưa việc giáo dục tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện cho HSSV là nhiệm vụ hàng ngày tạo thành thói quen đối với mỗi HSSV 2.3.2. Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điện 2.3.2.1. Đối với hệ thống điều hòa Hệ thống điều hòa trong nhà trường là nguyên nhân chính dẫn đến việc tiêu thụ điện tăng cao trong những tháng cao điểm của mùa hè. Vì thế việc sử dụng và tắt hệ thống điều hòa khoa học sẽ tiết kiệm một lượng điện nhất định. Đối với hệ thống điều hòa cần: Thứ nhất: Tắt điều hòa trước khi về khoảng 30 phút. Đây là việc rất quan trọng nhằm giảm việc tiêu thụ điện của điều hòa, bởi vì tắt trước 30 phút nhiệt độ 16
  17. trong phòng vẫn đảm bảo mát cho người sử dụng đồng thời tiết kiệm được việc tiêu thụ điện. Nếu tắt điều hòa 30 phút trước về cả buổi sáng và buổi chiều thì một ngày tiết kiệm được 60 phút. Tức là tiết kiệm được 12% số lượng điện tiêu thụ trong ngày. Nếu so sánh tiền điện tháng 6/2020 là 72.370.000đ thì sẽ tiết kiệm được 12% tương đương khoảng 10.000.000đ/ tháng Thứ hai: Khi bật diều hòa cần để nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ thích hợp là nhiệt độ chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời khoảng 5 độ Thứ ba: Khi bật điều hòa cần đóng kín hệ thống cửa, tránh việc mở cửa thường xuyên, khi bật điều hòa cần bật thêm quạt mát để tăng hiệu quả làm mát Thứ tư: Chỉ sử dụng điều hòa khi nhiệt độ ngoài trời trên 30 độ 2.3.3. Đầu tư trang thiết bị điện hiện đại Trong công tác sử dụng tiết kiệm điện ngoài nhân tố con người thì các trang thiết bị mới là rất quan trọng. Việc đầu tư thiết bị hiện đại đầy đủ, góp phần vào thành công của công tác tiết kiệm điện năng. Hiện nay, tại nhà trường nhiều trang thiết bị sử dụng điện đã cũ, sử dụng lâu ngày, công nghệ cũ vẫn đang được sử dụng. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ mới sẽ giảm tiêu hao điện, an toàn khi sử dụng. Có thể so sánh lượng tiêu thụ điện năng giữa điều hòa cũ và điều hòa cộng nghệ mới, như sau; Công suất tiêu thụ điện của điều hòa Inverter 9.000BTU là ~0,8kW/h. Công suất tiêu thụ điện của điều hòa Inverter 12.000BTU là ~1kW/h. Công suất tiêu thụ điện của điều hòa Inverter 18.000BTU là ~1,5kW/h. Công suất tiêu thụ điện của điều hòa Inverter 24.000BTU là ~2kW/h. Hiện nay, hầu hết điều hòa đều được ghi đơn vị công suất hoạt động là BTU, chẳng hạn 9000BTU, 12000BTU, 1800BTU, 2400BTU. BTU là ký hiệu mô tả giá trị nhiệt của nhiên liệu, đồng thời cũng cho biết công suất hoạt động của bộ máy. Công thức quy đổi BTU ra KW cụ thể như sau: 1kW = 3412,14BTU/h 1000BTU = 0,293kW 9000BTU = 1HP (1 mã lực) 17
  18. Theo công thức quy đổi trên, công suất làm lạnh của một chiếc điều hòa 9000BTU là: 9000/3412,14 = 2,637 kW. Tuy nhiên, công suất tiêu thụ điện của 1 điều hòa 9000BTU sẽ tính theo đơn vị mã lực. Ta có 1 HP = 0,746 kW. Nhưng đây mới chỉ là công suất chỉ tính ở đầu nén, chưa tính ở quạt gió cục lạnh. Vì vậy, mức tiêu thụ điện thực tế của một chiếc điều hòa sẽ phải cộng khoảng 0,2 - 0,25kW ở mặt lạnh nữa. Tóm lại, công suất tiêu thụ điện của một chiếc điều hòa 9000BTU là khoảng trên dưới 0,9 kWh tùy loại. Công thức tính này chỉ áp dụng cho các loại điều hòa thông thường. Hiện nay, có rất nhiều loại điều hòa Inveter đời mới, có thể giúp tiết kiệm được khoảng 20 - 30% điện năng so với điều hòa thông thường. Thông qua sự so sánh trên có thể thấy lượng tiêu thụ của điều hòa cũ và mới chênh lệch đến 20-30% điện năng. Vì vậy, thay thế thiết bị hiện đại sẽ góp phần tiết kiệm điện rất lớn trong quá trình sử dụng. Bảo dưỡng điều hòa Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điện, đặc biệt là hệ thống điều hòa là rất quan trọng, bởi vì điều hòa sử dụng lâu ngày bụi bẩn bám vào máy, vào bộ lọc khí làm cho hệ thống thông gió bị bịt kín, gió không lưu thông vào điều hòa, điều hòa không mát đồng thời lại tiêu hao điện nhiều hơn. Quy trình bảo dưỡng điều hòa • Kiểm tra hệ thống gas điều hòa 18
  19. Lượng gas ổn định mới đảm bảo được các hoạt động của điều hòa diễn ra bình thường và đạt hiệu quả cao. Vậy nên, bạn cần tiến hành kiểm tra hệ thống gas điều hòa. Nếu cần thiết phải tiếp hành nạp gas, thay gas phù hợp. Mỗi loại điều hòa có sử dụng loại gas khác nhau. Việc thay gas không phù hợp sẽ khiến máy lạnh gặp nhiều sự cố, tình trạng hoạt động không ổn định. Do vậy, công việc này cần được nhân viên kỹ thuật giỏi chuyên môn thực hiện. • Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy lạnh Muốn thực hiện công việc này, thợ kỹ thuật phải mở vỏ máy để xem xét tình trạng hoạt động của từng thiết bị: ống dẫn có bị rò rỉ hay không, kiểm tra motor, máy bơm…Nếu có bất cứ sự cố hỏng hóc nào làm cản trở đến hiệu quả hoạt động của máy lạnh, sẽ tiến hành khắc phục ngay. • Tiến hành vệ sinh dàn lạnh Dung dịch tẩy rửa, khăn mềm, bơm áp suất sẽ được sử dụng để vệ sinh các bộ phận trong dàn lạnh. Cần lau khô trước khi tiến hành lắp đặt lại vị trí ban đầu. • Lau chùi các cánh quạt Cánh quạt là nơi rất dễ bám bụi khi sử dụng. Trước khi rửa bằng dung dịch, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành cố định vị trí và lau khô để tránh làm hư hại bộ phận này. • Dùng máy bơm nhỏ để phun nước vào các khe của cục nóng để đẩy bụi đi. • Vỏ máy và lưới lọc khí được rửa bằng nước rửa, sau đó rửa lại với nước sạch lần nữa, cuối cùng là xịt khô. 2.3.2.2. Đối với máy quát nước. *Làm sạch bụi bẩn 19
  20. Máy làm mát không khí bị bám bụi bẩn là điều không thể tránh khỏi. Lúc này bạn nên sử dụng một chiếc khăn ẩm lau sạch bụi bẩn từ vỏ máy, cánh quạt cho đến thùng chứa nước để những lần sử dụng tiếp theo máy sẽ thổi ra không khí mát hơn, không còn mùi khó chịu. *Vệ sinh motor và bơm Động cơ đóng vai trò quan trọng, vì vậy, cần vệ sinh motor và bơm để kéo dài tuổi thọ và giúp máy làm mát không khí có thể chạy liên tục trong nhiều giờ mà không bị hỏng hóc. Điều này đảm bảo máy vận hành êm ái hơn. *Vệ sinh cánh quạt Cách quạt là bộ phận để tạo ra gió. Cánh quạt thường được thiết kế nằm ở phía trong cửa ra gió nên khó vệ sinh hơn. Để đảm bảo không khí được truyền tốt hơn bạn cần lau sạch chúng, sau đó kiểm tra trên vành đai cánh quạt xem có bị lỏng lẻo hay vỡ không. Khi cánh quạt đã được làm sạch sẽ nâng cao hiệu quả làm mát không gian. *Vệ sinh thùng chứa nước Xả hết nước trong thùng chứa (nếu có) rồi dùng khăn bông sạch mềm lau sạch những mảng bám, bụi bẩn trong bình chứa nước. Tiếp tục dùng nước sạch vệ sinh lại để bình chứa sạch hoàn toàn và lắp lại van xả. Thay nước sạch vào bình chứa nước. *Bảo trì tấm làm mát Tấm làm mát Cooling Pad được ví là trái tim của máy. Để vệ sinh tấm làm mát bạn nên tháo rời tấm làm mát ra khỏi máy. Rửa sạch tấm làm mát bằng nước sạch, có thể dùng bàn chải lông mềm để cọ rửa để được sạch sẽ hơn. Sau đó để ráo rồi mới lắp vào máy làm mát. Lau sạch bụi bẩn, vệ sinh các bộ phận quan trọng của thiết bị là điều quan trọng trong quá trình bảo dưỡng và bảo trì máy làm mát không khí. 2.3.2.3.Tắt các thiết bị điện khi hết giờ làm việc. Các thiết bị điện sau một ngày sử dụng nhiệt độ các bộ phận trong thiết bị tăng lên dẫn đến việc tiêu thụ điện cũng nhiều hơn. Vì vậy, việc tắt các thiết bị điện khi hết giờ làm việc là rất quan trọng sẽ đảm bảo tuổi thọ của thiết bị đồng thời giảm tiêu hao điện. Khi một thiết bị vẫn duy trì nguồn điện cả ngày đêm không những tiêu hoa điện mà nguy cơ cháy nổ rất cao. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2