Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo bồi dưỡng học sinh viết chữ đẹp
lượt xem 16
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo bồi dưỡng học sinh viết chữ đẹp" được thực hiện nhằm giúp cho giáo viên, phụ huynh và học sinh từ lớp một đến lớp năm nhận biết, hiểu về kỉ thuật viết, thời gian dành cho luyện viết một cách cơ bản nhất, sâu sắc nhất, các em biết phân tích được các kỉ thuật viết chữ, thời gian dành cho luyện viết đẹp một cách chính xác, rõ ràng. Với các bạn chuyên ngành Sư phạm thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo bồi dưỡng học sinh viết chữ đẹp
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp Đề tài : MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG HỌC SINH VIẾT CHỮ ĐẸP Tác giả: Nguyễn thanh lý PHẦN A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Thực trạng của vấn đề: Từ thuở khai thiên lập địa, để răn dạy cháu con, cha ông ta có câu rằng: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Thật vậy, “ Học nói” chính là việc không thể thiếu mà con người cần phải được giáo dục ngay từ lúc mới bi bô tập nói, nó theo chân ta đến suốt cuộc đời. Nếu không nói được , thì con người đâu phải là CON NGƯỜI được viết hoa. Vậy phải nói thế nào cho đúng, cho người nghe, người đọc hiểu rõ ý của mình là cả một nghệ thuật mà chúng ta phải học tập. Việc này cần phải được trau dồi ngay từ khi trẻ bước vào thế giới ngôn ngữ của loài người. Đó chính là một phần của nền văn hóa đồ sộ mà con người có được. Văn hóa không phải là các tập tục, hủ tục, lễ hội tốn kém. Nền văn hóa của một dân tộc đó là ngôn ngữ và chữ viết. Nếu một dân tộc còn ngôn ngữ và chữ viết thì dân tộc đó còn giữ được nền văn hóa của mình. “Nét chữ nết người”là câu nói rất hay, là triết lý, là nhân sinh quan mà chúng ta cần suy ngẫm. Đừng quá ỉ lại hay lạm dụng vào công nghệ thông tin.Dù muốn hay không, dù hôm nay hay ngày mai, chữ viết bằng bàn tay con người mãi mãi tồn tại. Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học quan trọng. Môn học này giúp học sinh biết đọc thông, viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác và có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Nhưng chữ viết đẹp là tiền đề, là cơ sở nói lên rất nhiều điều mà không phải bất cứ ai cũng biết: Sự kiên trì, cẩn thận, chăm chút từng nét chữ, sự coi trọng người đọc, nhất là lột tả được vẻ đẹp tâm hồn, tính độc đáo của nghệ thuật. Một bức tranh đẹp đan xen vào vài chữ khó đọc, tối nghĩa thì không còn là nghệ thuật nữa, còn chữ thư pháp thì sao? Chúng ta có biết viết được chữ đẹp là PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 1 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp khó hay không chứ chưa nói gì đến chữ thư pháp. Chính vì vậy, việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường, đặc biệt là dạy về phân môn Tập viết luôn được chú trọng, cho dù mức độ ở các khối lớp khác nhau, có sự phân bổ thời gian khác nhau. Một trong những công tác mũi nhọn quan trọng trong nhà trường là phát hiện và bồi dưỡng những mầm non năng khiếu đã và đang được các cấp quan tâm. Bên cạnh việc đọc thông viết thạo, viết chữ đẹp sẽ bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và bản sắc văn hóa dân tộc. Việc viết chữ đẹp không chỉ là thành tích mà còn là yêu cầu cơ bản của học sinh Tiểu học. Nét chữ thể hiện tính kiên trì, chăm chỉ của người viết. Những câu chữ thẳng hàng, đẹp như rồng bay phượng múa thể hiện sự trang trọng, cẩn thận, chu đáo của người viết đối với người đọc. Con người muốn trở thành chân – thiện – mỹ phải rèn luyện từng tí một. Nét chữ cũng vậy, học sinh phải rèn luyện mỗi ngày một chút, mỗi ngày từng tí một.mới có được vở sạch, chữ đẹp. 1.1. Đối với chương trình sách giáo khoa: Trong chương trình bậc Tiểu học, thời lượng dành cho phân môn Tập viết rất hạn chế, phần lớn là phân phối ở các khối lớp Một, Hai, Ba. Cụ thể, chương trình được phân phối như sau: Đối với lớp Một, hơn hai phần ba thời lượng được lồng ghép trong môn Học vần .Ngoài nội dung tập viết trong tiết học vần, mỗi tuần còn có thêm một bài tập viết ôn lại các chữ đã học trong tuần; đối với chương trình khối lớp Hai chủ yếu là làm quen với chữ cái hoa và chữ số; Chương trình khối lớp Ba tiếp tục học về chữ cái hoa, liên kết chữ cái hoa với chữ cái viết thường đứng sau và kết hợp học về chữ số. Ở tất cả các khối lớp hai, Ba mỗi tuần chỉ có một tiết; đặc biêt khối lớp Bốn, Năm không có phân phối tiết nào; Ở các bậc học trên không bố trí phân môn Tập viết. Chính vì vậy, việc giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh bậc Tiểu học nhận thức đầy đủ cũng như thời gian dành cho các em luyện viết thật sự hạn chế...Vì thế, đối với học sinh Tiểu học, việc viết đúng chính tả và viết chữ đẹp là một vấn đề khá nan giải. Mặt khác, trong xã hội vẫn còn tồn tại hai luồng tư tưởng khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến việc viết chữ đẹp của học sinh: PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 2 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp Một là, về thời gian, việc rèn chữ chỉ dành cho học sinh bậc tiểu học. Nhiệm vụ chủ yếu của các em ở bậc học này là đọc đúng và viết đúng chính tả còn việc đọc tốt và viết đẹp được đặt ở hàng thứ yếu.Các hội thi viết chữ đẹp cũng chỉ dành cho một số em nhất định. Phong trào rèn chữ giữ vở mỗi năm được tiến hành một lần / một lớp trong toàn trường; Phòng Giáo dục chỉ kiểm tra mỗi trường / lớp. Hai là, một số ý kiến cho rằng việc viết chữ đẹp đã lỗi thời, không còn thích hợp vì công nghệ thông tin đã phát triển vượt bậc, không cần phải viết bằng tay nữa. Chính vì vậy, chương trình sách giáo khoa dành thời lượng cho phân môn này ở bậc học phổ thông khá hạn chế. 1.2. Đối với học sinh: Hầu hết các em chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn tập viết nên chưa dành thời gian thỏa đáng đầu tư cho luyện viết chữ đẹp. Nhiều học sinh nắm không chắc điểm đặt bút, điểm dừng bút; thế nào là rê bút, lia bút... …từ đó dẫn đến việc nhận diện, phân loại, xác định các nét khuyết, nét móc... rồi độ cao , khoảng cách trong từng con chữ và trong từng chữ không chắc chắn, vì vậy học sinh lúng túng trong cách viết, dẫn đến viết ẩu, viết sai. Học sinh chưa có thói quen phân tích mối liên hệ giữa độ cao , khoảng cách của từng nét móc, từng con chữ và từng chữ với nhau do chưa hiểu một cách thấu đáo yêu cầu về tính thẩm mỹ của chữ viết. Vì vậy khi viết bài thì cẩu thả, viết sai hoặc viết không đạt yêu cầu của bài Tập viết là viết đúng và viết phải đẹp. Một học sinh khi hỏi đến lí thuyết thì trả lời khá trôi chảy, khá chính xác nhưng khi viết bài tập thực hành thì lúng túng và viết bài không đạt yêu cầu. Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động và tỏ ra yêú kém, thiếu chắc chắn, nghĩa là học sinh thiếu tính kiên trì, nhẫn nại, cần cù, những đức tính rất cần thiết cho cuộc sống thời hiện đại. 1.3 Đối với giáo viên PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 3 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp Giáo viên là một trong nhiều thành tố cần được xem xét trong quá trình dạy của giáo viên và học của học sinh, là yếu tố quyết định phần lớn sự thành công trong dạy học. Khi nghiên cứu về đề tài này, tôi nhận thấy thực trạng về giáo viên như sau: Kỉ thuật viết chữ đúng, viết chữ đẹp và hiểu biết sâu sắc về yêu cầu này là một mảng kiến thức mà không phải giáo viên nào cũng lĩnh hội đầy đủ ,am tường về nó. Chính vì vậy, một số giáo viên còn lúng túng và ngại bởi việc vận dụng linh hoạt các hiểu biết về viết chữ đẹp trong mọi trường hợp không phải là điều dễ dàng. Một số giáo viên ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu nhằm làm sâu sắc các kiến thức dạy Tập viết cho học sinh, đa phần chỉ lệ thuộc vào sách hướng dẫn vì thế cũng không gây được hứng thú luyện tập viết cho học sinh. Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, ít tìm tòi cái mới, ít tìm tòi phương pháp gây hứng thú cho các em trong giờ học Tập viết. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến cách học và khả năng tiếp thu kỉ thuật viết chữ đẹp của học sinh. Thực tế trong trường tôi công tác, phần lớn giáo viên đều không ngừng tìm tòi, suy nghĩ, tích cực nâng cao kiến thức của mình để dạy luyện viết cho học sinh, đặc biệt là dạy bồi dưỡng học sinh có năng khiếu vể phân môn Tập viết nhưng kết quả dạy và học còn bộc lộ không ít hạn chế. 1.4 Đối với phụ huynh học sinh: Một bộ phận không nhỏ phụ huynh không hiểu biết đầy đủ về mẫu chữ hiện hành được quy định tại Quyết định QĐ 31/2002/QĐBGDĐT ngày 16 tháng 6 năm 2002 của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng như chương trình và sách giáo khoa, cho nên việc hỗ trợ cho con em gặp nhiều trở ngại. Chính vì vậy, phụ huynh học sinh không giúp được gì nhiều cho con em của mình. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 2.1 Ý nghĩa Giải pháp mới của đề tài giúp học sinh nhận biết được vẻ đẹp của ngôn ngữ và của chữ viết Việt Nam được thể hiện trong lời nói, trong các văn cảnh cụ thể. Đề tài còn PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 4 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp có ý nghĩa tích cực hơn khi giúp học sinh hiểu rõ cái hay, cái đẹp trong các văn bản viết bằng Tiếng Việt và điều đặc biệt hơn cả là học sinh sẽ có một vốn kiến thức hết sức sâu sắc, chính xác về kỉ thuật viết chữ đẹp, vận dụng các kiến thức này một cách linh hoạt trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày; làm sao mỗi chữ các em viết, mỗi trang các em viết đẹp như là bức tranh rồng bay, phượng múa; để hôm nay và mãi mãi mai sau chữ đẹp luôn được tôn vinh và ca ngợi; để hôm nay và mãi mãi mai sau chữ đẹp mỗi dòng chữ, mỗi trang viết là một bức tranh tuyệt tác mà nhân loại luôn cần có để chiêm ngưỡng.Ngoài ra, phụ huynh học sinh nhận thức sâu hơn về kỉ thuật viết chữ và dành thời gian lớn hơn cho con em tập viết ở nhà; giáo viên có dịp ôn lại những kiến thức về phân môn TẬP VIẾT.Học sinh sẽ viết nhanh hơn, đẹp hơn, góp phần thúc đẩy học tập các môn học khác tốt hơn, rèn luyện các tố chất như kiên trì, nhẫn nại, tôn trọng mình, tôn trọng người. Xã hội sẽ trân trọng hơn mẫu chữ viết , bản sắc riêng có của mẫu chữ viết Tiếng Việt. 2.2 Tác dụng của giải pháp mới Đề tài sẽ giúp cho học sinh nắm chắc các kiến thức về kỉ thuật viết chữ đẹp, không nhầm lẫn giữa các kĩ thuật như rê bút, lia bút, điểm dừng bút, điểm đặt bút,... biết phân tích đúng các bộ phận của từng con chữ và điểm nối các con chữ trong một chữ. Các em sẽ biết nét nào là khuyết, nét nào là nét tròn, ... biết cách sửa chúng như thế nào và một điều rất cơ bản là giúp học sinh sử dụng kỹ năng thành thạo, hiểu về kỹ năng viết chữ đẹp một cách sâu sắc để các em có thể vận dụng chúng một cách linh hoạt trong học tập và trong đời sống xã hội; Phụ huynh, giáo viên quan tâm nhiều hơn, dành thời gian nhiều hơn cho con em luyện viết, và một điều hiển nhiên là tất cả học sinh của nhà trường sẽ có chữ viết đẹp hơn; với những em viết chữ đẹp tốt nhất sẽ là những nét chữ đẹp như rồng bay, phượng múa, như gấm, như hoa.Và quan trọng không kém là giúp học sinh học tốt hơn các môn học khác và góp phần bồi dưỡng những thế hệ mai sau có nhiều đức tính tốt như cần cù, dẻo dai, biết tôn trọng và quý trọng người lao động. Đây PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 5 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp thực sự là sự trau dồi vể kỹ năng và đạo đức lớn cho học sinh giữa thời kinh tế thị trường nhiều cạm bẫy , chực chờ gây hịa cho các em. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài được nghiên cứu ở Trường Tiểu học Mỹ trinh, chủ yếu trong nội dung chương trình phân môn tập viết từ lớp 1 đến lớp 5 và đặc biệt là những kiến thức chuẩn mực của phân môn Tập viết được quy định tại Quyết định QĐ 31/2002/QĐBGDĐT ngày 16 tháng 6 năm 2002 nhằm cung cấp cho Giáo viên, phụ huynh, học sinh có cái nhìn sâu sắc về chữ viết đẹp, cách sử dụng các kỹ năng viết chữ thành thạo, nhuần nhuyễn và chính xác trong mọi lúc, mọi nơi. II. Phương pháp tiến hành 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lí luận Đối với bất cứ môn học hay phân môn nào, việc xác định mục tiêu nhiệm vụ dạy học rất quan trọng. Bởi vì, chính mục tiêu và nhiệm vụ là yếu tố quyết định việc lựa chọn, sắp xếp nội dung và sử dụng phương pháp dạy học. Phân môn Tập viết có mục tiêu chủ yếu là trang bị cho học sinh kỉ năng viết chữ để học tập và giao tiếp, đồng thời góp phần hình thành nhân cách học sinh. Phân môn Tập viết có hai nhiệm vụ chủ yếu là: Rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh: Viết nét, viết liên kết thành chữ cái, chữ số; liên kết chữ cái thành chữ ghi âm, vần, tiếng. Viết từ ngữ và viết câu, và cao hơn là văn bản. Thông qua việc rèn kĩ năng viết chữ, cung cấp cho học sinh một số kiến thức về chữ viết và kĩ thuật viết chữ: Điểm đặt bút, điểm dừng bút,, cấu tạo chữ cái và chữ số tiếng Việt, vị trí dấu phụ, dấu thanh, quy trình viết liền mạch.Qua đó rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, kiên trì, tính kỉ luật, óc thẩm mỹ, ... Từ thuở ấu thơ, các em đã được tắm mát tâm hồn bằng tiếng hát ru của mẹ, của bà. Lớn lên chút nữa, tâm hồn các em được nuôi dưỡng bằng những câu chuyện cổ tích kì thú. Tất cả những yếu tố PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 6 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp trên là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, rèn luyện các em trở thành người có nhân cách, có bản sắc dân tộc, góp phần hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa một cách toàn diện. Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục nhà trường xuất hiện như một điều tất yếu, đón bước các em cắp sách tới trường. Cả thế giới đang mở ra trước mắt các em. Kho tàng văn minh của nhân loại được chuyển giao từ những điều sơ đẳng nhất. Quá trình giáo dục được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các môn học. Trong quá trình phát triển của trẻ, giao tiếp là một điều không thể không xảy ra. Trẻ giao tiếp với cha mẹ, với thầy cô, với bạn bè. Trẻ thể hiện những suy nghĩ, kiến thức của mình bằng việc nói hoặc viết. Chính vì vậy: * Để nói cho người nghe hiểu điều mình muốn nói, việc nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp là hết sức quan trọng. Nó không chỉ giúp các em thể hiện đúng, đầy đủ và hay ý tưởng của mình. Nó còn làm cho người đọc, người nghe hiểu được điều các em muốn thông báo. Nó còn giúp cho suy nghĩ của trẻ ngày càng sâu sắc và có hệ thống. Câu là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành kiến thức và thể hiện kiến thức một cách có hệ thống cho học sinh. Ngôn ngữ nói đem đến cho người nghe sự thoải mái, phấn khích hoặc sụ bực dọc, thì ngôn ngữ viết cũng có chức năng tương tự. Nếu viết đúng, viết đẹp sẽ làm cho người đọc hiểu đúng điều ta muốn truyền đạt và đem lại cho người đọc cảm xúc tươi vui hoặc bực bội và kết quả ta biết trước sẽ như thế nào. *Để viết cho người đọc hiểu điều mình muốn viết thì ngoài việc nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp, người viết phải viết đúng chính tả, phải viết chữ cho đẹp cũng lá yếu tố không kém phần quan trọng. Chữ viết đẹp nói lên rất nhiều điều mà bất cứ ai cũng biết: Sự kiên trì chăm chút từng nét chữ, sự coi trọng người đọc, nhất là nói lên cái đẹp tâm hồn, tính thẩm mỹ cao đep. Một bức tranh đẹp xen vào vài chữ khó đọc, tối nhĩa thì không còn là nghệ thuật nữa. Chúng ta biết để viết được chữ thư pháp đẹp là khó như thế nào? Chả thế mà thuở xưa, ngày tết các cụ đồ hay bày bán chữ là gì? 1.2. Cơ sở thực tiễn PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 7 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp Trong nhiều năm qua, việc giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh hiểu sâu sắc về viết chữ đẹp, sử dụng thời gian hợp lý, đúng kỹ thuật viết chữ là một vấn đề không hề đơn giản. Qua thực tế chỉ đạo , tôi đã gặp không ít khó khăn. Việc chỉ đạo cho giáo viên nhận thức được về ý nghĩa viết chữ đẹp mang tính chất không máy móc, không dựa vào nội dung chương trình một cách thụ động; việc vận động phụ huynh học sinh dành nhiều thời gian luyện chữ viết cho các em theo đúng quy trinh chữ viết để học sinh có thói quen luyện viết chữ đẹp không đơn giản một chút nào. Về phía học sinh, các em chỉ biết luyện viết chữ đẹp thông qua giờ tập viết mà không hiểu tại sao phải làm như vậy, học sinh không có hứng thú trong việc luyện viết chữ đẹp cũng như niềm đam mê khi nhìn vào những trang chữ viết ngay ngắn, thẳng tắp đẹp như rồng bay, phượng múa. . Do vậy, việc hướng dẫn học sinh, phụ huynh, giáo viên nhận biết và biết sử dụng kỉ thuật viết chữ đẹp; dành thời gian hợp lý để luyện viết là vấn đề trăn trở cho một số phụ huynh, giáo viên và cả bản thân tôi nữa.Bởi vì, nếu viết đung, viết đẹp, viết nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt nhất dẫn đến kết quả học tập sẽ tốt hơn; Nếu viết xấu, viết chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Vì sao ư ? Vì viết chậm thì ghi không ghi đầy dduur những điều Thầy giáo giảng bài, mà không ghi đầy đủ thì làm sao hiểu được điều mình cần học; hậu quả là học sinh học ngày một kém hơn. Từ những lí do chủ quan và khách quan trên, thông qua việc chỉ đạo và kết quả tham gia dự thi viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện trong những năm qua, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu sâu hơn về cách thức hướng dẫn phụ huynh học sinh, giáo viên, học sinh các lớp nhận biết và sử dụng thời gian phù hợp, đúng nội dung chương trình và biết tận dụng thời gian rảnh rổi ở nhà nhằm tìm ra được phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp nhất, vận dụng tốt nhất các kỉ thuật viết chữ đẹp và quá trình rèn chữ viết đẹp cho học sinh từ lớp Một đến học sinh lớp Năm một cách khả quan nhất. 2. Các biện pháp và thời gian tiến hành 2.1. Các biện pháp tiến hành PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 8 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp Trong khi nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành song song nhiều biện pháp từ nghiên cứu thực trạng trên các lớp mình đang quản lý đến việc tìm tòi suy nghĩ để tìm ra cách thức, phương pháp chỉ đạo sao cho đạt hiệu quả cao nhất . Tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây để nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí luận. (Đọc các tài liệu liên quan đến chữ viết của các nhà nghiên cứu, các trung tâm luyện chữ, mạng Internet, ...) Phương pháp điều tra.( Điều tra thực trạng chữ viết của học sinh trước khi nghiên cứu đề tài và sau khi thuecj nghiệm đề tài). Phương pháp thực nghiệm.( Tiến hành triển khai đề tài tại lớp học, đối chiếu so sánh kết quả thu được sau khi thực hiên đề tài). Phương pháp đàm thoại.( Đàm thoại với giáo viên, phụ huynh, học sinh trước và sau thực hiện đề tài). Phương pháp phân tích, thực hành.( Phân tích thực trạng trước khi thực hiện đề tài, thực hiện đề tài và rút ra kết luận). Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.( Tổng kết quá trình triển khai đề tài với các thành quả thu được từ sáng kiến kinh nghiệm). 2.2. Thời gian nghiên cứu đề tài Tôi đọc và nghiên cứu tài liệu, điều tra thực tế bắt đầu từ tháng 9 năm học 2012 2013 chỉ đạo thực nghiệm trên cáclớp từ năm học 2013 2014, 2014 2015. Viết bản nháp cho đề tài từ tháng 6 năm 2015. Hoàn thành đề tài vào đầu tháng 3 năm 2016. Vì điều kiện, khả năng nghiên cứu có hạn nên tôi xin mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu của mình thông qua đề tài: Một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy luyện viết chữ đẹp cho học sinh ở trường Tiểu học Mỹ Trinh PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 9 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp PHẦN B. NỘI DUNG I. Mục tiêu Đề tài nhằm giúp cho giáo viên, phụ huynh và học sinh từ lớp Một đến lớp Năm nhận biết, hiểu về kỉ thuật viết, thời gian dành cho luyện viết một cách cơ bản nhất, sâu sắc nhất, các em biết phân tích được các kỉ thuật viết chữ, thời gian dành cho luyện viết đẹp một cách chính xác, rõ ràng. Học sinh biết cách thức mình đang viết hoặc sử dụng thời gian đúng hay sai. Nếu sai thì sai ở điểm nào, cách sửa những chỗ bị sai như thế nào cho phù hợp. Đề tài còn giúp cho phụ huynh, giáo viên, học sinh nhận ra sự mềm mại, uyển chuyển của chữ viết Việt. Thông qua đó, phụ huynh học sinh, giáo viên nắm chắc các nguyên tắc dạy học chung như nguyên tắc phát triển lời nói, nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc tính đến đặc điểm tâm sinh lý học sinh từng khối lớp và cuối cùng là nguyên tắc thực hành. Do nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập viết là rèn luyện kĩ năng viết chữ cho học sinh một kĩ năng đòi hỏi phải rèn luyện nhiều theo một quy trình nhiêm ngặt, đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ và một thái độ nhiêm túc nên cần coi thực hành là một nguyên tắc độc lập và đặc thù của phân môn Tập viết; giáo viên, phụ huynh phải nhận thức được nguyên tắc thực hành yêu cầu phải coi việc dạy Tập viết như là dạy một kĩ năng; phải tạo điều kiện cho học sinh tri giác một cách chính xác các sản phẩm chữ viết và quy trình viết chữ , kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác tập viết để rèn kĩ năng một cách hiệu quả. Từ đó giúp học sinh thêm yêu Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, lòng tự trọng trong cuộc sống khẩn trương ở tương lai mà các em phải đương đầu và cuối cùng là học sinh không những viết đúng mà còn viết đẹp, để cho mỗi chữ, mỗi dòng, mỗi trang các em viết giống như thêu hoa dệt gấm. II. Mô tả giải pháp của đề tài 1.Tính mới của đề tài 1.1 Đề tài này mới ở các điểm sau: PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 10 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp * Họp phụ huynh học sinh hướng dẫn những kỉ thuật viết chữ cơ bản theo Quy ết định QĐ 31/2002/QĐBGDĐT ngày 16 tháng 6 năm 2002 và dành thời gian hợp lý cho con em tập viết ở nhà dựa vào nội dung chương trình và các vở luyện viết chữ đẹp. Hướng dẫn phụ huynh học sinh tránh sự nhầm lẫn giữa kỉ thuật viết chữ và luyện viết chữ đẹp.. * Mở chuyên đề về kỹ thuật viết chữ đúng mẫu cho giáo viên nắm chắc các quy trình, các kỹ thuật viết đúng mẫu chuẩn quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Sau chuyên đề giáo viên phải nắm chắc và thực hiện được một số nội dung công việc sau: Hướng dẫn điểm đặt bút, điểm dùng bút; thế nào là rê bút, lia bút,.... Cách nhận biết dòng kẻ, đường kẻ, những con chữ nào điểm đặt bút có thể trên đường kẻ ngang hay không trên đường kẻ ngang. Cách luyện viết chữ đẹp dựa trên hai yêu cầu cơ bản: + Viết đúng kỉ thuật. + Viết nhanh,m viết đẹp dựa trên nền tảng kỉ thuật rê bút, lia bút, ... . * Mỗi tuần tổ chức một buổi luyện viết chữ đẹp cho học sinh ở trường mà không thu tiền. * Yêu cầu phụ huynh học sinh dành thời gian mỗi ngày khoảng 20 25 phút cho luyện viết chữ ở nhà, hoặc cho các em theo học những lớp luyện viết chữ đẹp do người có kiến thức tốt tổ chức. 1.2 Nội dung của đề tài được thể hiện cụ thể như sau: Hướng dẫn phụ huynh học sinh nhận biết kỉ thuật viết đúng mẫu chữ, dành thời gian hợp lý ở nhà cho học sinh luyện viết chữ đẹp.. Tập huấn lại cho giáo viên nắm chắc các lỗi học sinh thường gặp khi viết, biết thấu đáo các kỉ thuật viết chữ. Khuyến khích giáo viên có năng lực trong từng khối lớp dành thời gian mỗi tuần một buổi để luyện viết chữ đẹp cho học sinh cả khối lớp. 1.3 Cách tiến hành Với đặc trưng của phân môn Tập viết, khi dạy về kỉ thuật, để giúp các em nắm chắc kỉ thuật và sử dụng nhuần nhuyễn những kỹ năng, hình thành kĩ xảo, tôi đã nghiên PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 11 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp cứu và rút ra được nhiều kinh nghiệm thông qua công tác chỉ đạo trong nhà trường. Để đề tài thành công, trước hết, tôi xây dựng phương pháp chỉ đạo như sau: 1. Đối với phụ huynh:Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh nhận thức được tầm quan trọng của luyện viết chữ đẹp, các kỉ thuật viết chữ đúng quy định , phương pháp viết nhanh mà đẹp; dành thời gian hợp lý ở nhà để cho con em luyện viết.. 2. Đối với giáo viên: Nắm chắc yêu cầu của các kỉ thuật viết chữ, mối quan hệ giữa các con chữ trong một chữ và giữa các chữ trong một câu. 3. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài viết. 4. Kiểm tra đánh giá. 5. Rút kinh nghiệm qua các tiết dạy, các đợt thi chữ đẹp cấp Trường, cấp Huyện. 1.4 Phương pháp tổ chức tuyên truyền vận động phụ huynh, giáo viên và học sinh nhận thức sâu sắc về viết chữ đẹp. Phương pháp tổ chức chỉ đạo cho phụ huynh, giáo viên, học sinh nhận biết và sử dụng đúng kỉ thuật viết chữ và viết chữ đẹp bằng các hình thức và kĩ năng khi học sinh luyện viết chữ đẹp được rèn luyện thông qua lí thuyết và bài tập thực hành nhằm giúp học sinh nhận thức được thế nào là là luyện viết đúng và luyện viết đẹp, thế nào là viết chưa đúng và chưa đẹp, và thông qua đó giáo dục nhân cách học sinh. 1.4.1 Hướng dẫn phụ huynh, giáo viên,học sinh nhận biết Mẫu chữ viết dùng để dạy và học ở trường Tiểu học. * Nguyên tắc chung: a/ Đảm bảo tính khoa học, hệ thống b/ Có tính thẩm mỹ( đẹp trong sự hài hòa khi viết liền các con chữ và văn bản). c/ Bảo đảm bảo tính sư phạm( Kế thừa vẻ đẹp của chữ viết truyền thống đồng thời tính đến tính thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh, viết liền nét: Phù hợp với điều kiện dạy và học ở Tiểu học) PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 12 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp Xét về mặt khoa học, chữ viết là hệ thống các kí tự được sắp xếp theo một trật tự nhất định, một quy định cụ thể về từng con chữ, từng chữ, từng câu và từng văn bản theo một quy tắc chặc chẽ. Xét về mặt thẩm mỹ, chữ viết phải hài hòa trong tổng thể (ví dụ: Phải có mối liên kết giữa các con chữ, phải có nét thanh, nét đậm, có điểm đặt bút, điểm dừng bút, ....) nhưng cũng phải đặt trong một văn bản mà từng chữ, từng câu, từng đoạn văn bản được trình bày một cách hài hòa, khoa học. (ví dụ: Hai bài viết dưới đây). Đặc biệt đôi khi một từ được viết thành hai dòng: PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 13 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 14 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp Trong viết câu , biểu cảm được thể hiện qua cách trình bày nhất định. Ranh giới câu là ranh giới giữa các ngữ điệu kết thúc. Trong chữ viết, ngữ điệu kết thúc ấy được thể hiện bằng dấu chấm ở cuối câu. Xét về mặt sư phạm, chữ viết nói lên nhiều điều: Sự phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý học sinh Tiểu học, thể hiện tình cảm thẩm mỹ, sự tôn trọng nhân cách người viết, người đọc; thể hiện tính kiên trì, nhẫn nại , sự mềm mại, uyển chuyển trong giao tiếp, trong ứng xử hàng ngày với cộng đồng. Nhờ chữ đẹp mà nghĩa của câu, của văn bản được lĩnh hội chính xác, đầy đủ và mang nhiều yếu tố tích cực. PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 15 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp Khi chỉ đạo về các cách thức mới, tôi thưòng hướng dẫn phụ huynh, giáo viên, học sinh cách viết đúng theo Quyết định /2002/QĐ BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Mẫu chữ viết tong trường Tiểu học dựa trên các yếu tố cơ bản sau: *Chữ viết phải đúng mẫu chữ quy định. +Mẫu chữ cái viết thường: Chiều cao của các conchữ: Các chữ cái b,g,h,k,l,y được viết với chiều cao 2,5 đơn vị; tức bằng hai lần ruwowixchieeuf cao chữ cái ghi âm. Chữ cái t được viết với chiều cao1,5 đơn vị. Các chữ cái r,s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị Chữ cái d,đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị. Các chữ cái còn lại:o,ô,ơ,a,ă,â,e,ê, u, ư, c,n,m,v,x được viết với chiều cao1 đơn vị. Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vương có canhj,5 đơn vị. Chiều rộng của con chữ : Lâu nay phụ huynh, giáo viên, học sinh chỉ quan tâm đến độ cao của các con chữ, ít chú ý đến bề rộng con chữ. Chữ viết của một số học sinh không cân đối, bề ngang quá to hoặc quá nhỏ, phụ huynh, giáo viên, học sinh cần quan tâm rèn học sinh viết đúng bề rộng của con chữ. Bề rộng của các con chữ, cụ thể như sau : + 0,75 đơn vị gồm các chữ : c, o, ơ, ơ, e, , q, i, t + 1 đơn vị gồm các chữ : g, l, s + 1,25 đơn vị gồm các chữ : a, ă, ,d, đ, y, b, v, r + 1,5 đơn vị gồm các chữ : x, u, ư, p, h, k + 1,75 đơn vị gồm có chữ n + 2,5 đơn vị gồm có chữ m PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 16 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp +Mẫu chữ số: Chiều cao của các chữ số là 2 đơn vị. +Mẫu chữ cái viết hoa: Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị; riêng hai chữ cái viết hoa Y,G được viết với chiều cao 4 đơn vị. * Chữ viết phải tuân thủ các quy định. + Trong trường Tiểu học, học sinh học viết chữ thường, chữ số và viết chữ hoa theo kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu. Nhưng để học sinh viết được nhiều kiểu chữ và chữ viết đẹp hơn, chúng tôi vận đông phụ huynh, chỉ đạo giáo giáo viên thêm cách viết chữ thường, chữ viết hoa theo kiểu chữ viết nghiêng, nét thanh nét đậm và các dạng chữ theo kiểu thư pháp. + Việc dạy chữ viết hoa được tiến hành theo một quá trình từ nhận diện, tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái; từ viết đúng đến viết đẹp và sau cùng là rất đẹp. * Chữ viết phải đảm bảo tính thẩm mỹ. Nếu chữ viết không cân đối, hài hòa thì ai nhìn vào trang viết ai cũng có cảm giác khó chịu, không vui; ngược lại, nhìn vào trang viết chữ chữ đều đặn, hàng hàng thẳng tắp lòng nào chẳng rộn ràng niềm tin yêu, phấn chấn.Những con chữ dứt khoát gợi lên cho ta một bản lĩnh cứng rắn, phi phàm, những con chữ mềm mại gợi lên hình ảnh thanh thoát, bay bổng làm cho tâm hồn ta phơi phới trẻ trung. Trong chỉ đạo, tôi luôn nhấn mạnh cho phụ huynh, giáo viên và cả học sinh rằng: chữ viết đúng mới chỉ là cơm được nấu, cá được kho, rau vừa luộc; nhưng cơm có dẻo, cá có ngon, rau có hấp dẫn đem đến một bữa ăn thịnh soạn hay không thì đó chính là viết chữ đẹp. Chữ đẹp, đó là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện mới có được, giống như ngọc càng mài càng sáng, thép càng luyện càng bền. PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 17 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp Chữ viết đẹp là tấm gương phản chiếu lấp lánh về chủ nhân của nó; chữ viết đẹp giống như những dải đăng ten đầy màu sắc, lung linh, huyền diệu bao phủ tâm hồn ta sự tươi mát, trẻ trung.. Muốn viết đẹp, viết nhanh người viết phải biết lĩnh hội từ những điều nhỏ nhất, đơn giản nhất đến những điều khó khăn hơn, phức tạp hơn.. Để giúp phụ huynh, giáo viên học sinh nắm vững phần này, tôi thường hướng cho họ nắm vững lý thuyết sau đó vận dụng vào bài tập thực hành với các dạng sau: Yêu cầu cầm bút đúng cách: Bút phải cầm ở giữa các ngón cái, trỏ và ngón giữa.Chỉ có cầm bút như vậy người viết mới tạo được tư thế thoải mái để viết đẹp nhất có thể; phần di động bút khi viết do 3 ngón tay đảm nhận. Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Góc bút đặt so với mặt giấy nghiêng khoảng 45 độ. Yêu cầu Tư thế viết đúng: Tư thế ngồi viết thoải mái, không gò bó; bàn ghế ngồi không thấp quá hay cao quá làm ảnh hưởng đến tư thế ngồi viết. Tuyệt đối không nằm, ngồi, quỳ tùy tiện khi viết. Khoảng cách từ mắt đến trang vở khoảng chừng 2530cm là vừa.Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến công vẹo cột sống.Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống lệch vẹo và chữ viết cũng xiên lệch theo.Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở khỏi bị di chuyển, đồng thời làm điểm tựa cho nửa người bên trái. Yêu cầu học chắc các nét cơ bản trước rồi mới học viết chữ: Để các bé lớp 1 viết đúng, viết đẹp thì việc đầu tiên là phải hướng dẫn các bé nắm chắc các nét chữ cơ bản: bao gồm nét thẳng (2ly, 4ly) nét xiên, nét móc., nét cong (cong trái, cong phải, cong kín). PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 18 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 19 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
- Đề tài: Moät soá kinh nghieäm trong chæ ñaïo boài döôõng hoïc sinh vieát chöõ ñeïp Có một số phụ huynh hay thắc mắc sao mà cháu đi học mấy ngày rồi mới chỉ viết được có mấy nét cơ bản, mãi chưa thấy viết được chữ nào. Phụ huynh không nên sốt ruột vì nếu các bé nắm vững được cái “gốc” này rồi, sau khi viết vào chữ sẽ vô cùng đơn giản và hiếm khi bị xấu chữ. Nét đứng (cao 2ly, 4 ly): khi nào đẹp thì tập viết chữ i, xong đến chữ n, m,u, ư, p. Sau đó cho con tập các từ gồm những chữ chữ trên ( ví dụ: mũ, nỉ, mun….) Nét cong (cong trái, cong phải, cong kín): khi nào đẹp thì tập viết chữ c, a, ă, â, d, đ, o, ô, e, ê. Sau đó cho con tập các từ gồm những chữ chữ trên ( ví dụ: đa, đo, dê, ca…) Nét xiên, nét móc: khi nào đẹp thì tập viết chữ h, g, gh, k và các chữ còn lại. Yêu cầu mỗi ngày đều dành thời gian ít nhất là 2530 phút để luyện viết Nét chữ cũng như nết người, nếu không lặp đi lặp lại thì sẽ rất dễ quên. Vậy nhưng nếu đã thành thói quen thì lại…khó bỏ. Thời gian đầu dạy con( em) luyện chữ, Phụ huynh, cần nhất nhất dành thời gian mỗi ngày đều phải cùng con thực hành. Việc luyện chữ có thể chỉ cần 30 phút mỗi ngày là đủ. Yêu cầu không tạo áp lực cho học sinh: Não bộ của be giai đo ́ ạn này mới chỉ phát triển đủ dành cho các hoạt động tập trung ngắn hạn, vì vậy, phụ huynh không nên ep con luyên viêt trong th ́ ̣ ́ ơi gian qua ̀ ́ ̃ ̉ ́ ̀ ̀ dai. Hay đê be dân lam quen v ̀ ơi viêc luyên ch ́ ̣ ̣ ữ đẹp trong thời gian phu h ̀ ợp, va tăng ̀ lên tư t ̀ ư. Tranh đê be "đanh r ̀ ́ ̉ ́ ́ ơi" hưng thu v ́ ́ ơi môn nay va kêt qua tr ́ ̀ ̀ ́ ̉ ở nên tê h ̣ ơn. Phụ huynh cũng có thể biến môn học khô khan này thành trò chơi thú vị cho trẻ, ví dụ như thi viết chữ, thi vẽ tranh các chữ cái, thi viết chữ đẹp nên trên đất, nền cát…trẻ sẽ hứng thú hơn rất nhiều. Trong các yêu cầu trên trên, tôi đặc biệt quan tâm chỉ đạo –“ Yêu cầu không tạo áp lực cho học sinh.” Trước hết, đây là “ Yêu Cầu” rất dễ thực hiện, không đòi hỏi phải tổ chức bài bản ở trường, ở lớp mà có thể tiến hành ở bất cứ nơi đâu: Trong nhà, ngoài sân, công PHT: Nguyễn Thanh Lý Tr 20 ường Ti ểu học M ỹ Trinh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3115 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2596 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả
55 p | 2378 | 450
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2126 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam
10 p | 1802 | 336
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học
24 p | 1890 | 327
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc khi dạy tập đọc lớp 2
9 p | 1566 | 305
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1177 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 779 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 590 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 599 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 440 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 615 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 385 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật
23 p | 365 | 59
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 353 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 302 | 29
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn