Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS
lượt xem 82
download
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS đưa ra những giải pháp giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS như phương pháp trò chuyện, phương pháp kể chuyện, phương pháp tình huống và một số phương pháp khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Hữu Thọ 2. Ngày tháng năm sinh: 08/06/1978 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: ấp 2 - Thanh Sơn – Định Quán – Đồng Nai 5. Điện thoại: 01657454754 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail: tho.nguyenhuu.1978@gmail.com 7. Chức vụ: 8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Địa lí và Sinh học, tổ trưởng chuyên môn. 9. Đơn vị công tác: Trường THCS – THPT Tây Sơn II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất:CĐSP - Năm nhận bằng: 2001 - Chuyên ngành đào tạo: Địa - Sinh III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 10. Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Địa lí và Sinh học, tổ trưởng chuyên môn. 11. Đơn vị công tác: Trường THCS – THPT Tây Sơn Số năm có kinh nghiệm: 15năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Lồng ghép giáo dục phòng chống TNXH vào môn GDCD 7- 9 trường THCS Tây Sơn. + Một số phương pháp sử dụng videoclip trong giảng dạy môn Địa lí lớp 8 và 9. + Sử dụng tranh ảnh để giúp học sinh học tốt hơn ở môn Địa lí 6. + Biểu đồ và cách nhận dạng để vẻ các loại biểu đồ Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thọ Trang 1
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Nhân cách con người được hình thành không phải chỉ chịu tác động của một yếu tố, mà nó chịu tác động của rất nhiều yếu tố, “Tiên học lễ - Hậu học văn” câu triết lí ấy đã và sẽ tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng với nhân loại. Đạo đức là một phạm trù triết học, nếu nói đúng nghĩa của nó: Đạo đức bao gồm nhiều tính cách của con người như: Tự tin, tự chủ, tính khoan dung, lòng độ lượng … Vậy một người có đạo đức phải là người như thế nào? Đạo đức được hình thành ra sao? Đạo đức có phải là vốn có của con người hay không? Hồ Chí Minh đã từng nói: ''Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên'' Ở học sinh bậc THCS các em bước vào tuổi dậy thì, giai đoạn bắt đầu hình thành nhân cách của một con người, thì sự giáo dục nhân cách cho các em đóng một vai trò cực kì quan trọng. Trong thời đại đổi mới kinh tế, mở rộng quan hệ ngoại giao của đất nước, thì sự pha trộn giữa văn hóa Tây Âu và văn hóa Phương Đông là điều không thể tránh khỏi, đó là một tất yếu khách quan. Khi văn hóa Phương Tây du nhập, sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin thì cũng đồng nghĩa với việc mai một nền văn hóa Phương Đông mà trong đó có văn hóa nước nhà. Một thực tế mà chúng ta đang thấy là càng ngày tỷ lệ phạm tội ở trẻ vị thành niên ngày càng tăng và tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng phức tạp. Hiện nay vấn đề bạo lực học đường đang xãy ra nhiều và có mức độ gia tăng kể cả số vụ và tính chất nguy hiểm. Chúng ta phải làm gì? Làm như thế nào trước thực tế đó? Học sinh THCS khi bước vào tuổi dậy thì, các em bước đầu có những biểu hiện của “người lớn”, hay đúng hơn là các em bắt đầu học theo tính cách – công việc của người lớn. Trong giai đoạn này sự giáo dục để hình thành tính cách đạo đức cho các em là một điều tối cần thiết. Ngoài việc giáo dục của gia đình, thì giáo dục ở trường học đóng một vai trò quan trọng. Trong trường các em có điều kiện để tiếp xúc, trao đổi, học hỏi ở bạn bè và thầy cô. Ở mỗi bài học trong môn GDCD đều có tác động rất mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách và đạo đức của các em. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thọ Trang 2
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS Nhà văn nổi tiếng ALAXANĐRƠĐUYMA có câu nói: “Nhân cách, đạo đức của con người được hình thành và chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó ngôi trường và môi trường giáo dục đóng vai trò quan trọng nhất”. Trước những bức xúc đó, Đảng và Nhà nước ta, mà đặc biệt là ngành giáo dục luôn quan tâm và chỉ đạo nhằm giáo dục và hình thành nhân cách, tư tưởng tình cảm cho thế hệ tương lai của đất nước. Trường THCS - THPT Tây Sơn nói chung, tổ Sử-Địa-CD nói riêng, mà đặc biệt là GV dạy bộ môn GDCD của chúng tôi luôn coi trọng vấn đề này. Trong tình hình thực tế với cương vị là tổ trưởng tôi luôn động viên và nhắc nhở giáo viên trong tổ mà đặc biệt là giáo viên dạy môn GDCD luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức cho các em, và việc này phải được đặt lên hàng đầu. Với lí do đó, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS” II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1/ Cơ sở lí luận: Môn GDCD trong trường THCS góp phần làm cho học sinh có được những kiến thức phổ thông cơ bản, bước đầu hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan biện chứng. Hình thành tư tưởng, tình cảm và cách giao tiếp, ứng xử đúng chuẩn mực, phù hợp với chuẩn mực xã hội, với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại, vì vậy khi học xong chương trình GDCD ở bậc THCS học sinh sẽ có được: *Tư tưởng: Có tư tưởng vững vàng và lập trường đúng đắn, có ý thức tự chủ, độc lập, có ý thức trong giao tiếp, ứng xử. * Về tình cảm – đạo đức: Có lòng khoan dung độ lượng, có tinh thần tập thể, có lòng tương thân tương ái, có lòng tin yêu vào con người. * Kĩ năng: Học sinh có được kĩ năng ứng xử khôn khéo, năng động, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng, hình thành tính cách tự tin khi giao tiếp. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan của đề tài. Những năm gần đây giáo dục thật sự được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đầu tư cho sự phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện để phát triển giáo dục, sự đầu tư chăm lo đó được thể hiện qua “Xã hội hóa giáo dục” và nhiều công tác khác. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thọ Trang 3
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS 2.2. Các yếu tố khách quan: Xuất phát từ mục tiêu giáo dục đã được Đảng và nhà nước ta bổ sung qua các thời kì. Bộ Giáo dục đào tạo – Sở Giáo dục đào tạo Đồng Nai đã có những văn bản chỉ đạo về công tác đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy đồng thời tổ chức triển khai hướng dẫn thực hiện. Phòng Giáo dục-Đào tạo Định Quán đã quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học. Trường THCS - THPT Tây Sơn cùng với các đoàn thể trong trường đã triển khai thực hiện các văn bản này đồng thời chăm lo việc đổi mới phương pháp giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giáo dục học sinh. 2.3. Các yếu tố chủ quan: - Bản thân chúng tôi đã tốt nghiệp sư phạm, mà đặc biệt là chuyên ngành GDCD. - Đã được dự giờ và đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ những giáo viên có kinh nghiệm. - Tổ chúng tôi với đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, năng động và sáng tạo. Đặc biệt có sự đoàn kết và luôn giúp đỡ nhau trong mọi công việc, hoàn cảnh. 2.4. Khó khăn: - Trong một thời gian dài môn GDCD được xem là môn học phụ trong chương trình GD phổ thông. - Rất nhiều học sinh coi nhẹ môn GDCD, mà chỉ chú tâm vào môn học khác. - Gv trong tổ chưa được bồi dưỡng sâu, rộng môn tâm lí lứa tuổi. - Đối với học sinh: Lứa tuổi THCS là lứa tuổi hiếu kì, năng động. các em dễ dàng tiếp thu những cái tích cực và tiêu cực, là lứa tuổi mà các cá tính của các em gần như được bộc lộ rất rõ. - Về phía gia đình: trong thời đại đổi mới có rất nhiều gia đình, nhiều bậc cha, mẹ chỉ mãi làm kinh tế mà quên đi vai trò của mình, họ dành ít thời gian hơn trong công việc giáo dục con cái mà gần như khoán trắng cho nhà trường. - Về phía nhà trường: Do học sinh tương đối đông, thời gian các em ở trường ít, đội ngũ giáo viên còn hạn chế, thậm chí có không ít giáo viên chỉ muốn hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của mình mà bỏ qua hoặc thậm chí không quan tâm đến việc ứng xử của các em, hay phớt lờ trước các lỗi vi phạm của các em. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thọ Trang 4
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS 2.5. Các số liệu thống kê trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài: Do đặc thù của môn GDCD và đặc thù của đề tài nên việc đưa ra số liệu cụ thể, chính xác là rất khó, vì sự hình thành đạo đức, nhân cách của các em không phải diễn ra một thời gian ngắn. Nên chúng tôi đã chủ động phân chia học sinh thành ba nhóm, mỗi nhóm khoảng 120 học sinh(việc này chỉ được thực hiện âm thầm, theo sự sắp xếp ngẫu nhiên, vì không khéo làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của các em): - Nhóm Học sinh cá biệt (nhóm 1): Đây là nhóm học sinh thường hay vi phạm nội qui, hoặc có những biểu hiện không tốt trong giao tiếp với bạn bè. - Nhóm học sinh ít biểu hiện cá tính (nhóm 2): Là những học sinh rụt rè, ít nói, ít giao tiếp. - Nhóm học sinh ngoan (nhóm 3): Là nhóm học sinh năng động, ham học. Chúng tôi chia các em ra làm 3 nhóm như vậy là thực tế chúng ta thường thấy các em ở 3 nhóm này ít chơi đùa cùng nhau mà thậm chí các em còn tỏ thái độ coi thường nhau, từ đó đã tạo ra khoảng cách giữa các em. Thực hiện điều này là chúng tôi muốn tạo ra sự hòa nhập và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, từ đó phát triển nhân cách và đạo đức của các em. Các số liệu cụ thể: Nhóm Số lượng Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Khối 6 60HS (50 %) 20HS(16,7 %) 40HS (33,3 %) Khối 7 75HS (62,5 %) 24HS (20 %) 34HS (18,5%) Khối 8 45HS (37,5 %) 17HS (14,2 %) 58HS (48,3 %) Khối 9 28HS (23,3 %) 19HS (20,9 %) 67HS (55,8 %) Qua bảng số liệu trên, ta cũng nhận thấy các em ở nhóm 1 giảm dần theo từng độ tuổi, như vậy vấn đề đặt ra là nhân cách, đạo đức của các em có cần phải giáo dục hay không, hay là để nó tự hình thành, và chúng ta cần giáo dục đạo đức ở lứa tuổi nào là hay nhất. III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Nội dung: Trong giới hạn của đề tài và đặc thù của môn GDCD chúng tôi chỉ xin đưa ra một số giải pháp mà chúng tôi đã đúc kết được và thực hiện khá thành công trong công việc giáo dục nhân cách và đạo đức, hình thành tư tưởng, tình cảm cho học sinh: + Phương pháp trò chuyện. + Phương pháp kể chuyện. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thọ Trang 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS + Phương pháp tạo tình huống. 2. Các giải pháp thực hiện: 2.1. Phương pháp trò chuyện Đối với học sinh THCS trò chuyện là một trong những phương pháp giúp các em dễ dàng bày tỏ tâm sự, nguyện vọng. Các em dễ dàng cởi mở lòng mình, tạo tính sôi nổi. Sử dụng phương pháp này giáo viên nên đặt mình vào vai trò trung tâm của hòa giải và gợi mở. Khi các em đang nói chuyện với nhau, đôi khi giáo viên cần đặt ra những tình huống để các em có thể tranh luận và tìm ra cách giải quyết, từ đó rút ra được cái đúng, cái sai. Phương pháp này có những ưu điểm như: + Học sinh tự chủ, tự do thảo luận. + Dễ dàng lôi cuốn học sinh. + Tạo ra tiết học sôi nổi. + Tạo nên sự thân thiện giữa các học sinh. Xây dựng được mối quan hệ giữa các học sinh trong lớp. Rút ngắn được khoảng cách giữa các em. Tuy nhiên có những điều mà giáo viên cần chú ý khi sử dụng phương pháp: + Dễ gây ảnh hưởng đến lớp khác vì các em thường gây ồn ào, học sinh thường tranh nhau kể chuyện, đôi khi gây hiểu lầm dẫn đến việc cãi vã, gây mất đoàn kết. 2.2. Phương pháp kể chuyện Kể chuyện là một trong những cách thức mà môn GDCD vẫn thường hay thực hiện, nhưng vấn đề là ai kể và kể như thế nào? Người kể chuyện phải hay và phải lôi cuốn được người khác. Do đó, khi sử dụng phương pháp này GV cũng đã hình thành cho các em được tính tự tin, khả năng hùng biện. Ngoài những truyện kể trong sách giáo khoa, giáo viên cần kể thêm những câu chuyện khác, phù hợp với nội dung bài học. Giáo viên nên cho học sinh kể những câu chuyện thực tế diễn ra xung quanh các em, hoặc chuyện mà các em đã làm được. Ví dụ 1: Khi học bài “Chí công vô tư” Giáo viên nên cho học sinh kể chuyện về những tấm gương như trong truyện. Sau đó giáo viên đặt ra một số câu hỏi cho học sinh tự đặt mình vào nhân vật chính, từ đó giáo dục nhân cách cho học sinh. Giáo viên nên cho học sinh so sánh, phân tích các mẫu chuyện vừa kể từ đó các em tự rút ra bài học cho bản thân. Ví dụ 2: Khi dạy bài “Lí tưởng sống của thanh niên”. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thọ Trang 6
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS Giáo viên cũng cho học sinh kể những mẫu chuyện về lòng yêu lao động và thương yêu con người của chính bản thân các em. Sau đó đặt ra các câu hỏi có vấn đề cho học sinh phân tích và trả lời, từ đó biết rút ra bài học cho bản thân. Phương pháp này có những ưu điểm như: + Dễ dàng lôi cuốn học sinh. + Tạo ra tiết học sôi nổi. + Tạo nên sự thân thiện giữa các học sinh. Xây dựng được mối quan hệ giữa các học sinh trong lớp. Rút ngắn được khoảng cách giữa các em. + Dễ dàng xây dựng nhân cách phẩm chất cho học sinh. Tuy nhiên có những điều mà giáo viên cần chú ý sử dụng những phương pháp này: + Dễ gây ảnh hưởng đến lớp khác vì các em thường gây ồn ào. + Học sinh thường tranh nhau kể chuyện, đôi khi gây hiểu lầm dẫn đến việc cãi vã. 2.3. Phương pháp tình huống Đây là phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất cho học sinh trong các bài dạy GDCD. Giáo viên có thể cho học sinh xây dựng tình huống theo nhóm, sau đó cho các nhóm phân tích và giải quyết tình huống. Ví dụ 1: Khi dạy bài 8: “Năng động – Sáng tạo” Giáo viên nên cho học sinh xây dựng tình huống khi các em gặp một bài tập khó, hay gặp một việc khó khăn, đang tìm cách giải quyết mà chưa được, bỗng nhiên có một bạn đến rủ đi chơi. Tiếp theo giáo viên đặt ra các câu hỏi: - Khi gặp tình huống như vậy em sẽ xử lí như thế nào? - Nếu bài tập đó khó, em chưa giải được mà bạn khác cho em mượn sách giải, em sẽ xử lí ra sao … bằng các câu hỏi và tình huống như vậy, giáo viên từ từ giáo dục cho các em tính tự lập và tự năng động – sáng tạo trong công việc. Ví dụ 2: Khi dạy bài: “Tôn trọng lẽ phải” Giáo viên sau khi cho học sinh tìm hiểu xong nội dung của bài, có thể nêu thêm một vài trường hợp như: + Khi 1 bạn làm sai bài tập, em góp ý cho bạn, nhưng bạn ấy không nghe mà cho là em làm sai. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì? Đây là lúc giáo viên nên dẫn dắt học sinh vào câu chuyện cho các em tranh luận. Ví dụ 3: Khi dạy bài: “Đoàn kết – Tương trợ” Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thọ Trang 7
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS Sau khi cho học sinh tìm hiểu bài học xong, GV nên tạo ra những tình huống có vấn đề, từ đó cho các em phân tích. GV phải làm như thế nào để dẫn các em vào nhân vật chính, có như vậy các em mới thấy được ý nghĩa của việc giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài các phương pháp trên trong mỗi tiết dạy GV cần lấy các câu ca dao, dân ca, tục ngữ để lồng ghép vào nội dung bài học. Ví dụ 3: Khi dạy bài: “Đoàn kết – Tương trợ” GV có thể lấy câu như: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Hoặc: GV đọc bài thơ: “Hòn đá to, hòn đá nặng. Một người nhấc, nhấc không đặng …” Phương pháp này có ưu điểm như sau: + Tình huống có thể là công cụ đắc lực để dẫn học sinh vào bài mới một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu và có tính lôi cuốn và thu hút cao. + Học sinh tự xây dựng cho mình được kĩ năng ứng xử linh hoạt và tính tự tin khi tiếp xúc trước đám động. + Dễ dàng lôi cuốn học sinh. + Tạo ra tiết học sôi nổi. + Tạo nên sự thân thiện giữa các học sinh. Xây dựng được mối quan hệ giữa các học sinh trong lớp. Rút ngắn được khoảng cách giữa các em. Tuy nhiên có những điều mà giáo viên cần chú ý sử dụng phương này: + Dễ gây ảnh hưởng đến lớp khác vì các em thường gây ồn ào. + Học sinh thường chê nhau vì cách thể hiện nhân vật, dễ gây mất niềm tin ở bản thân. IV/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. Những lợi ích do áp dụng sáng kiến gồm: Học sinh có cách học môn GDCD một cách nhẹ nhàng dễ hiểu. Học sinh yêu thích môn học hơn, giờ học trở nên sôi nổi, tư duy trí tuệ của học sinh ngày càng được phát triển. Học sinh tự xây dựng cho mình được khả năng ứng xử, khả năng linh hoạt và tính tự tin khi tiếp xúc trước đám đông. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thọ Trang 8
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS Tạo nên sự thân thiện giữa các học sinh. Xây dựng đựợc mối quan hệ giữa các học sinh trong lớp. Rút ngắn được khoảng cách các em. 2. Giáo viên dễ dàng xây dựng một tiết dạy, dễ dàng hiểu rõ cá tính của từng học sinh. Rút ra cho bản thân những tình huống mà rất cần trong công việc xây dựng nhân cách, đạo đức cho học sinh. 3. Số liệu thống kê sau khi áp dụng đề tài: Nhóm Số lượng Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Khối 6 18HS (15 %) 45HS(37,5 %) 57HS (47,5 %) Khối 7 23HS (19,2 %) 08HS (6,6 %) 89HS (74,2%) Khối 8 14HS (11,7 %) 06HS (6,0 %) 100HS (83,3 %) Khối 9 11HS (9,2 %) 12HS (10,0 %) 97HS (80,8 %) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Việc áp dụng đúng phương pháp trong dạy học, sự tận tụy yêu nghề, lòng mến trẻ ở mỗi GV sẽ giúp cho các em không chỉ phát triển nhân cách, đạo đức, hình thành một lối sống có khoa học mà còn giúp các em tự tin hơn và vững bước trong cuộc đời. Nhưng như tôi đã nói ở đầu: Sự hình thành nhân cách đạo đức cho các em không phải diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng ngay từ bây giờ và mãi mãi về sau, mỗi chúng ta hãy chung sức hơn nữa trong vấn đề giáo dục con em chúng ta. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Giáo viên phải trang bị cho mình kiến thức thực tế vững chắc, từ đó tìm ra được các mối liên hệ giữa nhân sinh quan giáo dục và sự hình thành nhân cách đạo đức cho học sinh, sưu tầm tích lũy các câu ca dao, câu thơ, câu chuyện liên quan đến bài học. - Cập nhật kiến thức qua sách báo, qua đài … sưu tầm tranh ảnh, tự làm một số đồ dùng dùng dạy học trực quan phục vụ cho giảng dạy. - Dự giờ các giáo viên có kinh nghiệm. - Thư viện nhà trường cần có thêm tư liệu phục vụ cho môn học. - Thiết bị nhà trường bổ sung tranh ảnh cho môn GD CD, ví dụ tranh “Thầy Nguyễn Ngọc Kí”, tranh ảnh về ô nhiễm môi trường, tranh ảnh về tai nạn giao thông ... Thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên tôi rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thọ Trang 9
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS Tôi xin chân thành cảm ơn! VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Sách giáo khoa, Sách giáo viên GDCD 6, 7, 8, 9 2/ Sách: + Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS. (NXB giáo dục 2002) + Tâm lí học lứa tuổi (NXB giáo dục 2002) + Đắc nhân tâm (NXB Thanh Niên) Định Quán, ngày 28 tháng 04 năm 2015 Người thực hiện Nguyễn Hữu Thọ Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thọ Trang 10
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đơn vị: THCS – THPT Tây Sơn –––––––––––––––––––––––– ––––––––––– Thanh sơn, ngà 28 tháng 10 năm 2014 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS Họ và tên tác giả: NGUYỄN HỮU THỌ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS – THPT Tây Sơn Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) CHUYÊN MÔN (Ký tên, ghi rõ (Ký tên và ghi rõ họ tên) họ tên và đóng dấu) NGUYỄN HỮU THỌ Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thọ Trang 11
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp trong giáo dục đạo đức ở môn GDCD bậc THCS Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thọ Trang 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3112 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2595 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
10 p | 4738 | 621
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4
11 p | 2178 | 496
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non
10 p | 1724 | 412
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái (2010-2011)- TMN thị trấn Lam Sơn
19 p | 1742 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
7 p | 3271 | 346
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vật lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
16 p | 1048 | 317
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp GD lễ giáo cho trẻ mẫu giáo
12 p | 513 | 167
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các lớp bán trú
9 p | 1004 | 128
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 660 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 23-36 tháng thích hoạt động trong góc tạo hình - GV: N.Thanh Hương
7 p | 1187 | 91
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo lớn
17 p | 396 | 78
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học
18 p | 699 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
20 p | 307 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 297 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 24 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn