Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9<br />
<br />
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA<br />
<br />
TRƢỜNG THCS LƢƠNG THẾ VINH<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN VĂN CHƢƠNG LỚP 9<br />
<br />
Họ và tên: Trần Thị Lệ<br />
Đơn vị công tác: Trƣờng THCS Lƣơng Thế Vinh<br />
Trình độ đào tạo: Đại học<br />
Môn đào tạo: Ngữ văn<br />
<br />
Krông Ana, tháng 01 năm 2015<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana<br />
1<br />
<br />
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9<br />
<br />
PHẦN<br />
I<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
II<br />
NỘI DUNG<br />
III<br />
KẾT LUẬN,<br />
KIẾN NGHỊ<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
2. Thực trạng của vấn đề<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
4. Kết quả<br />
1. Kết luận<br />
2. Kiến nghị<br />
3. Tài liệu tham khảo<br />
<br />
TRANG<br />
2<br />
2<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3-6<br />
6-15<br />
15-16<br />
17<br />
17<br />
19<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana<br />
2<br />
<br />
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9<br />
<br />
I.1. Lí do chọn đề tài.<br />
Nghị luận văn chương là kiểu bài không chỉ đòi hỏi học sinh nắm bắt được<br />
những giá trị của tác phẩm mà còn phải biết cách tích lũy các kiến thức đã nắm bắt<br />
được trong bộ môn Ngữ văn để diễn thành văn bản trình bày những nhận xét, đánh<br />
giá và những rung động của bản thân về những thành công và hạn chế của nội dung<br />
và nghệ thuật tác phẩm văn chương đó. Cũng có thể nói đây là kiểu bài tương đối khó<br />
đối với học sinh lớp 9 bậc THCS.<br />
Cha ông ta thường bảo rằng: “Vạn sự khởi đầu nan”. Quả thực làm bài văn<br />
nghị luận đã khó, phần đặt vấn đề lại càng khó hơn đối với học sinh. Đây là phần tạo<br />
cảm giác đầu tiên cho người đọc, giúp người đọc đi vào văn bản nghị luận của mình.<br />
Mục đích của mở bài ai cũng biết rõ là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ<br />
trao đổi bàn bạc trong bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh (chị) định viết, định bàn<br />
bạc vấn đề gì? Phần này sẽ tạo ấn tượng ban đầu để người đọc có thiện cảm hay ác<br />
cảm đối với bài viết của học sinh. Vì vậy học sinh đặt vấn đề cần phải gọn gàng, hấp<br />
dẫn để tạo ấn tượng cảm xúc tốt cho người đọc và đặc biệt hơn sẽ tạo tâm lí thuận lợi<br />
trong việc tiếp xúc với những phần sau của bài văn.<br />
Thực tế qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy khi làm bài văn nghị<br />
luận văn chương, học sinh còn rất lúng túng trong việc đặt vấn đề. Một số học sinh<br />
không biết cách đặt vấn đề, không biết tách phần mở bài, thân bài, kết bài; một số học<br />
sinh thì không phân biệt được kiến thức nào ở phần mở bài, kiến thức nào đưa vào<br />
phần thân bài nên thường đưa cả những ý trong phần thân bàn lên mở bài. Điều đó<br />
cho thấy học sinh chưa có phương pháp và kĩ năng làm phần mở bài. Vì vậy, tôi đã<br />
tìm tòi tham khảo, đúc rút kinh nghiệm, khái quát thành một số giải pháp giúp học<br />
sinh khắc phục những khó khăn khi tiến hành làm phần đặt vấn đề của kiểu bài văn<br />
nghị luận văn chương.<br />
I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
a. Mục tiêu<br />
Với việc nghiên cứu đề tài này, mục tiêu đặt ra là giúp học sinh biết cách đặt<br />
vấn đề khi làm các đề văn nghị luận văn học, giúp các em không còn lúng túng khi<br />
làm mở bài cho bài văn nghị luận văn học. Đề tài còn có thể trở thành một tài liệu<br />
giúp ích cho giáo viên đang giảng dạy bộ môn Ngữ văn.<br />
b. Nhiệm vụ<br />
- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể giúp cho học sinh có nhiều cách đạt<br />
vẫn đề, định hướng được yêu cầu của đề ngay khi làm bài văn nghị luận văn học.<br />
I. 3. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
<br />
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana<br />
3<br />
<br />
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9<br />
<br />
- Học sinh lớp 9A1, 9A2 trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đắk<br />
Lắk<br />
I. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
- Đề tài này được nghiên cứu và thử nghiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh<br />
- H.Krông Ana – T. Đăk Lăk<br />
- Chỉ nghiên cứu về việc giúp học sinh biết cách đặt vấn đề khi làm bài văn<br />
nghị luận văn học.<br />
I. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp quan sát.<br />
- Phương pháp thử nghiệm<br />
- Phương pháp vấn đáp<br />
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
II.1. Cơ sở lí luận<br />
Những năm gần đây vấn đề dạy học ở trường THCS luôn là mối quan tâm<br />
hàng đầu của các nhà sư phạm, văn học là nghệ thuật giúp chúng ta thêm yêu cuộc<br />
sống, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của học sinh, thấy được những cái hay, cái đẹp<br />
của tác phẩm từ đó hình thành nhân cách học sinh. Bàn về vấn đề dạy bộ môn Ngữ<br />
văn không chỉ xoay quanh vấn đề dạy cái gì? Mà cần phải dạy như thế nào? Trong<br />
quá trình giáo dục và học tập văn hóa nói chung và Ngữ văn nói riêng đòi hỏi phải<br />
phù hợp với yêu cầu của thời đại ngày nay, trong quá trình dạy học, giáo viên là<br />
người hướng dẫn định hướng còn học sinh phải chủ động tiếp thu kiến thức có lựa<br />
chọn sáng tạo để vận dụng một cách có hệ thống. Trong quá trình các em làm bài<br />
không chỉ chú trọng đến việc các em cảm nhận tác phẩm một cách đơn thuần mà còn<br />
phải đặc biệt chú ý đến sự tiếp thu tác phẩm và sự vận dụng sáng tạo những kiến<br />
thức ấy thông qua một bài nghị luận văn chương cụ thể. Để đạt được điều đó giáo<br />
viên phải rèn cho học sinh kĩ năng làm bài văn nghị luận văn chương. Cụ thể là phần<br />
đặt vấn đề vì phần này là phần khởi đầu của bài viết và cũng là phần rất khó viết của<br />
học sinh.<br />
II.2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi - khó khăn<br />
* Thuận lợi<br />
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ của Hội cha mẹ học sinh<br />
trong công tác xã hội hóa giáo dục, các em được học tập trong một điều kiện khá tốt<br />
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana<br />
4<br />
<br />
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9<br />
<br />
về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin đã<br />
thu được kết quả tương đối tốt trong công tác dạy học và giáo dục đạo đức, giáo dục<br />
kĩ năng sống cho các em học sinh. Đặc biệt ở bộ môn Ngữ văn, 100% giáo viên đạt<br />
chuẩn, trên chuẩn. Giáo viên được trang bị phương pháp tốt giúp học sinh lĩnh hội<br />
kiến thức một cách tối ưu nhất. Hơn nữa, hiện nay số lượng sách hướng dẫn về<br />
phương pháp làm văn nghị luận rất phong phú, đa dạng và số lượng sách bài văn<br />
mẫu rất nhiều đáp ứng tốt cho việc học tập tham khảo của học sinh. Đây là một trong<br />
những thuận lợi quyết định chất lượng bài văn nghị luận của học sinh.<br />
- Học sinh cũng được làm quen với nghị luận văn chương (kiểu bài biểu cảm)<br />
từ lớp 7 và đã có những định hướng ban đầu về nghị luận.<br />
- Chương trình có sự tác động của các yếu tố lý thuyết tích hợp như: Bố cục<br />
văn bản, mạch lạc trong văn bản, kiên kết trong văn bản.....và học sinh được tiếp cận<br />
với các tác phẩm văn chương chọn lọc, tiêu biểu có giá trị thẩm mỹ cao.<br />
* Khó khăn<br />
- Về phía giáo viên: Một số giáo viên còn hạn chế trong phương pháp nghị<br />
luận, nên khi hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên còn hướng dẫn chung chung.<br />
Học sinh còn rất mơ hồ khi làm phần đặt vấn đề. Thói quen dạy văn bản không có<br />
phần giới thiệu vào bài cũng làm ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng làm phần<br />
đặt vấn đề của học sinh. Nhiều giáo viên chưa nhấn mạnh cho học sinh vai trò và<br />
tầm quan trọng của phần đặt vấn đề trong bài văn nghị luận. Giáo viên chưa hướng<br />
dẫn cho học sinh những cách thức cụ thể để có thể viết tốt phần đặt vấn đề. Điều này<br />
có ảnh huởng rất nghiêm trọng đến kĩ năng làm phần đặt vấn đề của học sinh.<br />
-Về phía học sinh: Mặc dù các em đã được làm quen với kiểu bài nghị luận ở<br />
lớp 7 nhưng như chúng ta đã biết nghị luận ở lớp 7 là rất khó với học sinh. Đặc biệt<br />
là học sinh ở địa bàn các xã vùng sâu cách xa trung tâm của huyện, tỉnh. Vì thế, các<br />
em ít có cơ hội tiếp xúc với các tài liệu tham khảo, đặc biệt là sách nâng cao. Với<br />
các em, môn Ngữ văn là một môn học trừu tượng nên chưa được chú ý đầu tư. Vì<br />
thế, khi được tiếp cận với kiểu bài nghị luận văn chương ở học kì II của lớp 9, nhiều<br />
em còn rất mơ hồ. Nhiều học sinh khi làm bài kiểm tra đã làm phần mở bài một cách<br />
qua loa, chiếu lệ cho có mà không ý thức được nhiệm vụ của phần này trong toàn bộ<br />
bài văn nghị luận. Một số học sinh chưa biết trình bày phần đặt vấn đề trên một đoạn<br />
văn, có nhiều trường hợp các em không có phần đặt vấn đề mà gộp chung trong<br />
phần thân bài. Nhiều học sinh ghi nhớ máy móc nên chưa biết áp dụng phương pháp<br />
làm phần đặt vấn đề đối với từng dạng đề cụ thể. Học sinh còn nhầm lẫn tác giả,<br />
ngày, tháng, năm sinh, quê quán, sự nghiệp văn chương. Đa số học sinh còn chưa<br />
biết các bộ phận cần thiết phải có của một phần đặt vấn đề và chưa có kĩ năng viết<br />
phần đặt vấn đề bằng nhiều cách khác nhau ứng với mỗi yêu cầu cụ thể của đề.<br />
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana<br />
5<br />
<br />