Đề tài: Một số kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng<br />
dạy môn Giáo dục công dân bậc THPT<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM<br />
KHI SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG<br />
DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC THPT<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Xã hội ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra<br />
ngày càng mạnh mẽ, kéo theo đó giáo dục cũng phát triển không ngừng. Để đáp<br />
ứng kịp thời những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giáo<br />
dục và đào tạo có vai trò to lớn trong việc trực tiếp tham gia bồi dưỡng nguồn lực<br />
con người. Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú<br />
về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực và mục tiêu của công cuộc xây<br />
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội đại biểu<br />
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Giáo dục và<br />
đào tạo phải xác định rõ mục tiêu, thiết kế nội dung, chương trình đổi mới phương<br />
pháp giáo dục, đào tạo, lựa chọn, những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng<br />
cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê - nin và tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn<br />
hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước.<br />
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá<br />
trình đào tạo.... ”<br />
Đến đại hội X vẫn tiếp tục nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn<br />
diện, đổi mới tổ chức, nội dung, phương pháp và dạy học... ”<br />
Quán triệt nhiệm vụ đó, là một giáo viên, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng<br />
tạo để làm thế nào cho học sinh có hứng thú trong học tập nhất là bộ môn Giáo<br />
dục công dân.<br />
Môn Giáo dục công dân là môn khoa học xã hội, gắn với đường lối của<br />
Đảng, cùng với các bộ môn khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có<br />
tri thức vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm với gia<br />
đình, xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hoàn<br />
cảnh xã hội, lịch sử đất nước và nhân loại. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục<br />
ở trường THPT, củng cố, phát triển học sinh lý tưởng sống cao đẹp, những phẩm<br />
chất và năng lực cơ bản của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa,<br />
hiện đại hóa đất nước.<br />
Nhưng trong thực tế hiện nay, học sinh không hứng thú với môn khoa học<br />
xã hội, đặc biệt là môn Giáo dục công dân, các em còn mang tính ỷ lại trong học<br />
tập và học theo cách đối phó. Thậm chí sẵn sàng buông xuôi luôn để dồn thời gian<br />
vào học các môn thi tốt nghiệp, đại học sau này. Bên cạnh đó, một số giáo viên<br />
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến<br />
Đơn vị: Trường THPT Sông Ray<br />
<br />
Trang 1<br />
<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng<br />
dạy môn Giáo dục công dân bậc THPT<br />
chưa có nhận thức đúng vị trí của môn Giáo dục công dân thậm chí chỉ coi là môn<br />
bổ trợ, môn phụ vì không phải thi tốt nghiệp, đại học. Giáo viên dạy bộ môn này<br />
có thể thiếu tự tin, thiếu nhạy cảm, sáng tạo, thậm chí mặc cảm trong việc giảng<br />
dạy bộ môn và sẽ dẫn đến tình trạng coi lên lớp là một nghĩa vụ, không thực hiện<br />
đầy đủ chương trình, không quán triệt “học đi đôi với hành”. Từ đó dẫn đến hậu<br />
quả là: Nhiệm vụ của bộ môn không thể được thực hiện tốt, không bảo vệ, phát<br />
triển được chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách<br />
của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong điều kiện mới. Nhất là hiện nay chúng ta<br />
đứng trước một tình trạng: Nền kinh tế phát triển nhưng những giá trị đạo đức<br />
chân chính lại bị coi thường...<br />
Xuất phát từ những lý do trên và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học<br />
môn Giáo dục công dân trong trường THPT, để học sinh nhận thức về môn Giáo<br />
dục công dân một cách hiệu quả hơn. Nên trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng<br />
nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau trong đó có phương pháp dạy học<br />
thảo luận nhóm. Với phương pháp này, phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực<br />
diễn đạt, hợp tác, làm việc theo nhóm của học sinh. Đó là một phấm chất quan<br />
trọng của người công dân trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày nay.<br />
Bằng những kinh nghiệm của bản thân và thu nhận một số ý kiến đóng góp<br />
từ quý thầy cô trong tổ bộ môn cùng với việc tham khảo ở đồng nghiệp về chất<br />
lượng học tập của học sinh nên tôi đã thực hiện đề tài: “Một số kinh nghiệm khi<br />
sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy môn Giáo dục công<br />
dân bậc THPT”.<br />
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận của đề tài<br />
Những vấn đề chung về dạy học<br />
1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học<br />
Thuật ngữ phương pháp dạy học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là<br />
“Methodos”, có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích.<br />
Có khá nhiều khái niệm về phương pháp dạy học, tuy nhiên dù ở những<br />
phạm vi quan niệm khác nhau tất cả đều cho rằng:<br />
- Phương pháp dạy học phản ánh hình thức vận động của nội dung dạy học.<br />
- Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động quá trình nhận thức của học<br />
sinh nhằm đạt được mục đích học tập.<br />
- Phương pháp dạy học phản ánh cách thức hoạt động, thao tác, trao đổi thông<br />
tin, dạy học giữa thầy và trò.<br />
1.1.2. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực<br />
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp mà trong đó học sinh được<br />
chủ động tham gia vào bài học, được làm những việc cả về các hoạt động trí tuệ<br />
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến<br />
Đơn vị: Trường THPT Sông Ray<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng<br />
dạy môn Giáo dục công dân bậc THPT<br />
lẫn các hoạt động chân tay, miễn là các hoạt động đó phù hợp với nội dung bài học<br />
và đặc biệt là các hoạt động chứa đựng nhiều các hoạt động tư duy nhằm kích<br />
thích phát triển trí óc của học sinh trở thành những con người năng động sáng tạo.<br />
1.1.3. Các định hướng trong quá trình dạy học tích cực<br />
Trong chương trình hành động của ngành giáo dục nhằm triển khai thực<br />
hiện nghị quyết hội nghị lần 6 của BCH TW về chiến lược phát triển giáo dục<br />
2001 - 2010 đã xác định: “Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của<br />
ngành giáo dục hiện nay là tập trung cải tiến phương pháp dạy và học theo hướng<br />
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường thực hành,<br />
thực tập... ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và các thành tựu khác của khoa<br />
học công nghệ vào việc dạy và học”.<br />
Sau đây tôi sẽ giới thiệu các định hướng trong quá trình dạy học tích cực<br />
của Lê Phước Lộc (2002) trong cuốn “Lý luận dạy học” (trang 52 - 69) đã nêu 5<br />
định hướng đó là:<br />
Định hƣớng 1: Tạo bầu không khí học tập tích cực.<br />
Trong mỗi giờ học cả học sinh và giáo viên đều căng thẳng do trải qua<br />
nhiều hoạt động dạy và học cùng với các thao tác tư duy. Vì vậy, nếu tạo bầu<br />
không khí lớp học thoải mái, thân thiện, với sự nhận thức của học sinh về một nội<br />
dung bổ ích, khả thi, học sinh sẽ có tâm thế sẵn sàng hợp tác. Bầu không khí này<br />
được tạo nên bao gồm tác động của ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh,<br />
mùi vị...<br />
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này của tác giả. Nếu học sinh học trong<br />
một không gian ồn ào bởi tiếng chợ búa, tiếng sắt thép - bê tông từ công trình kế<br />
bên đang xây dựng, tiếng ve kêu... sẽ ảnh hưởng đến nhiều hoạt động học tập và<br />
giảng dạy của học sinh và giáo viên. Thế nhưng bầu không khí thân thiện được<br />
tạo nên qua quan hệ thầy trò thì lại rất quan trọng.<br />
Ví dụ: Nếu người giáo viên bước vào lớp với gương mặt vui vẻ, thân thiện,<br />
giọng nói tự nhiên, có cách mở bài giảng lôi cuốn, phù hợp, sáng tạo sẽ tạo cho<br />
học sinh bầu không khí học tập tích cực, làm cho khoảng cách giữa thầy và trò<br />
được rút ngắn lại, từ đó tạo sự hứng thú cho học sinh trong việc học tập và hợp tác<br />
sẽ tốt hơn. Tất cả điều này quyết định một giờ giảng có triển vọng thu được kết<br />
quả tốt. Ngược lại, nếu giáo viên bước vào lớp trong một tâm trạng bực tức hay<br />
quát mắng học sinh... hoặc dạy học trong sự áp đặt học sinh vào những khuôn khổ<br />
gắt gao mà giáo viên đưa ra sẽ tạo cho học sinh tâm lý học tập không tốt, việc học<br />
sẽ kém hiệu quả.<br />
Định hƣớng 2: Tổ chức việc tiếp thu kiến thức và nối kết với các kiến thức<br />
đã có.<br />
<br />
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến<br />
Đơn vị: Trường THPT Sông Ray<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng<br />
dạy môn Giáo dục công dân bậc THPT<br />
Khi tham gia vào quá trình học tập có 2 loại kiến thức mà học sinh phải tiếp<br />
thu đó là kiến thức thông báo và kiến thức quy trình.<br />
- Kiến thức thông báo(kiến thức khái niệm): giáo viên cần làm cho học sinh trả<br />
lời được câu hỏi “Nó là cái gì ?”. Như vậy, để trả lời được câu hỏi này học sinh<br />
cần biết và hiểu. Điều này cần học sinh phải liên kết với những kiến thức thông tin<br />
đã biết (đi từ cái chưa biết thành cái đã biết).<br />
- Kiến thức qui trình (kiến thức kỹ năng).<br />
Nếu như kiến thức thông báo giúp học sinh hình thành những khái niệm về<br />
những vấn đề cần tiếp thu thì kiến thức qui trình sẽ giúp cho học sinh hình thành<br />
những kiến thức kỹ năng.<br />
Với kiến thức qui trình sẽ trả lời cho câu hỏi “làm cái đó như thế nào ?”. Kiến<br />
thức này giúp học sinh hành động (trí tuệ và tay chân) để thực hiện một nội dung<br />
có liên quan tới chuyên môn một cách khoa học, hoàn thành kỹ năng làm việc. Để<br />
trả lời được câu hỏi giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức nội dung,<br />
phương pháp dạy học cho học sinh.<br />
Định hƣớng 3: Phát triển tư duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc kiến<br />
thức.<br />
Cái đích của việc học là học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức quan trọng sao<br />
cho học sinh có thể vận dụng chúng ở trường và trong cuộc sống, như vậy việc<br />
học mới có kết quả. Khái niệm mở rộng và tinh lọc kiến thức được hiểu ngắn gọn<br />
là quá trình làm cho người học biến kiến thức giáo khoa được mở rộng bằng các<br />
quá trình tư duy thành tri thức của riêng mình. Học sinh có thể phát biểu kiến thức<br />
ấy bằng ngôn ngữ của mình, có thể sử dụng nó như công cụ của mình.<br />
Định hƣớng 4: Phát triển tư duy bằng việc sử dụng kiến thức có ý nghĩa.<br />
Với định hướng 3, giáo viên làm cho học sinh tinh lọc và mở rộng kiến thức.<br />
Tuy nhiên, khi có kiến thức rồi thì phải biết cách áp dụng chúng như thế nào? Ở<br />
định hướng 4 này, hướng giáo viên làm cho học sinh luôn bận rộn với việc học tập<br />
của mình, luôn phải suy nghĩ, phải lập luận.<br />
Nếu học sinh tham gia giải quyết vấn đề nhiều ở lớp thì các em sẽ nhanh,<br />
nhạy với những giải quyết sự việc hằng ngày. Và khi giải quyết những vướng mắc<br />
trong thực tế thì kích thích mạnh trong học tập, đó chính là sử dụng kiến thức có ý<br />
nghĩa.<br />
Định hƣớng 5: Thói quen tư duy<br />
Định hướng 5 này có thể xem như một cái đích phải tới hay sản phẩm của<br />
quá trình dạy học. Khi học sinh phát triển thói quen tư duy sẽ có hai cái lợi. Một là<br />
phát triển thói quen tư duy sẽ làm cho học sinh có khả năng học tốt hơn nội dung<br />
tri thức khoa học trong sách giáo khoa. Hai là, thói quen tư duy sẽ hỗ trợ tốt cho<br />
học sinh trong tương lai. Điều này rất quan trọng vì cái đi theo cuộc đời của mỗi<br />
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến<br />
Đơn vị: Trường THPT Sông Ray<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng<br />
dạy môn Giáo dục công dân bậc THPT<br />
người làm công tác khoa học chính là phương pháp làm việc bằng trí tuệ, bằng<br />
thói quen tư duy của mình.<br />
Tóm lại: Các định hướng 2, 3 và 4 vạch ra cho giáo dục một chiến lược làm<br />
việc về nội dung bài giảng đối với học sinh. Tuy nhiên, các định hướng không<br />
dừng lại ở những điều đã nói mà ẩn phía sau một đòi hỏi rất cao đối với người<br />
giáo viên, đó là dạy học và phát triển tư duy. Vì vậy, định hướng 5 đã nêu rõ dạy<br />
học phải đạt kết quả cuối cùng là học sinh biết tư duy năng động và tư duy có hiệu<br />
quả. Nếu coi các định hướng 2, 3, 4 là những việc của thầy và trò trong một chiến<br />
lược dạy học mới, định hướng 5 hướng những hiệu quả của chiến lược ấy thì định<br />
hướng 1 là mở đầu cho chiến lược dạy học mà ta đang nói tới. Một chiến lược hoạt<br />
động tư duy sẽ thành công nếu như học sinh cảm nhận được tốt khi bắt đầu chiến<br />
lược ấy.<br />
1.2. Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân<br />
Thảo luận nhóm là gì? Theo tác giả: Phan Trọng Ngọ “ Thảo luận nhóm là<br />
phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành các nhóm nhỏ để tất cả<br />
các thành viên ở trong lớp đều được làm việc, được bàn bạc và trao đổi về một chủ<br />
đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó”.<br />
Thảo luận nhóm là phương pháp để trao đổi ý kiến với người khác về một vấn<br />
đề nào đó nhằm phát hiện ra mọi khía cạnh của vấn đề với mục đích cuối cùng là<br />
nhóm đạt được một cách hiểu thống nhất về điều đó.<br />
Phương pháp thảo luận nhóm có sự phát triển của phương pháp thảo luận trên<br />
lớp, phương pháp này hiện nay được sử dụng khá phổ biến ở tất cả các môi trường<br />
THPT , trong đó có môn Giáo dục công dân.<br />
Mục đích của phương pháp này là làm tăng tối đa cơ hội để học sinh làm việc<br />
và khả năng của mình, được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ý kiến để giải quyết<br />
một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học<br />
Đây là phương pháp dạy học hợp tâm lý con người mọi cá nhân từ nhỏ đến<br />
lớn đều có xu hướng thích sinh hoạt quan hệ và làm việc trong nhóm nhỏ.Trong<br />
đó, cá nhân không những thoải mãn được nhu cầu giao tiềp, có cảm giác an toàn<br />
mà còn xuất hiện những hứơng khởi làm tăng hiệu xuất làm việc do có sự tương<br />
tác mặt đối mặt giữa các thành viên, có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực<br />
và trách nhiệm phải giải thích vấn đề thuộc về từng cá nhân trong nhóm và kĩ năng<br />
xử lí tình huống trong nhóm.<br />
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính<br />
tích cực, tính chủ thể của người học; mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác<br />
cao giữa các chủ thể đó trong quá trình học tập. Cần kết hợp tốt giữa năng lục<br />
cạnh tranh và năng lực hợp tác của người học.Để sự dụng hiệu quả phương pháp<br />
này, giáo cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm,<br />
GVTH: Lại Thị Ngọc Xuyến<br />
Đơn vị: Trường THPT Sông Ray<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />