intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ thông

Chia sẻ: Thanhbinh225p Thanhbinh225p | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

129
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ thông" được nghiên cứu với mục đích đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hiện yêu cầu của chuẩn kiến thức - kỹ năng và chương trình giảm tải, phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ thông

  1. BM03-TMSKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong phạm vi nhà trường phổ thông, chúng ta không đặt ra mục tiêu đào tạo nên những người làm văn chương (những nghệ sĩ ngôn từ), mà tạo ra cho học sinh một năng lực văn học (năng lực chiếm lĩnh khoa học về văn - bao gồm nhiều lĩnh vực : văn học sử, lý luận văn học, khả năng cảm thụ, phân tích, giải thích tác phẩm văn học...). Để đánh giá năng lực văn học của một học sinh, cần căn cứ trên những mặt sau đây : - Năng lực biết cảm nhận và chỉ ra được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học một cách chính xác. - Khả năng nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về văn học bao gồm : + Kiến thức về lịch sử văn học. + Kiến thức về lý luận văn học. + Kiến thức về tác phẩm văn học. - Khả năng biết diễn đạt và trình bày những suy nghĩ và tình cảm cũng như những hiểu biết của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục theo yêu cầu của một kiểu loại văn bản nào đó trong nhà trường. Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều bài viết bàn đến việc rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh, nhưng chưa trình bày những giải pháp cụ thể, thiếu những dẫn chứng trong thực tế giảng dạy bộ môn và thiếu những khảo sát năng lực tạo lập văn bản cho học sinh THPT trong vài năm gần đây. Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hiện yêu cầu của chuẩn kiến thức - kỹ năng và chương trình giảm tải, phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh, tôi biên soạn đề tài : "Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ thông". Trong đề tài này, người viết không có điều kiện trình bày chi tiết những hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học và việc phân tích, cảm thụ, đánh giá tác phẩm văn học, cũng như một số vấn đề về lịch sử văn học. Ở một chừng mực nhất định, người viết xin được trình bày một cách khái quát một số kinh nghiệm về rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ thông (THPT). 1
  2. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN : 1. Cơ sở lý luận : Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn có vị trí rất quan trọng, vì "đó là công cụ cho tất cả các môn, công cụ tư duy, công cụ diễn đạt, công cụ học tập" (Lê Trí Viễn). Học sinh THPT còn ít bỏ công học tập môn Ngữ văn, trong đó có phân môn Làm văn. Giáo viên dạy môn Ngữ văn thì chưa làm tròn nhiệm vụ của mình, dạy quá nhiều nội dung, chấm bài ít sửa lỗi, đếm ý cho điểm... Theo Lê Trí Viễn, môn Ngữ văn phải có nhiệm vụ trang bị cho học sinh ở trường phổ thông loại văn - công cụ - vị trí hàng đầu của môn học này có được là do chức năng đó. Dạy môn Ngữ văn, trong đó có Làm văn, đặc biệt là kỹ năng tạo lập văn bản, là phải rèn luyện cho học sinh cách suy nghĩ sáng tạo, độc lập, diễn đạt trong sáng. Người giáo viên cần thường xuyên uốn nắn, sửa chữa các lỗi về nói và viết của học sinh. Nguyễn Duy Bình nêu vấn đề : "Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của môn Văn ở nhà trường phổ thông" để góp phần nâng cao chất lượng môn học này. Những sai sót của học sinh về dùng từ, diễn đạt, chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương; những thiếu sót của giáo viên như chưa chú trọng rèn luyện cách đặt câu, sửa lỗi chính tả cho học sinh, chưa chú ý đến đặc trưng thể loại khi phân tích tác phẩm... cũng là chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của môn Ngữ văn. Song, chức năng nhiệm vụ của môn Ngữ văn phải được người giáo viên thể hiện thông qua đặc trưng môn học này. Tác giả phân tích : "Không phải là dạy cái hay, cái đẹp về tâm hồn, về tư tưởng, về lối sống từ bên ngoài, do giáo viên đưa vào một cách tùy tiện mà phải dạy những cái hay, cái đẹp về tâm hồn, về tư tưởng, về lối sống "ở trong đó", tức là ở trong văn, trong cái hay cái đẹp của văn... Cần thấy rằng, sức hấp dẫn của văn phải được bộc lộ trước hết ở cái hay, cái đẹp của ngôn từ; và ngôn ngữ nghệ thuật là một sáng tạo kỳ diệu của loài người... Vì vậy, trong chức năng nhiệm vụ của mình, môn Văn phải đặc biệt coi trọng việc dạy cho học sinh tiếng Việt thông thường; coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tư duy và diễn đạt". Như vậy, năng lực văn học là một trong những mục tiêu rèn luyện và tiêu chí đánh giá của môn Ngữ văn trong trường THPT. 2. Cơ sở thực tiễn : - Qua thực tế giảng dạy, người viết nhận thấy năng lực tạo lập văn bản của học sinh THPT hiện nay không đồng đều. Trong các lớp học, có nhiều học sinh viết câu văn mạch lạc; đoạn văn đúng cấu trúc; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; văn có hình ảnh, giàu cảm xúc; trình bày văn bản sạch đẹp. Nhưng cũng có những học sinh trình bày văn bản thiếu cẩn thận, viết sai chính tả, dùng từ sai, đoạn văn quá dài (tới 2 - 3 trang giấy), diễn đạt thiếu trôi chảy, chép sai dẫn chứng... - Nhiều học sinh còn học thuộc các ý, các đoạn văn trong sách tham khảo, ngại suy nghĩ, dành nhiều thời gian cho các môn khoa học tự nhiên, chưa thật sự yêu thích môn Ngữ văn. 2
  3. - Trong nhiều bài viết của học sinh, còn sử dụng cách viết tắt, sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ mạng. - Một số giáo viên chưa chú ý sửa lỗi trong bài viết của học sinh, còn đếm ý cho điểm, hoặc chấm sót ý, hoặc cho điểm quá cao so với thực tế bài làm của học sinh. - Trong các đợt chấm thi tốt nghiệp THPT, vẫn còn những bài văn nghèo nàn về ý, diễn đạt lủng củng, còn hạn chế trong việc liên hệ với thực tiễn xã hội hiện nay. - Một số giáo viên chưa phát huy tốt vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vẫn còn tình trạng đọc chép, truyền thụ một chiều. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP : 1. Giải pháp 1 : Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc học sinh nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về văn học. a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt cả năm học. * Kiến thức lịch sử văn học : Khi phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ xem xét những yếu tố trong văn bản, mà còn phải căn cứ thêm nhiều yếu tố khác ngoài văn bản như hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời nhà văn, bối cảnh lịch sử xã hội, gia đình, bạn bè.... đã góp phần hình thành tác phẩm đó như thế nào ?... Vì vậy, việc nắm vững kiến thức lịch sử văn học sẽ giúp học sinh tiếp nhận văn học một cách có hệ thống, không phiến diện, để từ đó có một cách nhìn nhận và đánh giá đúng các tác giả và tác phẩm văn học. Tuy nhiên, cần lưu ý căn cứ đáng tin cậy nhất để hiểu tác phẩm vẫn là phải xuất phát từ những yếu tố bên trong của văn bản, tác phẩm. * Kiến thức về tác phẩm văn học : Đối với học sinh, nắm vững kiến thức về tác phẩm văn học có nghĩa là : + Thuộc và nhớ nội dung chi tiết của từng tác phẩm : Đối với tác phẩm thơ, học sinh cần thuộc những câu thơ, đoạn thơ, bài thơ hay. Đối với tác phẩm văn xuôi, học sinh cần nhớ những chi tiết tiêu biểu, hệ thống nhân vật và sự kiện, cốt truyện, tình huống truyện,... Việc thuộc và nhớ chính xác những chi tiết độc đáo (kể cả câu, chữ, dấu câu, ngắt nhịp, thanh điệu,...) giúp các em có thể khai thác hết cái hay, cái đẹp vốn có của tác phẩm.Không chỉ nhớ nhiều, thuộc nhiều mà còn phải hiểu được, nắm được những nét đặc sắc về nội dung và hình thức của những tác phẩm ấy. Những kiến thức này các em đã được cung cấp rất cụ thể, chi tiết qua các tiết Đọc văn trên lớp. Với những tác phẩm tự đọc, các em tự suy nghĩ và xác định lấy theo yêu cầu trên. 3
  4. + Thuộc và nhớ tác phẩm cũng cần phải chọn lọc và có hệ thống. Trước hết, cần nắm vững các tác phẩm đã được đưa vào chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn, sau đó mới tham khảo, mở rộng thêm đến những tác phẩm khác ngoài chương trình. Tránh tình trạng nhiều em không thuộc, không nhớ những tác phẩm đã học, lại dẫn ra toàn những tác phẩm đọc ở đâu đâu, thiếu tiêu biểu và chọn lọc. Nhớ và thuộc những kiến thức tác phẩm cụ thể cũng cần có hệ thống : theo ngôn ngữ, thể loại, đề tài, chủ đề... * Kiến thức lý luận văn học : Một thực tế là ở trường THPT, những kiến thức về lý luận văn học chưa được các thầy cô giáo và học sinh chú ý đúng mức. Những kiến thức về lý luận văn học thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên năng lực văn học của một học sinh, nhất là những học sinh giỏi văn. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần trang bị và hệ thống lại một số kiến thức cơ bản và thiết thực của lý luận văn học như : tác phẩm văn học, đặc trưng thể loại, phong cách tác giả, đề tài, chủ đề, hình tượng, điển hình... để giúp các em lĩnh hội, phân tích, khám pháp vẻ đẹp của tác phẩm văn học được tốt hơn, sâu sắc hơn. b. Các dữ liệu minh chứng : Khi học bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (chương trình Ngữ văn 11), tôi đã tổ chức cho học sinh trong lớp tìm hiểu bài học, nắm được hệ thống kiến thức - kỹ năng trọng tâm của bài học. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ, phát biểu cảm nhận của mình về nội dung của bài học qua hệ thống câu hỏi : + Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Khuyến? + Vị trí của Nguyễn Khuyến trong nền văn học dân tộc ? + Bài thơ Câu cá mùa thu được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? + Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Nhận xét về cách gieo vần của tác giả ? + Nêu đề tài của văn bản ? Sưu tầm những bài thơ của tác giả có cùng đề tài. + Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ? + Học thuộc bài thơ và đọc trước lớp. + Xác định điểm nhìn của nhân vật trữ tình trong bài thơ ? + Mùa thu được thi nhân gợi tả bằng những hình ảnh nào ? + Hiệu quả của nghệ thuật đối trong hai câu luận ? + Nêu cảm nhận của anh (chị) về hai câu kết của bài thơ ? + So sánh hình ảnh của trăng trong bài thơ với hình ảnh trăng trong thơ trung đại Việt Nam (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,...) ?... 4
  5. Để trả lời những câu hỏi trên, học sinh phải biết huy động, vận dụng các kiến thức về lịch sử văn học, tác phẩm văn học, lý luận văn học. Từ đó, rèn luyện cho học sinh khả năng cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương và nắm được phương pháp phân tích, lý giải tư tưởng nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn chương. c) Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp : Để làm được bài văn hay, người học văn phải nhớ và thuộc rất nhiều tư liệu, dẫn chứng qua việc tích lũy, ghi chép và hệ thống hóa kiến thức tác phẩm văn học, để khi gặp một đề văn cụ thể, các em có thể đưa ra rất nhiều dẫn chứng thơ văn của nhiều tác giả khác nhau tuy cùng viết về một đề tài, một chủ đề nhưng cách thề hiện rất đa dạng và phong phú. Tất nhiên, việc lựa chọn và sử dụng dẫn chứng với một dung lượng phải phù hợp với đề tài. Về phía học sinh, trong quá trình tích lũy học tập và bồi dưỡng kiến thức về lý luận văn học, để vận dụng vào bài làm được tốt, các em cần chú ý nắm chắc các thuật ngữ, khái niệm lý luận văn học và gắn các kiến thức cùng với tác phẩm văn học cụ thể, liên hệ, đối chiếu để làm sáng tỏ những hiểu biết của mình về lý luận văn học qua hình tượng văn học cụ thể, tránh cách hiểu chung chung, trừu tượng. 2. Giải pháp 2 : Tổ chức thảo luận, thuyết trình, phát biểu tranh luận, rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt năm học. Việc cho học sinh thảo luận để lĩnh hội văn bản, tôi đã tiến hành nhiều năm trong các tiết Đọc văn. Việc thảo luận giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, vừa thấy hiểu bài hơn, có thể hiểu thêm một số tác phẩm không có trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Chính vì thế, học sinh cùng có hứng thú hơn trong tiết Đọc văn, đồng thời học sinh được rèn luyện kỹ năng nói đúng, nói hay. Có nhiều hình thức nêu câu hỏi thảo luận theo tổ nhóm : có thể thảo luận về cuộc đời tác giả, về vẻ đẹp tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm... Câu hỏi thảo luận phải hướng vào trọng tâm bài học, phát huy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, phải hướng đến làm sáng tỏ cái "thần" của câu chữ, của hình ảnh, cảm nhận được chiều sâu tâm hồn, tư tưởng của nhà thơ. Bên cạnh nêu câu hỏi thảo luận, giáo viên có thể nêu câu hỏi để học sinh tranh luận, giúp cho việc hiểu bài học được sâu sắc hơn. Có thể tích hợp với kiến thức đã học, kiến thức của phân môn Tiếng Việt, Làm văn để nêu câu hỏi tranh luận. Chỉ tranh luận khi có vấn đề mâu thuẫn, đối lập nhau hoặc có cách hiểu chưa đúng. Tranh luận phải luôn hướng vào trọng tâm kiến thức - kỹ năng của bài học. 5
  6. Khi trình bày vấn đề, phát biểu tranh luận, học sinh phải hướng tới chuẩn phát âm, dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc, có hệ thống, tránh dùng từ khẩu ngữ ít quen thuộc, tránh dùng câu tỉnh lược, thiếu hô ngữ, ngắt câu sai. Giáo viên phải nhắc nhở, uốn nắn cách dùng từ, cách diễn đạt bằng ngôn ngữ nói của học sinh. b. Các dữ liệu minh chứng : Khi tìm hiểu bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du), giáo viên nêu câu hỏi để học sinh thảo luận, thấy được vẻ đẹp về tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ; cảm nhận được chiều sâu tâm hồn, tư tưởng của Nguyễn Du : 1. Nêu chủ đề của bốn câu thơ ? 2. Từ trượng phu trong văn bản chỉ nhân vật nào ? 3. Từ thoắt thể hiện điều gì ? Lòng bốn phương nghĩa là gì ? Giáo viên còn nêu câu hỏi để học sinh tranh luận, tích hợp với kiến thức phân môn Tiếng Việt : Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, giúp cho việc nắm vững nội dung bài học được phong phú, sâu sắc hơn. Các câu hỏi từ dễ đến khó, với mục đích phát triển năng lực của học sinh : 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ? 2. Hình tượng người anh hùng Từ Hải với khát vọng lên đường cao đẹp được thể hiện thông qua những từ ngữ, hình ảnh nào ? 3. Nguyễn Du đã thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật Từ Hải ? 4. Sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng Từ Hải. Câu hỏi (1) giúp học sinh nhận diện được phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, câu hỏi (2) tích hợp với đặc trưng tính hình tượng, câu hỏi (3) tích hợp đặc trưng tính truyền cảm, câu hỏi (4) tích hợp với đặc trưng tính cá thể hóa. Giáo viên nêu câu hỏi tranh luận về nhân vật người anh hùng Từ Hải, nhưng vẫn chú ý hướng và trọng tâm kiến thức - kỹ năng bài học : "Có ý kiến cho rằng Từ Hải là nhân vật có thực, được sáng tạo thêm theo nguyên mẫu nhân vật Từ Hải trong tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Có ý kiến khác cho rằng nhân vật Từ Hải được tác giả lý tưởng hóa bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ, thể hiện ước mơ công lý của Nguyễn Du. Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên". Học sinh thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng thuyết trình. Để rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh tới chuẩn phát âm, tránh thừa từ, lặp từ, sử dụng câu tỉnh lược, thiếu hô ngữ... Cách trình bày trên bảng phụ phải rõ ràng, khoa học, chuẩn xác, có hệ thống. Cũng tránh việc thiếu từ ngữ chuyển ý, 6
  7. ngắt câu sai (qua ngữ điệu lên, xuống giọng, ngập ngừng...) khi học sinh lên bảng làm bài tập, giáo viên cần nhận xét cách trình bày, bố cục, sửa lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu cho học sinh. Sau khi tìm hiểu bốn câu thơ đầu của đoạn trích Chí khí anh hùng, giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức qua câu hỏi : "Lập sơ đồ biểu hiện khát vọng lên đường của Từ Hải trong đoạn trích ?". Ta có sơ đồ sau : Khát vọng lên đường của Từ Hải Sự thức dậy Chí nguyện lập Tư thế ra đi dứt khoát, bất ngờ, mạnh mẽ công danh sự nghiệp không do dự Vẻ đẹp của người anh hùng lý tưởng c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Để học sinh có thể nói hay, rõ ràng mạch lạc, giàu ý tưởng, cảm xúc thì giáo viên phải thường rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong các tiết học. Thường xuyên thảo luận, thuyết trình, phát biểu tranh luận, tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin, nâng cao kỹ năng nói (kể cả kỹ năng viết), tránh được các lỗi về phát âm, dùng từ, đặt câu... Nhiều học sinh đã tham gia các cuộc thi thuyết trình, các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa đạt kết quả cao. Cần chú ý rèn luyện kỹ năng nói và viết cho những học sinh rụt rè, thụ động, chưa tích cực trong các hoạt động của lớp, của trường. Thiếu quan tâm đến những học sinh này là chỉ tạo điều kiện cho những em năng động, hoạt bát, học giỏi được rèn luyện phát triển năng lực. 3. Giải pháp 3 : Lựa chọn từ ngữ và sử dụng từ ngữ. a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt năm học. Biết lựa chọn và sử dụng từ ngữ một cách chính xác là một trong những yếu tố để có cách diễn đạt hay. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa 7
  8. và các trang thiết bị dạy học, tìm những từ ngữ, câu văn, đoạn văn sử dụng nhiều từ hay, nhiều biện pháp tu từ, nhiều hình ảnh đẹp, thể hiện sâu sắc tình cảm, tư tưởng của tác giả. Học sinh sẽ thấy đoạn thơ, đoạn văn có ấn tượng và hay. Tạo nên ấn tượng sâu đậm ấy là do tác giả đã lựa chọn được một số từ ngữ mới lạ, độc đáo. Khi chấm bài kiểm tra của học sinh (kể cả bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra viết, bài kiểm tra giữa học kỳ), giáo viên cần sửa lại những câu văn, đoạn văn học sinh đã dùng từ không chính xác. Đồng thời cũng ghi nhận, ngợi khen những bài văn có cách dùng từ hay, gợi cảm xúc cho người đọc. b. Các dữ liệu minh chứng : Khi tìm hiểu những nét đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra trong văn bản những từ ngữ đẹp, mới lạ. Những từ Hán Việt được sử dụng đúng chỗ làm cho câu văn trở nên sang trọng : trường ca của rừng già, dư vang của Trường Sơn, bóng cây đại ngàn, rừng thông u tịch, linh hồn mô tê xưa cũ, dòng sông của thời gian ngân vang... Nhiều biện pháp tu từ : phép nhân hóa và so sánh, phép điệp ngữ, phép ẩn dụ độc đáo làm cho lời văn đẹp, giàu hình ảnh. Chính những từ ngữ mới lạ, độc đáo đó đã tạo nên giọng văn riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đồng thời cũng khắc họa vẻ đẹp độc đáo của sông Hương. Trong quá trình chấm bài, giáo viên cũng sửa các lỗi về dùng từ trong bài viết của học sinh. Chẳng hạn, có học sinh dùng từ sai : Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà thơ vĩ đại, "cánh đồng Châu Hoa đầy hoa thơm", tác giả đã liên tưởng đến sông Xen của nước Anh.... Giáo viên sửa lại thành : "Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn nổi tiếng", "cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại", tác giả liên tưởng đến sông Xen của Pa-ri.... Đồng thời, trong tiết trả bài viết, giáo viên cũng khen ngợi những bài văn dùng từ hay, chính xác, giàu giá trị biểu cảm. c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng và lựa chọn từ ngữ cũng là củng cố cho học sinh kiến thức về phân môn Tiếng Việt, giúp học sinh nắm vững các kiến thức về yêu cầu sử dụng tiếng Việt. Từ đó, học sinh biết vận dụng những hiểu biết về sử dụng từ ngữ vào việc tạo lập văn bản. Cần lưu ý rằng : từ ngữ độc đáo mang tính hai mặt: sử dụng đúng lúc, đúng chỗ ta có đoạn văn hay, ngược lại sẽ rơi vào sáo rỗng, khoe chữ. Đó là chưa kể trường hợp nhiều học sinh không hiểu ý nghĩa của từ ngữ mà vẫn dùng bửa, dùng ẩu. 4. Giải pháp 4: Rèn luyện viết câu chính xác và linh hoạt. a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. 8
  9. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt cả năm học. Bài văn hay là bài văn biết vận dụng tất cả các loại câu một cách linh hoạt. Tức là tùy vào từng lúc, từng nơi, đúng lúc, đúng chỗ, tùy giọng văn của từng đoạn mà có những loại câu cho phù hợp : + Để trực tiếp diễn đạt tình cảm, thái độ của mình, người ta thường dùng các câu cảm thán. + Khi muốn gây sự chú ý của người đọc, ta có thể dùng câu nghi vấn. + Loại câu có hai mệnh đề (hô - ứng) cũng có nhiều tác dụng làm thay đổi giọng văn, làm cho văn bản phong phú về ý nghĩa. + Khi dùng loại câu khẳng định và phủ định, cần chú ý tránh cách diễn đạt tuyệt đối. Tức là phải uyển chuyển, có mức độ trong nhận xét, đánh giá. Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh cần phải rèn luyện cách viết câu, sửa các lỗi thường gặp trong đoạn văn của học sinh. Các kiểu lỗi thường gặp là sai về ngữ pháp, sai về ngữ nghĩa, giữa các câu trong đoạn văn không có mối quan hệ lôgic về ý nghĩa, thiếu các phương tiện liên kết câu trong đoạn văn. b. Các dữ liệu minh chứng : Giáo viên thường xuyên hướng dẫn học sinh viết các câu kể, câu cảm thán, câu nghi vấn, nhất là đối với học sinh lớp 10, mới bước vào trường THPT, vừa tiếp cận với chương trình, sách giáo khoa mới. Giáo viên hướng dẫn học sinh biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự và biết sử dụng linh hoạt các kiểu câu trong quá trình tạo lập văn bản. Ví dụ : câu miêu tả vẻ xinh đẹp, dịu dàng, chăm chỉ của Tấm; câu cảm thán khi thể hiện thái độ cảm thông, yêu thương Tấm, căm ghét sự tàn ác của dì ghẻ và Cám.... Khi viết loại câu có hai mệnh đề, học sinh cần chú ý sử dụng đầy đủ hai vế hô và ứng thì câu mới đầy đủ, trọn vẹn : Càng... càng...; không những...mà còn...; vì... cho nên...; tuy ...nhưng... Viết câu chỉ có một vế là một lỗi khá phổ biến của học sinh. Một em học sinh lớp 11 viết : "Tuy bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh ngục tù. Nên chúng ta vẫn thấy tràn đầy một tinh thần lạc quan". Câu văn này dùng sai quan hệ từ (tuy...nên), phải sửa lại là tuy ...nhưng ở hai vế câu, sửa dấu chấm thành dấu phẩy (sửa hai câu đơn thành một câu ghép chính phụ) thì quan hệ hô ứng giữa hai vế rõ ràng hơn - Có một học sinh lại viết: "Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ". Câu này không sai về ngữ pháp nhưng sai về lôgic. Tức là hình thức hô ứng không sai nhưng lôigic ngữ nghĩa không đúng. Ở câu vừa dẫn, thực chất vẫn chỉ là một thông báo : bài thơ hay về nghệ thuật (vì ngôn từ chính là một biểu hiện của nghệ thuật). Nếu muốn biểu đạt kiểu hô ứng thì phải sửa lại là : "Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn rất sâu sắc về nội dung". 9
  10. Dùng loại câu khẳng định và phủ định : trong nhiều trường hợp, câu khẳng định được diễn đạt bằng câu phủ định của phủ định nhằm nhấn mạnh vào sự khẳng định. Chẳng hạn câu : "Tnú nhất định phải xông ra cứu vợ con..." được viết lại là : "Tnú không thể không xông ra cứu vợ con..." thì sự khẳng định được nhấn mạnh hơn nhiều. c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Việc rèn luyện cho học sinh viết câu đúng ngữ pháp, chính xác về ý nghĩa, linh hoạt trong các kiểu câu đã giúp đỡ học sinh xây dựng tốt một văn bản. Do thời gian hạn hẹp, chương trình dạy và học còn tương đối nặng nề, nhiều giáo viên chưa dành nhiều thời gian và công sức vào việc tìm hiểu các lỗi cụ thể trong bài Làm văn của học sinh, trong tiết trả bài viết chỉ nêu vài câu sai về ngữ pháp, về ý nghĩa, gọi học sinh tìm chỗ sai và nêu cách sửa. Việc chữa lỗi về câu trong bài Làm văn của học sinh vẫn còn mang tính hình thức, chưa có hiệu quả cao. Vì vậy, cần thiết phải rèn luyện cho học sinh viết câu đúng về ngữ pháp, ngữ nghĩa, biết sử dụng các phương tiện liên kết trong tạo lập văn bản. 5. Giải pháp 5 : Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn. a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt cả năm học. Đoạn văn là một chỉnh thể thường gồm một số câu có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung hoặc hình thức, nhằm thể hiện một ý tương đối hoàn chỉnh hoặc một chủ đề nhỏ. Nhân tố quan trọng làm cho chuỗi câu trở thành đoạn văn là tính liên kết. Tính liên kết này được thực hiện ở hai mặt : liên kết nội dung và liên kết hình thức. + Liên kết nội dung: Bao gồm hai liên kết : liên kết lôgic và liên kết chủ đề.  Liên kết lôgic : là sự liên kết mà trong đó các câu có mối quan hệ lôgic phù hợp với không gian, thời gian, phù hợp với ý chính của đoạn.  Liên kết chủ đề : là sự thể hiện mối quan hệ giữa các câu trong việc thể hiện chủ đề. Nói rõ hơn trong liên kết chủ đề, thể hiện ở các câu đều tập trung làm rõ một ý chính nào đó, một chủ đề nhỏ nào đó. Liên kết lôgic và liên kết chủ đề liên hệ chặt chẽ với nhau. + Liên kết hình thức : nhằm thể hiện sự liên kết nội dung. Các phép liên kết câu trong đoạn văn: phép lặp (lặp từ vựng, lặp cú pháp), phép thế (thế đồng nghĩa, thế bằng đại từ), phép nối, phép tỉnh lược, phép tuyến tính... Sự liên kết nội dung và liên kết hình thức trong đoạn văn quan hệ chặt chẽ với nhau, hòa vào nhau. Liên kết nội dung được biểu thị bằng hàng loạt các liên kết 10
  11. hình thức, liên kết hình thức nhằm biểu hiện liên kết nội dung. Việc ôn tập, hướng dẫn cho học sinh nắm được cấu trúc của đoạn văn và sử dụng các phép liên kết luôn được thực hiện trong quá trình dạy học trên lớp, chấm trả bài. Đồng thời, giáo viên phải hướng dẫn học sinh viết đoạn văn đúng kết cấu,. Nhiều đoạn văn đúng kết cấu sẽ tạo nên một bài văn hoàn chỉnh, mạch lạc, hấp dẫn. Ở trường THPT, chúng ta thường gặp bốn kiểu kết cấu đoạn văn sau : + Kết cấu diễn dịch. + Kết cấu quy nạp. + Kết cấu hỗn hợp diễn dịch - quy nạp. + Kết cấu song hành. Trong quá trình chấm bài, gặp những đoạn văn có lỗi, giáo viên cần chữa lỗi đoạn văn cho học sinh. b. Các dữ liệu minh chứng : * Rèn luyện sử dụng các phương tiện liên kết trong đoạn văn : - Cho học sinh viết đoạn văn ngắn (8 - 10 câu) có sử dụng các phương tiện liên kết. - Chữa các lỗi về liên kết trong bài văn viết của học sinh. - Sắp xếp các câu thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Ví dụ : Cho học sinh sắp xếp các câu sau đây thành một đoạn văn hoàn chỉnh và đặt tên cho văn bản. (1) Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. (2) Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác, của Đảng đối với dân tộc. (3) Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ "Việt Bắc". (4) "Việt Bắc" là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. (5) Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay trở thành những kỷ niệm sâu nặng trong lòng người. (Ngữ liệu trích từ Ngữ văn 10, tập một, tr.36) Học sinh sẽ sắp xếp các câu văn trên thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc theo hai cách : 11
  12. Cách 1 : (1) - (3) - (4) - (5) - (2) Cách 2 : (1) - (3) - (5) - (2) - (4) Văn bản trên có thể được đặt nhan đề là : Bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu. * Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn theo một số kết cấu thường gặp : - Kết cấu diễn dịch : + Mô hình kết cấu diễn dịch : A B C D E + Giải thích mô hình: Theo kết cấu này đoạn văn gồm hai phần :  Phần mở đoạn : Gồm câu diễn đạt ý chính, ý bao quát toàn đoạn gọi là câu chủ đề (câu chốt, câu chìa khóa) đứng ở đầu đoạn (ký hiệu A).  Phần phát triển đoạn : Gồm các câu kế tiếp triển khai những ý phụ nhằm làm rõ câu chủ đề (ký hiệu B, C, D, E,...). + Vận dụng kết cấu diễn dịch vào viết đoạn văn giải thích, bình luận; phân tích một vấn đề, một ý nào đó; viết đoạn kết bài. Ví dụ : Viết đoạn văn chứng minh nhận định : "Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc". Học sinh đã viết được đoạn văn sau : "Nghệ thuật thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể loại, nhưng đặc biệt thành công trong các thể thơ truyền thống. Thơ lục bát (các bài "Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du...) Kết hợp cả giọng thơ cổ điển và dân gian, thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng mà có gốc rễ trong truyền thống tinh thần của dân tộc, làm phong phú cho thể thơ lục bát của dân tộc. Thơ bảy chữ của Tố Hữu (các bài "Quê mẹ", "Mẹ Tơm", "Bác ơi !"...) trang trọng, có màu sắc cổ điển nhưng biến hóa linh hoạt, diễn tả được nhiều trạng thái cảm xúc". - Kết cấu quy nạp : + Mô hình kết cấu quy nạp : A B C D E 12
  13. + Giải thích mô hình : Kết cấu này cũng gồm hai phần như kết cấu diễn dịch nhưng trình bày theo chiều ngược lại.  Phần phát triển đoạn : Gồm các câu phân tích các hiện tượng, các yếu tố riêng lẻ, cụ thể được triển khai trước, đứng ở đầu đoạn văn (ký hiệu A, B, C, D).  Phần kết đoạn : Gồm một câu diễn đạt ý khái quát, tổng hợp các ý riêng lẻ, chi tiết ở trên để đi đến một nhận định, kết luận chung, đứng ở cuối đoạn (ký hiệu E). + Vận dụng kết cấu quy nạp vào viết đoạn văn mở bài; đoạn văn tiểu kết một ý, chuẩn bị chuyển sang ý khác; đoạn văn cuối phần thân bài; đoạn kết bài. Ví dụ : Viết đoạn kết bài theo kết cấu quy nạp với câu chủ đề : "Xuân Quỳnh góp vào vườn thơ tình yêu của Việt Nam một bài thơ hay". Học sinh viết đoạn văn sau đây : "Bài thơ "Sóng" được Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967. Lúc bấy giờ, nhà thơ đã từng nếm trải những đổ vỡ về đau khổ trong tình yêu. Nhưng đọc bài thơ này, người đọc như chỉ thấy một tâm hồn phụ nữ khát khao yêu đương, khát khao cống hiến. Tình yêu ấy đầy hy vọng, chan chứa niềm tin, vừa dạt dào sôi nổi, vừa thiết tha sâu lắng. Xuân Quỳnh góp vào vườn thơ tình yêu của Việt Nam một bài thơ hay". - Kết cấu hỗn hợp diễn dịch - quy nạp : + Mô hình kết cấu hỗn hợp diễn dịch - quy nạp : A B C D E + Giải thích mô hình : Theo kết cấu này đoạn văn gồm ba phần : phần mở đoạn, phần phát triển đoạn và phần kết đoạn theo công thức : Tổng - Phân - Hợp. Câu mở đầu nêu ý khái quát, tổng hợp về vấn đề (ký hiệu A), sau đó là những câu phân tích từng yếu tố, từng khía cạnh (ký hiệu B, C, D) và cuối cùng là câu tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị vấn đề (ký hiệu E). + Vận dụng kết cấu này vào viết đoạn mở bài; viết một đoạn văn hoàn chỉnh theo một chủ đề nhất định; một ý phát biểu ngắn; viết phần thân bài của kiểu bài phân tích, chứng minh, bình giảng viết phần kết bài. Ví dụ : Đánh giá những đóng góp của nhà văn Nguyễn Tuân trong bài Người lái đò sông Đà, ở phần kết bài học sinh viết đoạn văn sau : 13
  14. "Qua miêu tả hình tượng ông lái đò, Nguyễn Tuân ca ngợi những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của người lao động. Người đọc thấy được sự trân trọng, quý mến của tác giả đối với những con người bình thường mà phi thường này. Nhân dân lao động qua cảm nhận của Nguyễn Tuân là con người dũng cảm, là nghệ sĩ tài hoa trong cuộc vật lộn với thiên nhiên để tìm sự sống. Nhà văn đã thể hiện sự gắn bó hết mình đối với cuộc sống mới và con người mới". - Kết cấu song hành : + Mô hình kết cấu song hành : A _________________ B _________________ C _________________ D _________________ E _________________ + Giải thích mô hình : Theo kết cấu này, các câu được trình bày trong đoạn văn đều có tầm quan trọng như nhau trong việc biểu đạt nội dung của toàn đoạn. Không có câu nào mang ý chính và có thể bao quát được ý của các câu trong đoạn. Đây là đoạn văn không có câu chủ đề. Câu chủ đề được hiểu ngầm. + Vận dụng kết cấu song hành vào viết đoạn thân bài; đoạn văn có nhiều so sánh tương đồng; đoạn văn có nhiều ý nhỏ có quan hệ đẳng lập với nhau; đoạn văn có chủ đề phong phú mà chủ đề này không thể viết hết trong một câu văn. Ví dụ : Sau đây là đoạn văn có kết cấu song hành : "Núi rừng mùa đông tươi tắn, màu sắc rực rỡ, "rừng xanh hoa chuối đỏ tươi". Núi rừng mùa xuân dịu dàng, tinh khiết, tràn đầy sức sống "mơ nở trắng rừng". Núi rừng mùa hạ đẹp lãng mạn, âm thanh sinh động "ve kêu rừng phách đổ vàng". Núi rừng mùa thu huyền ảo, lung linh dưới ánh trăng vàng "rừng thu trăng rọi hòa bình"... (Bài làm của học sinh) * Chữa đoạn văn có lỗi : Sau đây là một đoạn văn có lỗi của học sinh : (1) Tnú là một người giàu tình nghĩa, gắn bó đầy trách nhiệm với cách mạng theo cụ Mết, theo dân làng Sô Ma nuôi dấu bộ đội. (2) Hết lòng lo lắng đến sự an toàn của các anh bộ đội. (3) Giống như cây Xà Nu vươn lên trong đau thương và mất mát, những ngày đi theo cách mạng chịu biết bao kìm kẹp tù đày, tái tê nỗi đau mất mát vợ con và những di tích dã man trên lưng ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng tất cả không có gì có thể quật ngã được, trả thù bằng cách đi bộ đội. 14
  15. - Phân tích lỗi trong đoạn văn trên : + Lỗi về lập luận : Lập luận thiếu chặt chẽ. Các câu, các ý từng đoạn văn chưa liên kết chặt chẽ với nhau. + Lỗi về chính tả : Viết sai tên địa phương (Sô Ma), viết hoa tùy tiện tên mọi loại cây là một danh từ chung (Xà Nu), sai chính tả (nuôi dấu). + Lối về dùng từ : Dùng từ sai bộ đội, các anh bộ đội (sai về ý nghĩa), di tích dã man (dùng từ sai khi chỉ những vết dao chém của bọn ác ôn trên lưng Tnú), lo lắng cho sự an toàn (sai về nghĩa của từ). + Lỗi về câu :  Câu (1) : nhập hai ý vào một câu, không phân định rõ thành phần bổ ngữ với vị ngữ.  Câu (2) : thiếu chủ ngữ (Anh, Tnú).  Câu (3) : dài dòng, lủng củng, thiếu chủ ngữ. - Sửa từ ngữ, câu văn trong đoạn : + Sửa lỗi chính tả : sửa từ "Sô Ma" thành "Xô Man", sửa từ "Xà Nu" thành "xà nu", "nuôi dấu" thành "nuôi giấu". + Sửa lỗi dùng từ : Sửa từ "bộ đội" thành "cán bộ", sửa từ "các anh bộ đội" thành "cán bộ" cho đúng về ý nghĩa (lúc bấy giờ Tnú và dân làng Xô Man nuôi giấu cán bộ là anh Quyết), sửa từ "di tích" thành "dấu tích" hoặc "vết tích", bỏ từ "cho sự an toàn". + Sửa lỗi về câu :  Câu (1) tách thành 3 câu, thêm chủ ngữ cho phù hợp, sửa lại, sắp xếp lại từ ngữ trong câu.  Câu (2) : thêm chủ ngữ vào (Anh).  Câu (3) : thêm từ ngữ cho nội dung câu văn rõ ràng. Có thể tách thành 4 câu để tránh rườm rà, lủng củng, lan man. + Chọn mô hình đoạn văn theo kết cấu diễn dịch. Thêm ý vào câu đầu tiên để câu này thành câu chủ đề của đoạn. - Viết lại đoạn văn : "Tnú là một người giàu tình nghĩa, anh dũng bất khuất. Anh gắn bó tha thiết với dân làng Xô Man, với cách mạng, đầy trách nhiệm với cách mạng. Anh cùng với cụ Mết và dân làng Xô Man nuôi giấu cán bộ. Anh lo lắng, hết lòng bảo vệ cán bộ. Cuộc đời của Tnú giống như một cây xà nu vươn lên ánh sáng trong đạn đại bác khốc liệt của kẻ thù. Anh đã chịu biết bao đau thương, mất mát : bị kìm kẹp tù đày, bị giặc tra tấn, tê tái nỗi đau mất mát vợ con, lưng anh còn dấu tích ngang 15
  16. dọc vết dao chém của bọn ác ôn. Nhưng không có gì có thể quật ngã anh. Tnú đã xung phong đi bộ đội trả thù cho vợ con, cho dân làng". Đoạn văn sửa lại gồm 8 câu theo kết cấu diễn dịch. Mô hình của đoạn như sau : 1 2 8 3 7 4 5 6 c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Trong quá trình rèn luyện kỹ năng viết đọa văn cho học sinh và chữa các đoạn văn có lỗi của học sinh, tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau : - Đoạn văn có lỗi là đoạn văn vi phạm quy tắc xây dựng đoạn : + Vi phạm kết cấu đoạn, đoạn văn không tuân theo một mô hình kết cấu đoạn nào cả. + Vi phạm tính thống nhất, tính liên tục, tính mạch lạc, làm cho đoạn văn không thể hiện được chủ đề. + Vi phạm các phép liên kết, sử dụng các phép liên kết không chính xác. + Nhiều câu sai ngữ pháp, ngữ nghĩa, dùng từ không chính xác, mắc lỗi chính tả, viết chữ không đúng quy cách,... - Xác định đoạn văn có lỗi : + Phát hiện lỗi : Muốn phát hiện lỗi chính xác thì phải đọc kỹ, chấm kỹ bài văn của học sinh. Căn cứ vào những tiêu chí của đoạn văn không lỗi để phát hiện đoạn văn có lỗi. + Đặt đoạn văn có lỗi đó trong mối quan hệ với các đoạn văn trước và sau nó để tìm mạch văn, tìm ý chính mà học sinh muốn diễn đạt trong đoạn văn có lỗi. - Xác định ý chính của đoạn : + Muốn tìm được ý chính của đoạn thì ta phải tìm mối liên kết giữa các ý của các câu trong đoạn. Lưu ý hiện tượng lặp lại một số từ ngữ liên quan đến chủ đề của đoạn. + Tìm ra lỗi trong cách lập luận : Phân tích nguyên nhân gây lỗi, chỉ ra nguyên nhân của từng lỗi cụ thể mà học sinh vi phạm trong khi viết đoạn văn. - Nguyên tắc chữa đoạn văn có lỗi : + Phải đảm bảo được ý của học sinh muốn diễn đạt trong đoạn văn đó trong mối quan hệ với các đoạn văn trước và sau nó. 16
  17. + Dựa vào ý kiến của học sinh, đặc biệt là dựa vào đối tượng gây lỗi, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, cả lớp hội ý, phát biểu. + Dựa vào ý chính (chủ đề của đoạn) mà học sinh muốn diễn đạt trong đoạn văn trong mối quan hệ với các đoạn văn trước, sau nó mà xác định mô hình đoạn, tìm ra ý cốt lõi. Nếu đoạn văn mà học sinh viết không đúng mô hình thì giáo viên phải chọn một mô hình phù hợp với ý học sinh muốn diễn đạt mà lập lại đoạn văn. + Nếu gặp đoạn văn quá rối nát, tối nghĩa mà ta khó xác định ý chính của đoạn thì ta phải kiên trì tìm hiểu ý học sinh muốn diễn đạt bằng cách phải chú ý đến hiện tượng lặp lại một số từ, nhóm từ. Dựa vào những ý chính của đoạn ta lập lại dàn ý, sau đó chữa lại đoạn văn theo ý học sinh muốn diễn đạt. Qua kinh nghiệm giảng dạy, chúng ta thấy học sinh chưa biết cách hoàn chỉnh một đoạn văn, chưa có ý thức liên kết câu (mặc dù đã được học ở trung học cơ sở) nên đoạn văn còn rời rạc. Viết được câu chủ đề nhưng chưa biết viết các câu triển khai nội dung nêu ra được ở phần chủ đề, hoặc xen vào những câu văn không liên quan đến chủ đề của đoạn văn. Vì vậy, học sinh phải được luyện tập nhiều trong ba năm học ở trường THPT. Ngoài việc đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo nội dung của đoạn văn, học sinh còn luyện tập để viết những câu văn hay, sáng tạo, giàu cảm xúc. 6. Giải pháp 6 : So sánh, liên hệ, đối chiếu : a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt cả năm học. Đối với văn sáng tác, đặc biệt là văn miêu tả, tường thuật, kể chuyện, dứt khoát phải giàu hình ảnh. Văn nghị luận nói chung là loại văn của tư duy khái niệm, của duy lý lôgic - ý tứ cần chặt chẽ, sáng sủa, lập luận phải chắc chắn, bảo đảm độ chính xác cao, giàu sức thuyết phục. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là loại văn bản này từ chối mọi cảm xúc, hình ảnh. Bởi vì chỉ có hình ảnh mới dựng lên được bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống, con người và sự vật. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa giàu sức thuyết phục, làm cho chân lý sáng tỏ, vừa hấp dẫn. Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài viết có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối chiếu. Ở đây những tư tưởng trừu tượng, khái quát, khô khan được minh họa, diễn đạt bằng cách so sánh với hàng koạt hình ảnh cụ thể, sinh động tạo nên sự thích thú cho người đọc không kém gì văn sáng tác. Những so sánh hay là những so sánh vừa chính xác, vừa bất ngờ thú vị. So sánh hay bao giờ cũng gợi cảm, gợi trí tưởng tượng và những liên tưởng phong phú trong lòng người đọc. Trong quá trình làm văn, người viết có thể so sánh hai nền văn học, hai giai đoạn văn học, hai phong cách, hai chi tiết nghệ thuật... (có thể so sánh hai hay 17
  18. nhiều hơn). Có thể so sánh với những tác phẩm nằm ngoài chương trình sách giáo khoa. Vận dụng biện pháp so sánh văn học, một mặt để làm sáng tỏ được vấn đề, mặt khác nó chứng tỏ người viết có vốn sống phong phú. Chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo phát triển năng lực của học sinh. Đề bài ra theo hướng mở, có liên hệ thực tiễn và so sánh các tác phẩm, nhân vật, tình tiết,... của tác phẩm này với các tác phẩm khác. Hoạt động tích hợp giúp cho học sinh hiểu được tính hệ thống của văn bản, liên hệ với những kiến thức đã học ở phần này hoặc sẽ học ở phần kia. Từ đó, rèn luyện cho học sinh tư duy lôgic, chính xác, khoa học, giúp cho học sinh tái hiện lại kiến thức cũ trong quá trình tạo lập văn bản. b. Các dữ liệu minh chứng : Ví dụ : Khi phân tích hai câu thơ đầu trong bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ - Cô vân mạn mạn độ thiên không" (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ - Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không), nhiều người thường liên hệ với thơ Lý Bạch đời Đường. "Chúng điểu cao phi tận - Cô vân độc khứ nhàn", với ca dao : "Chim bay về núi tối rồi", Truyện Kiều của Nguyễn Du : "Chim hôm thoi thót về rừng", bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan : "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi"... So sánh để thấy rõ sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại trong thơ Bác. Việc rèn luyện kỹ năng viết văn bản cho học sinh còn là khả năng vận dụng kiến thức đã học và thực tiễn cuộc sống. Học sinh phải được rèn luyện năng lực hành động, tăng cường thực hành, không phải hết tiết học là xếp sách vở lại cất đi. Ví dụ, sau khi học bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, giáo viên ra đề cho học sinh về nhà làm bài : "Viết một đoạn văn ngắn (10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò người hiền tài trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay". Đề bài viết số 2, khối 11 : "Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời đại hiện nay". Giáo viên khuyến khích học sinh trình bày chính kiến của mình đối với bài học từ sách vở, đối với các vấn đề mang tính thời sự chính trị đang diễn ra xung quanh. Ngoài chức năng nhận thức, tác phẩm văn học còn mang đến cho người đọc, người học giá trị giáo dục và giá trị thẩm mỹ. Việc ra đề làm văn cần so sánh, tích hợp giáo dục, giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống, bồi đắp cho học sinh những tư tưởng đúng đắn, những tình cảm cao đẹp. Ví dụ : Đề bài viết số 6, khối 12 : "So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi". c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Để liên hệ so sánh văn học và làm những đề bài có sử dụng thao tác lập luận so sánh, người viết phải có vốn tri thức phong phú về văn chương. Tuy vậy cần 18
  19. chú ý, so sánh cốt là để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của tác phẩm được phân tích, bình giảng chứ không phải để phô trương kiến thức, rơi vào lan man, mất trọng tâm, trọng điểm, khiến bài viết tản mạn, lạc đề, gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Những so sánh hay là những so sánh làm cho người đọc thấy tự nhận, không gượng ép mà vấn đề lại được nổi bật. 7. Giải pháp 7 : Lựa chọn dẫn chứng và trình bày dẫn chứng: a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt cả năm học. Nếu văn sáng tác trước hết tác động về tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ thì văn nghị luận trước hết tác động tới lý trí, trí tuệ người đọc bằng lý lẽ và dẫn chứng lý lẽ làm người ta hiểu, dẫn chứng làm người ta tin. Một khi đã hiểu và tin tức là đã bị thuyết phục. Nếu văn sáng tác, khi mô tả cuộc sống, khi dựng người dựng cảnh, phải chọn lựa chi tiết tiêu biểu điển hình, thì văn nghị luận cũng phải lựa chọn dẫn chứng cho thích đáng. Trước hết cần phân biệt dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng. Dẫn chứng bắt buộc là dẫn chứng nằm trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu. Còn dẫn chứng mở rộng là loại dẫn chứng ngoài phạm vi trên do người viết tự viện dẫn ra để liên hệ, đối chiếu, so sánh làm sáng tỏ thêm ý đang được bàn bạc. Phân biệt được hai loại dẫn chứng như thế để người viết chú ý tuân thủ quy tắc sau đây : phải coi trọng và tập trung vào dẫn chứng bắt buộc, tránh tình trạng dẫn chứng mở rộng lại nhiều hơn, coi trọng hơn, làm lấn át cả dẫn chứng bắt buộc. Nghĩa là dẫn chứng mở rộng chỉ là để làm sáng tỏ thêm cho dẫn chứng bắt buộc. Dẫn chứng bắt buộc cho người đọc thấy bề sâu của người phân tích, còn qua dẫn chứng mở rộng thấy được bề rộng về kiến thức văn học của người đó. b. Các dữ liệu minh chứng : Ví dụ : Phân tích vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam được thể hiện qua hai tác phẩm : Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi). Ở đề văn trên, dẫn chứng bắt buộc là những dẫn chứng lấy từ hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích để làm rõ "Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam", người viết có thể dẫn thêm một số dẫn chứng từ hai tác phẩm : Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu và Quán rượu người câm của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ thêm vấn đề. Những dẫn chứng liên hệ thêm ngoài Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình đều là những dẫn chứng mở rộng. Như vậy về nguyên tắc, những dẫn chứng mở rộng có thể là những đoạn trích khác trong cùng tác phẩm đó hoặc trong những tác phẩm khác 19
  20. của cùng một nhà văn, hay trong những tác phẩm khác của nhà văn khác (cùng thời, trước và sau, trong nước, ngoài nước, văn học dân gian, văn học viết...). c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Trong quá trình tạo lập văn bản cũng cần chú ý tới tỷ lệ của dẫn chứng và lý lẽ. Bài viết nếu chỉ có lý lẽ sẽ trở thành khô khan, tạo cảm giác nặng nề cho người đọc. Trái lại nếu bài viết chỉ toàn dẫn chứng và ít lý lẽ bài văn sẽ hời hợt, nhạt nhẽo, gây cho người đọc cảm giác nhàm chán và thiếu sâu sắc. Tất nhiên cũng phải thật linh hoạt trong việc xác định dẫn chứng, cũng như cách đưa dẫn chứng, khi thì trích nguyên văn, khi chỉ cần tóm tắt, khi trích một vài từ, vài chi tiết tiêu biểu, nhưng có chỗ phải dẫn ra cả đoạn dài. Cũng cần lưu ý, dẫn chứng phải được phân tích gắn với lý lẽ mà nó cần làm sáng tỏ. Một bài văn có dẫn chứng la liệt chỉ mới tỏ ra ngoài viết chăm học, nhớ nhiều chứ chưa nói được gì về trình độ nhận thức, năng khiếu thẩm mỹ và tài hoa. Người đọc bài, chấm bài văn sẽ nhận ra được trình độ và năng lực này nhờ những lời phân tích, bình giá, bình luận các dẫn chứng của người viết. Muốn làm tốt được bài văn, xét ở góc độ dẫn chứng, học sinh phải tích lũy cho mình một gia tài dẫn chứng phong phú đa dạng trên nhiều phượng diện. Nhưng điều quan trọng hơn là cần suy nghĩ cách phân tích, bình giá, cách sử dụng các dẫn chứng ấy sao cho có hệ thống và đạt được hiệu quả cao. 8. Giải pháp 8 : Giọng văn biểu cảm, một yếu tố tạo nên chất văn: a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt cả năm học. Trong văn bản nghị luận, trong tư duy suy lý, lôgic nhưng vẫn cần màu sắc biểu cảm để bộc lộ thái độ và tình cảm của người viết đối với vấn đề được bàn luận. Giọng văn của bài nghị luận cũng phải thay đổi, linh hoạt, tránh kiểu viết một giọng, đều đều từ đầu đến cuối, tạo cảm giác đơn điệu. Muốn thế, trước hết cần sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng. Khác với ngôn ngữ một số nước, từ xưng hô trong tiếng Việt rất giàu màu sắc biểu cảm và hết sức phong phú. Để diễn đạt ấn tượng chủ quan của riêng mình, người viết thường xưng hô tôi (tôi cho rằng, theo tôi...). Nhưng để lôi kéo sự đồng tình, đồng cảm về vấn đề bàn bạc trở nên khách quan hơn, người viết thường xưng : chúng tôi, chúng ta, như mọi người biết... khi viết về ngôi thứ ba (vắng mặt) như phân tích một nhân vật, gọi tên một tác giả nào đó, cần xác định một đại từ cho phù hợp để tránh sự đơn điệu, lặp lại. Muốn như vậy, vốn từ đồng nghĩa phải thật phong phú. Không phải chỉ ở cách xưng hô, giọng văn linh hoạt còn thể hiện ở cách dùng các quan hệ từ, từ chuyển tiếp, quán ngữ... như : đúng thế, thật vậy, không 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2