Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh THCS học tốt soạn thảo văn bản
lượt xem 53
download
Đề tài được thực hiện nghiên cứu nhằm đề ra một số biện pháp về việc ứng dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word để soạn thảo một số văn bản thông dụng nhất để học sinh nắm bắt, hướng dẫn học sinh sử dụng các nút lệnh và một số tổ hợp phím tắt thông dụng cho phù hợp với từng loại văn bản, biết tạo được hệ thống cây thư mục cần thiết để quản lý tài liệu học tập, trình bày các mục chính trong một văn bản và những yêu cầu cần thiết của một văn bản, từ đó hình thành thói quen sử dụng máy tính để tạo lập một số văn bản khi cần. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh THCS học tốt soạn thảo văn bản
- I. Phần mở đầu: 1.Lý do chọn đề tài. Trong thời đại hiện nay khi đất nước ta đang bước vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì công nghệ thông tin là rất quan trọng. Sự bùng nổ CNTT đã tác động đến cuộc phát triển kinh tế xã hội người nói chung và của nước ta nói riêng. Đảng và nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa của tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực với đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Hướng tới nền kinh tế trí thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Môn Tin học ở bậc Tiểu Học đã bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về Tin học, đến bậc THCS các em dần thành thạo hơn các kĩ năng sử dụng máy tính và ứng dụng được CNTT vào trong học tập. Như một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số khả năng sử dụng máy tính, một số kĩ năng về soạn thảo văn bản bằng máy tính. Hình thành cho học sinh một số phẩm chất, tư duy, khả năng và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại trong thời kì đất nước đang đổi mới như: góp phần hình thành và phát triển tư duy, năng lực tổ chức và xử lý thông tin, năng lực ứng dụng CNTT vào trong cuộc sống.... Như vậy môn tin học ở bậc THCS giúp cho các em hiểu biết về một số phần mềm như: phần mềm soạn thảo văn bản: học sinh ứng dụng câu từ từ môn học tập làm văn để trình bày đoạn văn bản, một mẫu đơn, mẫu biên bản thường dùng sao cho đẹp. Giúp học sinh luyện đều các ngón tay một cách nhuần nhuyễn, chính xác và hiệu quả cao hơn thông qua một số phần mềm hỗ trợ luyện gõ phím. Chương trình học tin học bậc THCS phân bố xen kẽ nhau, vừa học, vừa chơi (các phần mềm vd: phần mền học gõ mười ngón Mario, phần mềm luyện chuột Muose Skill…) giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng máy, tính tư duy và sáng tạo trong quá trình học môn tin học. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi luôn trăn trở làm thế nào để cho học sinh không chỉ học tốt môn học này, mà đặc biệt là còn có thể ứng dụng một phần CNTT vào để hỗ trợ học tập, tạo lập được một số văn bản thường dùng. Tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ mong các thầy cô đồng nghiệp góp ý để sáng kiến của tôi được tốt hơn.
- 2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài: Đề ra một số biện pháp về việc ứng dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word để soạn thảo một số văn bản thông dụng nhất để học sinh nắm bắt. Hướng dẫn học sinh sử dụng các nút lệnh và một số tổ hợp phím tắt thông dụng cho phù hợp với từng loại văn bản. Biết tạo được hệ thống cây thư mục cần thiết để quản lý tài liệu học tập. Trình bày các mục chính trong một văn bản và những yêu cầu cần thiết của một văn bản. Từ đó hình thành thói quen sử dụng máy tính để tạo lập một số văn bản khi cần. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 6 trường Tiểu Học, THCS và THPT Victory Môn tin học 6, chương 4 soạn thảo văn bản. 4.Gới hạn phạm vi nghiên cứu: Học sinh bậc THCS. Sách giáo khoa, một số mẫu văn bản như: đơn xin phép, đơn xin chuyển CLB... và một số tài liệu về soạn thảo văn bản dành cho học sinh khối 6.. 5.Phương pháp nghiên cứu: Vấn đáp, bài tập thực hành tại lớp để kiểm tra chất lượng sau tiết thực hành. Vận dụng tối đa các tiết thực hành để cho các em làm quen với máy tính và vận dụng tốt các bài lý thuyết để trình bày văn bản.
- II. Phần nội dung: 1.cơ sở lí luận: Trong năm học 20162017 lãnh đạo trường Tiểu học, THCS và THPT Victory đã triển khai công nghệ thông tin vào việc dạy và học. Trên cơ sở đó làm thế nào để học sinh khối 6 nắm vững kiến thức công nghệ thông tin. Vì đây là ngôi trường mới, các em từ rất nhiều tiểu học về, có những em thì đã được làm quen với môn tin học ở bậc Tiểu Học, nhưng cũng có những em chưa được làm quen với máy tính ở cấp Tiểu Học, thậm chí một số em chưa nhìn thấy máy tính. Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy môn tin học ngay đầu năm học. Giáo viên phải nâng cao chất lượng dạy học của mình, giúp các em tiếp cận với CNTT trong trường học. Ngoài ra bản thân còn căn cứ vào kỹ năng sử dụng máy tính của từng em và một số kỹ thuật dạy học trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành. 2.Thực trạng: a. Thuận lợi khó khăn Môn tin học là một môn học cần đến kỹ năng nhiều trong nhà trường. Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, của chủ tịch HĐQT đã tạo mọi điều kiện để các em có 02 phòng máy tính phục vụ cho học tập. Giáo viên được đào tạo chuyên ngành về tin học để đáp ứng nhu cầu cho dạy và học môn tin học bậc THCS Đối với học sinh: đây là môn học trực quan, sinh động, nên các em rất hứng thú, đặc biệt là các tiết thực hành trên máy. Bên cạnh những mặt thuận lợi đó còn gặp rất nhiều khó khăn như sau. Chưa có sự quan tâm của gia đình học sinh. Họ chưa biết tầm quan trọng của công nghệ thông tin, một số phụ huynh chỉ nghĩ rằng con em mình ngồi vào máy vi tính là để chơi những trò chơi tiêu khiển, hoặc cũng có nhiều gia đình không trang bị máy tính cho con học tập tại nhà họ đâu biết rằng công nghệ thông tin đã nâng lên tầm vĩ mô.
- Môn tin học là môn học không nằm trong hệ thống các môn thi trong kì thi quốc gia nên nhiều học sinh chưa thật sự chú ý học tập. Chương trình chưa được thống nhất ở các bậc học, đến nay đã và đang dần hoàn chỉnh hơn. Đa số các em học sinh chỉ được tiếp súc với máy tính ở trường là chủ yếu, do đó việc khám phá và tìm tòi cũng như những kĩ năng khi sử dụng máy tính vẫn còn hạn chế. Nên việc học tin học khi tiếp xúc với máy tính của một số em vẫn còn chậm. b. Thành công hạn chế Trong thời gian qua bản thân trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp 6 tôi đã gặt hái được những thành công sau: Các em nắm được các bộ phận máy tính, biết cách trình bày văn bản theo quy định, biết lưu và sao chép các loại văn bản khác nhau. Ngoài ra các em còn lên mạng cập nhật thông tin giúp cho viêc học của mình. Bên cạnh mặt thành công còn có những hạn chế như sau: Một số em còn chưa ý thức được việc học môn tin học là quan trọng, còn lên mạng để chơi chứ chưa thật sự chú tâm lên mạng để khám phá, tìm tòi và học hỏi kiến thức. Nhiều bậc phụ huynh cứ nghĩ rằng con em mình học máy vi tính là chơi điện tử dẫn đến hư hõng nên chưa quan tâm đến. c. Mặt mạnh – mặt yếu. Đây là môn học kĩ năng nên khi học sinh tham gia tiết thực hành thì các em rất hứng thú, say mê. Môn tin học giúp cho các em sôi nổi và tạo sự thỏa mái trong tiết học. Đặc biệt là các em học tiết thực hành bằng phần mềm Mario, phần mềm Mouse Skill… hấp dẫn thu hút vừa được học, được chơi điều này giúp phát huy sự tìm tòi của các em. Một số em còn chưa ý thức việc học, thế nên ngồi trên máy các em không chú tâm học tập mà chỉ muốn được lên mạng để chơi nhưng trong lớp dưới sự quản lí của thầy cô thì chủ yếu yêu cầu ứng dụng các phần mềm hỗ trợ học tập và soạn thảo văn bản nên không tạo được sự hứng thú của học sinh. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Nguyên nhân chủ yếu đa số học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường, nên một số em thực hiện các thao tác với bàn phím còn rất chậm. Phụ huynh còn chưa quan tâm đến môn học này nhiều. Lứa tuổi của các em còn nhỏ chưa nhận thực được tầm quan trọng của việc học môn tin học và chưa biết cách ứng dụng môn tin học để tìm tòi, hỗ trợ cho việc học tập của mình. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đề ra. Trước khi thực hiện chuyên đề này, tôi đã khảo sát khối lớp 6 thông qua một số giờ dạy lý thuyết, thực hành của đồng nghiệp. Bằng hình thức kiểm tra bài cũ, Soạn thảo văn bản trên máy, so với những môn học khác chỉ học lý thuyết mà tôi đã dự giờ và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp tôi thấy môn học này học sinh vẫn hứng thú học, một số em tiếp thu rất nhanh, hình thành được các kĩ năng sử dụng máy tính tốt, tuy nhiên bên cạnh đó một số em tiếp thu bài còn chậm. Để soạn thảo một văn bản hoàn thiện không phải là đơn thuần, đòi hỏi các em phải có kỹ năng sử dụng máy mà các em còn phải có được kiến thức, kĩ năng xử lý văn bản. Mặt khác các em học sinh còn nhỏ chưa hình dung được máy tính, ở tiểu học các em chỉ soạn thảo bài văn bằng cách viết một bài văn miêu tả về một người mà em yêu quý nhất lên THCS không những các em lại được làm quen với văn miêu tả mà còn học thêm nhiều thể loại văn khác, bên cạnh đó với các học sinh tham gia học tại trường Tiểu Học, THCS và THPT Victory các em còn được làm quen với các chương trình học KNS, tập làm quen với các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, cách trình bày các mẫu văn bản đơn giản như đơn xin phép, đơn xin chuyển CLB ... được chỉ dẫn thực hiện trên máy tính. Một số học sinh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học môn tin học cũng như ứng dụng của môn tin học vào trong học tập. Phụ huynh cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin cũng như sự bùng nổ của CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay. 3. Giải pháp, biện pháp a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Giúp cho học sinh soạn thảo một số văn bản thiết thực được thành thạo nhất. Giúp các em nắm được cách sử dụng các nút lệnh, công cụ cần thiết cho việc soạn thảo một văn bản bằng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word. Vận dụng được một số kỹ năng vào thao tác soạn thảo văn bản trên phần mềm Microsoft Word.
- b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học, giáo viên đã phải xác định rõ cho học sinh cách nhận biết các nút lệnh của máy tính và chức năng của các nút lệnh trong các giờ lý thuyết. Hình thành cho học sinh kỹ năng soạn thảo văn bản đơn giản nhất. Vì học sinh khối 6 mới vào trường mới còn xa lạ chưa nói đến việc tạo lập văn bản. Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy nên tôi đúc kết một số biện pháp, giải pháp để học sinh nắm bắc và soạn thảo văn bản như sau: Bước một: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm rõ các kí tự trong máy tính: Kí tự là các con số, chữ cái, các kí hiệu như dấu chấm (+), dấu (*)… là thành phần cơ bản nhất của văn bản khi được soạn thảo văn bản trên máy tính. Phần lớn các kí tự có thể nhập từ bàn phím ngoài ra còn có một số kí tự đặc biệt khác như , ... không có trên bàn phím máy tính. Trong đó dấu cách cũng được máy tính hiểu là một kí tự trong soạn thảo văn bản. Bước hai: Từ hiểu biết về kí tự trong máy tính, giáo viên tiếp tục hướng dẫn để các em phân biệt về từ trong văn bản tiếng việt viết tay với từ trong máy tính có gì khác nhau. Từ trong máy tính hiểu là từ khi nằm giữa hai dấu cách hoặc giữa dấu cách và dấu xuống dòng, còn từ trong văn bản là từ có nghĩa. Bước ba: Giáo viên hướng dẫn để học sinh hiểu được dòng trong văn bản nằm trên đường ngang tính từ lề trang đến hết lề phải. Bước bốn: Giáo viên hướng dẫn cho các em biết về đoạn, đoạn trong ngữ văn được hiểu khi có nhiều câu còn đoạn khi soạn thảo văn bản bằng phần mềm Microsoft Word thì được hiểu khi nhấn phím Enter có thể kết thúc. Bước năm: Để thực hiện với đối tượng thì ta cần phải chọn được đối tượng đó (hay còn gọi là thao tác bôi đen), giáo viên cho học sinh nhắc lại các thao tác chuột đã học trong học kì I, tiếp theo cho học sinh quan sát và thực hiện thao tác chọn phần văn bản. Từ việc cho nhắc lại các thao tác chuột, quan sát hướng dẫn và cho thực hành phần chọn phần văn bản cho các em xác định đã sử dụng thao tác sử dụng chuột nào để thực hiện thao tác trên. Cách chỉ dẫn này không chỉ giúp các em nắm lại bài học về các thao tác sử dụng chuột mà
- còn giúp các em biết bản thân đã vận dụng các thao tác sử dụng chuột với máy tính. Bước sáu: Chỉ dẫn học sinh hiểu về con trỏ soạn thảo, cho học sinh nhập gõ nội dung văn bản vào máy tính. Trong khi thực hành gõ văn bản giáo viên cho học sinh quan sát và trả lời cách thức di chuyển của con trỏ soạn thảo như thế nào. Con trỏ soạn thảo sẽ di chuyển từ trái sang phải và tự động xuống dòng, ngoài ra giáo viên còn hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng các phím mũi tên, phím Home, End… Bước bảy: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm được các quy tắc gõ văn bản Microsoft Word: cách gõ đúng các dấu ngắt câu, dấu chấm, phẩy… Bước tám: Hướng dẫn cho học sinh quy tắc gõ Tiếng Việt có nhiều cách gõ khác nhau. Hai kiểu gõ phổ biến nhất là TELEX và kiểu VNI. Bước chín: Hướng dẫn các em một số nhận biết một số dấu hiệu cơ bản để biết cách chọn fonts chữ phù hợp với bảng mã. Giáo viên thao tác và hướng dẫn cách thực hiện, cho học sinh thực hành để các em hình thành kĩ năng tạo lập văn bản với fonts chữ phù hợp. Bước mười: Cho các em thực hành tìm hiểu và gõ một số mẫu đơn như đơn xin phép, đơn xin chuyển CLB... thông qua bài làm của các em trên giấy học sinh, từ đó yêu cầu các em soạn thảo lại trên máy tính, điều này giúp các em hình thành kĩ năng trình bày một mẫu đơn hợp lí, khoa học trên trang văn bản được soạn thảo bởi phần mềm Microsoft Word. c. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp. Muốn thực hiện tốt các giải pháp trên thì người giáo viên nắm chắc nội dung kiến thức không chỉ của soạn thảo văn bản mà còn phải tìm hiểu về một số kiến thức của môn ngữ văn, có kỹ năng xử lí một số văn bản thường dùng như cách thực hiện soạn thảo một mẫu đơn xin phép, đơn xin chuyển CLB… Về phía học sinh: Các em cần chú ý và nắm được nội dung, các thành phần và cấu trúc của cách tạo lập văn bản và các bước cơ bản nhất. Ngoài ra các em cần phải có kỹ năng soạn thảo văn bản và kết hợp với kiến thức môn Ngữ Văn về việc dùng từ đặt câu, viết câu… d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
- Để thực hiện các giải pháp, biện pháp trên thì việc đầu tiên học sinh cần phải nắm được cách tạo cho mình thư mục để quản lí bài làm, rèn luyện các thao tác mở được văn bản hoặc bản lưu của văn bản đã có. Biết cách chỉnh sửa văn bản như xóa, chèn thêm, hủy bỏ thao tác, lấy lại thao tác hoặc di chuyển để thay đổi trật tự nội dung văn bản sao cho hợp lý bằng các hình thức chỉnh sửa đã được học trong tiết lý thuyết. Các em phải biết được các cách thực hiện mở phần mềm Microsoft Word để tạo lập văn bản, ngoài ra các em còn phải rèn kỹ năng gõ chèn và gõ đè… Định dạng được văn bản, thay đổi kiểu dáng, vị trí các kí tự, định dạng văn bản dễ đọc, bố cục hợp lý, khoa học và đúng với yêu cầu được đặt ra cho từng loại văn bản đó. Biết sử dụng hộp thoại Font chữ tương ứng với bảng mã mà mình đã chọn... e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Qua thực tế kiểm tra khối 6 bằng hình thức cho mỗi em soạn một mẫu đơn văn bản theo yêu cầu. Từ đó giáo viên chấm trực tiếp trên bài làm các em nộp để thấy được khả năng tạo lập văn bản của các em như thế nào, cần chỉnh sửa thêm những kĩ năng gì, giáo viên xem xét, nhận xét và rèn thêm cho các em các kĩ năng trong cách tạo lập văn bản của các em còn thiếu sót. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Kết quả khảo nghiệm khi yêu cầu các em thực hiện soạn thảo mẫu đơn xin chuyển CLB, đơn xin phép nghỉ học... trên giấy học sinh khi chưa được hướng dẫn như sau. Một số hình ảnh mẫu đơn minh họa do học sinh thực hiện.
- Tổng kết số liệu TT Tổng số học sinh Lớp Tỉ lệ 1 31 6A3 2 31 6A6 3 31 6A11
- Kết quả khảo nghiệm hình thành cho học sinh các bước soạn thảo đơn xin chuyển CLB, đơn xin phép nghỉ học... khi đã được hướng dẫn một số kĩ năng soạn thảo văn bản bằng phần mềm soạn thảo Microsoft Word. Một số bài minh họa
- Tổng kết số liệu TT Tổng số học sinh Lớp Tỉ lệ 1 31 6A3 2 31 6A6 3 31 6A11
- III. Phần kết luân, kiến nghị. 1 Kết luận. Từ kết quả thu được cho thấy biện pháp áp dụng công nghệ thông tin để soạn thảo văn bản vào dạy học trong chương trình THCS. Các em không những nắm được kiến thức soạn thảo văn bản mà còn cảm thấy phấn khởi khi học môn này, tiếp thu nhanh, học tập đạt kết quả hơn. Trên đây là một số biện pháp, giải pháp soạn thảo văn bản dành cho học sinh khối 6 mà tôi đã áp dụng vào dạy môn tin học. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! 2. Kiến nghị: Mong các cấp có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa đến môn học này, để các em học sinh vùng khó khăn cũng được học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2593 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D
50 p | 2696 | 408
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2123 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1174 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 778 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 659 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 572 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 589 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 595 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 436 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 612 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 352 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 297 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 22 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn