Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm chỉ đạo nề nếp dạy học ở trường tiểu học Tân Sơn
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm này nghiên cứu cơ sở lý luận của việc chỉ đạo nền nếp dạy và học, trình bày thực trạng chỉ đạo nền nếp dạy và học ở trường tiểu học Tân Sơn, đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nền nếp dạy và học. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm chỉ đạo nề nếp dạy học ở trường tiểu học Tân Sơn
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN SƠN *&* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Mét sè kinh nghiÖm chØ ®¹o nÒn nÕp d¹y häc Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN SƠN ------------***-------------- Người thực hiện: Đỗ Thị Hạnh Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường tiểu học Tân Sơn Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý Năm học 20102011 1
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam là quốc gia đang trên đường đổi mới và hội nhập quốc tế. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, không còn con đường nào khác là phát huy tiềm năng trí tuệ dân tộc, tiếp thu những tinh hoa của thế giới. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã nêu:” Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và tạo mọi sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục đào tạo. Triển khai hiệu quả luật giáo dục, định hình qui mô giáo dục đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu lớp học, ngành nghề và cơ cấu lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” Điều 23 Luật giáo dục đã ghi: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Để đáp ứng yêu cầu đó, chất lượng giáo dục trong mối nhà trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Muốn nâng cao chất lượng dạy và học thì nhà trường phải thực sự có nền nếp tốt, trước hết phải tuân 2
- thủ những qui định của cấp học và những quy định của mỗi nhà trường. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài : “Một số kinh nghiệm chỉ đạo nền nếp dạy học ở trường tiểu học Tân Sơn” 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất những biện pháp chỉ đạo nền nếp dạy học ở trường tiểu học Tân Sơn, thành phố Thanh Hoá. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc chỉ đạo nền nếp dạy và học. Thực trạng chỉ đạo nền nếp dạy và học ở trường tiểu học Tân Sơn. Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nền nếp dạy và học. 4. Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ cán bộ, giáo viên và học sinh trường tiểu học Tân Sơn. 5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cưú lý luận : nghiên cứu các văn kiện, văn bản và các vâvs đề liên quan. Phương pháp nghên cứu thực tiễn : phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn, phường pháp thống kê, phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 3
- NỘI DUNG: CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN . 1. Những nét đặc thù cơ bản của giáo dục tiểu học: Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc tiểu học có bản sắc riêng và có tính độc lập cao. Những vấn đề về tri thức, kỹ năng, về hành vi ở học sinh tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời của mỗi con người, bởi vì những gì đã hình thành và định hình ở trẻ em rất khó thay đổi, khó cải tạo lại. Chính vì vậy đòi hỏi sự chuẩn xác, tính khoa khoa học, tính nhân văn ở một nền giáo dục, ở nhà trường, ở mỗi giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Chất lượng dạy và học là hiệu quả cơ bản nhất, có ý nghĩa quan trọng nhất trong mỗi nhà trường, là thước đo, là chuẩn mực để đánh giá lao động của thầy và trò, là uy tín, là danh dự, niềm tincủa nhà trường đối với học sinh, với phụ huynh, nhân dân và các cấp lãnh đạo Để đáp ứng yêu cầu đó thì mọi hoạt động trong nhà trường phải đồng bộ: Người quản lý chỉ đạo, người giảng dạy giáo dục, người học tập, rèn luyện cùng tuân thủ những qui định chung trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bàn về công tác quản lý giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục 20092010 có ghi: “ Công tác quản lý giáo dục 4
- còn kém hiệu quả. Một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời...” Nghị quyết hội nghị Trung ương VI khoá IX khẳng định “Tăng cường trật tự, kỷ cương trong các trường học và toàn bộ hệ thống giáo dục, kiên quyết đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục”. Để nâng cao chất lượng dạy và học bao gồm nhiều yếu tố, trong đó chỉ đạo nền nếp dạy học là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường. 2. Những nội dung cơ bản về nền nếp dạy và học: 2.1. Nền nếp dạy: Thực hiện đúng, đủ nội dung, chương trình kế hoạch dạy học. Có đầy đủ hồ sơ , kế hoạch dạy học. Làm và sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh về các mặt giáo dục theo quy định. Lên lớp đúng giờ, đảm bảo thời gian quy định. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch thời gian biểu, thời khoá biểu do nhà trường quy định. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, dự giờ đánh giá về chuyên môn, không ngừng tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giúp nhau cùng thực hiện tốt nhiệm vụ. 2.2. Nền nếp học : Đi học chuyên cần, đúng giờ, đảm bảo thời gian học tập theo đúng quy định. Chủ động, tích cực trong việc tiếp thu, phát hiện kiến thức. Học bài và chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ. 5
- Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khoá. Thực hiện đầy đủ các phòng trào thi đua do Đội phát động. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO NỀN NẾP DẠY VÀ HỌC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN SƠN. 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội của phường Tân Sơn: Phường Tân Sơn nằm phía tây thành phố Thanh Hoá, được thành lập từ năm 1994 do được tách từ phường Phú Sơn. Phường Tân Sơn là phường trung tâm, có nhà ga, bến xe vì vậy kinh tế tương đối phát triển, chủ yếu là thương mại dịch vụ. Tổng số dân hơn 12 000 khẩu, hơn 3000 hộ dân được phân chia ở 13 khối phố. Trình độ dân trí khá cao. Tuy nhiên do có nhà ga, bến xe trên địa bàn nên tình hình an ninh trật tự tương đối phức tạp. Sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tương đối phát triển, phường có 4 trường học, 2 trường mầm non, 1 trường trung học cơ sở và một trường tiểu học, cả 4 trường đều có chất lượng tốt, liên tục đạt tiên tiến cấp Thành phố và cấp Tỉnh, 1 trường đạt danh hiệu anh hùng 6
- trong thời kỳ đổi mới. Phường được công nhận đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2002, năm 2005 đạt phổ cập trung học cơ sở. 2. Thực trạng về nền nếp dạy và học ở trường tiểu học Tân Sơn: Trường tiểu học Tân Sơn có cơ sở vật chất còn khó khăn, diện tích chật chội, thiếu sân chơi bãi tập và phòng học, phòng chức năng. Đội ngũ cán bộ giáo viên gồm có 30 đồng chí, trình độ đào tạo khá cao, 100% đạt trình độ chuẩn, trong đó trình độ trên chuẩn đạt 84%, có giáo viên đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng Anh nhưng chưa có giáo viên Thể dục và Tin học. Tổng số học sinh có 579 học sinh, 17 lớp. Trong đó có 10 lớp học 2 buổi/ngày, 6 lớp học 6 hoặc 7 buổi/tuần, có 1 lớp dành cho học sinh khiếm thị. Học sinh tương đối ngoan, có ý thức chăm lo học tập, thực hiện tương đối hiệu quả các phong trào thi đua. 2.1. Nền nếp trong hoạt động giảng dạy của giáo viên: Thực hiện đúng, đầy đủ nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học: Nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học, tài liệu, sách giáo khoa là những điều kiện, phương tiện để nâng cao chất lượng giảng dạy và thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học. 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung chương trình,50% nắm vững nội dung chương trình của toàn cấp học, của từng khối lớp , 30 % nắm vững nội dung chương trình ở khối lớp phụ trách, 20% chưa nắm vững nội dung chương trình từng môn học. Hồ sơ giáo viên khi lên lớp: Mỗi giáo viên đều có ý thức tự giác chuẩn bị hồ sơ giáo án khi lên lớp, chất lượng bài soạn có nhiều tiến bộ. Đặc biệt, nhiều giáo viên đã thiết kế được giáo án điện tử khoa 7
- học, hợp lý, nhiều hình ảnh đẹp phù hợp bài dạy, khá công phu, tiện sử dụng. Chất lượng hồ sơ đầu năm được xếp loại như sau: Tổng số bộ hồ sơ: 24 bộ Xếp loại tốt : 14 bộ chiếm 58,3% . Xếp loại khá : 7 bộ , chiếm 29,2% Xếp loại trung bình : 3 bộ, chiếm 12,5%. Việc thực hiện kế hoạch về thời khoá biểu, thời gian biểu: Thời khoá biểu là cơ sở pháp lý để hoàn thành chương trình dạy học của cấp học, đồng thời tạo sự đồng bộ giữa các lớp trong cùng một khối tạo điều kiện tốt để trao đổi chuyên môn, nâng cao chất lượng bài soạn, bài dạy. Trong năm qua 100% giáo viên đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc thời khoá biểu. Thời gian biểu là văn bản pháp quy do hiệu trưởng quy định nhằm đáp ứng đủ khối lượng dạy học của từng tiết học, môn học. Thời gian biểu phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, nhà trường, thời tiết. Có 79,2% giáo viên lên lớp đúng giờ, đảm bảo thời gian của từng tiết dạy, 20,8% thi thoảng đi muộn hoặc có mặt đúng giờ nhưng chưa lên lớp kịp thời khi có hiệu lệnh trống. - Nền nếp sinh hoạt chuyên môn thao giảng, dự giờ : Đây là nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên. Qua buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên thống nhất nội dung chương trình, trao đổi và giúp đỡ nhau trong việc chuẩn bị các bài dạy khó, giúp đỡ nhau về phương pháp dạy học, phương pháp chủ nhiệm...Tuy nhiên, vẫn có giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn, còn xem nhẹ hoặc tham dự mang tính hình thức. 8
- Việc thao giảng, dự giờ là dịp để học hỏi nhau và giúp đỡ đồng nghiệp về nội dung kiến thức, về đổi mới phương pháp dạy học, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động dạy học, kinh nghiệm khai thác sử dụng đồ dùng dạy học, quản lý lớp... 100% giáo viên tham gia thao giảng và dự gìơ đúng số tiết quy định. Tuy nhiên, việc dạy học 2 buổi/ngày khó khăn trong việc bố trí thời gian để thao giảng, dự giờ. Nền nếp tự học tự bồi dưỡng: Mỗi giáo viên đều tự xây dựng tủ sách cá nhân phục vụ chuyên môn. Việc tham gia các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên thực hiện nghiêm túc, 100% giáo viên tham gia, ghi chép đầy đủ. Tuy nhiên ở một vài giáo viên chưa tự giác, còn mang tính hình thức. Nền nếp kiểm tra, đánh giá học sinh: Đây là một khâu quan trọng trong việc đổi mới chương trình dạy học, có tác dụng khích lệ, thúc đẩy học sinh có động cơ học tập đúng đắn, đồng thời là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Đây cũng là nội dung giáo viên thực hiện tương đối tốt, nắm được quy trình và những quy định về kiểm tra, đánh giá. 2.2. Nền nếp học tập của học sinh: - Nền nếp đi học đúng giờ: Đi học đúng giờ giúp các em có phong cách làm việc khoa học, khẩn trương khi tham gia các hoạt động, đảm bảo thời gian học theo quy định. Việc đi học đúng giờ được học sinh các lớp 3;4;5 thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên còn một số học sinh ở lớp nhỏ như lớp 1 đầu năm học còn chưa đi học đúng giờ, hoặc những ngày thời tiết mưa gió còn đi học muộn. - Thói quen chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập: 9
- Thói quen này giúp học sinh có ý thức làm việc khoa học, luôn tìm tòi, khám phá tri thức mới, phát huy được trí tuệ và gây hứng thú trong học tập của các em, giúp giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. - Việc học bài và chuẩn bị bài ở nhà : Đối với học sinh tiểu học, trí nhớ của các em chưa phát triển mạnh, do đó các em nhanh nhớ nhưng cũng dễ quên. Việc học bài ở nhà giúp các em rèn luyện tính cách chăm chỉ, cần cù, đồng thời giúp các em củng cố lại kiến thức đã học trên lớp, khắc sâu trong trí nhớ và nó là cơ sở để tiếp thu kiến thức mới một cách có cơ sở, dễ dàng và lô gíc. Việc chuẩn bị bài ở nhà còn tạo điều kiện để học sinh có đầy đủ đồ dùng học tập đồng thời gây tò mò hứng thú trong việc học tập trên lớp . Tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, công tác từ thiện nhân đạo, vui chơi, thăm quan du lịch, hoạt động xã hội... giúp học sinh phát triển toàn diện và có điều kiện phát triển năng khiếu, đồng thời mở mang tầm hiểu biết, mở rộng kiến thức đã học. Trong thực tế, hầu hết học sinh thích tham gia các hoạt động này và thực hiện có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chỉ coi trọng việc học tập trên lớp, xem nhẹ các hoạt động ngoài giờ lên lớp nên ít tham gia hoặc tham gia thiếu tích cực. 2.3. Thực trạng về chỉ đạo nền nếp dạy và học ở trường tiểu học Tân Sơn: Việc chỉ đạo nền nếp dạy và học ở trường tiểu học Tân Sơn được quan tâm, là việc làm thường xuyên, liên tục. Đã xây dựng nội quy, quy định đối với giáo viên và học sinh, chỉ đạo thực hiện một cách khoa học và cơ bản đưa quá trình dạy học đi vào nền nếp, kỉ cương. Phát huy được tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi các nhân cũng như tập thể cán 10
- bộ giáo viên học sinh. Tạo được bầu không khí dân chủ, đoàn kết thân ái và gắn bó trong công việc.Việc chỉ đạo nền nếp dạy và học của nhà trường bước đầu đã mang lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế nhất định về mặt nhận thức, trong quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện một số nội dung các hình thức hoạt động. Trên cơ sở lý luận quản lý nói chung và trên cơ sở điều tra thực trạng về việc chỉ đạo nền nếp dạy học ở trường tiểu học Tân Sơn, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo nền nếp dạy học góp phần phát triển chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 11
- CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NỀN NẾP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN SƠN THÀNH PHỐ THANH HOÁ. 1. Nâng cao nhận thức về nền nếp dạy học: Để việc chỉ đạo nền nếp dạy học của nhà trường có hiệu quả, trước tiên phải làm cho giáo viên và học sinh có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc thực hiện nền nếp dạy học trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường, từ nhận thức đúng đắn tiến tới thực hiện đúng quy định. Tổ chức tuyên truyền đến giáo viên và học sinh những văn bản quy phạm pháp luật như Luật giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, quy chế dân chủ trường học và các văn bản liên quan. Qua việc học tập, nghiên cứu các văn bản đó để thấy được trách nhiệm của bản thân trong công việc, từ đó có ý thức tự giác thực hiện. Nêu gương người tốt, việc tốt, động viên, biểu dương khen thưởng đúng mức, kịp thời, từ đó nhân rộng những gương điển hình, khích lệ động cơ phấn đáu, rèn luyện đồng thời có tác dụng tự uốn nắn điều chỉnh kịp thời những lệch chuẩn của bản thân, của bạn bè, đồng nghiệp. 2. Đề ra được những quy định về nền nếp dạy và học: Các quy định, quy chế, nội quy của nhà trường có tác dụng thống nhất kế hoạch hoạt động, buộc mọi người thức hiện theo chuẩn nhất định. Do đó, các quy định đề ra phải phù hợp. Để làm tốt việc này, người hiệu trưởng cần thức hiện tốt các nội dung sau: Nắm chắc các văn bản hướng dẫn của các cấp, của ngành như Luật giáo dục, Luật lao động, Điều lệ trường tiểu học, pháp lệnh công chức, các quy định của ngành, của địa phương đối với giáo dục. 12
- Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, dựa trên điều kiện thực tế của điạ phương, của nhà trường để đề ra những quy định về nền nếp cho phù hợp. Quy định về nền nếp dạy học là cơ sở để giáo viên và học sinh thực hiện, đồng thời là cơ sở để người quản lý thực hiện tốt các chức năng quản lý của mình, vì vậy trong việc xây dựng và ban hành quy định cần chuẩn bị tốt mọi điều kiện để các quy định khi ban hành sẽ nhanh chóng đi vào thực tế, thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường. 3. Sự gương mẫu của người quản lý: Để việc thực hiện quy định nền nếp có hiệu quả thì trước hết người quản lý phải thực sự gương mẫu là vấn đề không thể thiếu được. Sự gương mẫu, sự nghiêm túc cuả người quản lý là tấm gương sẽ có tác động mạnh đến ý thức của giáo viên và học sinh, tạo nên uy tín của người quản lý và hiệu lực của quy định đã đề ra. Đồng thời trong quá trình thực hiện còn là dịp để người hiệu trưởng kiểm nghiệm lại các quyết định ban hành có phù hợp với điều kiện thực tế hay không và phù hợp ở mức độ nào? Từ đó có thể điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp. 4.Tổ chức theo dõi, giám sát các hoạt động nền nếp dạy và học: Theo dõi thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học, thời khoá biểu: Dạy và học bảo đảm thời gian quy định là điều kiện để hoàn thành nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi bài dạy. Tiến độ thực hiện chương trình hợp lý, góp phần hoàn thành chương trình ở mỗi khối lớp ( chương trình là pháp lệnh), cần tránh tình trạng dồn ép chương trình, việc thực hiện giảng dạy sẽ kém hiệu quả, đồng thời phải dạy đúng, đủ các môn học, giúp học sinh phát triển toàn diện. Để theo dõi, kiểm soát tốt việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học, thời khoá biểu, người quản lý phải thường xuyên kiểm 13
- tra, ký duyệt việc thực hiện, đồng thời kiểm tra, dự giờ theo dõi việc thực hiện của giáo viên. Theo dõi việc ra vào lớp đúng giờ : Thực hiện ra vào lớp đúng giờ tạo không khí làm việc nghiêm túc, khoa học, đồng thời đảm bảo thời lượng cần thiết để hoàn thành tiết dạy. Việc theo dõi, đánh giá thường xuyên, nhắc nhở kịp thời, có thể chấm công để đánh giá vào tiêu chí thi đua. Theo dõi về hỗ sơ sổ sách: Hồ sơ sổ sách chuyên môn là cơ sở để tổ chức thực hiện, theo dõi tiến độ, dự báo kết quả thực hiện.... Vì vậy, việc chỉ đạo làm tốt các loại hồ sơ không thể thiểu được và cũng không thể xem nhẹ. Các loại hồ sơ sổ sách đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Việc theo dõi kiểm tra có thể thực hiện định kỳ hoặc đột xuất. Việc đánh giá thực hiện công khai và đây cũng là một tiêu chí để đánh giá xếp loại giáo viên. Chỉ đạo việc soạn giáo án lên lớp: Việc soạn giáo án lên lớp có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện việc thực hiện nội dung, chương trình nghiêm túc hay không. Qua việc soạn giáo án giúp giáo viên chủ động về kiến thức, về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và các thiết bị, đồ dùng phục vụ cho tiết dạy. Việc chuẩn bị tốt giáo án đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho chất lượng tiết dạy. Vì vậy, việc chỉ đạo soạn giáo án, nâng cao chất lượng bài soạn là hết sức cần thiết. Hiện nay, với thiết bị hiện đại, nhiều giáo viên thiết kế giáo án điện tử, đây là điều rất đáng khích lệ, ở giai đoạn đầu, hiệu trưởng có thể tổ chức thành chuyên đề, hướng dẫn cách thiết kế giáo án và sử dụng thiết bị ( giao nhiệm vụ cho giáo viên tin học). Việc kiểm tra giáo án có thể định kỳ hoặc đột xuất, có theo dõi sự tiến bộ về chất lượng bài soạn, đánh giá, trao đổi, góp ý để giáo viên thực hiện tốt hơn. 14
- Chỉ đạo việc cho điểm, đánh giá xếp loại học sinh: Việc cho điểm, đánh giá xếp loại học sinh là một khâu của quá trình đổi mới giáo dục, qua việc kiểm tra đánh giá cho điểm góp phần phát huy tinh thần học tập của học sinh, khuyến khích động viên các em trong quá trình học tập, đồng thời đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên, từ đó để giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học để đạt mục tiêu đề ra. Chỉ đạo việc sinh hoạt chuyên môn : Buổi sinh hoạt chuyên môn có vai trò hết sức quan trọng, là điều kiện để giáo viên học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính vì vậy không thể tổ chức qua loa, hình thức. Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải phong phú, tuỳ đặc thù của khối lớp, của giáo viên để có nội dung phù hợp, nội dung phải giúp cho giáo viên trong tổ khối nắm vững yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phương pháp , hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, đặc biệt đi sâu trao đổi các bài, môn học khó dạy, các thiết bị dạy học khó sử dụng.... Người quản lý phải tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn để điều chỉnh nội dung đúng hướng theo nhu cầu của từng tổ khối. Chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện chương trình tự học tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên: Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trên cơ sở định hướng của phòng giáo dục, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong ban giám hiệu chịu trách nhiệm triển khai, kiểm tra giám sát và đánh giá việc thực hiện, gắn với tiêu chí thi đua của mỗi giáo viên. Thực hiện công tác hành chính giáo vụ: Giám sát việc thực hiện nền nếp dạy và học là việc làm cần thiết nhằm đưa mọi người vào “kỉ cương, phép nước”, do đó cần có kế hoạch giám sát hàng ngày cho phù hợp, khoa học và có tác dụng thúc đẩy tích cực việc thực hiện nền nếp. Có quy định rõ ràng chế độ trực ban, trực tuần để đôn đốc nhắc nhở kịp 15
- thời, đồng thời giao nhiệm vụ cho phó hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo, theo dõi giám sát, đánh giá việc thực hiện với công tác thi đua khen thưởng. 5. Phối hợp với các tổ chức trong công tác chỉ đạo: Mỗi tổ chức chính trị, đoàn thể có vị trí, vài trò, nhiệm vụ nhất định trong đơn vị, tuy nhiên cùng hướng tới một mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, vì vậy việc phối hợp trong công tác chỉ đạo là cần thiết. Với tổ chức chi bộ Đảng, cần gắn trách nhiệm của mỗi đảng viên trong việc gương mẫu thực hiện các nhiệm vụ, vai trò lãnh đạo của Đảng trước quần chúng, thông qua việc thực hiện nghi quyết chi bộ để kiểm điểm từng đảng viên trong việc chấp hành nhiệm vụ. Đối với công đoàn : Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đoàn viên, quan tâm đời sống vật chất tinh thần và động viên, khuyến khích đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng tập thể đoàn kết. Với tổ chức Đoàn, Đội : Cần phát huy vai trò xung kích của đoàn viên thành niên trên các lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo hứng thú để nâng cao chất lượng chuyên môn. Đối với Đội thiếu niên có vai trò hết sức quan trọng trong trường tiểu học. Thông qua các hình thức sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng góp phần giáo dục toàn diện, các phong trào thi đua như “Đôi bạn cùng tiến” khuyến khích các em giúp đỡ bạn cùng tiến bộ, phong trào “Truy bài trước giờ vào học” giúp các em củng cố kiến thức sâu hơn, tiếp thu bài tốt hơn, phong trào “Mua, đọc và làm theo báo Đội”, phòng trào “ nói lới hay làm việc tốt”, phong trào “ lớp tự quản”...đưa các em đi vào nền nếp trong sinh hoạt và học tập nghiêm túc và hiệu quả hơn. 16
- Đối với tổ chức hội cha mẹ học sinh : Hội cha mẹ học sinh hỗ trợ đắc lực trong công tác giáo dục, vừa có thể phối hợp trong giáo dục học sinh, theo dõi, đôn đốc việc hoạt động ngoài nhà trường của học sinh, vừa tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường . 6. Phối hợp với địa phương trong công tác giáo dục: Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, quan tâm hỗ trợ về mọi mặt để tạo điều kiện phát triển giáo dục, đặc biệt hội khuyến học, tổ chức đoàn thanh niên, phụ nữ, công an... KẾT LUẬN Chỉ đạo nền nếp dạy và học là việc làm cần thiết, quan trọng của người quản lý trong mỗi nhà trường, là một trong những điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Xuất phát từ thực trạng chỉ đạo nền nếp dạy và học ở trường tiểu học Tân Sơn trong năm học 20102011, mặc dù điều kiện địa phương, cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều khó khăn, song trường tiểu học Tân Sơn đã tìm ra một số biện pháp hữu hiệu trong việc chỉ đạo nền nếp dạy và học đã đạt kết quả tốt. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng nâng cao, chất lượng học sinh giỏi luôn đứng trong tốp đầu của Thành phố. Qua một năm triển khai thực hiện, tôi xin mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp chỉ đạo nền nếp dạy và học như sau: 17
- 1. Nâng cao nhận thức về nền nếp dạy và học ở trường tiểu học Tân Sơn. 2. Đề ra được những quy định về nền nếp đối với giáo viên và học sinh. 3. Sự gương mẫu của người cán bộ quản lý. 4. Tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện các nền nếp dạy và học. 5. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường để xây dựng và tổ chức thực hiện. 6. Tham mưu, phối hợp với địa phương trong công tác chỉ đạo. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, vừa tạo tiền đề, vừa hỗ trợ thúc đẩy nhau và cần phải được triển khai một cách đồng bộ. Vấn đề quan trọng trong chỉ đạo là phải vận dụng linh hoạt sáng tạo, phù hợp tình hình từng địa bàn, từng nhà trường và cũng tuỳ thời điểm để vừa chỉ đạo đồng thời cả 6 biện pháp trên vừa chú ý những ưu tiên. Do điều kiện thời gian có hạn, chắc chắn đề tài còn nhiều khiếm khuyết, chưa đầy đủ, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cấo trên để đề tài hoàn thiện hơn, nhằm chỉ đạo thực hiện tốt nền nếp dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Thanh Hoá, ngày 15 tháng 4 năm 2011. NGƯỜI THỰC HIỆN: Đỗ Thị Hạnh 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2596 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2125 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam
10 p | 1801 | 336
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vật lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
16 p | 1048 | 317
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc khi dạy tập đọc lớp 2
9 p | 1564 | 305
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1176 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 667 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 590 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 597 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 437 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 613 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 385 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học
18 p | 699 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
20 p | 310 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 299 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5
19 p | 312 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 27 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn