intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Chia sẻ: Minhthoai Minhthoai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

121
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là giáo dục, rèn luyện, trao dồi kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                                               Độc lập­Tự do­Hạnh phúc                                                    MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  1. Tên sáng kiến:              Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động   ngoài giờ lên lớp. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  Hoạt động giáo dục 3. Mô tả  bản chất của sáng kiến:  3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:            ­ Ngày nay sự gia tăng những biểu hiện thiếu kỹ năng sống như không  thể hiện được khả  năng của bản thân; khó hòa nhập; có thái độ  tiêu cực khi  mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi xử lý những tình   huống phát sinh trong cuộc sống; cách học, cách sống không khoa học, hiệu  quả;…là những biểu hiện của hầu hết học sinh  ở trường trong vài năm trở  lại đây. Với thực trạng trên, trước đây, người thầy thường giáo dục học sinh   bằng các biện pháp mang tính chất áp đặt, tức là phân tích chỗ  đúng chỗ  sai   cho học sinh biết từ  đó có hướng khắc phục, em phải thế  này, em phải thế  kia,...do đó, tính thuyết phục đối tượng được giáo dục không cao. Đa phần  các tiết HĐGDNGLL, sinh hoạt lớp,…chưa đạt được mục tiêu gây hứng thú  cho   học   sinh,   giáo   viên   chủ   nhiệm   thường   biến   tiết   sinh   hoạt   lớp,   HĐGDNGLL thành một tiết xét xử  đối với những vi phạm của học sinh vì   không đủ  thời gian để  làm việc riêng. Một số  tiết có tổ  chức hình thức văn  nghệ hoặc thi đua với nhau nhưng còn qua loa, chỉ dừng lại ở các em có năng  khiếu, hoạt động vui chơi chưa đa dạng, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ  năng   sống cho các em mà chỉ  mang tính lồng ghép. Đặc biệt hiện nay tình trạng  học sinh bỏ  học khi kết quả  yếu kém, học sinh đánh nhau từ  những mâu   thuẫn nhỏ, học sinh trốn tiết khi chưa thuộc bài, nghiện game, học sinh bị kẻ  xấu lôi kéo lợi dụng vào những con đường tội lỗi, học sinh đạt điểm trung   bình khá, giỏi nhưng bị khống chế các môn năng khiếu (do sự rụt rè, thiếu tự  tin,…) còn rất nhiều.              ­ Do vậy, với những giải pháp mới này bản thân cố gắng làm sao giúp   cho đối tượng được giáo dục biết tự nhận thức, tự học hỏi, tự trải nghiệm và  tự  điều khiển hành vi của mình một cách đúng đắn để  trở  thành những con  1
  2. người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, hòa nhập cùng cộng đồng, có  ích cho xã hội. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp:            Giáo dục, rèn luyện, trao dồi kỹ năng sống cho học sinh thông qua các   hoạt động ngoài giờ lên lớp. 3.2.2. Nội dung giải pháp:  Cố  gắng làm sao để  học sinh biết tự nhận thức, tự học hỏi và tự  điều   khiển hành vi của mình một cách đúng đắn và phù hợp, xử  lí tốt các tình  huống mà mình gặp phải để  trở  thành những con người phát triển toàn diện,  năng động, sáng tạo, hòa nhập cùng cộng đồng, có ích cho xã hội chứ  không  phải hành động theo lề lối áp đặt, cứng nhắc. Cụ thể như sau:      ­ Nghiên cứu cơ sở lý luận của sáng kiến.       ­ Tìm hiểu thực trạng đạo đức, kỹ  năng sống của học sinh  ở  trường  minh, tr ̀ ương ban, c ̀ ̣ ủa lớp đang phụ trách.      ­ Từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp tiến hành giáo dục, rèn luyện kỹ  năng sống cho học sinh như sau: a. Trước hết cần rèn luyện kỹ năng của một giáo viên chủ nhiệm:           ­ Giáo viên chủ nhiệm có sức ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh, là  đối tượng để học sinh chia sẻ, noi gương.                    ­ Bản thân giáo viên chủ  nhiệm phải luôn rèn luyện nhân cách, tác   phong chuẩn mực trước học sinh, khéo léo trong xử phạt, khen, chê,…           ­ Giáo viên chủ  nhiệm luôn thể  hiện các kĩ năng giao tiếp đúng mực  với học sinh. Đặc biệt là kĩ năng giải quyết những khó khăn trong công tác  chủ  nhiệm. Giáo viên chủ  nhiệm phải biết lắng nghe những thông tin phản  hồi từ phía học sinh, cùng học sinh tham gia vào các cuộc thi do trường và hội  đồng đội tổ chức để tạo thêm tinh thần hợp tác giữa thầy và trò, để giáo viên   và học sinh thêm gần gũi, hiểu nhau hơn.   Từ  đó học sinh cũng được rèn  luyện sâu hơn về kĩ năng hợp tác, kỹ năng đồng cảm dưới sự hướng dẫn của  giáo viên. b.Thứ hai là phải nắm bắt, thống kê được đặc điểm tính cách, năng lực và   hoàn cảnh gia đình,…của từng học sinh trong lớp:           ­ Thông qua lập phiếu điều tra thông tin học sinh ban đầu nắm rõ hoàn   cảnh của từng học sinh để có thể thấu hiểu, lắng nghe các em.           ­ Thông qua các buổi sinh hoạt chung, 15 phút đầu giờ, các tiết dạy bộ  môn mình và thăm dò các giáo viên bộ môn khác để nắm rõ năng lực học tập,   biểu hiện đạo đức, tính cách của từng em để  dễ  dàng phân hóa đối tượng   giáo dục. 2
  3.  Ví dụ: các em có tính cách nhút nhát, rụt rè sẽ  được xếp đều vào nhóm có  các em mạnh dạn, năng động. Từ đó các em sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của các   em năng động, người ta hành động bắt buộc mình phải hành động vậy là các  em sẽ  bớt đi sự  nhút nhát rụt rè, thiếu tự  tin,…. Sau một vài hoạt động hợp   tác giáo viên sẽ tách riêng các nhóm nhút nhát thi đua riêng để các em này phải  tự  mình chủ  động hoàn thành hoạt động học tập hoặc vui chơi của nhóm  mình. c. Thứ ba là phân hóa nhóm đối tượng học sinh:           Phân nhóm theo tính cách, theo năng lực, theo hoàn cảnh gia đình,…..  để  biết các em thiếu hụt kỹ năng nào và để  dễ  dàng có hướng phân chia nhiệm   vụ phù hợp khi tổ chức các hoạt động giáo dục rèn kỹ  năng sống thu hút các  em tham gia tích cực từ đó mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. d. Thứ tư là phải thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức   các hoạt động ngoài giờ lên lớp:            ­ Tổ chức đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhưng   vẫn bám sát mục tiêu, nội dung, chủ điểm,…            ­ Lựa chọn các hoạt động phù hợp giúp các em chủ  động, linh hoạt,  sáng tạo tự hình thành kỹ năng sống cho chính mình.           ­ Gắn đổi mới hình thức với phương pháp một cách sáng tạo, kết hợp   với các phương tiện, thiết bị  dạy học từ  nhiều nguồn để  phát huy tính tích  cực, hứng thú học sinh tham gia.           ­ Phải đổi mới cách đánh giá kết quả hoạt động, học tập tự rèn luyện   kỹ năng sống của học sinh để tìm hướng giáo dục rèn luyện tiếp theo cho phù  hợp.  Ví dụ minh họa: DẠY KĨ NĂNG TỪ CHỐI      * Hoạt động 1: Trò chơi khởi động            ­ Mục đích: Tạo sự vui vẻ cho học sinh.         ­ Tên trò chơi: Tôi thích cái gì?        Hướng dẫn chi tiết:         ­ Giáo viên để rất nhiều đồ văn phòng phẩm lên sàn nhà hoặc bàn         ­ Cả lớp đứng thành vòng tròn         ­ Lần lượt từng người suy nghĩ và thể hiện sở thích của mình bằng động   tác ( có thể sử dụng các phương tiện/ văn phòng phẩm mà không được dùng  lời nói)         ­ Khi có 1 người thể hiện thì những người còn lại đoán xem bạn mình có  sở thích gì         ­ Cuối cùng người thể hiện nói rõ hơn về sở thích của mình Ý nghĩa: Ngoài ý nghĩa khởi động, trò chơi này còn dùng trong giảng dạy kỹ   năng   giao   tiếp   không   lời.   Học   sinh   cần   hiểu   rằng   lời   nói   không   phải   là   phương tiện duy nhất 3
  4. mà  ngôn ngữ của cơ thể cũng rất quan trọng trong giao tiếp. Hoạt động này   cũng là hoạt động giúp  mọi người có dịp nghĩ lại về sở thích của chính mình.      * Hoạt động 2: Bài tập trải nghiệm         ­ Chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận  tình huống sau:  Một người bạn thân của bạn rủ bạn bỏ học để đi chơi điện tử ở quán   NET, bạn không muốn đi, nhưng không muốn làm bạn  ấy mất lòng. Bạn sẽ  từ chối như thế nào?        ­ Các nhóm đóng tiểu phẩm và trình bày tiểu phẩm trước lớp (5 phút cho   mỗi nhóm)     * Hoạt động 3: Thảo luận và dẫn dắt tới kĩ năng sống cần học          ­ Từng nhóm thảo luận và trình bày ý kiến đóng góp cho cách giải quyết   tình huống của mỗi nhóm        ­ Giáo viên cần truyền đạt với học sinh như sau: Trong cuộc sống hàng  ngày, chúng ta phải từ chối rất nhiều điều do người khác đề nghị, nhưng việc  từ chối sao cho người đề nghị không giận mình là một điều rất khó. Chúng ta  phải học cách làm điều này        ­  Kết luận:        +Từ chối không có nghĩa là chỉ nói không, mà phải làm sao để người khác   biết mình không muốn điều đó, không có cơ hội để đề nghị mình chuyện đó.        + Khi từ chối, hãy khéo léo, mềm dẻo, không được lên lớp, dạy dỗ người   ta.         + Không hứa hẹn dịp khác, không lấy lý do lòng vòng để  tránh trường   hợp người ta tiếp tục đề nghị mình ở những lần sau.        + Phải kiên định lập trường của mình, không nên vì quá nể nang, sợ mất   tình cảm mà phải chấp nhận làm những điều mình không mong muốn.     * Hoạt động 4: Thực hành         ­ Tình huống 1: Bạn được cô giáo (thầy giáo) giao nhiệm vụ  làm lớp  phó phụ trách học tập, bạn cảm thấy bạn không đủ năng lực để nhận nhiệm   vụ  này, trong khi có nhiều bạn khác học giỏi, có thể  đảm đương nhiệm vụ  này tốt hơn. Bạn từ  chối cô (thầy) giáo như  thế  nào để  họ  không nghĩ bạn   trốn tránh nhiệm vụ hay kiêu căng.        ­ Tình huống 2: Một bạn trong lớp rủ bạn bỏ nhà vài ngày lên thành phố  đi chơi...., bạn không muốn đi, nhưng cũng không muốn tình cảm bạn bè bị  sứt mẻ. Bạn sẽ làm gì?      (Có thể  nghĩ ra các tình huống khác phù hợp với đối tượng học sinh của   mình và hướng dẫn các em tự chỉnh sửa, bổ sung cho nhau để  hoàn thiện kỹ  năng). e. Thứ  năm là phải biết kết hợp hài hòa trong giáo dục bằng con đường   tiếp cận kỹ năng sống theo bốn trụ cột: “Học để  biết, học để  làm, học   để chung sống với mọi người, học để tự khẳng định mình”. Đặc biệt tiết   4
  5. HĐGDNGLL chú trọng vào các “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”  ở  học   sinh.           ­ Hoạt động TNST nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách,  các năng lực tâm lý­xã hội…; giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng  như  phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình; làm tiền đề  cho mỗi cá  nhân tạo dựng được sự  nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này; góp phần  hình thành năng lực chủ  yếu như  tự  hoàn thiện, tích  ứng, hợp tác, giao tiếp   ứng xử; có lối sống phù hợp với các giá trị xã hội.           ­ Giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo giáo dục   các em học sinh những điều sau:             + Khơi dậy tính tự lập, tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, yêu  thiên nhiên, môi trường trong học sinh. Học sinh từ biết lao động đến yêu lao  động.             + Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn…).             + Có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội; tích cực tham   gia hoạt động tập thể, lựa chọn nghề nghiệp tương lai.      * Ví dụ: Tổ chức mô hình lớp học gắn liền với sản xuất kinh doanh:           Hàng ngày, vào buổi chiều sau khi hết giờ học, các em học sinh dành   thời gian cho việc chăm sóc vườn rau với những công việc quen thuộc như:  lên luống, gieo hạt, tưới nước, bón phân,… Để  có những luống rau xanh tốt,   phong phú chủng loại và an toàn cho các bữa ăn đòi hỏi các thầy cô giáo chủ  nhiệm chủ động hướng dẫn các em tiếp thu những kinh nghiệm mùa vụ trồng  rau của người dân địa phương. Tham gia “Mô hình lớp học gắn liền với sản   xuất kinh doanh”, các em học sinh sẽ trang bị cho mình những kĩ năng sống cơ  bản như: kỹ  năng lao động; kỹ  năng làm việc nhóm; kỹ  năng sinh hoạt tập  thể… f. Thứ sáu là trong năm học này ngoài các giải pháp trên thì việc giáo dục   kỹ  năng sống cần kết hợp thêm việc khuyến khích, hướng dẫn các em   tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật lứa tuổi thanh thiếu niên   nhi đồng:                    ­  Nghiên cứu khoa học kỹ  thuật (NCKH) là một hoạt động trải   nghiệm bổ ích, thiết thực, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành và thực   tiễn lao động sản xuất.           ­ Cụ thể  giáo viên chủ nhiệm cần phát động phong trào thi đua nghiên  cứu khoa học kĩ thuật giữa các học sinh trong lớp và giáo viên chủ nhiệm nên   làm những việc sau để hỗ trợ các em:             + Liên tục đặt ra những câu hỏi bắt buộc học sinh phải tìm hiểu và  nghiên cứu từ nguồn sách báo, tài liệu, internet, kiến thức đã học được ở  trường…             + Giáo viên chỉ đóng vai trò là cầu nối để cùng học sinh nghiên cứu  5
  6.            + Cần xác định cho học sinh đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học  hay kỹ thuật để thực hiện cho đúng quy trình nghiên cứu             + Giúp học sinh hoàn thiện các hồ sơ, báo cáo liên quan             + Tạo mọi điều kiện để học sinh tiếp cận các phòng thí nghiệm, các  trung  tâm, cơ sở học liệu thực tế             + Định hướng cho học sinh nghiên cứu những vẩn đề thực tế, những  vấn đề thường gặp trong xã hội              + Giúp học sinh tự tin hơn vào bản thân, say mê hơn với nghiên cứu  khoa học; gặp gỡ bạn bè cùng chí hướng; tận mắt chứng kiến những công  trình khoa học; học được cách chấp nhận mạo hiểm; học được cách thức  truyền đạt những ý tưởng khoa học.          ­ Hoạt động này giúp phát huy, khích lệ, định hướng, tiếp lửa, khơi   dậy niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo của các em học sinh. Đặc biệt,   hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ  thuật còn rèn luyện cho các em kỹ   năng tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm chứng kết quả bằng thực nghiệm...   Mặt khác qua việc định hướng, hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu, giáo   viên được nâng cao năng lực của bản thân về  những kiến thức có liên   quan đến các đề tài nghiên cứu khoa học. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:  Với giải pháp này có thể  áp dụng tốt cho học sinh THCS, tuy nhiên  trong một số trường hợp cụ thể có thể áp dụng tốt cả cho học sinh tiểu học,   THPT, các cấp học khác và không chỉ qua hoạt động ngoài giờ lên lớp mà có  thể thông qua việc giảng dạy bộ môn. 3.4. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:              * Năm học 2014 – 2015:  HỌC LỰC HẠNH KIỂM GIỎI KHÁ TB YẾU TỐT KHÁ 21% 43,9% 31,7% 3,4% 97,6% 2,4%             * Năm học 2015 – 2016:             ­ Số học sinh đánh nhau vi phạm kỉ luật nhà trường, cãi cọ gây mâu   thuẫn lớn: 0 trường hợp.             ­ Có học sinh đạt kết quả yếu trong học kì I do khống chế  một số  môn nhưng không có em nào chán nản có ý định bỏ học.             ­ 100% học sinh đều tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi tập   thể.             ­ Tỉ lệ học sinh bỏ học là : 0 %   6
  7.           *Năm học 2016 – 2017, năm 2017 ­ 2018 :  không có chủ nhiệm lớp  nên không có kết quả cụ thể nhưng những học sinh mà tôi có tham gia giảng  dạy, thông qua việc áp dụng rèn kỹ năng sống qua môn học đa phần đều có ý  thức học tập bộ môn tốt, yêu thích bộ môn, hứng thú tham gia các hoạt động   học tập, mạnh dạn trước tập thể khi trình bày vấn đề của bài học,....           * Năm học 2018 – 2019(học kì I): kết quả như sau:            ­ Em Lê Anh Kiên: trí lực phát triển chậm hơn các bạn trong lớp(gần   như  học sinh hòa nhập cộng đồng); biểu hiện: ít giao tiếp với các bạn trong   lớp, ngủ nhiều trong lớp học, truyền đạt vấn đề gì với em ấy phải truyền đạt  nhiều lần, học rất yếu,  khả năng tiếp thu kém dẫn đến bạn bè không thích  chơi chung, lánh xa hoặc chọc phá. Đến cuối học kì I em đã hòa đồng với các   bạn trong lớp, tham gia tích cực các hoạt động  của lớp, hạn chế  ngủ  trong  lớp còn bạn bè thì nhiệt tình giúp đỡ em ấy.            ­ Em Hồ Nguyễn Quốc Huy: cha mẹ b ỏ t ừ nh ỏ, s ống v ới bà nội già,  thuộc hộ  nghèo; biểu hiện: quậy phá bạn bè, thường xuyên nói lời thô tục,  phản ứng không lễ phép khi thầy, cô rày, học yếu thì giờ đây em ngoan hơn,   lễ phép hơn, biết chia sẻ khó khăn của mình với bạn bè, thầy cô,...            ­ Em Đỗ  Tuấn Kiệt: cha mẹ đi làm ăn xa,  ở  với bà ngoại già; biểu  hiện: quậy phá, học yếu, hay trốn học do nghiện game,...thì hiện tại đã khắc   phục việc trốn học, giảm game, biết phụ  giúp bà, biết học hỏi các bạn và  tham gia tốt phong trào của Đội khi được phân công,...            ­ Một số đối tượng học sinh khác trong lớp thì có biểu hiện lớn trước   tuổi, sống  ảo, chú trọng mạng xã hội: facebook, zalo,...thì sau việc áp dụng  khuyến khích thi nghiên cứu khoa học kỹ  thuật các em (đặc biệt là các học   sinh nam) đã hạn chế  thời gian sử  dụng trang mạng xã hội vả  chuyển sang   youtube tham khảo, học hỏi các đoạn clip về  nghiên cứu khoa học, nghĩ ra  những ý tưởng riêng cho mình như: sử  dụng cối xay thịt để  chế  ra máy xay  rau, cỏ, cám, hèm trộn lẫn thành viên thức ăn cho gà,....            ­ 100% học sinh đều tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi tập   thể.            ­ Tỉ lệ học sinh bỏ học là : 0 %                 Những kết quả trên đây tuy chưa đạt hiệu quả cao nhất nhưng cũng  xem là tương đối khả quan và đáng mong đợi trong năm học này. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: không 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1