intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao sức bền cho học sinh năng khiếu cầu lông cấp THCS

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

428
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện với mục đích để lựa chọn những bài tập phù hợp nhất phát triển sức bền chuyên môn các em khi tham gia thi đấu, bước đầu ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn; giúp các em hoàn thiện về mặt thể chất và chức năng của cơ thể; củng cố và tăng cường sức khỏe, hình thành cho học sinh thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao sức bền cho học sinh năng khiếu cầu lông cấp THCS

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br /> TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP<br /> <br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> ĐỀ TÀI<br /> <br /> “Một số kinh nghiệm nâng cao sức bền cho học sinh<br /> năng khiếu Cầu lông cấp THCS"<br /> <br /> Họ và tên: Phạm Văn Định<br /> Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br /> Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm<br /> Môn đào tạo: Thể dục<br /> <br /> Krông Ana, tháng 12/2014<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> I. MỞ ĐẦU<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br /> <br /> 4<br /> <br /> 3. Đối tượng nghiên cứu.<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4. Phạm vi nghiên cứu.<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> 5<br /> <br /> II. NỘI DUNG<br /> <br /> 7<br /> <br /> 1. Cơ sở lí luận<br /> <br /> 7<br /> <br /> 2. Thực trang<br /> <br /> 9<br /> <br /> 3. Giải pháp, biện pháp.<br /> <br /> 11<br /> <br /> 4. Kết quả.<br /> <br /> 16<br /> III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br /> <br /> 16<br /> <br /> 1. Kết luận.<br /> <br /> 16<br /> <br /> 2. Kiến nghị<br /> <br /> 17<br /> <br /> Nhận xét của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm<br /> <br /> 17<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> 18<br /> <br /> 2<br /> <br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm tới công tác thể dục thể thao<br /> (TDTT) nói chung và GDTC (GDTC) trong nhà trường nói riêng nhằm tăng<br /> cường sức khỏe cho con người trước hết là thế hệ học sinh, để phục vụ yêu cầu<br /> học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.<br /> Trong hơn 20 năm đổi mới Đảng và nhà nước tiếp tục đòi hỏi nâng cao<br /> chất lượng nguồn lực con người về mặt trí tuệ và thể chất để đảm đương yêu cầu<br /> xây dựng và phát triển đất nước theo hướng Công nghiệp hóa – hiện đại hóa,<br /> trong đó GDTC cho học sinh trong các trường học được xác định là một đòi hỏi<br /> quan trọng.<br /> Những quan điểm và đường lối của Đảng về TDTT thể hiện trong hiến<br /> pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 41 “GDTC<br /> là bắt buộc đối với các trường học”. Gần đây nhất Quốc hội đã thông qua Luật<br /> thể dục, thể thao trong đó môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục và<br /> hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện (điều 20, Luật thể<br /> dục, thể thao).<br /> Trong những năm qua và hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đã thường<br /> xuyên chỉ đạo và đầu tư mọi mặt để công tác GDTC trong các trường học, công<br /> tác GDTC trong các trường học đã đi vào nề nếp và có hiệu quả bồi dưỡng năng<br /> lực thể chất cho học sinh góp phần đào tạo thế hệ học sinh có đạo đức, nhân<br /> cách tri thức khoa học, thể chất cường tráng đáp ứng yêu cầu học tập và công<br /> nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.<br /> Các trường học đã xác định chương trình GDTC có mục đích chính nhằm<br /> bồi dưỡng thể chất, nhân cách và đạo đức cho học sinh góp phần thực hiện mục<br /> tiêu giáo dục toàn diện. Ngoài chương trình thời khóa biểu chính khóa, các<br /> trường đã tổ chức các hoạt động TDTT coi đó là một phần quan trọng trong<br /> chương trình rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể chất, xây dựng đội tuyển thể<br /> thao tham gia các giải thi đấu cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh.<br /> Trong thi đấu các môn Hội khỏe phù đổng và thi học sinh giỏi TDTT nói<br /> chung, môn Cầu Lông nói riêng đòi hỏi các em học sinh cần phải kết hợp nhuần<br /> 3<br /> <br /> nhuyễn giữa các yếu lĩnh kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, với việc phát triển các tố<br /> chất thể lực, đặc biệt là tố chất sức mạnh tốc độ và sức bền. Muốn tấn công đối<br /> phương dành điểm, các em phải thực hiện được những đường cầu khéo và mạnh.<br /> Do đó, sức bền môn Cầu lông giữ vai trò quan trọng. Nó được thể hiện trong kỹ<br /> thuật di chuyền, phông cầu, đập cầu, bạt cầu, sức bật của chân. Đây là những<br /> nhân tố chủ yếu tấn công đối phương trong quá trình thi đấu. Vì vậy, việc nghiên<br /> cứu lựa chọn các bài tập, các phương pháp huấn luyện phù hợp với các em học<br /> sinh là điều rất quan trọng. Để duy trì tốt trạng thái tập luyện cũng như thi đấu,<br /> các em học sinh năng khiếu Cầu Lông cần được phát triển thể lực chuyên môn<br /> toàn diện.<br /> Mặc dù, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ GDTC và<br /> thể thao còn có những hạn chế nhất định, song hằng năm, trường THCS Buôn<br /> Trấp vẫn tổ chức thi đấu Học sinh giỏi TDTT và Hội khỏe phù đổng cấp trường<br /> để chọn lựa những học sinh có thành tích cao tham gia thi đấu cấp huyện và cấp<br /> tỉnh nhưng kết quả còn hạn, đặc biệt là môn Cầu Lông.<br /> Một đặc điểm khó khăn trong công tác GDTC và dạy môn Cầu lông của<br /> trường THCS Buôn Trấp đó là chưa có nhà đa chức năng, cơ sở vật chất phục vụ<br /> cho việc giảng dạy còn thiếu thốn. Chính vì vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến<br /> phương pháp tổ chức và kế hoạch giảng dạy môn học GDTC và môn Cầu lông.<br /> Khung phân phối chương trình Thể dục gồm 70 tiết do Bộ giáo dục và<br /> đào tạo quy định được chia thành 2 tiết/ 1tuần, môn thể thao tự chọn (TTTC) 24<br /> tiết/ 1năm. Bên cạnh chương trình học tập theo phân phối chương trình và rèn<br /> luyện theo quy định, nhà trường chưa có chương trình tập luyện ngoại khóa cho<br /> học sinh. Chưa có các Câu lạc bộ sở thích xây dựng trên tinh thần tự nguyện<br /> chọn lựa các môn thể thao. Qua điều tra ban đầu cho thấy đa số học sinh có sở<br /> thích môn Cầu Lông, Bóng đá, Bóng chuyền...song hiện nay nhà trường chưa có<br /> điều kiện tổ chức tập luyện ngoại khóa và sinh hoạt theo các Câu lạc bộ sở thích.<br /> Chính vì vậy khi tham gia các giải thể thao của học sinh do ngành tổ chức, chưa<br /> đạt kết quả cao.<br /> Qua thực tế và trao đổi với các giáo viên, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ<br /> Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cho thấy để nâng cao chất<br /> lượng giảng dạy của môn học và xây dựng phong trào rèn luyện thân thể rộng<br /> 4<br /> <br /> rãi hơn nữa thì Cầu Lông là môn thể thao được nhiều học sinh ưa thích, có điều<br /> kiện về sân bãi, có giáo viên Thể dục học chuyên sâu Cầu lông so với các môn<br /> thể thao khác.<br /> Vì vậy vấn đề đặt ra là phải xây dựng một chiến lược lâu dài các biện<br /> pháp nhằm phát triển phong trào TDTT đồng bộ tất cả các môn thông qua các<br /> Câu lạc bộ sở thích, đặc biệt là môn Càu lông.<br /> <br /> Nhận thức được vấn đề nêu<br /> <br /> trên kết hợp với kiến thức của bản thân trong những năm tháng học tập tại<br /> trường và những năm giảng dạy, tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một số kinh nghiệm<br /> nâng cao sức bền cho học sinh năng khiếu Cầu lông cấp THCS"<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br /> - Qua tìm hiểu thực trạng các bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn cho<br /> học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn Trấp, trên cơ sở đó lựa chọn<br /> những bài tập phù hợp nhất phát triển sức bền chuyên môn các em khi tham gia<br /> thi đấu, bước đầu ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn. Kết quả<br /> đạt được sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo học sinh năng khiếu<br /> Cầu lông trường THCS Buôn Trấp để đạt được kết quả cao trong các hội thi.<br /> - Giúp các em hoàn thiện về mặt thể chất và chức năng của cơ thể nhằm<br /> hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, quan trọng trong<br /> cuộc sống cùng những hiểu biết có liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo đó.<br /> - Củng cố và tăng cường sức khỏe, hình thành cho học sinh thói quen giữ<br /> gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí,<br /> tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin và có cuộc sống lành<br /> mạnh vươn lên.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu.<br /> - Là các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh năng khiếu<br /> Cầu lông trường THCS Buôn Trấp.<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu.<br /> - Học sinh năng khiếu Cầu lông trường THCS Buôn Trấp<br /> - Số lượng mẫu nghiên cứu: Gồm 10 học sinh năng khiếu Cầu lông trường<br /> THCS Buôn Trấp<br /> - Nghiên cứu thông qua Hội khỏe phù đổng và học sinh giỏi TDTT cấp<br /> huyện và tỉnh<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2