Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3
lượt xem 4
download
Thực tế cho thấy nhiều giáo viên muốn giữ nề nếp soạn giáo án theo cách truyền thống mà ở đó giáo án chỉ là sự ghi chép lại nội dung đã có ở sách giáo khoa mà không đưa ra các phương pháp dạy học thích ứng với từng giai đoạn học tập của học sinh. Sự lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn do thói quen dễ dãi trong soạn giảng, trình độ giáo viên còn nhiều bất cập. Hiện tượng thầy giảng trò nghe, trò chép vẫn là hiện tồn tại ở một số giáo viên, từ đó chất lượng giờ giảng có hiệu quả thấp, không gây được hứng thú cũng như óc sáng tạo, tích cực hoạt động của trò. Mời các bạn cùng tham khảo chuyên đề "Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3" để biết thêm các nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3
- Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o THanh Ho¸ Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Ho»ng ho¸ )O( Người thực hiện : NguyÔn Anh TuÊn Chức vụ : HiÖu trëng Đơn vị : Trêng tiÓu häc Ho»ng Léc SKKN thuộc lĩnh vực To¸n häc
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 SKKN năm 2011 I, ĐẶT VẤN ĐỀ : Quá trình dạy học bao gồm hệ thống những tác động từ phía người dạy (giáo viên) đến người học (học sinh), nhằm làm cho học sinh tích cực và chiếm lĩnh tri thức, hình thành những phẩm chất nhân cách và năng lực phù hợp với nhu cầu ngày một cao của xã hội hiện đại. Thiết kế nội dung bài dạy và cách thức dạy học là một khâu đột phá quan trọng để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên bao giờ cũng dành một thời gian thích đáng để thiết kế bài. Muốn dạy học có kết quả cần thiết kế chu đáo bài dạy. Khi thiết kế bài học cần chú trọng đến nhiều khía cạnh tác động đến quá trình dạy học như : Đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhu cầu, hứng thú, các phương tiện kỹ thuật, đô dùng tr ̀ ực quan, cơ sở vật chất trường lớp... Từ đó có định hướng đầy đủ để xác định những mục tiêu cụ thể, những yêu cầu cần đạt của một bài dạy hoặc của một đơn vị kiến thức nào đó cũng như cách thức (sự lựa chọn phương pháp phù hợp) để đạt được mục tiêu, yêu cầu bài dạy. Kết quả một giờ dạy không những phụ thuộc khá nhiều vào sự chuẩn bị bài dạy mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau cũng như yếu tố chủ quan không thể tránh khỏi đó chính là phụ thuộc vào năng lực sư phạm, sự tự tin, tính sáng tạo trong xử lý các tình huống sư phạm... Trong một vài năm trở lại đây xu hướng đổi mới công tác soạn giảng ngày càng trở nên bức xúc và cần thiết. Một trở ngại không nhỏ cản trở quá trình đổi mới việc thiết kế bài dạy và thực thi giờ dạy trên lớp chính là do thói quen ngại đổi mới của một bộ phận không nhỏ giáo viên. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên muốn giữ nề nếp soạn giáo án theo cách truyền thống mà ở đó giáo án chỉ là sự ghi chép lại nội dung đã có ở sách giáo khoa mà không đưa ra các phương pháp dạy học thích ứng với từng giai đoạn học tập của học sinh. Sự lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn do thói quen dễ dãi trong soạn giảng, trình độ giáo viên còn nhiều bất cập. Hiện tượng thầy giảng trò nghe, trò chép vẫn là hiện tồn tại ở một số giáo viên, từ đó chất lượng giờ giảng có hiệu quả thấp, không gây được hứng thú cũng như óc sáng tạo, tích cực hoạt động của trò. Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 2
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn như vậy đã đặt ra nhiệm vụ tìm ra những giải pháp nào để nâng cao chất lượng thiết kế bài dạy và giờ dạy là vấn đề cấp bách phải giải quyết, giúp cho anh chị em giáo viên ở trường Tiểu học đổi mới tư duy vào việc làm trong công tác soạn giảng của mình đem lại hiệu quả thiết thực phù hợp với trình độ nhận thức của tập thể giáo viên trong đơn vị nhằm từng bước nâng cao hiệu quả giáo dục nói chúng và chất lượng môn Toán nói riêng. Chính vì lý do đó tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng toán lớp 3” II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN GIẢNG VÀ CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN Thực tế qua dự giờ thăm lớp trong những năm qua công tác soạn giảng và chất lượng môn toán của Gv nói chung và GV lớp 3 nói riêng tại trường Tiểu học Hoằng Lộc – Hoằng Hoá còn tồn tại những vấn đề sau đây : 1, Đối với giáo viên Việc xác định yêu cầu, mục tiêu của từng bước lên lớp còn hạn chế ở một số GV Còn lệ thuộc nhiều vào cách viết của sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo như GSV, thiết kế, chưa biết tận dụng và kế thừa kiến thức của đã học trước đó Việc hiểu về mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm của mỗi đơn vị kiến thức, của mỗi bài dạy, mỗi dạng bài tập trong sách giáo khoa còn hạn chế nên chưa làm nổi lên được dấu hiệu cần khắc sâu . Ở một số Gv trong quá trình lên lớp yêu cầu đối với học sinh chỉ cần các em làm, đúng, trả lời đúng là được, chứ không cần biết học sinh dựa vào đâu để làm . Chưa phát huy vài trò chủ thể, chưa phát triển được tư duy và năng lực độc lập suy nghĩ, tính sáng tạo trong ở mỗi bài dạy và trong từng đối tượng học sinh, trong mỗi HS, còn làm giúp học sinh Việc tập cho học sinh nhận xét, quan sát, đánh giá một vấn đề nào đó trong nội dung bài dạy, bài tập còn bị bỏ ngỏ ở một số giáo viên . Đôi khi vẫn để một số học sinh đứng ngoài lề tiết dạy ...... Thực trạng chất lượng giờ dạy của đội ngũ giáo viên lớp 3 Xếp loại giỏi Xếp loại khá XL trung bình Xếp loại yếu 4 1 25% 2 50% 1 25% 0 0 2, Đối với học sinh Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 3
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 Từ thực trạng giảng dạy của giáo viên nên dẫn đến chất lượng môn toán của học sinh có những hạn chế nhất định Kiến thức học sinh nắm chưa sâu, nhiều kiến thức các em chỉ biết vận dụng máy móc theo các bài mẫu hoặc theo cách làm của Thầy cô . Nên chỉ cần đảo từ ngữ, mệnh đề là học sinh lúng túng và nhiều học sinh cho là dạng mới, bài tập chưa làm. Trong quá trình suy luận của học sinh không nêu được cơ sở vận dụng hoặc khả năng trình bày suy nghĩ của mình là rất hạn chế . Kiến thức đọng lại trong học sinh không có độ bền vững . Khả năng trình bày bài làm và tư duy toán học, tính sáng tạo, năng lực độc lập suy nghĩ còn nhiều hạn chế . Đôi khi học sinh ngại và sợ học môn Toán . Chất lượng của môn Toán qua các kỳ khảo sát thường ở các tỷ lệ sau : Xếp loại giỏi Xếp loại khá Xếp loại trung Xếp loại yếu 92 bình 19 20,7% 25 27,2% 43 46,7% 5 5,4% Từ thực trạng trên bản thân tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn toán để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn toán . Đặc biệt đi sâu vào nội dung chương trình Toán lớp 3 . III. Môc ®Ých viÕt s¸ng kiÕn kinh nghiÖm Nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn giúp đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm trong việc thiết kế bài dạy, hiểu được mục đích của từng hoạt động, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm kiến thức trong mỗi bài, mỗi đơn vị kiến thức trong bài, mỗi dạng bài tập để xác định cho mình một kế hoạch giảng dạy hiệu quả. Biết liên kết, kế thừa các kiến thức đã học để đơn giản hoá việc chuyển tải kiến thức mà lại dễ hiểu đồng thời khắc sâu những kiến thức cơ bản có liên quan đến việc tiếp thu kiến thức ở lớp trên và phát huy tính ưu viết trong lôgic kiến thức toán học ... Từ đó nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, chất lượng môn Toán cũng như hình thành và phát triển năng lực tư duy, trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ Toán học . Nội dung và các dẫn chứng minh hoạ tập trung ở chương trình Toán lớp 3 xong với các kinh nghiệm trường chúng tôi đã áp dụng cho tất cả các khối trong chương trình toán Tiểu học Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 4
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 Những nội dung được trình bày trong sáng kiến chủ yếu tập trung đi sâu vào phần soạn giảng, khai thác kiến thức, rèn kỹ năng cần thiết và phát huy trí lực, khả năng tư duy cho HS . Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học không được đề cập trong sáng kiến này IV – CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GV tự nghiên cứu chương trình toán của cấp học và Toán lớp 3 để nắm hệ thống kiến thức và sự liên qua kiến thức toán học giữa các lớp trong cấp học, phân nhóm kiến thức lớp 3 và từ xác định các mục tiêu, yêu cầu của mỗi nhóm sau đó trình bày trong buổi SHCM đầu năm để có sự thống nhất trong tổ . Trong các buổi SHCM hàng tuần thống nhất về mục tiêu các bài dạy trong tuần, đặc biệt là trong sinh hoạt chuyên môn khối phải nêu ra được điểm mới trong mỗi bài, xác định trọng tâm, trọng điểm và nêu ra được cách thực hiện từng bài cụ thể . BGH dự các họp để có thể bổ sung về nhận thức, về xác định nội dung kiến thức, về phương pháp đề xuất của khối để thống nhất và chỉ đạo thực hiện Kiểm tra việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy và nhận thức của GV về mỗi bài để bổ sung kịp thời trường khi lên lớp . Dự giờ thường xuyên để rút kinh nghiệm về việc xác định mục tiêu cần đạt, trọng tâm, điểm mới của thức về kiến thức, cách truyền thụ kiến thức, việc rèn kỹ năng và phát huy vài trò trung tâm của học sinh, phát triển tư duy và khả năng vận dụng, diễn đạt của học sinh, khả năng ứng xử trên lớp của GV để bổ sung, điều chỉnh kịp thời . Đánh giá rút kinh nghiệm theo từng cụm bài, từng thời điểm về việc soạn giảng, hiệu quả lên lớp và về chất lượng học sinh trong năm học.... V NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1,Những kinh nghiệm về soạn giảng phần bài mới 11 Phần kiểm tra bài cũ : Chúng ta cần phải hiểu bước kiểm tra bài cũ trong một tiết dạy không phải là bước bắt buộc trong quy trình một tiết dạy vì không phải bài nào cũng cần phải kiểm tra bài cũ . Đặc biệt đối với các tiết chuyển sang nội dung kiến thức khác , chuyển chương mới .... Thường khi chuyển sang các bài về yếu tố hình học, thời gian hoặc đơn vi đo, trong các tiết luyện tập “tiếp theo”, luyện tập chung có thể không cần kiểm tra bài cũ Mục đích của kiểm tra bài cũ là gì ? Là kiểm tra lại kiến thức đã học, cách làm dạng bài tập nào đó hoặc kỹ năng thực hiện, vận dụng .... có liên quan đến bài mới . Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 5
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 Qua kiểm tra đó người giáo viên nắm được mức độ hiểu bài, kỹ năng vận dụng và vốn kiến thức đã học có liên quan đến bài sắp dạy từ đó khơi dậy, củng cố cho học sinh kiến thức đã học, kỹ năng đã thực hiện để vận dụng nó vào việc tiếp thu bài mới đồng thời cũng qua đó GV nắm được mức độ kiến thức và kỹ năng của học sinh để có ngay phương án xử lý tình huống trong việc dạy bài mới và qua kiểm tra bài cũ có thể tạo ra là cầu nối để chuyển tiếp vào bài mới . Chính vì lẽ đó nên việc lựa chọn nội dung kiểm tra bài cũ là rất quan trọng và cần thiết . Giáo viên không nên chỉ đưa ra một bài tập đơn giản của tiết học trước cho học sinh giải rồi nhận xét đúng sai về kết quả và cách làm rồi chuyển sang bài mới mà phải chọn các câu hỏi, các bài tập điển hình ( cần lưu ý kiến thức không nhất thiết phải ngay liền trước bài dạy có thể cách chương, cách lớp ....) Ví dụ : Khi dạy bài “ Làm quen với biểu thức ” – Toán 3 trang 78 Nếu kiểm tra bài cũ : Cho HS lên bảng giải bài tập : Một cửa hàng có 16 máy bơm, người ta đã bán 1/9 số máy bơm đó . Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu máy bơm ? . Giáo viên cho 1 HS lên bảng làm – Học sinh dưới lớp làm vào vở nháp . . Cho học sinh đọc lại bài làm. . HS nhận xét lời giải, cách tình bày và kết quả . . GV nhận xét và giới thiệu bài mới. Rõ ràng với cách làm này việc kiểm tra bài cũ không có gì gắn kết với bài mới và việc thực hiện cho Hs làm bài tập như vậy cũng chưa đạt yêu cầu, chưa phát triển được tư duy, chưa thể hiện kiểm tra được nhận thức và suy nghĩ của học sinh về bài tập, học sinh chưa thể hiện được nhận thức của mình về bài tập đó . Nếu chúng ta kiểm tra bài cũ bằng cách cho Hs lên bảng làm một số phép tính sau : 112 + 37 = ; 49 – 12 = ; 22 x 2 = ; 48 : 6 = ; 124 + 10 – 6 = ; 6 + 45 : 5 = Cho học sinh lên bảng làm và trình bày cách tính ở một số phép tính tiêu biểu . Qua kiểm tra bài cũ Gv nêu vấn đề dẫn vào bài mới “ Làm quen với biểu thức ” Như vậy qua nội dung kiến thức và cách kiểm tra bài cũ như trên ta đã + Củng cố được các các kiến thức và kỹ năng học sinh đã học đó là thực hiện các phép tính và thức tự thực hiện các phép tính . Đây cũng là các kỹ năng đối với biểu thức các em sẽ học . + Qua bài mới học sinh thấy được sự gắn kết của kiến thức toán học và sự gần gũi của kiến thức trong chương trình . Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 6
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 + Qua việc kiểm tra này thì khái niệm và việc tính giá trị biểu thức trở nên đơn giản, dễ hiểu và rất gần gũi với các em . Hoặc một ví dụ khác : Khi dạy bài “ Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ” Toán 3 trang 117 Có một số Gv kiểm tra bài cũ theo cách hiểu là phải kiểm tra kiến thức bài liền trước nên cho học sinh lên bảng làm bài tập sau : Đặt tính rồi tính 1324 x 2 = 2308 x 3 = Sau đó cho bọc sinh nêu cách làm –> lớp nhận xét cách đặt số và kết quả > Gv nhận xét, lưu ý cách đặt tính, nhân nhẩm, nhớ sang hàng bên và viết kết quả rồi chuyển vào bài mới > Hôm trước các em đã làm quen với nhân cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số . Vậy để chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay > GV viết đầu bài Với cách kiểm tra kiến thức cũ như GV đã làm như trên đã kiểm tra được kiến thức đã học ở bài trước, việc giới thiệu vào bài mới như vậy cũng xuôi và cũng có thể chấp nhận được nhưng không có tác dụng phục vụ bài mới . Theo tôi ở bài này nên kiểm tra các bài tập trên mà GV nên cho Hs thực hiện các phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số : ( kiến thức này cách xa bài mới nhưng qua kiểm tra nhắc lại kỹ năng cần vận dụng cho bài mới) . Đặt tính rồi tính : 350 : 7 = ; 361 : 3 = ; 725 : 6 = ; 505 : 5 = Cho mỗi HS lên bảng làm 2 phép tính > cho học sinh trình bày lại cách làm . ( trong khi trình bày lại cách làm Gv hỏi thêm HS những điều cần lưu ý trong các lần chia để khắc sâu một số lưu ý thường gặp khi thực hành phép chia) Kiểm tra nội dung như nêu trên sẽ có những ưu điểm sau đây Khi học sinh thức hiện xong bốn phép chia trên là GV kiểm tra lại kiến thức kỹ năng thực hành chia của học sinh ( nó đã nhắc lại những kiến thức cũ nếu HS nào đã quên và đồng thời đây cũng là cơ sở của việc thực hành phép chia các em sắp học) . HS thấy được sự lôgíc của phép chia trong chương trình ( dựa vào kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới ) . Bài mới sẽ rất gần gũi với các em ( thực tế nó chỉ thực hiện thêm một lần chia còn cách làm và kỹ năng tính không có gì khác) . Các em tiếp thu bài nhẹ nhàng, thoải mái, học sinh có thể tự thực hiện phép chia có 4 chữ số và bài dạy hiệu quả cao . Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 7
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 Qua kiểm tra bài cơ bản đã hoàn đạt được các yêu cầu kiến thức và kỹ năng và bài mới có thể coi là bài luyện tập . 12 , Phần soạn giảng bài mới : Để giúp học sinh đễ hiểu, nắm vững kiến thức và đơn giản hoá bài giảng, đưa bài giảng gần gũi với HS và có hiệu quả cao yêu giáo viên cần : Xác định được kiến thức trọng tâm, kiến thức mới trong bài và những kiến thức liên quan đến kiến thức học sinh đã biết để hoạch định việc khai thác kiến thức cũng như hướng dẫn các em tìm hiểu . Phân bổ thời gian và xác định mục tiêu cho các hoạt động một cách cụ thể . Với mục tiêu đã xác định thì thầy cần làm gì ? Trò cần làm gì và hình thức tổ như thế nào để có hiệu quả nhất (cần xác định hết các tình huống có thể sảy ra khi thực hiện mục tiêu) . Không nên lệ thuộc vào cách viết của SGK mà cần tìm tòi hướng truyền thụ đơn giản, dễ hiễu và kế thừa các kiến thức đã học . Phân chia các cụm bài theo nội dung các mạch kiến thức trong chương trình để từ đó xác định vị trí của bài . Với kiến thức của bài này thì những kiến thức liên quan trước nó là kiến thức nào ? và sau nó sẽ vận dụng như thế nào ? để từ đó có kế hoạch khai thác kiến thức đã học và khắc sâu những kiến thức trọng tâm, cần thiết để các em vận dụng trong các bài sau . Cụ thể : Trong chương trình toán 3 được chia các cụm bài chính sau đây : Bảng nhân chia từ 6 đến 9 . Nhân, Chia các số có 2 chữ số đến số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số . Cộng, trừ trong phạm vi 10 000; 100 000 (các phép tính cộng, Trừ các số có 5 đến 6 chữ số ) . Các dạng toán cơ bản có liên quan đến các cụm bài trên . Các bài có nội dung hình học . Ví dụ : * Cụm bài bảng nhân, chia từ 6 đến 9 : Ta thấy rằng kiến thức trước nó học sinh đã được học đó là các bảng nhân , chia từ 2 đến 5 ở lớp 2 và sau nó là vận dụng các bảng trong tính toán trong suốt chương trình học tập và trong cuộc sống hàng ngày . Từ việc xác định vị trí của cụm bài này nên trong khi dạy không nên sử dụng cách viết của sách giáo khoa là xây dựng từ phép nhân, chia với 1,2,3 .... mà bắt đầu từ bảng nhân, chia 6 ta có được các phép nhân , chia 6 từ 1 đến 5 được rút ra từ các Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 8
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 bảng nhân, chia từ 1 đến 5 ở lớp 2 . ( 3 x 6 = 6 x 3 = 18 hoặc 18 : 3 = 6 => 18 : 6 = 3 ) . Các bảng nhân, chia 7 có các phép nhân, chia 7 từ 1 đến 6 ...... Từ các kết quả được rút ra đó cho HS nhận xét các thành phần trong các phép nhân, chia để tự các em có thể viết tiếp được các phép nhân, chia tiếp theo . Như vậy việc dạy cụm bài này trở nên đơn giản, học sinh tiếp thu bài thoải mái, dễ hiểu, hiệu quả giờ dạy cao, các em thấy được sự liên quan mật thiết của kiến thức . GV cần xác định trọng tâm của cụm bài này là bảng nhân, chia . Trọng điểm là nhận xét về mối liên hệ giữ các thành phần trong các phép nhân, chia kề nhau để viết các phép nhân, chia tiếp theo và đây cũng là mục tiêu chính cần giúp HS lĩnh hội được Ví dụ trong bài “ Bảng nhân 6 ” Toán lớp 3 trang 19 Trọng tâm của bài là hình thành bảng nhân 6 . Trọng điểm là thấy được sự khác biệt theo quy luật giữa các thành phần trong các phép nhân liền kề . Từ nhận định trên khi dạy bài này cần đi theo hướng sau : Kiểm tra : 6 x 1 = ? ; 6 x 2 = ? 6 x 3 = ? ; 6 x 4 = ? 6 x 5 = ? Gv hỏi học sinh Vì sao em lại có các kết quả này ? ( Dựa vào các bảng nhân đã học em suy ra ) . Các số khi nhân với 1bằng chính nó ( HS đã rút ra qua các bài tập từ lớp 1, 2 ) . . Các phép nhân còn lại HS đã tính được từ các bài luyện tập sau khi học các bảng nhân 2,3,4,5 . Như vậy qua kiểm tra bài cũ GV đã cùng HS rút ra các phép nhân 6 x 1 ; 6 x 2 ; 6 x 3; 6 x 4 , 6 x 5 . Việc tiếp theo là Gv cho Hs nhận xét các thành phần của các phép nhân vừa rút ra từ kiểm tra bài cũ từ đó các em có thể tự rút ra các phép nhân còn lại trong bảng nhân 6 Nhận xét : Với cách dạy trên : Học sinh được củng cố lại các bảng đã học từ đó bằng nhận xét, so sánh rút ra được các phép nhân mới trong bảng nhân 6 . Giáo viên không lệ thuộc vào cách viết của sách giáo khoa . Phát triển được tư duy cho Hs khi rút ra bảng nhân mới . Kiến thức mới trở nên gần gũi, dễ hiểu, học sinh tiếp thu thoải mái, tự tin . Thể hiện được sự liên kết của các kiến thức toán học . * Cụm bài nhân, chia số có 2 đến 5 chữ số cho số có 1 chữ số Đối với phép nhân : Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 9
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 Trong cụm bài này kiến thức đều là cách thực hiện phép nhân chỉ khác là có thêm các chữ số ở thừa số thứ nhất. Cái mới trong mỗi bài sau của cụm bài này đó là thừa số thứ nhất có thêm 1 chữ số . Trọng tâm của cụm bài này là cách đặt tính, cách tính nhẩm và viết kết quả . Từ nhận định trên nên khi dạy cụm bài này Gv cần lưu ý dạy học sinh nắm vững cách đặt số, cách cách nhân và viết kết quả, cần lưu ý học sinh số nhớ khi nhân nhẩm . Tuy nhiên các bài kiến thức đơn giản nhưng nội dung và cách thực hiện lại rất mới với các em . Nếu hai bài nhân số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số GV dạy không sâu, các em không nắm chắc được cách thực hiện và những lưu ý khi thực hiện thì việc vận dụng làm bài tập liên quan và việc dạy cũng như tiếp thu các bài sau trong cụm bài là khó khăn . Đối với phép chia : Trong cụm bài này đều có điểm giống nhau đó là cách đặt tính, và thực hiện chia và đều có phép chia hết và phép chia có dư . Song ở mỗi bài có thể có sự khác biệt đó là thêm chữ số ở số bị chia và các tình huống về số dư, hạ số tiếp theo để được số bị chia lần chia kế tiếp hoặc viết kết quả ở thương số . Vì thế để đơn giản hoá khi dạy và để học sinh tiếp thu nhẹ nhàng, hiệu quả cụm bài này giáo viên cần lưu ý : + Đối với phép chia số có 2, 3 chữ số cho số có một chữ số trong cụm bài này là kiến thức mới lạ và có thể là khó đối với học sinh, có thể coi 2 bài này là trọng điểm của cụm bài này . + Giáo viên khi dạy cần lưu ý đến các điểm khác nhau về bắt số ở lần chia thứ nhất, số dư sau mỗi lần chia, hạ chữ số tiếp theo để có số bị chia cho lần chia thứ hai, thương số, số dư của bài toán . + Học sinh phải thành thạo kỹ năng vận dụng cách chia trong việc thực hiện các bài tập liên quan sau mỗi bài và các tiết luyện tập . + Khi HS nắm chắc và có kỹ năng vận dụng thực hiện phép chia ở 2 bài này thì việc thực hiện các bài chia ở các bài tiếp theo trong cụm bài mới thuận lợi và mới có thể coi là các tiết luyện tập thực hành chia cho số có 1 chữ số . Trong cụm bài trên trọng tâm là kỹ năng thực hành chia số có 2 đến 6 chữ số cho số có một chữ số . Trọng điểm ở mỗi bài là những điểm khác biệt trong khi thực hành chia trong mỗi phép chia . Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 10
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 Qua việc trình bày hai cụm bài trên rõ ràng khi chúng ta đã phân nhóm các cụm bài, xác định được trọng tâm, sự phát triển của kiến thức trong cụm chúng ta có thể thoát lý được cách trình bày của sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo như SGV, thiết kế bài dạy, việc soạn giảng và giúp HS nắm kiến thức là rất nhẹ nhàng, học sinh dễ hiểu và bài dạy có hiệu quả . Các cụm bài còn lại Gv cũng cần có quan điểm, cách suy nghĩ và hướng thực hiện tương tự như các cụm bài tôi đã trình bày ở trên . 2, Phần vận dụng kiến thức sau mỗi bài học Sau mỗi bài học đều có hệ thống bài tập từ 3 đến 4 bài ứng dụng . Các bài tập này thường vận dụng kiến thức mới học để thực hiện . Mục đích là củng cố kiến thức mới và gắn liền lý thuyết với thực hành , với cuộc sống . Mỗi bài tập có một yêu cầu củng cố nhất định về kiến thức vừa tiếp thu và ở các dạng khác nhau : Có bài là phép tính, có bài là điền số vào bảng, có bài là điền đúng sai , có bài là toán có lời văn ...... Giáo viên có thể cho học sinh vận dụng giải hết hoặc chọn bài tập tiêu biểu có tác dụng củng cố kiến thức một cách thiết thực nhất . Từ nội dung, yêu cầu hệ thống bài tập đã nêu trên giáo viên khi dạy cần lưu ý để học sinh tự làm, tự trình bày hiểu biết của mình, ( không làm giúp, nói giúp, không hướng dẫn áp đặt theo cách làm của GV ), sau mỗi bài GV cần cho HS trình bày cách làm và có các câu hỏi để : Nắm bắt được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh . Khai thác tư duy theo các hướng khác nhau của học sinh . Phát huy tính sáng tạo, năng lực độc lập suy nghĩ và khả năng diễn đạt . Có thể Gv đưa ra các câu hỏi phát triển tư duy tuỳ theo đối tượng học sinh . Cuối cùng Gv chốt lại kiến thức, cách vận dụng và những lưu ý khi thực hiện của bài đó rồi mới chuyển bài tập tiếp . GV không thể thwcj hiện theo kiểu cho HS lên bảng làm > lớp nhận xét kết quả đúng sai và cách trình bày rồi chuyển sang bài khác . Ví dụ : Khi dạy bài chu vi hình chữ nhật ( Toán 3 trang 87) gồm các BT sau đây : Bài tập1 : Tính chu vi hình chữ nhật có : a, Chiều dài 10cm , chiều rộng 5 cm b, Chiều dài 2dm , chiều rộng 13 cm Nhận xét Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 11
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 + Mục tiêu của hai câu đều tính chu vi hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng . + Hai câu này đều vận dụng công thức tính chu vi và sử dụng đơn vị đo nhưng ở câu b đã nâng cao hơn việc sử dụng đơn vị . + Ta thấy câu a các yếu tố của hình chữ nhật đơn có đơn vị là cm , câu b các yếu tố có đơn vị là cm và dm. Từ nhận xét trên nên khi dạy GV cần + Để kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh và phát huy năng lực độc lập, sáng tạo giáo viên không được hướng dẫn HS trước khi làm . + Sau khi học sinh làm xong cần . . Yêu cầu học sinh nêu cách làm ? ( kiểm tra kỹ năng vận dụng, khả năng diễn đạt hiểu biết bằng lời nói ) . . Vì sao em lại có phép tính (10 + 5) x 2 = 30cm hoặc 10 + 10 + 5 + 5 = 30cm ( KT kỹ năng vận dụng cách tính chu vi ) . . Vì sao đơn vị lại là cm ? ( kiểm tra việc sử dụng đơn vị đo độ dài) . . Tại sao ở câu b lại phải đổi đơn vị tính từ đm sang cm ( kiểm tra kỹ năng sử dụng đơn vị đo) . . Ai còn có cách làm khác ( chiều dài gấp đôi chiều rộng nên chu vi bằng chiều dài x 3) ( kiểm tra học sinh thông minh – sáng tạo) . GV chốt bài tập 1 về việc vận dụng tính chu vi của một hình cụ thể bằng cách ..... và khi sử dụng đơn vị lưu ý là “ cùng đơn vị đo ” . Chuyển tiếp và cho HS làm bài tập 2 Bài tập 2 : Mức độ kiến thức của bài này được nâng lên so với bài tập 1 bài toán có lời văn vận dụng cách tính chu vi Cách thực hiện tương tự như bài tập 1 . Tuy nhiên ở bài này cần lưu ý gắn toán học với cuộc sống , qua bài các em có thể tính được chu vi đất ở của gia đình, chu vi vườn nhà em ....... hoặc chu vi của các đồ dùng trong gia đình, ở lớp có dạng hình chữ nhật . Đồng thời qua bài nên mở rộng cho Hs về việc lựa chọn lời giải khác nhau và cách trình bày khi làm một bài toán có lời văn ( dạng toán này sẽ được trình bày kỹ ở phần sau ) Bài tập 3 : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng A 63cm B M 54cm N Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 12
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 31cm 40cm D C Q P a, Chu vi hình chữ nhật ABCD lớn hơn chu vi hình chữ nhật MNPQ b, Chu vi hình chữ nhật ABCD bé hơn chu vi hình chữ nhật MNPQ . c, Chu vi hình chữ nhật ABCD bằng hơn chu vi hình chữ nhật MNPQ . Cách thực hiện tương tự trên sau đó hỏi học sinh . Vì sao em lại khoanh vào ý C ? ( HS trình bày theo hướng tư duy của các em trong việc vận dụng . Có thể có các ý kiến theo hướng suy luận khác nhau) . Chu vi của hình ABCD = ? tính bằng cách nào ? .... Ai có cách làm khác không cần tính chu vi mà vẫn khoanh tròn được (tìm sáng tạo) ( có thể có HS so sánh các cặp cạnh 63 54 và 40 31 hơn kém nhau 9cm > chu vi không đổi > chi vi hai hình bằng nhau mà không cần tính chu vi ) . Tuy nhiên câu hỏi này có thể không có Hs trả lời , GV có thể định hướng so sánh các cặp cạnh để học sinh tự suy nghĩ . Chốt bài : Qua bài các em đã biết so sánh chu vi của 2 hình chữ nhật bằng cách tính chu vi của mỗi hình rồi so sánh và từ nay ta có thể vận dụng so sánh được chu vi của hai mảnh vườn, bề mặt hai viên gạch, hai mặt bàn .... Sau khi đã cho Hs làm xong các bài tập GV cần chốt lại kiến thức toàn bài Qua bài các em đã biết cách tính chu vi của hình chữ nhật . Biết sử dụng đơn vị đo chiều dài khi tính chu vi cách tính chu vi để tính . Vận dụng cách tính chu vi giải bài toán có lời văn ( BT2) . Biết so sánh chu vi của hai hình chữ nhật có cùng đơn vị đo ( BT3). Lưu ý khi tính chu vi của một hình phải cùng đơn vị đo, nêu không cùng đơn vị đo phải đổi . Với cách dạy phần bài tập ứng dụng như vừa trình bày trên sẽ : Giúp học sinh nắm vững kiến thức mới học, biết vận dụng kiến thức vừa học vào làm các bài tập thực hành . Gv kiểm tra được mức độ tiếp thu kiến thức mới và khả năng vận dụng của HS . Phát triển được tư duy và khả năng diễn đạt sự hiểu biết của học sinh . Gắn kiến thức với thức tế cuộc sống. Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 13
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 Khơi dậy sự sáng tạo thông qua một số câu hỏi nâng cao. Học sinh mới thực sự là nhân vật trung tâm. 2, Những kinh nghiệm soạn giảng các tiết luyện tập Đối với các tiết luyện tập GV cần xác định vị trí yêu cầu của từng bài , từng câu trong bài mục tiêu là gì ? củng cố kiến thức nào ? Rèn kỹ năng gì ? ở mỗi câu trong mỗi bài có điểm nào cần lưu ý khắc sâu cho HS ; phát huy độc lập suy nghĩ của HS như thế nào ? Qua bài đó rút ra điều gì về kiến thức ? Qua luyện tập gắn bài tập với cuộc sống, đưa kiến thức về thực tiễn cuộc sống. Qua tiết luyện tập nâng cao kiến thức, phát triển tư duy, sáng tạo, trí thông minh, khả năng khái quát, tổng hợp . Trong các tiết luyện tập tuyệt đối không hướng dẫn, gợi ý trước khi làm bởi lẽ nếu Gv hướng dẫn, gợi ý cũng đồng nghĩa với việc Gv, định hướng HS làm theo cách, theo suy nghĩ của mình, không phát triển được năng lực độc lập suy nghĩ, hạn chế các hướng tư duy khác nhau của học sinh, việc làm bài tập trở nên khô khan áp đặt . Phân nhóm các bài luyện tập Khi dạy giáo viên cần xác định các dạng bài tập trong hệ thống các tiết luyện tập toán lớp 3 gồm các dạng sau : Luyện tập sau bài mới ( có tiết có tới 2 tiết luyện tập ) . Luyện tập chung ( sau các tiết luyện tập – thường kết thúc hệ thống kiến thức của một chương, một phần nào đó để chuyển sang kiến thức khác). Luyện tập ôn tập ( hệ thống kiến thức chương trình kiến thức tổng hợp). Mỗi dạng bài luyện tập cần có các mức độ rèn kỹ năng khác nhau. Đối với tiết luyện tập chung yêu cầu cao hơn, tổng hợp và mở rộng hơn tiết luyện tập sau lý thuyết. Tiết luyện tập ôn tập kiến thức tổng hợp hơn bao gồm các kiến thức trong nhiều chương mang tính hệ thông kiến thức và yêu cầu về kỹ năng cũng cao hơn, tổng hợp hơn . Thông thường trong mỗi tiết luyện tập thường có từ 4 đến 5 bài tập . Các bài tập cũng rất đa dạng có thể là : Tính ( rèn kỹ năng thực hành các phép tính ) . Tính theo mẫu (rèn kỹ năng thực hành các phép tính, thường qua các bài tính này để rút ra một đơn vị kiến thức nào đó ). Giải toán có lời văn ( để đưa kiến thức gần gũi với cuộc sống đồng thời qua việc giải Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 14
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 toán rèn kỹ năng vận dụng kiến thức về kỹ năng tính trong làm BT dạng nào đó qua đó phát triển từ duy trừu tượng ). Bài tập dạng nối , điền vào bảng , đặt đề toán, toán có nội dung hình học ....( phát triển tư duy trừu tượng ...). Gv cần căn cứ vào chuẩn kiến thức và trình độ học sinh của lớp mình để chọn lựa các bài tập, các câu tiêu biểu phù hợp để thực hiện. Tuy nhiên dù có đang dạng các kiểu bài tập xong mục tiêu chung của tiết luyện tập vẫn là rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc tính toán , vào thực tiễn sinh động, phát triển tư duy, óc sáng tạo, năng lực độc lập suy nghĩ , khả năng trình bày, diễn đạt sự hiểu biết bằng ngôn ngữ của HS về kiến thức đó và đánh giá, nhận định kết quả .... Từ mục tiêu trên để nâng cao chất lượng dạy các tiết luyện tập yêu cầu mỗi GV thực hiện như sau : 21 Đối với dạng toán “ Tính” 211 Tính đơn thuần ( chỉ vận dụng công thức hoặc cách tính đã học ). GV cần xác định cụ thể mục tiêu của bài và yêu cầu đối với HS sau đó : GV cho HS lên bảng làm – cả lớp làm vào vở BT – GV giúp đỡ HS yếu, kém HS trình bày lại cách làm bài tập (có thể học sinh lên bảng , có thể HS dưới lớp sau khi nhận xét kết quả rồi nêu cách tính) Cho HS so sách cách tính của các bài tập nêu trên ( nếu có điểm khác nhau mà HS hay mắc lỗi hoặc khác trong cách làm , trong các bước thực hiện ) GV chú ý chọn các bài, các câu tiêu biểu để củng cố rèn các kỹ năng nhất định và những điều cần lưu ý khi vận dụng, không nhất thiết phải làm hết các câu của một bài Ví dụ trong tiết luyện tập ( toán 3 – trang 120) Bài tập 1 : Đặt tính rồi tính a, 821 x 4 b, 1012 x 5 c, 308 x 7 d, 1230 x 6 3284 : 4 5060 : 5 2156 : 7 7380 : 6 * GV cần xác định mục tiêu của bài tập này là : Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 15
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 . Củng cố kỹ năng thực hiện nhân và chia số có 3,4 chữ số cho số có 1 chữ số bao gồm kỹ năng đặt tính, vận dụng cách tính để tính và viết kết quả . Mối quan hệ giữa phép nhân và chia (số bị chia trong phép chia là tích của phép nhân, thương và số chia trong phép chia là thừa số trong phép nhân tương ứng ). . Thấy được những điểm giống và khác khi thực hiện các phép nhân, chia hoặc qua các bước thực hiện nhân, chia (các phép nhân đều thực hiện cách nhân thông thường còn đối với các phép chia giống nhau là chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số và đều là phép chia hết ; khác nhau về bắt số chữ số trong lần chia đầu tiên, lần chia thứ hai có số 0 ở thương đối phép chia thứ 2 và thứ 3, GV cần nắm bắt chỗ khác nhau này để hướng dẫn HS cách thực hiện nhanh khi gặp trường hợp này ... Từ việc xác định mục tiêu trên trong quá trình HS trình bày cách tính GV lồng ghép hỏi học sinh để khai thác cũng như khắc sâu những mục tiêu của bài tập và cuối cùng GV chốt cách tính, những lưu ý khi thực hành tính, không nên dạy theo kiểu chỉ đề HS trình bày cách tính và nhận xét kết quả, làm như vậy kiến thức sẽ không đọng lại được gì qua bài tập đặc biết là các “dấu hiệu” cần ghi nhớ . 212 Dạng tính theo mẫu Cũng thực hiện giống như các bài luyện tập dạng tính như đã nêu trên xong ở dạng này tối kỵ việc hướng dẫn mẫu bởi lẽ mục đích của việc quan sát mẫu là để học sinh tư duy hiểu được yêu cầu của bài tập, tìm hiểu để hiểu cách làm của mẫu và sẽ có các hướng khác nhau , học được cách trình bày . 6 Ví dụ : trong bài tập 1 ( toán 3 – trang 28) 7 Đặt tính rồi là theo mẫu 54 : 6 ; 48 : 6 ; 35 : 5 ; 27 : 5 0 GV phải xác định được yêu cầu của bài đó là Đặt tính và tính theo mẫu nên cần giúp HS . Dựa vào cách chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số và quan sát mẫu để thực hiện các phép chia . . Qua quan sát mẫu và thực hiện phép chia rút ra được đơn vị kiến thức mới đó là nếu bắt một chữ số không chia được bắt tiếp chữ số thứ 2 . . HS học được một số kỹ năng qua mẫu đó là đặt tính, cách viết tích riêng, kết quả Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 16
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 Từ việc xác định yêu cầu của bài toán như vậy nên khi dạy GV cần lưu ý: GV không được hướng dẫn hoặc giải thích gì về mẫu mà để các em tự quan sát và tự làm . Sau khi học sinh thực hiện xong cần hỏi học sinh : . Em hãy nêu cách làm ( đặt tính, thực hiện chia ) . Vì sao em lại lấy 54 : 6 ? . Hoặc câu hỏi phát triển “ Em hiểu mẫu như thế nào ” ? . Phép chia này có gì khác so với phép chia đã học ? ( bắt hai chữ số ngay từ lần chia đầu tiên) . Đây chính là đơn vị kiến thức mới mà qua bài này GV cần giới thiệu cho HS GV chốt bài với các nội dung sau : . Về cách chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số lưu ý khi bắt 1 chữ số không chia được bắt tiếp chữ số thứ 2 để chia . . Cần quan sát để biết cách thực hiện của mẫu từ đó rút ra cách làm bài tập đồng thời học được cách trình bày . * Hoặc các bài làm theo mẫu : 2dam + 3 dam = 5dam 32 dam x 3 = 96dam 22gam + 47gam = 69 gam 3 cm2 + 5 cm2 = 8 cm2 3m 4dm = 30 dm + 4 dm = 34 dm .... Đều thực hiện mục tiêu tương tự như đã nêu trên song ở các mẫu này rút ra các đơn vị kiến thức mới đó là cách thực hiện các phép tính có đơn vị đo, cách đổi đơn vị đo, cách viết các số đo đơn vị, cách viết các kết quả tính có số đo đơn vị . 22 Dạng giải toán có lời văn : Dạng toán này hầu như có mặt ở tất các các tiết luyện tập , mục đích của dạng toán này như đã nêu trên . Nhưng mỗi bài có một mục tiêu riêng tuy theo yêu cầu của từng bài . Thông thường các bài toán này có các mục tiêu chính sau : . HS xác định được yêu cầu, dạng toán điển hình . . Rèn kỹ năng lựa chọn lời giải, tính toán, sử dụng đơn vị tính và trình bày . . Phát triển tư duy phân tích đề toán, xác định mối liên hệ các dữ kiện tìm cách giải . Đưa bài toán vào thực tế cuộc sống . Khi dạy các bài toán dạng này giáo viên và Hs thường mắc các sai lầm đó là : * Đối với GV . Hướng dẫn HS phân tích đề bằng các câu hỏi ( Bài toán cho biết gì ? – yêu cầu chúng ta làm gì? Bài toán thuộc dạng nào đã học ? Muốn tính ta làm thế nào? ) * Đối với HS : Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 17
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 . Đọc đầu bài một hoặc hai lần nên chưa hiểu hết đầu bài . . Chưa chú ý đến các từ ngữ cốt lõi trong đề bài , các đơn vị của các dữ kiện . . Chưa xác định được mối liên hệ của các dữ kiện của bài toán . . Việc xác định dạng toán và vận dụng cách làm của dạng toán còn nhiều hạn chế nên đôi khi chỉ cần đảo mệnh đề trong bài là trở nên khó khăn . Rõ ràng với những sai lầm của GV và HS trong khi thực hiện dạng này thì chất lượng , hiệu quả tiết dạy sẽ không đạt mục tiêu . Để dạy tốt các dạng bài này giáo viên và học sinh cần phải khắc phục được những lỗi đã nêu trên . Ví dụ : ở bài luyện tập trang 120 có bài tập : Một cửa hàng có 2024 kg gạo , cửa hàng đã bán 1/4 số gạo đó . Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kilôgam gạo ? Đối với bài này GV cần xác định : . Yêu cầu của bài là tính số gạo còn lại . . Kỹ năng phân tích bài toán, lựa chọn lời giải, kỹ năng tính toán, kỹ năng trình bày . Phát triển tư duy của học sinh trong việc phân tích xác định dự kiện đã cho là số gạo, số gạo đã bán và cần tìm số gạo còn lại . Tìm mối liên hệ của dữ kiện trong bài toán đó là mối quan hệ giữa số gạo của cửa hàng với 1/4 số gạo đã bán Vì thế khi dạy GV không được hướng dẫn HS phân tích đề hoặc hướng dẫn cách tính mà để học sinh tự đọc kỹ đầu bài , đọc nhiều lần rồi tìm hướng giải . Sau đó giáo viên cho Hs trình bày lại bài làm và GV có thể lồng ghép hỏi các câu hỏi sau đây : Vì sao em lại lấy 2024 : 4 hoặc lấy 2024 – 506 ho ặc để tìm số gạo còn lại ta làm thế nào ? đã bán 1/4 số gạo cho suy ra được điều gì ? Bài toán thuộc dạng toán nào đã học . .... ( cho HS khác nhận xét câu trả lời , kết quả ) . GV có thể phát triển thêm các lời giải khác nhau bằng cách cho HS tìm tòi hoặc Gv có thể đưa ra các lời giải khác như . “ 1/4 số gạo đã bán có số kg là ” “ số kilôgam gạo đã bán trong ngày đầu là ” “ ngày đầu đã bán được số kilôgam gạo là “ .... “ Cửa hàng còn lại số kilôgam gạo là ” “ Số kilôgam gạo còn lại của cửa hàng là ” GV có thể phát triển cho học sinh làm cách khác ( tính gộp bằng 1 phép tính ) Cuối cùng GV chốt bài và những yêu cầu đối với HS khi làm dạng toán này . Nhận xét : Qua cách dạy bài này ta thấy : HS thực sự đóng vài trò chủ thể trong việc làm bài toán Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 18
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 Các em biết phân tích, suy nghĩ để xác định các dữ kiện, biết tìm ra mối quan hệ của các dữ kiện và xác định được cách giải Các em rèn được kỹ năng phân tích, tổng hợp và vận dụng giải bài toán Các em được trình bày những suy nghĩ của mình, nhận xét, đánh giá kết quả 23 Dạng toán nêu đề toán theo tóm tắt và giải Đối với dạng toán này tôi chỉ trình bày cái riêng đó là phần đặt đề toán, phần giải giống như giải toán có lời văn vừa trình bày ở trên Thực thưc tế đối với dạng bài này giáo viên còn xem nhẹ phần đặt đề toán , chỉ đặt đề theo chiều thuận hoặc chỉ cần 1 kiểu đề rồi cho học sinh giải Ví dụ : Bao gạo 27kg Bao ngô 5kg ? kg Học sinh thường HS đặt đề bài như sau. Bao gạo nặng 27kg, bao ngô hơn bao gạo 5kg. Hỏi cả hai bao năng bao nhiêu kilô gam Hoặc : Bao gạo nặng 27 kilôgam, bao gạo kém bao ngô 5kg . Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu ki lô gam Giáo viên nên phát triển thêm các cách đặt đề sau đây : Hai bao gạo và ngô nặng bao nhiêu kilôgam . Biết rằng bao gạo nặng 27 kilô gam , bao ngô nặng hơn bao gạo 5 kilôgma Hai bao ngô và gạo nặng bao nhiêu kilôgam . Biết rằng bao ngô nặng hơn bao gạo 5 kilôgam và bao gạo nặng 27 kilôgam Biết bao ngô hơn bao gạo 5 kilôgam , bao gạo có 27 kilôgam . Tính xem hai bao nặng bao nhiêu kilôgam ..... Nhận xét : Với việc phát triển nhiều cách đặt đề như trên giúp HS phong phú thêm các thuật ngữ toán học, các em không bở ngỡ khi gặp các kiểu ra đề khác nhau với cùng một nội dung , phát triển được tư duy, khả năng sử dụng các từ ngữ, mệmh đề trong toán học, phát triển được khả năng diễn đạt của học sinh, làm cho nội dung một vấn đề nào đó trở nên phong phú và sinh động 24 Dạng toán điền số vào bảng Đối với dạng toán này Gv thường mắc các sai lầm sau đây : . Hướng dẫn học sinh cấu tạo của mẫu Làm giúp mẫu một cột . Câu hỏi kiểm tra nhận thức của học sinh chưa phát huy được tư duy hoặc không có câu hỏi kiểm tra nhận thức mà chỉ cho HS nhận xét kết quả đúng sai ... Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 19
- Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng soạn giảng môn Toán lớp 3 Đối với học sinh : Từ cách dạy trên nên học sinh . . Không phát huy được khả năng nhận xét, phân tích bảng biểu, hạn chế khả năng diễn trình bày . . HS làm theo sự hướng dẫn của GV . . Nhiều khi Hs chỉ biết vận dụng mà không hiểu được cơ sở lý luận, nắm kiến thức không sâu. Để dạy tốt dạng bài này theo tôi GV cần xác định đối với dạng toán này thực chất là các bài tính đơn lẻ nhằm củng cố một đơn vị kiến thức nào đó ví dụ như ; củng cố kỹ năng thực hiện các phép tính cộng , từ, nhân, chia, không có đơn vị hoặc có đơn vị hoặc tìm thành phần chưa biết trong các phép tính hoặc thêm, bớt đối với cộng, trừ và giảm, gấp một số lần hoặc tìm chu vi , diện tích đơn giản .... Dạng toán này có 2 yêu cầu chính đó là hiểu được cấu tạo của bảng từ đó mới xác định được yêu cầu của bài toán rồi mới thực hiện tính và điền số . So với dạng “ tính ” được nâng cao hơn yêu cầu nhận dạng bảng, hiểu yêu cầu của bảng . Như vậy mục tiêu của dạng bài tập này ngoài rèn các kỹ năng như dạng toán “ tính ” còn phát triển khả năng quan sát bảng rồi bằng tư duy, vốn ngôn ngữ toán học để diễn đạt yêu cầu của bài toán và định hướng thực hiện Số Ví dụ trong bài tập : 2 trong 75 ( Toán lớp 3) ? Số bị chia 16 45 24 72 81 56 54 Số chia 4 5 7 9 9 7 Thương 6 3 8 9 9 Với bài này GV cần xác định yêu cầu của bài tập đó là : . HS quan sát bảng và hiểu được cấu tạo của bảng gồm 3 hàng mỗi hàng biểu thị một thành phần trong phép chia (Hàng đầu biểu thị các giá trị của số bị chia – Hàng thứ hai biểu thị các giá trị của số chia và hàng thứ 3 biểu thị các giá trị của thương số) . Mỗi cột biểu thị các thành phần của một phép chia . . Điền số vào ô trống chính là điền các thành phần còn thiếu của mỗi phép chia . Từ việc xác định được yêu cầu của bài tập như trên GV không được hướng dẫn hoặc làm mẫu mà để HS tự quan sát và vận dụng kiến thức đã học để thực hiện . Học sinh làm xong bài tập GV sử dụng một số câu hỏi để kiểm tra nhận thức của học sinh về bảng và rèn kỹ năng tìm các thành phần chưa biết của phép chia . Người thực hiện : Nguyễn Anh Tuấn – Trường Tiểu học Hoằng Lộc 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3116 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2597 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
10 p | 4744 | 621
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4
11 p | 2187 | 496
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non
10 p | 1734 | 412
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái (2010-2011)- TMN thị trấn Lam Sơn
19 p | 1742 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 3
13 p | 1071 | 142
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 668 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực đọc hiểu môn Tiếng Anh cho học sinh bậc THCS
19 p | 398 | 115
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 23-36 tháng thích hoạt động trong góc tạo hình - GV: N.Thanh Hương
7 p | 1196 | 91
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 385 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học
18 p | 701 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
20 p | 312 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém - môn Toán lớp 4
19 p | 325 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5
18 p | 363 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 306 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5
19 p | 313 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong giảng môn Chạy bền đối với HS Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh và HS lớp 10 nói riêng
13 p | 120 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn