intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3 - Theo mô hình trường học mới VNEN

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

776
lượt xem
155
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tiếng Việt, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học theo mô hình học tập kiểu mới VNEN, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực. Tham khảo sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3 - Theo mô hình trường học mới VNEN" dưới đây đề hiểu hơn về phương pháp giảng dạy này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3 - Theo mô hình trường học mới VNEN

  1. Phßng gd& ®t huyÖn §«ng TriÒu Trêng tiÓu häc quyÕt th¾ng ===***===    Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học   môn Tiếng Việt lớp 3­ Theo mô hình trường học mới VNEN”. Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh Sinh Chức vụ: Giáo viên Tiểu học Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quyết Thắng Năm học: 2014­2015 1
  2. I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài.  Môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn  học ở Tiểu học ( được xem là môn học công cụ).Bởi lẽ Tiếng Việt không  những dạy cho các em biết kiến thức về ngôn ngữ trong giao tiếp mà còn giúp  các em giữ gìn tiếng mẹ đẻ,Tiếng Việt có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học  sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu, cách sử dụng ngôn ngữ  trong giao. Tiếng việt là một thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng mà lịch sử đã  chứng minh rằng “ Tiếng Việt trở thành vũ khí của dân tộc Việt Nam”.          Nhằm để đào tạo những con người đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời  kỳ  mới, đó là nhiệm vụ  của ngành giáo dục, trong đó bậc Tiểu học là bậc học  đóng vai trò làm nền móng. Cùng với những môn học khác, môn Tiếng Việt  ở  tiểu học giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát   triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Nó trang bị cho học sinh những kiến thức cần   thiết nhằm phục vụ đời sống và phát triển của xã hội. Môn Tiếng Việt ở lớp 2   và lớp 3 là cơ  sở  ban đầu có tính quyết định cho việc dạy học Tiếng Việt sau   này của học sinh.          Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tiếng Việt, người giáo viên phải thực   hiện đổi mới các phương pháp dạy học theo mô hình học tập kiểu mới VNEN,   sao cho học sinh là người chủ  động nắm bắt kiến thức của môn học một cách  tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát  hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học.Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới  của bài học, môn học. Giáo viên là người theo dõi quan sát và giúp đỡ  các em   thực hiện mục tiêu đó.         Từ những lí do trên cộng với kinh nghiệm đứng lớp, tôi đã thường xuyên   áp dụng trò chơi vào các tiết học Tiếng Việt.Tôi thấy những trò chơi ấy thật sự  2
  3. có hiệu quả cao trong giờ học, lại dễ tổ chức, dễ thực hiện, tiết học lại sôi nổi  gây hứng thú cho học sinh. Vì thế  tôi đã chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh   nghiệm:  “Một số  biện pháp tổ  chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học   sinh học môn Tiếng Việt lớp 3­ Theo mô hình trường học mới VNEN”.          Để thực hiện được nội dung sáng kiến trên bản thân tôi nhận thấy ngay từ  đầu năm nhận lớp chủ nhiệm cần phải nghiên cứu cách tổ chức học tập theo mô  hình VNEN, nội dung chương trình hướng dẫn học Tiếng Việt 3.Cùng với việc  nghiên cứu chương trình bản thân tôi còn phải kiểm tra đánh giá phân loại học   sinh cũng   như  mở  rộng các nội dung kiến thức mang tính đặc thù của môn  học.Chính vì vậy mà tôi đã lập kế hoạch cũng như giới hạn nghiên cứu ngay trên  thực tế  giảng dạy lớp mình và dạy thực nghiệm một số  tiết của các lớp trong  khối . 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 2.1.Mục tiêu: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo   hướng phát huy tính tích cực, chủ  động và sáng tạo của học sinh, tăng cường  hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kĩ năng  vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Điều đó dẫn đến những đổi mới về nội dung   và phương pháp dạy học. Chương trình mới chú ý đến phương pháp dạy học  nhằm thúc đẩy quá trình tự học của học sinh, tạo cho học sinh những cơ bản ban  đầu kỹ năng và thói quen tự học để có thể học tập lên và học tập suốt đời. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài: Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học   sinh hứng thú tham gia trong và ngoài lớp học. Trò chơi học tập môn Tiếng Việt  ̀ ạo điều kiện cho các em học sinh thực hành rèn luyện các kĩ năng nghe,   nhăm t nói, đọc, viết đồng thời tiếp thu kiến thức môn học một cách tự  giác sáng tạo.  3
  4. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn được rèn luyện, phát triển về cả  trí tuệ, thể  lực và nhân cách, đáp  ứng mục tiêu môn học Theo hướng đổi mới  VNEN đó là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tự lĩnh hội và chiếm lĩnh kiến   thức­ người giáo viên chỉ là giúp đỡ các em thông qua các hoạt động học. 3. Đối  tượng nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm này được thực hiện cho học sinh lớp 3A – Trường  Tiểu học Quyết Thắng. 4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung nghiên cứu “Một   số  biện pháp tổ  chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng   Việt lớp 3­ Theo mô hình trường học mới VNEN” .Tại trường Tiểu học Quyết  Thắng .  5. Phương pháp nghiên cứu: ­ Phương pháp quan sát.   ­ Phương pháp tìm hiểu thực tế. ­ Phương pháp điều tra. ­ Phương pháp thực nghiệm II. PHẦN NỘI DUNG: 1.Cơ sở lý luận     Môn Tiếng Việt theo chương trình trường tiểu học mới VNEN có một vị  trí quan trọng trong giáo dục  ở  Tiểu học, điều đó được thể  hiện  ở  thời lượng   giảng dạy trong từng khối lớp và nó làm công cụ để học các môn học khác. Mục  tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là: ­ Hình thành và phát triển  ở  học sinh các kỹ  năng sử  dụng Tiếng Việt   ( nghe, nói, đọc, viết) để  học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động   4
  5. của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt theo chương trình trường   tiểu học mới VNEN góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy.   ­ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những  hiểu biết sơ  giản về  xã hội, tự  nhiên và con người, về  văn hoá, văn học của   Việt Nam và nước ngoài. ­ Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và hình thành thói quen giữ gìn  sự  trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của người Việt   Nam xã hội chủ nghĩa.     Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tiếng Việt, người giáo viên phải thực   hiện đổi mới các phương pháp dạy học theo mô hình học tập kiểu mới VNEN,   sao cho học sinh là người chủ  động nắm bắt kiến thức của môn học một cách  tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát  hiện và tự  giải quyết vấn đề  đặt ra trong bài học. Từ  đó chiếm lĩnh nội dung   mới của bài học, môn học. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi­ khó khăn.  *) Thuận lợi:  ­ Về phía GV + Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và  Ban giám hiệu nhà trường, sự  đồng thuận, vào cuộc của cha mẹ học sinh . + Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sâu sắc qua các buổi  thăm lớp dự giờ, xây dựng  các bước dạy cũng như bài dạy , môn học , cách tổ  chức lớp học theo đúng với mô hình học tập VNEN. + Giáo viên dễ dàng hơn khi tổ chức dạy học trên lớp, khắc phục được  tình trạng truyền thụ kiến thức. Dựa vào thời lượng, có thể soạn bài bổ sung  hoặc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp đối tượng học  5
  6. sinh, đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương. ­ Về phía học sinh: + Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vận  dụng kiến thức,kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày. +Học sinh chủ yếu làm việc theo nhóm nhỏ, được tranh luận và đánh giá  lẫn nhau. *) Khó khăn: ­  Đối với giáo viên  :  + Giáo viên chưa linh hoạt và làm chủ thời gian trong việc hỗ trợ từng cá  nhân, từng nhóm để em nào cũng cảm thấy mình được thầy cô quan tâm. + Giáo viên chưa điều hành hợp lí hoạt động giữa các cá nhân, các nhóm  học sinh. Chính vì vậy mà  nhịp độ học tập có độ chênh lệch nhau. ­  Đối với học sinh:    + Học sinh còn quen phong cách chờ đợi giáo viên hướng dẫn từng thao  tác, từng nhiệm vụ học tập, rất khó quen với tài liệu tự học.          +  Một số em chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy cô những nội dung, yêu cầu  chưa hiểu trong tài liệu, các em sẽ không làm việc dẫn đến hiệu quả thảo luận  trong các nhóm chưa cao. + Một số học sinh ( nhóm trưởng) không đủ mạnh dạn để  đặt các câu hỏi  gợi mở cho các bạn trong nhóm, chưa đủ tự tin để bảo nhau điều hành hoạt  động nhóm. ­ Đối với phụ huynh: + Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự vào cuộc và chưa có nhiều  hiểu biết về mô hình trường học mới VNEN . Chính vì vậy khi học sinh chia sẻ  các bài tập ứng dụng  với người thân thì kết quả chưa cao, còn mang tính đại  khái. 2.2. Các nguyên nhân: 6
  7. Trong quá trình giảng dạy và  dự  giờ các đồng nghiệp trong trường .Tôi  nhận thấy rằng giáo viên chưa thường xuyên tổ chức các trò chơi  Tiếng Việt  cho học sinh trong giờ dạy do một số nguyên nhân sau đây: ­  Giáo viên ngại vận dụng và tổ chức trò chơi vì thời gian của mỗi tiết  học là có hạn, cơ sở vật chất không đáp ứng tốt cho việc tổ chức trò chơi . ­  Để chuẩn bị cho một trò chơi trong tiết học người giáo viên phải chuẩn  bị rất nhiều( đồ dùng học tập, các thiết bị dạy học, hình thức tổ chức, cách  tổchức….) Vì vậy mỗi giáo viên khi tiến hành dạy học đều ngại vận dụng hơn. ­  Khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa hiểu hết mục đích của trò chơi ấy  mang lại ý nghĩa gì? Vận dụng kiến thức gì cho môn học. Khi tổ chức các trò  chơi thì giáo viên  giao việc cho học sinh chưa rõ ràng, cụ thể . Thời gian quy  định cho mỗi hoạt động chơi chưa rõ ràng.   ­ HS chưa nắm được cách chơi, luật chơi, học sinh chưa mạnh dạn, tự tin  để tham gia  trò chơi..    Chính vì những  nguyên nhân đó bản thân tôi cần nhận thấy phải có những  phương pháp dạy học phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt 3  theo mô hình trường học mới VNEN. 3. Giải pháp, biện pháp: 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.     Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh được học theo khả  năng của riêng  mình tự quản, hợp tác và tự  giác cao trong học tập.  Nội dung học gắn bó chặt   chẽ với đời sống hằng ngày của học sinh. Từ đó góp phần hình thành nhân cách,   giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại cho học sinh.  HS phải tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực, hứng thú, tự  tin và tự  nhiên. Tạo cho học sinh tính tự  giác, tích cực trong học tập.Nhóm  7
  8. trưởng đóng vai trò chính trong tiết học hướng dẫn, điều hành tiết học hướng   dẫn nhẹ  nhàng dưới sự  trợ  giúp đúng mức, đúng lúc của giáo viên, sách giáo   khoa, đồ  dùng dạy học Tiếng Việt, để  từng học sinh (từng nhóm học sinh) tự  phát hiện, phân tích và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung  kiến thức và có thể vận dụng được kiến thức đó vào luyện tập thực hành, giúp  cho việc phát triển năng lực cá nhân học sinh. Giáo viên cần linh hoạt về nhịp độ học tập tùy theo đối tượng học sinh.  Phụ huynh và cộng đồng phối hợp chặt chẽ với giáo viên giúp đỡ học sinh  một cách thiết thực trong các hoạt động giáo dục; tham gia giám sát việc học tập   của con em mình.   Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng trường học kiểu mới VNEN.   Thay thế  các phương pháp dạy học đơn điệu ít tác dụng bằng các phương tiện  kĩ thuật hiện đại. Giúp học sinh hứng thú trong học tập, hiểu sâu, nhớ  lâu kiến   thức. Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với   kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học,  giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để  chơi, thông qua chơi   học sinh được vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống trò  chơi và do đó học sinh được luyện tập thực hành củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ  năng đã học.    Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra   bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học,giúp học sinh tiếp thu kiến thức   một cách tự giác tích cực.Giúp học sinh rèn luyện củng cố  kiến thức đồng thời  phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.    Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ  sử  dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở  thành một hoạt động vui và  hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. 8
  9.      Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Như  Bác Hồ  đã nói: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần  cho chúng học”. 3.2: Nội dung và các cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 3.2.1 Nội dung chương trình, tài liệu học tập 3 trong 1 ở các bài A, B, C môn   Tiếng Việt lớp 3: 1. Thời lượng hướng dẫn học tập Tiếng Việt 3­ Bài A (Thời lượng 2 tiết): ­ Đọc và hiểu một văn bản (văn bản đọc dạy trong 1,5 tiết của SGK TV 3 hiện   hành) ­  Luyện tập kĩ năng nói về chủ điểm mới.  2. Thời lượng hướng dẫn học tập Tiếng Việt 3­ Bài B (Thời lượng 3 tiết): ­ Kể chuyện (kể câu chuyện đã đọc ở bài A). ­ Củng cố chữ viết hoa: chữ cái, từ ngữ, câu. ­ Nghe viết, nhớ viết đoạn văn,thơ.   3.Thời lượng hướng dẫn học tập Tiếng Việt 3­ Bài C (Thời lượng 3 tiết): ­ Đọc và hiểu một văn bản (văn bản đọc dạy trong 1 tiết của SGK TV 2 hiện   hành). ­ Luyện tập về từ và câu. ­ Luyện nói theo chủ điểm mới để chuẩn bị cho bài viết đoạn văn. ­ Viết đoạn văn về chủ điểm mới. ­ Luyện tập viết từ đúng quy tắc chính tả. 3.2.2.Nội dung học tập ở các bài A,B, C :      ­  Mỗi hoạt động học tập là một đơn vị bài học Tiếng Việt       ­ Mỗi cụm bài học dùng trong 1 tuần gồm 3 bài với 3 hoạt động học tập (Ví   dụ : bài 1A, 1B, 1C)       ­ Mỗi hoạt động học tập gồm 2 phần : 9
  10. + Phần Mục tiêu : nêu yêu cầu về  kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt sau khi  học xong bài. + Phần Hoạt động bao gồm 3 loại hoạt động :              A. Hoạt động cơ bản với các chức năng :  ­ Khơi dậy hứng thú, đam mê của học sinh với bài mới .  ­ Giúp học sinh tái hiện những kiến thức và kĩ năng học sinh đã có. ­ Giúp học sinh kết nối những kiến thức, kĩ năng đã có với kiến thức, kĩ năng  mới . ­ Giúp học sinh thu nhận kiến thức, kĩ năng mới qua các hoạt động cụ thể như :  quan sát, thảo luận,phân tích. ­ Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng mới một cách thú vị qua các trò chơi,   qua đọc sáng tạo, qua chia sẻ kinh nghiệm và vốn sống của cá nhân.               B. Hoạt động thực hành với chức năng : củng cố kiến thức, kĩ năng  mới bằng cách quan sát để  nhận diện kiến thức, kĩ năng mới trong bối cảnh  khác .            C. Hoạt động ứng dụng với chức năng : hướng dẫn học sinh áp dụng  những kiến thức, kĩ năng mới vào cuộc sống thực của các em tại gia đình, cộng   đồng.  3.2.3 Cách hình thức dạy học theo mô hình VNEN: Trong dạy học Tiếng Việt người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và  lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng   dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành  hình thành và rèn luyện kĩ năng Tiếng Việt, hướng dẫn học sinh giảng giải  kết   hợp việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi   Tiếng Việt, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Tiếng Việt 3.  10
  11.  Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động là mấu chốt   của vấn đề đổi mới.Vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ  chức dạy học:  1. Qui trình 5 bước dạy của giáo viên: Bước 1: Tạo hứng thú cho học sinh. Bước 2. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm. Bước 3. Phân tích khám phá rút ra kiến thức mới. Bước 4. Thực hành. Bước 5. Ứng dụng. 2.  10 Bước học tập của học sinh: + Bước 1. Chúng em làm việc nhóm. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ  dùng học  tập cho cả nhóm. + Bước 2. Em đọc tên bài học rồi viết tên bài học vào vở ô li (lưu ý không được viết vào sách). + Bước 3. Em đọc mục tiêu của bài học. + Bước 4. Em bắt đầu hoạt động cơ  bản (nhớ  xem phải làm việc cá nhân hay  theo nhóm). + Bước 5. Kết thúc hoạt động cơ bản em gọi thầy, cô giáo để báo cáo những gì  em đã làm được để thầy, cô ghi vào bảng đo tiến độ. + Bước 6. Em thực hiện hoạt động thực hành: ­ Đầu tiên em làm việc cá nhân.  ­ Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làm còn  sai sót). ­ Em trao đổi với cả nhóm. Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc...  (lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác). + Bước 7. Hoạt động ứng dụng (gắn liền với gia đình và địa phương). 11
  12. + Bước 8. Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo. + Bước 9. Kết thúc bài, em viết vào bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và  lưu ý về  đánh giá của thầy, cô giáo).  + Bước 10. Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào. 3.2.4. Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập   Tổ  chức trò chơi học tập mỗi chúng ta phải dựa vào nội dung bài học,  điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp,   song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy luyện từ và câu có hiệu quả cao thì  đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ  mỉ, cặn kẽ  và đảm  bảo các yêu cầu sau: ­ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. ­ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. ­ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả  năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. ­ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. ­ Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo . ­ Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh.  3.2.5.Cấu trúc của trò chơi học tập. ­ Tên trò chơi. ­ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố  kiến   thức, kĩ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ  qui định hành động chơi được thiết  kế trong trò chơi. ­ Đồ dùng, đồ  chơi: Mô tả đồ dùng, đồ  chơi được sử  dụng trong trò chơi   học tập. ­ Nêu lên luật chơi: Chỉ  rõ qui tắc của hành động chơi qui định đối với   người chơi, qui định thắng thua của trò chơi. 12
  13. ­ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi. 2.3.6.Cách tổ chức chơi: ­ Thời gian tiến hành thường từ  5­7 phút.( tiến hành ngay đầu tiết học   hoặc có thể lồng ghép trong mỗi bài tập, cuối bài học) nhằm  thu hút sự chú ý và  củng cố kiến thức một cách vững chắc hơn qua mỗi loại bài tập tương ứng với  mỗi loại kiến thức. ­ Đầu tiên là giới thiệu trò chơi :  + Nêu tên trò chơi. + Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ qui định   chơi. ­ Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi . ­ Chơi thật. ­ Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu  thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. ­ Thưởng ­ phạt: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận  thoải mái và tự  giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học   sinh.Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui  như hát một bài, nhảy cò cò… 3.2.7. Một số trò chơi được áp dụng trong quá trình học môn Tiếng Việt 3 1.  Trò chơi:” XẾP ĐÚNG TRANH” *Mục đích: ­ HS xếp được đúng các tranh theo thứ tự đúng với trình tự câu chuyện. * Chuẩn bị : ­ Các bộ tranh rời ứng với mỗi câu chuyện. * Cách tổ chức: 13
  14. ­ Số đội chơi: Chơi theo vị trí nhóm của mô hình VNEN. ­ Thời gian chơi: 3­5 phút. ­ Cách chơi: +  Nhóm trưởng nhận bảng nhóm và bộ tranh rời từ góc học tập.  + Cho các bạn trong nhóm  quan sát nhanh và nêu được tranh đó ứng với  nội dung của đoạn nào trong câu chuyện đã học. +  Xếp tranh và đoạn  ứng với nội dung câu chuyện. + Báo cáo kết quả nhóm thực hiện với thầy cô. + Cách đánh giá hoàn thành: nhóm nào dán nhanh và đúng với thứ tự nội  dung câu chuyện nhóm đó sẽ nhận được 3 tràng pháo tay khen ngợi. ­Với trò chơi này tôi áp dụng trong các bài: Bài 2B “ Ai là con ngoan­ HĐ  2­ HĐCB” Bài 5B “ Biết nhận lỗi và sử lỗi­ HĐ1 của HĐCB” Bài 6B “ Em là  con ngoan, trò giỏi­ HĐ1 của HĐCB”.  2.  Trò chơi “ HÁI HOA”       * Mục đích: ­ Giúp HS ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong chương  trình. ­ Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc . * Chuẩn bị: ­ Chuẩn bị các bông hoa giấy để làm phiếu. Trên mỗi  bông hoa ghi tên 1  bài hoặc 1 đoạn của bài tập đọc đã học trong chương trình. *Cách tổ chức: ­ Số lượng học sinh : từng các nhân tham gia chơi ( khoảng từ 10­ 12 em  chơi). ­ Thời gian chơi : 20­ 25 phút. ­ Cách chơi:   14
  15. + Giáo viên treo phiếu hoa lên cây để hái.          + Từng em lên bốc hoa nhận yêu cầu của mình,thực hiện các yêu cầu ghi  trên phiếu.          +  Học sinh khác nghe và nhận xét về giọng đọc của bạn và câu trả lời của  bạn ­  Giáo viên nhận xét đánh giá.          +  Bình chọn bạn đọc hay và trả lời đúng­ Tuyên dương trước lớp. Với trò chơi này tôi tổ chức trong các bài : Bài 18 A “ Ôn tập 1­ HĐCB”  Bài 27 A” Ôn tập 1­ HĐ 1 của HĐCB” bài 27 C “ Ôn tập 3­ HĐ1 của HĐCB” 3. Trò chơi “ GHÉP CHỮ” * Mục đích: ­ Tìm tiếng có thể ghép với mỗi tiếng để tạo thành từ ngữ ­ Luyện trí thông minh nhanh tay,nhanh mắt.   * Chuẩn bị :  Bảng nhóm và thẻ tiếng *Cách tổ chức: Ví dụ : Bài 2C: THẬT LÀ NGOAN! B. Hoạt động thực hành 1. Tìm các tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau để tạo từ ngữ.           ­ xét, sét.             xào, sào.            xinh, sinh.  ­ Số đội chơi: 6 đội.Mỗi đội gồm 3 em tham gia.(HS cả lớp cổ vũ và làm  trọng tài) ­Thời gian chơi từ 3­5 phút ­ Cách chơi: +Mỗi đội chơi có một bảng nhóm và thẻ tiếng. 15
  16. + Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận nhanh   và tìm tiếng ghép thích   hợp để  tạo từ  ngữ. Sau đó mỗi đội cử  3 bạn lên chơi. Em đầu tiên lên viết từ  theo dòng một  rồi đi xuống đứng vào cuối hàng của đội mình, sau đó em thứ hai  lên và cứ  tiếp nối cho đến em cuối cùng.Trong thời gian như  nhau,đội nào xác  định   được đúng nhiều từ  nhất thì đội đó thắng cuộc.Căn cứ  vào số  lượng từ  ghép để phân loại thắng hay thua, các đội phải tìm được các từ. Chẳng hạn(  xem  xét, sấm sét­ xào rau, cây sào­ xinh xắn, sinh sôi). Đội nào được nhiều điểm thì  đội đó thắng cuộc.       Với trò chơi này tôi vận dụng vào các bài : Bài 2C “ Thật là ngoan­ HĐ1  của HĐTH” Bài 7C “ Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui­ HĐ5 của HĐTH”  Bài 15C “ Nhà Rông của người Tây Nguyên­ HĐ1 của HĐTH”.        Ngoài trò chơi trên để học sinh có thêm vốn từ  tôi còn tổ chức thêm các   trò chơi “Tìm từ viết đúng” sử  dụng trong bài 6B “ Em là con ngoan, trò giỏi ­  HĐ2 của HĐTH” Bài 15B “ Hai bàn tay quý hơn vàng bạc ­ HĐ4 của HĐTH”.  Trò chơi “ Thi tìm từ  nhanh”­ Bài 5C( HĐ2­ HĐTH) bài 6C( HĐ2­ HĐTH) bài  25C ( HĐ2­ HĐTH). Trò chơi  “ Thi xếp từ thành nhóm” Sử dụng trong các bài:  Bài 11B( HĐ4­ HĐCB) Bài 19B “ Em tự hào là con cháu Hai Bà Trưng ( HĐ1của   HĐTH). 4.Trò chơi :“TRĂC NGHIÊM ́ ̣ ” * Mục đích: ­ Ôn tập lại kiến thức đã học; luyện phản  ứng nhanh, khả năng quan sát,  nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian. ­ Rèn tính tự giác, nêu cao tinh thần đồng đội.  *Chuẩn bị:  ­ Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án.         ­  Học sinh: thẻ đúng , sai. *Cách tô ch ̉ ưć : Chia lớp làm 2 đội chơi, cử 2 trọng tài. 16
  17. ­ Cách 1: Giáo viên lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, sinh học sử  dụng   bảng nhận xét để  trả  lời, trọng tài theo dõi tổng kết. Đội nào có số  bạn trả  lời   sai ít hơn đội đó thắng cuộc. ­ Cách 2: Giáo viên cho học sinh tự làm bài, lần lượt đưa từng đáp án, học  sinh kiểm tra bài làm của mình; tự giác trả lời bằng thẻ. Trọng tài theo dõi tổng   kết. + Với trò chơi này tôi sử dụng trong các bài : Bài 9C “ Ôn tập 3­ HĐTH” Bài 18C  “ Ôn tập 3­ HĐTH) Bài 27C “ Ôn tập 3­ HĐTH) Bài 35 C “ Ôn tập 3­ HĐTH”   Trò chơi này giúp học sinh biết đánh giá bài làm của mình, giáo viên kiểm  tra bài làm của  học sinh một cách nhanh gọn hơn. 5.Trò chơi: “ NHÂN HOA”: ́ *Mục đích:  Luyện phát hiện nhanh biện pháp nhân hoá và tạo nhanh cụm từ có dùng  biện pháp nhân hoá, luyện khả năng tưởng tượng, rèn phản ứng nhanh. * Chuẩn bị: ­ Giao viên chu ́ ẩn bị một số từ ngữ gọi tên các đối tượng có thể nhân hóa  và một số  cách nhân hóa các đối tượng này (gọi tên như  người, có hành động,   đặc điểm như người, được gọi tên để chuyện trò như người). *Cách tô ch ̉ ưc: ́ ­ Chia lớp thành hai đội (A,B), giáo viên(hoặc mời 2 HS) làm trọng tài. ­ 1học sinh đội A hô, 1HS đội B đáp và ngược lại. ­  Lưu ý mỗi đội chỉ được một lần hô hoặc đáp. Mỗi lần hô và đáp đúng  sẽ đạt được nhận được một bông hoa( hoặc cờ). 17
  18. ­  Hết giờ chơi quy định, đội nào có nhiều hoa(cờ) hơn đội đó tài hơn và  ̣ thăng cuôc.  ́ ­ Tôi thường sử  dụng trong khi dạy Bài 23B: Bạn đã xem trò  ảo thuật   chưa?  ( HĐ 1 của HĐTH) 6. Tro ch ̀ ơi: “ GIẢI Ô CHỮ”    * Muc đich ̣ ́ : ̣ ́ ̣ ̣ ­ Luyên oc quan sat, nhân xet nhanh nhay. ́ ́ ̣ ­ Luyên ki năng nh ̃ ận biết và đoán từ thông qua nội dung câu hỏi gợi mở  bằng các ô chữ cụ thể.  * Chuân bi ̉ ̣: ­ Giáo viên chuẩn bị kẻ sẵn ô chữ với các ô chữ theo tùng chủ đề và nội  dung kiến thức mỗi bài học.  * Cach tô ch ́ ̉ ưć : ­ Giáo viên có thể lựa chọn nhiều hình thức thi đoán ô chữ như chia lớp  thành các đội chơi hoặc cho học sinh chơi cá nhân. ­ Giáo viên gọi học sinh lựa chọn ô chữ bất kì. ­ Người chơi nghe câu hỏi của mình và suy nghĩ trả lời . ­ Sau khi người chơi trả lời được thi ô chữ đó sẽ xuât hiện và cứ lần lượt  như vậy giải đúng được tất cả các ô chữ thì ô chữ từ khóa sẽ xuất hiện. ­ Giáo viên tuyên dương cho người chơi sau mỗi lần giải đúng ô chữ. ­ Tôi thường sử dụng trong khi dạy các bài : Bài 6B “ Em là con ngoan, trò   giỏi­ HĐ4 của HĐCB” và bài 27B “ Ôn tập 2­ HĐ3 của HĐTH” 3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. 18
  19. Để thực hiện tốt các vấn đề đã được đề cập trong nội dung sáng kiến .  Bản thân tôi luôn xác định cho mình những  điều kiện thực hiện giải pháp,biện  pháp sau đây: + Tìm hiểu rõ tác dụng của mô hình trường học mới VNEN. + Xác định tầm quan trọng của việc tổ chức lớp học mà trong đó lấy học  sinh làm trung tâm, các em tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động cơ  bản và hoạt động thực hành. + Giáo viên cần tìm hiểu những nội dung cơ bản của sách “ Hướng dẫn  học Tiếng việt 3” so với sách Tiếng Việt hiện hành không có sự thay đổi về mặt  nội dung kiến thức. Vì vậy mà khi dạy chúng ta cần chốt kiến thức cho các em  một cách cụ thể, rõ ràng. + Xây dựng đội ngũ trưởng nhóm có kĩ năng điều hành các hoạt động học  một các linh hoạt theo đúng với các lôgô in trong sách . + Trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn  chú ý đến “ tiến độ học”  của  học sinh, Để từ đó  có những biện pháp tổ chức cụ thể. +  Giáo viên luôn tạo ra hứng thú cho các em thông qua việc tổ chức các trò  chơi học tập. Đặc biệt là trong môn Tiếng Việt, các em vừa học , vừa lĩnh hội  kiến thức một cách nhẹ nhàng . Qua đó các em thích học Tiếng Việt hơn, sử  dụng ngôn ngữ “nói”, “viết” một cách thành thạo hơn. + Giáo viên luôn phối hợp với các giáo viên bộ môn, Phụ huynh học  sinh,.....Hình thành cho học sinh những ngôn ngữ “nói” để từ đó các em biết vận  dụng vào học Tiếng Việt qua ngôn ngữ “viết”. 3.4: Kết quả thu được qua khảo nghiệm. 3.4.1: Tiêu chí đánh giá      Để có được những giờ học Tiếng việt đạt hiệu quả . Mỗi người giáo viên  cần phải lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể  của lớp mình. Trong quá trình nghiên cứu của mình tôi luôn vận dụng những  19
  20. phương pháp dạy học phù hợp nhất .Một trong các phương pháp lựa chọn đó là  trò chơi .     Vậy để đánh giá phương pháp tổ chức trò chơi học tập nói chung và dạy  tiếng việt có sử dụng phương pháp trò chơi nói riêng cần có các tiêu chí sau đây: + Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một  phần của bài học. + Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học  tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận  động. + Luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các  cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác. + Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ. + Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi. +  Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học  sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung  khác của bài học một cách có hiệu quả. 3.4.2 .Kết quả  Để có được những kết quả trong quá trình nghiên cứu .Tôi tiến hành dạy  thử nghiệm ở hai lớp 3A và 3B để từ đó đánh giá chung.     Những tiết dạy tôi áp dụng trò chơi Tiếng Việt vào giảng dạy HS rất  hứng thú và  tiếp thu bài một cách chủ động, dưới sự điều hành của các nhóm  trưởng.  Các em thường xuyên chơi các trò chơi học tập đó đã mang lại hiệu quả  cao trong quá trình “ đọc, nói , viết” của mỗi em. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2