PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. Lý do chọn đề tài.<br />
Lịch sử phát triển của giáo dục đã chứng kiến sự hình thành, phát triển của giáo<br />
dục gia đình, giáo dục xã hội và những đóng góp của từng nhân tố đối với sự phát triển<br />
của cá nhân và xã hội. Song thực tiễn cho thấy, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội<br />
không đủ sức để chuyển giao kinh nghiệm sống và ứng xử xã hội cho thế hệ học sinh<br />
một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Do đó, nhà trường đã xuất hiện với tư cách là<br />
cầu nối đưa trẻ em từ thế giới gia đình nhỏ bé vào thế giới xã hội rộng mở. So với gia<br />
đình và xã hội, nhà trường có một vị trí, vai trò, có tác dụng lớn và quan trọng hơn cả,<br />
bởi vì nhà trường là nơi tổ chức và tiến hành các hoạt động giáo dục và dạy học theo<br />
một mục đích xác định, với nội dung được chọn lọc có hệ thống, với những phương<br />
pháp khoa học, và đặc biệt là với đội ngũ nhà giáo có học vấn, có kinh nghiệm nghề<br />
nghiệp, có nhân cách mẫu mực, có đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Nhà<br />
trường là nơi được trang bị những phương tiện, những điều kiện ngày một tốt hơn để<br />
thực hiện nhiệm vụ giáo dục, dạy học một cách có chất lượng và hiệu quả.<br />
Hiện nay, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi<br />
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy sức<br />
mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích<br />
cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và<br />
chủ quan, công tác phối hợp chưa được thường xuyên, hiệu quả mang lại chưa cao, kỹ<br />
năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của trẻ đặc biệt là trẻ mầm non còn nhiều hạn chế,<br />
một bộ phận không nhỏ trẻ em không còn biết đến chơi các trò chơi dân gian, không<br />
thích nghe các làn điệu dân ca mà ham mê những trò chơi hiện đại, trò chơi điện tử, có<br />
những trò chơi mang tính bạo lực làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hành vi của<br />
trẻ em, thậm trí có những em bắt đầu có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng<br />
thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội.<br />
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số<br />
40/2008/CT-BGD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học<br />
1<br />
<br />
thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 và công<br />
văn số 9761/BGD&ĐT-GDMN ngày 20/10/2008 về hướng dẫn triển khai phong trào<br />
thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" bậc học Mầm non, với<br />
mong muốn động viên khuyến khích các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, toàn<br />
thể học sinh cùng với các lực lượng ngoài xã hội tích cực, chủ động tham gia xây dựng<br />
môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động,<br />
sáng tạo ở trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt.<br />
Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được<br />
phát động từ năm 2008 và cũng chính là năm Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai<br />
Châu được thành lập đi vào hoạt động. Trong những năm đầu tiên với những khó<br />
khăn về cơ sở vật chất như: sân chơi cho trẻ chưa được quy hoạch; đồ chơi ngoài trời<br />
thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đồng bộ; hệ thống<br />
cây xanh, cây bóng mát ít, vị trí trồng chưa phù hợp, chưa tạo được cảnh quan môi<br />
trường xanh, sạch, đẹp để thu hút học sinh đến trường; đội ngũ giáo viên chưa đồng<br />
đều, thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ. Đó là những khó khăn không nhỏ<br />
trong việc thực hiện 5 nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân<br />
thiện, học sinh tích cực". Trước những khó khăn thách thức của một trường mới được<br />
thành lập, làm thế nào để khắc phục được những khó khăn nhằm thực hiện tốt các nội<br />
dung của phong trào thi đua. Là người lãnh đạo nhà trường khiến tôi phải suy nghĩ<br />
trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sao cho hiệu quả nhất, phù hợp<br />
với điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương. Với sự đam mê nghề nghiệp<br />
và tình yêu thương đối với trẻ nhỏ đã thôi thúc tôi hoàn thành Sáng kiến kinh nghiệm:<br />
“Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an<br />
toàn, thân thiện ở Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai Châu”.<br />
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch,<br />
đẹp, an toàn, thân thiện ở Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai Châu.<br />
2<br />
<br />
2. Phạm vi nghiên cứu.<br />
Cán bộ, giáo viên, học sinh và môi trường Trường mầm non Đoàn Kết; nghiên<br />
cứu hoạt động dạy học trong trường mầm non; mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình<br />
và xã hội; môi trường giáo dục trong và ngoài nhà trường; giao tiếp, ứng xử và kỹ<br />
năng sống của trẻ mầm non.<br />
III. Mục đích nghiên cứu.<br />
- Đưa ra các biện pháp phù hợp, dễ thực hiện, hiệu quả cao để thực hiện tốt<br />
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" góp phần<br />
nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục toàn<br />
diện cho học sinh.<br />
- Xây dựng được môi trường giáo dục thân thiện giữa cô và trẻ, giữa cô và phụ<br />
huynh, giữa trẻ với trẻ; tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn thu hút trẻ đến trường,<br />
đến lớp.<br />
- Tạo cơ hội, điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý được trao đổi những kinh<br />
nghiệm quí báu với các đồng nghiệp không những trong thị xã Lai Châu mà còn được<br />
học hỏi, trao đổi với các huyện bạn.<br />
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.<br />
Đưa ra được các biện pháp phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế của đơn<br />
vị Trường mầm non Đoàn Kết. Cụ thể:<br />
- Giải quyết dứt điểm những tồn tại về cơ sở vật chất, xây dựng được môi<br />
trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm<br />
lý của trẻ.<br />
- Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong giao tiếp, ứng xử<br />
và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.<br />
- Sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, an<br />
toàn cho trẻ.<br />
- Thu hút được sự tham gia ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức,<br />
đoàn thể, cá nhân trong phối hợp thực hiện các nội dung của phong trào.<br />
3<br />
<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
I. Cơ sở lý luận.<br />
Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động từ năm học 2008-2009 và tổng kết vào cuối năm<br />
học 2012-2013. Với mục tiêu nhằm: Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng<br />
trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu<br />
quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội; Phát huy<br />
tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và các hoạt động khác một cách<br />
phù hợp và có hiệu quả.<br />
Phong trào với 5 yêu cầu: (1) Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm<br />
các yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến<br />
trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ; (2) Tăng cường sự tham gia một cách hứng<br />
thú của trẻ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và cộng đồng, với thái độ tự<br />
giác, chủ động và ý thức sáng tạo; (3) Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần<br />
trách nhiệm của nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức<br />
giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế; (4) Huy động và tạo điều kiện để có sự<br />
tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo<br />
dục đạo đức, văn hóa, truyền thống lịch sử cho học sinh; (5) phong trào thi đua phải<br />
đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với<br />
điều kiện ở cơ sở. Phong trào có 5 nội dung và nội dung cụ thể của phong trào là do<br />
nhà trường tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo<br />
dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.<br />
Để làm tốt được 5 yêu cầu trên, Hiệu trưởng cần nghiên cứu kỹ và quán triệt<br />
Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT về phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường<br />
học thân thiện, học sinh tích cực” và các văn bản có liên quan như: Kế hoạch số<br />
307/KH-BGD&ĐT; Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDLTƯĐTN; Hướng dẫn triển khai phong trào số 9761/BGD&ĐT-GDMN; Hướng dẫn<br />
đánh giá kết quả phong trào số 1741/BGD&ĐT-GDTrH và ba phụ lục kèm theo về<br />
4<br />
<br />
đánh giá cơ sở giáo dục mầm non. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp,<br />
toàn diện về việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân<br />
thiện, học sinh tích cực”. Vì vậy, Hiệu trưởng cần hiểu được bản chất của phong trào<br />
là đem lại hạnh phúc, niềm vui đi học cho trẻ. Để làm được điều này nhà trường cần<br />
tổ chức cuộc sống thực cho trẻ trong môi trường thân thiện, an toàn và hiệu quả. Đến<br />
trường trẻ phải được chơi thật, ăn thật, uống thật, ngủ thật, học thật, học phải đi đôi<br />
với hành.....sao cho ở trường trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ trong mỗi việc làm,<br />
trong mỗi bước đi như có mẹ ở bên cạnh. Mỗi trẻ sẽ là niềm hy vọng của gia đình. Nếu<br />
mỗi trẻ đều đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình thì sẽ tạo nên niềm vui, niềm<br />
hạnh phúc cho cả xã hội.<br />
Trường học thân thiện đề cao các mối quan hệ trong nhà trường. Mối quan hệ<br />
cơ bản là quan hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò. Bên cạnh đó công tác phối hợp<br />
nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục trẻ<br />
em. Điều 93 Luật giáo dục năm 2005 khẳng định: “Nhà trường có trách nhiệm chủ<br />
động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.<br />
Thực hiện quy định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị yêu cầu các trường<br />
mầm non làm tốt các nhiệm vụ sau đây:<br />
+ Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo<br />
dục trẻ em; thu hút tối đa số trẻ em trong độ tuổi đến trường, chuẩn bị cho trẻ mẫu<br />
giáo 5 tuổi vào tiểu học.<br />
+ Trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường với gia đình; kết hợp tuyên<br />
truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em; xử lý kịp<br />
thời các vấn đề liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong trường học.<br />
+ Chăm lo đời sống vật chất tinh thần; nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức<br />
nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.<br />
+ Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể trên địa bàn có<br />
liên quan trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn, thương tích,<br />
bảo đảm an toàn cho trẻ em.<br />
5<br />
<br />