intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn

Chia sẻ: Quách Văn Hùng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến là nghiên cứu và giới thiệu những biện pháp tích cực trong việc dạy giải toán có lời văn, góp phần giúp học sinh lớp 2 biết cách giải toán có lời văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM Độc lập ­ Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi ........................) 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời   văn 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn tiểu học. ( Toán lớp 2) 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trước khi áp dụng giải pháp tôi đã khảo sát học sinh lớp tôi về  kỹ năng  rèn giải toán và có kết quả như sau: ­ Đối tượng học sinh lớp 2A trường tiểu học Đông Lộc ­ Tổng số học sinh : 28 em. ­ Học sinh biết giải bài toán có lời văn : 8 em ­ Học sinh biết thực hiện phép tính nhưng ghi lời giải sai: 13 em. ­ Học sinh biết tóm tắt ghi lời giải nhưng làm tính sai: 2 em. ­ Học sinh chưa biết cách giải bài toán có lời văn: 5em. Sau khi khảo sát, với kết quả nêu trên tôi đã nghiên cứu tìm ra những ưu  khuyết điểm của giải pháp đã áp dụng để  đưa ra những giải pháp mới hiệu  quả hơn nhằm khắc phục những nhược điểm của giải pháp cũ. * Ưu điểm:  Học sinh thực hiện được các phép tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi  100, nắm được tên gọi, thành phần và kết quả phép cộng, trừ, hay tìm x trong  bài toán nắm và hiểu được cơ bản những bài toán trên lớp. * Hạn chế:  ­ Số học sinh ham học toán và học giỏi môn toán còn hạn chế.  ­ Các em lười suy nghĩ khi làm bài nhất là giải các bài toán có lời văn... ­ Nhiều em tính toán chậm. chưa giải được các bài toán, dạng toán đơn   giản trong chương trình học. ­ Chưa biết trình bày cách giải một bài toán cho đúng, đẹp và khoa học. ­ Có đến 70% học sinh trong lớp còn lúng túng khi gặp bài toán có lời  văn. Đa số các em chưa nắm được đầy đủ  quy trình các bước tiến hành giải  một bài toán. Nhiều em mới chỉ biết bắt trước dạng bài làm mẫu giáo viên đã   hướng dẫn. ­ Các đối tượng học sinh trong lớp chưa đồng đều về trình độ nhận thức. ­ Học sinh chưa hứng thú khi học toán     * Sự cần thiết đề xuất, chọn giải pháp khắc phục Với thực trạng những  ưu, khuyết điểm nêu trên cho thấy việc dạy và  học dạng toán có lời văn ở  lớp 2 trường tiểu học Đông Lộc chưa thật sự  có   1
  2. hiệu quả. Nên tôi đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm giúp học sinh  lớp 2 nắm cách giải bài toán có lời văn và biết cách trình bày bài giải một bài  toán đúng, đẹp và khoa học.Tạo sự hứng thú cho học sinh trong tư duy và học  tập ngày càng tiến bộ hơn, giúp các em ham học toán và học giỏi môn toán. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp:  Mục tiêu của sáng kiến là nghiên cứu và giới thiệu những biện pháp tích  cực trong việc dạy giải toán có lời văn, góp phần giúp học sinh lớp 2 biết  cách giải toán có lời văn. Đồng thời giúp học sinh biết giải và trình bày bài   giải đúng các dạng toán sau :  ­ Bài toán về nhiều hơn. ­ Bài toán về ít hơn. ­ Giải bài toán có một phép nhân. ­ Giải bài toán có một phép chia. ­ Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác 3.2.2. Nội dung giải pháp: Môn Toán lớp 2 là hệ  thống kiến thức được củng cố  và mở  rộng phần  nâng cao hơn  ở  lớp 1, nắm vững kỹ  năng kiến thức  ở  lớp 2. Vì đây là nền   tảng vững chắc để học sinh tiếp thu kiến thức mới ở lớp 3. Do vậy giáo viên  lớp 2 cần nắm vững và vận dụng các giải pháp sau khi dạy giải toán có lời   văn nhằm giúp học sinh khắc phục những khó khăn, gây hứng thú trong dạy  học môn toán lớp 2: Giải pháp 1: Chuẩn bị cho việc giải toán: Để  giúp học sinh có kĩ năng  trong việc giải toán có lời văn thì chúng ta  không những hướng dẫn các em trong giờ học toán, mà còn luyện cho các em   kĩ năng nói trong các tiết học ở môn Tiếng Việt. Vì thế, tôi luôn chú ý rèn kỹ  năng nghe, nói, đọc, viết cho các em trong các giờ học Tiếng Việt, bởi vì học   sinh đọc thông viết thạo là yếu tố  đòn bẩy giúp học sinh hiểu rõ đề  và tìm   cách giải toán một cách thành thạo. Giải pháp 2: Giúp học sinh nắm được trình tự  giải bài toán có lời  văn: ­ Tìm hiểu nội dung bài toán: Đọc đề, tìm hiểu đề bài. Đây là một bước rất quan trọng, giáo viên cần nhắc nhở  cho học sinh  đọc kĩ đề, đọc nhiều lần (đọc thầm trong nhóm) để  hiểu rõ đề  toán cho biết   gì? Bài toán hỏi cái gì ? Bài toán thuộc dạng nào ? Khi đọc bài toán  phải hiểu   thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học được diễn   đạt theo ngôn ngữ thông thường. Cần dùng bút chì gạch chân hoặc ghi vào vở  nháp những điều kiện đã biết và cái phải tìm. ­ Phân tích, tóm tắt bài toán Dùng câu hỏi gợi mở, giúp học sinh thiết lập mối quan hệ  giữa cái đã   cho và cái phải tìm bằng cách tóm tắt bài toán dưới dạng sơ đồ, hình vẽ hoặc  2
  3. ngôn ngữ  ngắn gọn. Đây là bước quan trọng để  thể  hiện phần trọng tâm và   toát lên những cái phải tìm của đề bài. ­ Tìm cách giải bài toán Cần phân tích các dữ   liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác  lập mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính  thích hợp.  Lập kế hoạch giải bài toán, có hai hình thức thể hiện:  + Đi từ câu hỏi của bài toán đến các số liệu. + Đi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán. ­ Thực hiện cách giải quyết bài toán : Dựa vào kết quả phân tích đề toán, xuất phát từ những điều đã cho trong  đề  toán, giáo viên giúp học sinh lần lượt viết lời giải và thực hiện các phép   tính để tìm ra đáp số, viết danh số, đơn vị phù hợp. ­ Kiểm tra cách giải bài toán : Việc kiểm tra này nhằm phân tích cách giải đúng hay sai, sai chỗ nào để  sửa chữa. Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra lại trình tự  các bước giải   thử lại phép tính đã thực hiện trong bài giải ... Từ đó giúp các em có thói quen   kiểm tra đánh giá, sửa bài.  Giải pháp 3:  Rèn cho học sinh những thói quen cần thiết trong quá  trình học tập môn Toán : ­ Hình thành nề nếp học tập : Mọi học sinh phải độc lập suy nghĩ, làm  việc tích cực. Có thói quen tự giác, chủ động khi làm bài, biết huy động các  kiến thức của mình tham gia tích cực vào việc giải quyết nội dung, yêu cầu  bài toán. ­ Rèn cho học sinh tính cẩn thận chu đáo trong học tập như  : Trước khi  làm bài phải nháp, hay không hiểu thì nên hỏi nhóm trưởng hoặc các bạn khác   trong nhóm, khi thấy đúng mới chép vào vở. ­ Yêu cầu học sinh  ở  từng nhóm phải viết chữ  và số  trong phép tính rõ   ràng.Trình bày bài giải toán có lời văn đúng, đẹp. ­ Diễn đạt lời văn phải chính xác, cụ  thể. Tạo cho học sinh tính mạnh  dạn để  trao đổi ý kiến trong nhóm hoặc toàn lớp vì sự  hổ  trợ  giữa các học  sinh trong nhóm, lớp, góp phần làm các em mạnh dạn hơn hiểu bài sâu hơn.  ­ Cần rèn ý chí vượt khó cho các em khi làm bài. Khi giải toán gặp các bài  toán khó, giáo viên cần giúp các em có sự tự tin, không nên nản lòng.  Giải pháp 4: Các biện pháp khác giúp học sinh giải toán có lời văn : ­ Phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp. ­ Đặt câu hỏi dưới những hình thức khác nhau để giúp học sinh nắm  vững kiến thức và linh hoạt trong suy nghĩ. ­ Phân tích cụ thể các sai lầm và hướng dẫn phương pháp giải để các em   nắm vững phương pháp giải bài toán. 3
  4. ­ Cải tiến giảng dạy sao cho sát đối tượng, nói chuỵên riêng và giải thích  thêm cho các học sinh trong từng nhóm để học sinh lĩnh hội được nội dung cơ  bản của bài học . ­ Cần hướng dẫn cụ thể khi kiểm tra từng nhóm, Giáo viên yêu cầu học  sinh trình bày cách giải hay câu trả  lời bằng cách diễn đạt của mình , không  nhất thiết phải lắp nguyên văn theo sách . ­ Củng cố kiến thức dưới các hình thức tổ chức trò chơi, tạo sự vui vẻ,  hứng thú trong học tập và khắc sâu kiến thức đã học. Giải pháp 5: Thông qua các phương pháp dạy học: Phương pháp dạy giải bài toán có lời văn ở lớp 2, chủ  yếu dạy HS biết  cách giải bài toán, GV không làm thay hoặc áp đặt cách giải, mà hướng dẫn  để HS từng bước tự tìm ra cách giải bài toán . GV có thể vận dụng nhiều phương pháp trong quả trình dạy giải toán có  lời văn, chẳng hạn :         ­ Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.         ­ Phương pháp gợi mở –vấn đáp.         ­ Phương pháp trực quan.         ­ Phương pháp sử dụng trò chơi học tập.         ­ Phương pháp tư duy.         ­ Phương pháp phân tích…. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp “Một số  giải pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn ”  đã được áp dụng và có kết quả tốt cho toàn thể học sinh khối 2 trong trường.   Đặc biệt là đạt hiệu quả  cao đối với học sinh chưa biết cách giải bài toán,  học sinh chưa có hứng thú trong học toán. Tôi tin rằng sẽ góp phần cùng nhà  trường nâng cao chất lượng dạy học môn toán và giảm tỉ  lệ  học sinh chưa   hoàn thành trong bộ môn này. Giải pháp này có thể áp dụng  hiệu quả cho học  sinh khối 2, đối với các trường có điều kiện tương đương trong toàn tỉnh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp  dụng giải pháp. ­ Qua thời gian thực hiện giải pháp mới cho thấy số  lượng học sinh   biết thực hiện giải bài toán có lời văn tăng đáng kể, việc hăng say tích cực   trong học toán có nâng lên tạo được sự hứng thú trong học tập.    ­ Học sinh có được những kỹ  năng cơ  bản trong việc giải toán có lời   văn ở lớp 2, biết cách trình bày bài giải rõ ràng, khoa học. ­ Tạo cho các em sự say mê, tự tin trong việc học tập, đoàn kết với bạn   bè qua trao đổi học tập trong nhóm, khi ở lớp cũng như ở nhà.   ­ Kết quả đạt được so với khi chưa áp dụng giải pháp: 4
  5. HS   viết  Hs viết HS viết HS   viết  đúng   cả   3  Thời gian   đúng   câu    đúng   phép  đúng   đáp  bước lời giải tính số  trên Trước   khi   thực  hiện đề tài 30% 60% 65% 25% Sau khi thực hiện đề tài 98% 100% 98% 96%                                                                      Tân Hiệp, ngày14 tháng 03   năm2018                Người mô tả       (Ký, ghi rõ họ tên)             5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2