intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học ở trường Tiểu học Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Chia sẻ: Mai Huy Dũng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

76
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở lí luận và nghiên cứu thực tiễn, sáng kiến nhằm đưa ra một số biện pháp khả thi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và giảng dạy ở trường Tiểu học. Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên có cơ hội học tập nâng cao trình độ, khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học ở trường Tiểu học Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

  1. MỤC LỤC Mục                                   Nội dung Trang 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2  NỘI DUNG 3 2.1 Cơ sở lí luận 3 2.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí chuyên  4 môn của trường Tiểu học Hải Ninh 2.2.1 Khái quát tình hình địa phương 4 2.2.2 Khái quát đặc điểm nhà trường 5 2.2.3 Thực trạng ứng dụng CNTT của cán bộ, giáo viên trường TH Hải  5 Ninh  2.3 Một số  biện pháp  ứng dụng CNTT vào công tác quản lí và  7 dạy học tại trường Tiểu học Hải Ninh 2.3.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về  tin học và  ứng dụng  7 CNTT cho cán bộ, giáo viên 2.3.2 Bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng về  CNTT cho nhà  8 trường 2.3.3 Tăng cường hoạt động  ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy   9 học 2.3.4 Tổ chức tập huấn chia sẻ các nguồn tài nguyên 12 2.3.5 Tăng cường các nguồn lực đầu tư và cơ sở vật chất, kĩ thuật   14 tin học, hiện đại hoá trang thiết bị trong nhà trường 2.3.6 Kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT và bảo quản thiết bị 14 2.4 Hiệu quả  của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản   16 thân, đồng nghiệp và nhà trường 2.4.1 Cơ sở vật chất cho ứng dụng công nghệ thông tin 16 2.4.2 Kết quả   ứng dụng CNTT của giáo viên trường Tiểu học Hải  17 1                           
  2. Ninh 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18 3.1 Kết luận 18 3.2 Kiến nghị 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 2                           
  3. 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đê tai: ̀ ̀ Ngày nay, những thành tựu của khoa học – công nghệ đang đưa thế giới   từ kỉ nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin và kinh tế tri thức, tác động   tới tất cả  mọi lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật  chất và tinh thần của xã hội. Kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa   dạng và phong phú. Trong điều kiện đó, việc toàn cầu hoá và hội nhập kinh  tế  là xu thế  tất yếu khách quan của các nước đang phát triển. Các phương   tiện truyền thông, mạng viễn thông, Internet tạo điều kiện cho giao lưu, hội   nhập văn hoá và cũng là điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và phát triển  giáo dục. Nhà trường hoạt động theo hướng mở  cửa, đối thoại với xã hội,  gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học công nghệ  và  ứng dụng; giáo viên   thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương  pháp thu nhận thông tin một cách tự lực, có phân tích và tổng hợp.  Trong bối cảnh quốc tế  đó, để  đáp  ứng nhu cầu   phát triển của đất  nước, nền giáo dục Việt Nam phải  thực hiện một sự đổi mới sâu sắc và toàn  diện về  nội dung lẫn phương pháp dạy học như  tinh thần của nghị  quyết   TW2 ­ khóa VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu: “ Đổi mới mạnh mẽ   phương pháp Giáo dục ­ Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ  một chiều, rèn   luyện thành nếp tư  duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các   phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy ­  học, đảm   bảo điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên   đại học…”.       Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc  ứng dụng công nghệ  thông tin trong giáo dục  ở  các trường học đặc biệt là cấp Tiểu học còn rất  hạn chế.   Vấn đề  đặt ra là chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất  lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý,  chúng ta nên biết cách tận  dụng nó, biến nó thành công cụ  hiệu quả cho công việc của mình, mục đích  của mình.         Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ  thông tin có tác dụng  mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Công nghệ thông  tin là phương tiện để  tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào  tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự  phát triển của công nghệ  thông tin   thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho chính nó.         Thực hiện tinh thần chỉ đạo của ngành, nhận thức được rằng, việc ứng   dụng công nghệ  thông tin phục vụ  cho việc  đổi mới công tác quản lí và  3                           
  4. phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất  . Nhưng làm thế  nào để   ứng dụng công nghệ  thông tin hiệu quả  trong công  tác quản lí và dạy học? Đây là câu hỏi đặt ra cho tất cả cán bộ quản lí và giáo  viên trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên phải suy nghĩ,  trăn trở và tìm ra cho được lời giải đáp phù hợp.     Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng công nghệ  thông tin trong công tác quản lí và dạy học; được sự  quan tâm của lãnh đạo  các cấp và đặc biệt là sự  chỉ  đạo sâu sát   của Phòng GD&ĐT, trong những  năm học vừa qua cá nhân tôi đã có nhiều cố  gắng trong việc xây dựng, triển  khai kế  hoạch  ứng dụng công nghệ  thông tin trong nhà trường và bước đầu  thu được một số  kết quả  nhất định. Vì lẽ  đó, tôi đã tập trung nghiên cứu và   đưa ra một số  biện pháp  ứng dụng công nghệ  thông tin vào công tác quản lí  và dạy học trong trường tôi đang công tác. Và với đề tài “ Một số biện pháp   ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học ở trường Tiểu học   Hải Ninh­ Tĩnh Gia­ Thanh Hóa” tôi hi vọng sẽ góp phần tháo gỡ những khó  khăn và nâng cao chất lượng  ứng dụng công nghệ  thông tin trong quản lí và  giảng dạy ở các trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Mục đích nghiên cứu . Trên cơ sở lí luận và nghiên cứu thực tiễn, sáng kiến nhằm đưa ra một   số biện pháp khả thi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí  và   giảng dạy ở trường Tiểu học.          Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên có cơ hội học tập nâng cao trình độ,   khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy. 1.3. Đối tượng nghiên cứu:  Các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học ở  trưởng Tiểu học Hải Ninh­ Tĩnh Gia­ Thanh Hóa năm học 2016­ 2017 1.4. Phương pháp nghiên cứu:  1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu văn bản, chỉ  thị, Nghị  quyết  của  Đảng, Nhà  nước,   của Bộ  GD­ĐT   về   nhiệm vụ  tăng   cường ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu tài liệu:   Nghiên cứu giáo trình, sách báo, các chuyên đề dạy học có liên quan đến việc  ứng dụng công nghệ  thông tin vào trường học của các địa phương; nghiên  cứu báo cáo kế  hoạch của trường Tiểu học Hải Ninh huyện Tĩnh Gia tỉnh  Thanh Hoá và kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của các trường học. 1.4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:  4                           
  5. ­ Phương pháp quan sát. ­ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm. ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.        ­ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1  Cơ sở lý luận:       Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công   nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử  lí thông tin. Theo quan niệm   này thì công nghệ thông tin là một hệ thống các phương pháp khoa học, công  nghệ, phương tiện, công cụ, chủ  yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ  thống các kho dữ  liệu nhằm tổ  chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử  dụng hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn  hoá, xã hội của con người.        Theo Nghị quyết số 36­NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính   trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng   dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và  hội nhập quốc tế. Chính phủ đặt nhiệm vụ trọng tâm tăng cường và đổi mới   công tác tuyên truyền, phổ  biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về  công  nghệ thông tin trong xã hội, bảo đảm công nghệ thông tin là một trong các nội  dung trọng tâm, thường xuyên trong các chương trình truyền thông của các cơ  quan thông tin đại chúng các cấp. Đặc biệt, sẽ xây dựng và đưa vào khai thác   hệ  thống Cổng thông tin điện tử  cơ  quan hành chính nhà nước thống nhất,   thông suốt từ Trung  ương đến địa phương; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử  lý phản ánh, kiến nghị  về  quy định hành chính và tình hình, kết quả  giải  quyết thủ  tục hành chính tại các cấp chính quyền. Cũng theo kế  hoạch của   Chính phủ, sẽ thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả  các ngành, các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành  của cơ  quan nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh   tranh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành  kinh tế, kỹ thuật, các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, giao thông, xây dựng,  điện, thuế, hải quan, tư pháp… Thực   hiện  hướng  dẫn  số:  4622/BGDĐT­CNTT   ngày  20  tháng  9  năm  2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công  nghệ thông tin cho năm học 2016 – 2017, trong hướng dẫn đã chỉ rõ: Nâng cao  5                           
  6. năng lực  ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng chuẩn kĩ năng sử dụng công   nghệ  thông tin quy định tại Thông tư  số  03/2014/BTTTT ngày 11/3/2014 của  Bộ Thông tin và Truyền thông; Kĩ năng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Kĩ  năng khai thác sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý trong nhà trường.  Kĩ năng sử  dụng phần mềm trình chiếu, phần mềm hỗ  trợ  soạn bài giảng  tương tác, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm  ảo, phần mềm dạy học để  đổi  mới nội dung, phương pháp dạy học trên lớp học. Kĩ năng xây dựng bài giảng   e­Learning, xây dựng sách giáo khoa điện tử; khai thác các nguồn học liệu, kĩ  năng tìm kiếm thông tin trên Internet…Kĩ năng cài đặt hệ  điều hành và các  phần mềm  ứng dụng cơ  bản; kĩ năng sửa chữa, khắc phục những hỏng hóc  đơn giản của máy tính và thiết bị  công nghệ thông tin; kĩ năng quản lý, khai  thác, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin phục vụ dạy học... Nội dung hướng dẫn cũng đưa ra: Hệ  thống phần mềm  ứng dụng công  nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, Sử dụng phần mềm quản lí nhà trường  trực tuyến, gồm: quản lí hành chính điện tử (e­office), quản lí học sinh, quản   lí giáo viên, quản lí các kỳ thi, xếp thời khóa biểu, quản lí tài chính, quản lí cơ  sở vật chất, quản lí thư viện... Ứng dụng sổ điện tử, học bạ điện tử. Ứng dụng công nghệ  thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy và   học, gồm: sử dụng hiệu quả các thiết bị, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo,   phần mềm mô phỏng;  ứng dụng một cách có hiệu quả  hệ  thống  ứng dụng  dạy – học thông minh, hiện đại ở những nơi có điều kiện; ứng dụng kho bài   giảng e­Learning, sách điện tử, sách giáo khoa điện tử  đổi mới phương pháp  dạy – học; ứng dụng hệ thống đánh giá người học trực tuyến. .. Không ngừng nâng cao nhận thức, năng lực  ứng dụng công nghệ  thông   tin của đội ngũ cán bộ  quản lí và giáo viên theo hướng chuẩn hóa và chuyên   nghiệp, từng bước đạt chuẩn quốc tế. Như  vậy, ta thấy được tầm quan trọng trong việc đẩy mạnh  ứng dụng  công nghệ  thông tin trong quản lí và dạy học là vấn đề  tất yếu trong giai   đoạn hiện nay.    2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí chuyên môn   và giảng dạy của trường Tiểu học Hải Ninh­ Tĩnh Gia­ Thanh Hóa        2.2.1 Khái quát tình hình địa phương.    Hải Ninh là một xã vùng bãi ngang, nằm ở phía Đông Bắc huyện Tĩnh Gia.  Là một xã có gần 3 km đường quốc lộ 1A chạy qua, có bờ biển dài hơn 2 km.   Hải Ninh có nền kinh tế  đa ngành nghề: nông nghiệp, buôn bán, đánh bắt  6                           
  7. thủy hải sản. Trong những năm gần đây đời sống nhân dân địa phương đã có  nhiều thay đổi, trình độ  dân trí đã được nâng lên một cách rõ rệt. Phụ  huynh   học sinh đã quan tâm hơn đến việc học hành của con em. Các cấp các ngành   của địa phương cũng đã quan tâm đầu tư  nhiều hơn cho công tác giáo dục.   Bên cạnh đó với tinh thần hiếu học của người dân Hải Ninh cũng là điều   kiện thuận lợi cho công tác dạy chữ, dạy người của những người đứng trên   bục giảng.     Tuy nhiên với một xã còn nghèo như  Hải Ninh, một bộ phận nhân dân có   cuộc sống bấp bênh, phụ  thuộc nhiều vào thiên nhiên; đất chật, người đông;  tỉ lệ sinh đẻ cao; số lượng trẻ mồ côi nhiều… đó cũng là điều kiện khó khăn   ảnh hưởng nhỏ  đến giáo dục và những người làm công tác giáo dục  ở  địa   phương.       2.2.2 Khái quát đặc điểm nhà trường: Trường Tiểu học Hải Ninh được thành lập từ năm 1957. Trong suốt  60  năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã được Đảng, chính quyền địa  phương quan tâm, nhân dân đồng tình ủng hộ. Đồng thời được sự chỉ đạo sâu  sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tĩnh Gia, sở Giáo dục và Đào tạo   Thanh Hoá nhà  trường luôn luôn vững bước tiến lên, là một địa chỉ  tin cậy  cho con em trong xã.  Năm học 2016­2017 trường có 35 lớp với 1131 học sinh. Toàn trường  có 47 cán bộ, giáo viên. 100% cán bộ giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên   chuẩn. Nhà trường trong những năm gần đây liên tục đạt danh hiệu tập thể  xuất sắc cấp huyện.   Toàn trường có 24 cán bộ  giáo viên có chứng chỉ  tin học đạt 51,1%.   Con số  này còn rất khiêm tốn so với yều cầu cấp thiết hiện nay. Mặt khác   trong số những cán bộ giáo viên có chứng chỉ tin học vẫn còn nhiều người sử  dựng và  ứng dụng công nghệ  thông tin chưa hiệu quả. Chính vì vậy hằng   năm nhà trường vẫn phải có kế hoạch bồi dưỡng công nghệ thông tin cho cán   bộ giáo viên trong trường.     Về cơ sở vật chất cho ứng dụng công nghệ thông tin: TT Máy  Tính Phòng máy Phòng đa năng Máy ảnh KTS Năm học Máy tính Máy in chiếu  projector Dùng  Dùng  Dùng  Tổng Tổng Tổng 7                           
  8. được được được 1 2014­2015 5 5 02 02 3 3 0 0 0 2 2015­2016 7 7 02 02 3 3 0 0 0     Bảng trên đây cho thấy thực trạng cơ sở vật chất cho ứng dụng công nghệ  thông tin của trường trong hai năm đã có nhiều cải thiện song còn ở mức hạn   chế:  Số  lượng và chất lượng  các trang thiết bị  còn chưa đồng đều, tỉ  lệ  phương tiện công nghệ thông tin trên số lớp của nhà trường còn hạn chế. Đây   là một khó khăn rất lớn cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào  quản lí và dạy học như yêu cầu đặt ra.        2.2.3 Thực trạng  ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ  giáo viên   trường Tiểu học Hải Ninh Qua những năm học trước  cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin  ở nhà trường cũng đã áp dụng các hình thức phổ biến  như: ­ Dạy học bằng giáo án điện tử hay bài giảng điện tử ­ Khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ  quản lí và dạy học ­ Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng internet ­ Dạy các hoạt đông thông qua các phần mềm…           ­  Quản lí cán bộ giáo viên bằng các phần mềm…. Thực trạng sử  dụng các hình thức  ứng dụng CNTT vào dạy học trong  trường Tiểu học Hải Ninh qua điều tra thể  hiện  ở  kết quả  trong bảng như  sau: Các mức độ sử dụng Không thường xuyên Không thực hiện Số giáo viên Thường  xuyên Tỷ lệ ( %) Tỷ lệ ( %) Rất ít Tỷ lệ ( %) Tỷ lệ ( %) Các   hình   thức   ứng  T dụng   CNTT­TT  T trong day học Dạy học bằng giáo án  7 1 41 8 20 29 4 10 0 0 điện tử 0 Khai thác thông tin qua  3 2 mạng   Internet   phục   vụ  41 16 39 15 10 24 0 0 7 dạy học 8                           
  9. Tổ  chức học tập, tìm  3 3 hiểu   kiến   thức   qua  41 15 37 16 10 24 0 0 9 mạng Internet Dạy học máy tính, qua  4 4 41 11 27 17 13 31 0 0 các phần mềm   2 Bảng trên cho thấy các hình thức  ứng dụng   công nghệ  thông tin vào   dạy học đã được giáo viên thực hiện nhưng đều ở mức không thường xuyên  và rất ít. Việc khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học còn rất  hạn chế. Qua khảo sát và trao đổi với đội ngũ giáo viên trong nhà trường tôi  thấy rằng việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học hầu như mới chỉ  được thực hiện ở các giờ dạy chuyên đề, giờ thi giáo viên giỏi và trong một   số giờ dạy được thanh tra có báo trước. Tỉ lệ số giờ dạy có ứng dụng ở mức  rất thấp. Trang thiết bị hiện đại đã đầu tư như máy tính, máy chiếu đa năng  có giờ trống, không được khai thác hàng ngày rất cao. Từ  thực trạng trên, tôi nhận thấy việc  ứng dụng công nghệ  thông tin  vào  dạy học cũng như công tác quản lý chuyên môn trong trường Tiểu học Hải   Ninh còn có những hạn chế sau: Cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc phát triển ứng dụng công nghệ thông   tin   trong quản lí thiết bị  thiếu, tỉ  lệ  máy tính trong trường còn thấp về  số  lượng, kém về chất lượng, các phần mềm hỗ trợ giảng dạy còn ít.          Một số giáo viên chưa có chứng chỉ tin học, việc ứng dụng công nghệ  thông tin của một bộ phận giáo viên còn nhiều hạn chế.             Nhân lực phục vụ  cho việc phát triển  ứng dụng công nghệ  thông tin   trong quản lí còn thiếu và còn yếu.      Sự hiểu biết về công nghệ thông tin của đa số giáo viên trong trường còn   chưa được chuyên sâu. Nhiều thuật ngữ, cùng các kĩ thuật máy tính phức tạp  chưa nắm bắt được. Việc sử  dụng máy móc chưa khoa học, làm cho máy móc bị  hư  hỏng,   phải sửa chữa nhiều. Không có người am hiểu về  các thiết bị  công nghệ  thông tin nên thường xuyên phải thuê thợ bên ngoài về sửa chữa khi có sự cố  xảy ra.          2.3. Một số  biện pháp  ứng dụng công nghệ  thông tin vào công tác   quản lí và dạy học tại trường Tiểu học Hải Ninh 9                           
  10.        2.3.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng công   nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên.        Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang  tính tất yếu của  ứng dụng  công nghệ  thông tin  trong đổi mới phương pháp  giảng dạy thông qua nhiều hình thức như: triển khai các văn bản chỉ đạo của   Bộ, ngành về   ứng dụng  công nghệ  thông tin  trong dạy học; thông qua các  buổi họp hội đồng sư  phạm, sinh hoạt chuyên môn tổ  khối, hội thảo chuyên  đề…Động viên, khuyến khích các thầy, cô giáo cao tuổi có kinh nghiệm, say  mê công nghệ  thông tin, say sưa tìm tòi phương pháp giảng dạy mới, tổng   hợp, góp ý, kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp   dạy học hiện đại để đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy học, coi đó là tấm  gương sáng cho cán bộ, giáo viên trẻ  noi theo. Đặc biệt, để  triển khai thành  công thì trước hết, lãnh đạo nhà trường phải nhận thức đầy đủ  về  vai trò và  tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy ­ học,  phải  là người tiên phong, đi đầu trong việc  ứng dụng các tiện ích của công nghệ  thông tin đem lại, tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho cán bộ, giáo   viên trong nhà trường noi theo...     Có chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên, khen thưởng, tuyên dương các   cá nhân, tập thể   ứng dụng hiệu quả  công nghệ  thông tin trong công việc và   đổi mới phương pháp dạy học. Coi đó là một tiêu chí thi đua trong các cá nhân,  tập thể  trong nhà trường.  Nếu chỉ  phát động mà không quan tâm, không thể  hiện quyết tâm và thực hiện những biện pháp bổ sung thì việc ứng dụng  công  nghệ thông tin của giáo viên cũng không thể mang lại kết quả như mong đợi.       2.3.2 Bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng về  công nghệ thông tin  cho nhà trường       Thành lập ban công nghệ  thông tin trong nhà trường do Hiệu trưởng làm  trưởng ban để theo dõi, giúp đỡ các cán bộ, giáo viên. Tích hợp, lồng ghép và  triển khai các hoạt động về   ứng dụng công nghệ  thông tin trong nhà trường.  Xây dựng kế  hoạch cử  cán bộ, giáo viên đi học lấy chứng chỉ  để  nâng cao  trình độ chuyên môn về Tin học, giáo viên không đi học các lớp cấp chứng chỉ  thì chỉ  cần có kĩ năng sử  dụng,  ứng dụng; đồng thời mời các chuyên gia và  giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm, hướng dẫn trực tiếp, thuyết trình bằng   máy chiếu, thảo luận, hỏi đáp, thực hành tại trường. Bồi dưỡng kiến thức về  tin học cho cán bộ lãnh đạo, giáo viên và nhân viên có đủ trình độ để sử dụng,   khai thác tốt các thiết bị  công nghệ  thông tin trong quản lý nhà trường. Tin   10                           
  11. học hóa trong công tác quản lý nhân sự, công tác báo cáo cấp trên, trao đổi   thông tin trong trường qua email,…       Thực hiện việc bồi dưỡng ngắn ngày, trực tiếp cho giáo viên có những   kiến thức và kĩ năng cần thiết để  ứng dụng các thiết bị  và phần mềm nhằm  đổi mới nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá, vận  dụng phương tiện công nghệ  thông tin vào tự  học, bồi dưỡng chuyên môn,  nghiệp vụ.           Hằng năm, luân phiên tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng sử dụng  công nghệ thông tin cho giáo viên cốt cán để sử dụng được máy vi tính, phần  mềm ứng dụng vào giảng dạy, công tác. Từ những giáo viên cốt cán này này  sẽ  tự  bồi dưỡng cho những giáo viên khác trong trường về  những kiến thức   cơ  bản của tin học để  có khả  năng sử  dụng tốt máy vi tính trong công tác  “Học thầy không tày học bạn”.      Qua kinh nghiệm cho thấy một cách học tập nhanh nhất của Tin học đó là   học tập kinh nghiệm, qua “truyền tay” và chỉ bảo trực tiếp qua máy tính ngay   từ tổ, nhóm chuyên môn.        Tổ chức cho cán bộ giáo viên tự học bồi dưỡng thường xuyên nội dung 3  các modul :     TH 20 Kiến thức kĩ năng tin học cơ bản.     TH 21 Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft  powerpoint trong dạy học    TH 22 Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở Tiểu học    TH 23 Mạng Internet tìm kiếm và khai thác thông tin. Hình 1.  Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên       Thông qua việc tự học bồi dưỡng thường xuyên ở 4 modul này, giáo viên   được cung cấp rất nhiều kiến thức từ đơn giản nhất như khái niệm về thông   tin tin học, bổ  sung kiến thức về  cách soạn thảo văn bản trên word trên  excel… đến việc khai thác tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Đó là những   kiến thức cơ  bản mà cần thiết nhất để  giáo viên có thể  soạn giáo án, căn   chỉnh văn bản,… Không những thế, thông qua học BDTX  ở TH 21 giáo viên  biết thiết kế một bài thuyết trình thông qua các slide, biết chèn hình ảnh, chèn  11                           
  12. clip vào các slide và thực hiện tất cả  các thao tác trên slide, sau đó biết cách   trình chiếu. Thông qua việc học BDTX  ở TH 22 giáo viên được biết về Web  Quets (Phương pháp khám phá trên mạng) và thiết kế  được các Web Quets  bằng phần mềm Word phục vụ  cho công tác dạy học. Và còn nhiều phần   mềm khác được khai thác và giới thiệu  ở  TH 22 như  tạo bản đồ  tư  duy từ  iMindmap…        2.3.3. Tăng cường các hoạt động  ứng dụng công nghệ  thông tin trong   quản lí và dạy học          Nhà trường tổ chức những cuộc phát động phong trào thi đua học tập,   bồi dưỡng,  ứng dụng công nghệ  thông tin trong hoạt động của toàn trường   đặc biệt trong các kì hội giảng, kỉ  niệm ngày 20/10,   20/11, 8/3, ... để  phát  động phong  trào sử  dụng,  ứng dụng, học tập lẫn nhau về  kiến thức công  nghệ thông tin.                                        Hình 2.  Giờ  học Ứng dụng công nghệ thông tin  ở lớp 4G       Đưa vào quy chế  chuyên môn, mỗi tháng mỗi giáo viên phải soạn được   một tiết giáo án  điện tử  và  giảng dạy trên máy chiếu để  đồng nghiệp học  hỏi, rút kinh nghiệm; mỗi tháng mỗi giáo viên phải dự  được từ  3­5 giờ  dạy  của đồng nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.  12                           
  13.                                            Hình 3. Giờ học ứng dụng công nghệ thông tin ở lớp 5A              Tăng cường khai thác thông tin trên mạng internet để  tra cứu, tải các  thông tin, phần mềm phục vụ công tác chuyên môn và đổi mới phương pháp  ở nhà trường và đây cũng là môi trường thuận lợi giúp các nhà giáo khai khác  nhanh nhất các nguồn thông tin hiện đại trên thế giới. Kết nối mạng Internet  đưa máy tính, mạng máy tính, máy chiếu về các tổ, nhóm chuyên môn để các   cán bộ, giáo viên tranh thủ, truy cập lấy thông tin phục vụ công việc của mình  tại Thư viện nhà trường.                               Hình 4. Hình ảnh giáo viên truy cập thông tin trên mạngInternet          Phát động giáo viên, học sinh tích cực tham gia các cuộc thi qua mạng do   Bộ  GD& ĐT tổ  chức nhằm nâng cao chất lượng. Trong mấy năm học gần   đây, mặc dù Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như  Sở  Giáo dục và Đào tạo   không tổ chức thi Violympic Toán, Tiếng Anh qua mạng song nhà trường vẫn  phát động ở giáo viên lập nick giải toán qua mạng, mỗi giáo viên có một nick  toán lớp mình trực tiếp dạy và một nick lớp 4 hoặc lớp 5. Riêng giáo viên  13                           
  14. Tiếng Anh phải có nick của cả  ba lớp 3,4,5. Nhà trường khuyến khích học   sinh tham gia giải Toán và Tiếng anh qua mạng nếu gia đình có máy vi tính  kết nối mạng. .                                      Hình 4. Học sinh thi Violympic Tiếng Anh trên mạng cấp trường           Tổ chức nhóm giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt cùng hiệu trưởng,   phó hiệu trưởng tham gia thiết kế bài giảng điện tử e­learning. Qua đó, nâng  lên một tầm cao mới của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy   của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.      Khai thác triệt để Website của trường: Từ sau khi trang Web của trường   được hoàn thiện và bàn giao, nhà trường đã  thông báo và cung cấp địa chỉ  cổng thông tin của đơn vị   đến toàn thể  cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ  học sinh và nhân dân, các cơ quan, tổ chức có liên quan được biết để truy cập,  đồng thời bổ sung địa chỉ  cổng thông tin điện tử  (TTĐT) vào nhóm thông tin   liên hệ của đơn vị trên các văn bản hành chính. Thành lập Ban biên tập, trong  đó Trưởng ban là Hiệu trưởng nhà trường, phó ban là các phó hiệu trưởng,   các ủy viên là đại diện các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị. Ban hành quy chế  về quản lý vận hành, sử dụng và cung cấp thông tin trên cổng TTĐT của đơn  vị. Phân công nhiệm vụ, tổ  chức viết bài, đăng bài và kiểm duyệt nội dung  trên cổng TTĐT. Tổ  chức tập huấn kĩ năng viết bài, đăng bài, duyệt bài cho  các thành viên ban biên tập và các cộng tác viên. Thường xuyên đăng tải các  văn   bản   quy   phạm   pháp   luật   liên   quan   đến   hoạt   động   giáo   dục   của   nhà  trường, của ngành, của Đảng và nhà nước. Mỗi ngày dành ít nhất 02 giờ  để  truy cập các trang Web, tìm hiểu, nghiên cứu những cái hay, cái thực tiễn để  áp dụng vào nhà trường. 14                           
  15. Triển khai các bộ  phận nhà trường dành thời gian ít nhất 04 giờ  vào   công việc đăng tải, truyền tải, sắp xếp dữ liệu trên Website. Trong những năm tiếp theo bản thân tôi tiếp tục nghiên cứu, mở  rộng  phần mục về quảng bá hình ảnh nhà trường; Xây dựng góc trao đổi thảo luận  giữa phụ huynh học sinh và nhà trường; trang mục dành cho học sinh.                     Hình 5. Hình ảnh trên website trường Tiểu học Hải Ninh 2.3.4 Tổ chức tập huấn, chia sẻ các nguồn tài nguyên            Nhà trường cần đẩy mạnh việc  ứng dụng CNTT trong giáo dục theo  hướng tin học hóa quản lý giáo dục và sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ  trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp quản lý và dạy học như:  Thực hiện tốt chương trình quản lý nhân sự, hệ thống thông tin quản lý giáo   dục trong nhà trường. Tin học hóa công tác quản lý tài chính, ngân sách nhà nước . Khai thác tốt các phần mềm quản lý đang thực hiện trong nhà trường theo sự  chỉ đạo của ngành: Phần mềm phổ cập, VEMIS, EMIS, PMIS… Thực hiện tốt công tác báo cáo qua hệ  thống    http://thongke.smas.edu.vn  ;  Eqms Trong dạy và học, chỉ  đạo, khuyến khích giáo viên tăng cường khai thác, sử  dụng có hiệu quả  các phần mềm như: phần mềm mô tả, mô phỏng, minh   họa, chứng minh, vẽ  hình học, ... để  đổi mới nội dung và phương pháp dạy  học. 15                           
  16. Sử   dụng   tốt   các   phần   mềm   thiết   kế   bài   dạy   như:   phần   mềm   Microsoft   PowerPoint, Microsoft Frontpage, HTML, Violet, Macromedia Flash, ... Hệ  thống Email nhà trường đã thiết kế  tạo các nhóm hoạt động, bao  gồm: Ban liên tịch nhà trường, Các tổ chuyên bộ, chi bộ; địa chỉ nhóm các đơn   vị  trường học.  100% cán bộ  giáo viên đều có địa chỉ  email và biết gửi thư,  nhận thư qua địa chỉ email. Hàng ngày bộ phận văn phòng nhà trường nghiên  cứu các thư đến để  truyền tải thư cho các bộ  phận và báo cáo Ban lãnh đạo  nhà trường theo các địa chỉ  nhóm đã được thiết lập Ngoài ra nhà trường còn  lập một hộp thư  riêng với địa chỉ  thuvienthanthienthhaininh@gmail.com qua  đó trao đổi thông tin với tất cả thành viên trong nhà trường. Hình 6. Hình ảnh hộp thư nội bộ của nhà trường    Các kế  hoạch năm học, kế  hoạch theo học kì, tháng, tuần của nhà trường,  Liên đội và các đoàn thể đều được gửi vào hộp thư điện tử  của nhà trường,   tạo được thói quen cho giáo viên cập nhật thông tin qua thư điện tử. Giáo viên  nào không cập nhật sẽ  không nắm bắt được kế  hoạch cho nên đó cũng là  điều kiện buộc người giáo viên phải thay đổi nếp nghĩ, nếp tư duy, từ đó có  sự  đầu tư mua máy tính, kết nối mạng tại gia đình để đáp ứng yêu cầu công  việc.       Khai thác các tiện ích trên  ứng dụng Google như: lịch, Drive, trang tính,  biểu mẫu… Trong năm học vừa qua, trong các kì báo cáo tôi đã trực tiếp sử  dụng các ứng dụng của google như trang tính hay biểu mẫu;  tôi tạo các biểu   mẫu báo cáo theo yêu cầu trên Excel sau đó chia sẻ đến địa chỉ email của giáo   viên hoặc các tổ trưởng chuyên môn để giáo viên trực tiếp báo cáo và sau đó   16                           
  17. nhận báo cáo trực  tiếp qua chia sẻ  trực  tuyến trên  địa chỉ  email của nhà  trường. Với cách làm này giúp công tác báo cáo của tôi được nhanh gọn số  liệu đầy đủ, chính xác đúng biểu mẫu theo yêu cầu. Với những báo cáo thuộc dạng như  đăng kí thi đua, đăng kí sáng kiến kinh  nghiệm hoặc khảo sát tình hình lớp học, tôi sử  dụng khảo sát online với   google biểu mẫu. Đầu tiên tôi xây dựng hệ thống các câu hỏi và các dạng trả  lời sau đó chia sẻ  câu hỏi tới địa chỉ  email của những giáo viên cần khảo sát  để  giáo viên chia sẻ  trực tuyến. Khi đã nhận đầy đủ  câu trả  lời, tôi nghiệm  thu câu trả lời có thể chuyển dưới dạng bảng Excel lấy số liệu báo cáo cấp   trên.                  Hình 7. Hình ảnh bảng tính được chia sẻ để báo cáo trực tuyến 2.3.5 Tăng cường các nguồn lực đầu tư  và  cơ  sở  vật chất, kĩ thuật tin  học, hiện đại hoá trang thiết bị trong nhà trường.      Hằng năm, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể tham mưu và duyệt với   phòng GD&ĐT và UBND huyện ra quyết định cho phép mua bổ  sung thêm  trang thiết bị, máy tính cho nhà trường. 17                           
  18. Tiết kiệm các khoản chi tiêu trong năm từ ngân sách, các khoản thu nhập phúc   lợi của tập thể để mua sắm, bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính, mạng máy   tính phục vụ cho giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin. Tích cực làm tốt công tác xã hội hóa để  huy động nhân dân, cộng đồng, cha  mẹ  học sinh, các nhà hảo tâm tài trợ  đóng góp cho nhà trường để  trang bị  thêm cơ sở vật chất, máy tính và mạng máy tính cho nhà trường. Việc trang bị cơ sở  vật chất phải có kế  hoạch, lộ  trình từng bước, từng giai  đoạn, từng mảng công việc cụ thể theo hướng hiện đại hóa được đến đâu là  đảm bảo hoạt động tốt đến đó không dàn trải, mỗi công việc một ít. Đồng thời phải vào sổ tài sản của cơ quan, bàn giao cho cán bộ phụ trách cụ  thể, có chế  độ  bảo quản, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên để  các thiết bị  luôn luôn hoạt động tốt. Có kế hoạch khai thác, sử dụng các thiết bị đúng mục   đích, hiệu quả.  2.3.6 Kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin và bảo quản thiết  bị     Căn cứ vào kế  hoạch chung của năm học, kế hoạch ứng dụng CNTT vào  dạy học trong các trường Tiểu học, kế  hoạch các công tác kiểm tra chuyên   môn, kiểm tra chuyên đề,... phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên phụ  trách  công tác  ứng dụng và phát triển công nghệ  thông tin chủ  động đề  xuất với  Hiệu trưởng nội dung, biện pháp, hình thức tiến hành kiểm tra các nội dung  của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo kế hoạch đã  đề  ra. Để việc kiểm tra đảm bảo mục tiêu, cần tổ  chức bộ  máy và thiết kế  các hoạt động của bộ máy kiểm tra cho phù hợp. Bộ  máy kiểm tra phải là những người vừa thạo kiến thức về  công nghệ  thông tin vừa có nghiệp vụ về công tác kiểm tra để đảm bảo tính khách quan   trong quá trình kiểm tra, đồng thời phát hiện kịp thời những thiếu sót, lệch  lạc cũng như những gương tốt điển hình trong việc thực hiện các hoạt động.  Có nhiều hình thức kiểm tra mà nhà trường đã tiến hành như: Kết hợp với  kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện để kiểm tra hoạt động ứng dụng công  nghệ  thông tin của một giáo viên, một tổ, nhóm chuyên môn. Kiểm tra một   chuyên đề  như  việc đầu tư  và khai thác các thiết bị  công nghệ  thông tin đã  được đầu tư vào dạy học, kiểm tra việc xây dựng cơ sở dữ liệu, khoa học liệu  điện tử dùng chung của nhà trường. ­ Hướng dẫn cách bảo quản thiết bị công nghệ thông tin.    Hướng dẫn và có giải pháp với cán bộ, giáo viên sử  dụng máy chiếu đúng   quy trình: Đối với các thiết bị  điện, điện tử  nói chung đều yêu cầu sử  dụng   18                           
  19. đúng quy trình. Máy chiếu Projector lại càng đỏi hỏi quy trình nghiêm ngặt,  đặc biệt là quy trình tắt máy.  Nghiêm cấm tắt máy chiếu đang hoạt động  bằng   cách   ngắt   cầu   giao   tổng,   trước   khi   ngắt   nguồn   điện,   chờ   đèn   ON/STANDBY trên máy chiếu chuyển sang màu đỏ  (khoảng 90 giây).  Nếu  không tắt máy hoặc tắt luôn nguồn đều được xem là thực hiện chưa đúng quy  trình và cần có giải pháp xử lý, có như vậy độ bền của máy được nâng cao.       Tác động kĩ thuật để hạn chế những hư hỏng thường xảy ra do người sử  dụng   làm hỏng: Một trong những hư  hỏng phổ  biến, làm cho nhiều máy   chiếu không sử dụng được là dây cắm bị hỏng do các nguyên nhân: giáo viên   cắm không đúng kỹ  thuật làm cho chân cắm bị  cong, gãy; do dây bị  gấp làm  gãy, đứt. Để  hạn chế  những hư  hỏng đó cần sửa đổi thiết bị  đầu cắm vào  máy tính.          Hệ thống hỗ trợ, phòng chống Virus: Sử dụng phần mềm phòng chống  Virus chung cho toàn trường: Nhà trường đã có một số  giải pháp để  phòng  virus như  dùng phần mềm đóng băng Deep freeze, một số  máy dùng phần   mềm phòng chống virus có bản quyền BKAV,  tuy nhiên vẫn không phát huy   được hiệu quả, các máy vẫn bị nhiễm Virus, dữ liệu và phần mềm có thể  bị  mất, đặc biệt là đa số các máy tính trong mạng LAN sau khởi động một thời  gian ngắn bị rớt mạng mà nguyên nhân do Virus. Để khắc phục tình trạng này   cần sử dụng một phần mềm phòng chống Virus có bản quyền chung cho toàn  trường.       2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,  với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.          Sau 1 năm học 2016 – 2017 đưa các biện pháp quản lý và chỉ  đạo bồi   dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên trong trương tôi thu được kết quả sau:  2.4.1. Cơ sở vật chất cho ứng dụng công nghệ thông tin Máy in,  Máy  Tính Phòng máy Máy tính Máy  chiếu  Phòng đa năng Máy ảnh KTS photo projector STT Năm học Dùng được Dùng được Dùng được Tổng Tổng Tổng 1 2016 – 2017 10 10 3 3 4 4 0 0 02  Bảng trên đây cho thấy kết quả  đầu tư  cơ  sở  vật chất cho  ứng dụng công   nghệ  thông tin của trường  trong  năm học vừa qua đã có nhiều chuyển biến  19                           
  20. tích cực: Số máy tính tăng lên 10 máy (so với năm học trước tăng 3 máy), máy   in tăng lên 01, máy chiếu 1, máy quét ảnh, máy quay video đã được đầu tư.  2.4.2. Kết quả  ứng dụng CNTT của giáo viên trường Tiểu học Hải Ninh: Kết quả các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong   trường Tiểu học Hải Ninh  thể hiện trong bảng như sau: Các mức độ sử dụng Số  GV thường xuyên Không  Thường xuyên Tỷ lệ ( %) Tỷ lệ ( %) Tỷ lệ ( %) Tỷ lệ ( %) Không thực hiện Rất ít Các   hình   thức   ứng  T dụng   CNTT­TT  T trong day học Dạy học bằng giáo án  1 1 41 30 73 7 4 10 0 0 điện tử 7 Khai thác thông tin qua  1 2 mạng   Internet   phục   vụ  41 35 85 5 1 3 0 0 2 dạy học Tổ  chức học tập, tìm  1 3 hiểu   kiến   thức   qua  41 35 85 5 1 3 0 0 2 mạng Internet Dạy học máy tính, qua  3 4 41 16 39 15 10 24 0 0 các phần mềm   7 Bảng trên cho thấy các hình thức  ứng dụng công nghệ  thông tin vào  dạy học được giáo viên thực hiện đã được tăng lên về  số  lượng, tất cả  các  hình thức dạy học đã được chú trọng, chất lượng các hoạt động  ứng dụng   công nghệ thông tin được nâng lên rõ rệt chủ yếu ở mức độ thường xuyên và  không thường  xuyên, Tuy vậy mức  độ  không thường  xuyên vẫn tiếp tục  được bồi dưỡng trong thời gian tới. Số giáo viên có chứng chỉ  tin học đã sử  dụng các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin linh hoạt, có sáng tạo và trở  thành giáo viên nòng cốt trong trường về   ứng dụng công nghệ  thông tin, số  giáo viên chưa có chứng chỉ  tin học cũng đã sử  dụng thành thạo máy tính và   đang được bồi dưỡng để nâng cao trình độ.                                       3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 3.1. Kết luận 20                           
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2