Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đề ra một số biện pháp trong việc thiết kế bài giảng điện tử, nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử trong đổi mới phương pháp dạy và học, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, khả năng tự học của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU:............................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.......................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.........................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3 II. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................4 1. Cơ sở lý luận..................................................................................................4 2. Thực trạng......................................................................................................4 2.1. Thuận lợi khó khăn.....................................................................................4 2.2. Thành công hạn chế....................................................................................5 2.3. Mặt mạnh mặt yếu.....................................................................................6 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.........................................................6 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra..............6 3. Giải pháp, biện pháp....................................................................................6 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp..............................................................6 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp..............................6 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp................................................20 3.4.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp...............................................21 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.............21 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu...21 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................22 1. Kết luận........................................................................................................22 2. Kiến nghị......................................................................................................22 Tài liệu tham khảo..........................................................................................23 Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 1
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công nghệ thông tin và truyền thông có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm gần đây, máy vi tính được sử dụng rộng rãi trong nhà trường với tư cách là các phương tiện dạy học với nhiều loại phần mềm được thiết kế dưới các quan điểm khác nhau. Hình thức sử dụng máy vi tính vào dạy học rất đa dạng và phong phú. Qua hơn 3 năm phát động phong trào soạn bài giảng điện tử của Phòng GD&ĐT Krông Ana. Bản thân tôi là giáo viên Tin học được nhà trường phân công phối hợp với giáo viên trong trường thiết kế bài giảng điện tử do Phòng Giáo dục tổ chức. Trước khi thực hiện đề tài bản thân tôi đi tìm hiểu và khảo sát, đa số giáo viên chưa nghiên cứu kỹ về thiết kế bài giảng điện tử và tính hiệu quả của bài giảng điện tử, nên bước đầu còn khó khăn trong việc sử dụng phần mềm để thiết kế. Qua 3 năm thực hiện bản thân tôi đã rút một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử, các bài giảng điện tử tham gia dự thi đều đạt giải cấp huyện. Hiện nay, việc soạn giáo án điện tử trên phần mềm Microsoft PowerPoint chủ yếu dùng cho giáo viên. Vì vậy, theo tôi thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft Powerpoint có tích hợp Adobe Presenter được xem là đơn giản và quen thuộc với giáo viên nhất. Bài giảng điện tử nhằm mục đích giúp cho học sinh tiết kiệm thời gian, không gian, tự học, tự rèn một cách khoa học, học sinh có thể tự học khi không có giáo viên trực tiếp hướng dẫn. Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 2
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1” với mong muốn đề tài này sẽ giúp ích quý đồng nghiệp một phần trong việc bắt tay vào soạn một bài giảng điện tử sao cho mang lại hiệu quả lớn nhất. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Đề ra một số biện pháp trong việc thiết kế bài giảng điện tử, nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử trong đổi mới phương pháp dạy và học, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, khả năng tự học của học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu Thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Microsoft Powerpoint có tích hợp Adobe Presenter. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1, Năm học 2015 – 2016 Trường TH Trần Quốc Toản. 5. Phương pháp nghiên cứu Tìm kiếm những phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài giảng điện tử trên Adobe Presenter ( Phần mềm Quick Time). Phương pháp thực hành. Phương pháp thống kê. Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 3
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Bài giảng điện tử hay giáo án điện tử là gì? Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hóa do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi vào tập mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong qua trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học sinh. Bài giảng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “ bảng đen phấn trắng” mà đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp. Quán triệt Nghị quyết 29NQ/TW và Nghị quyết 44/NQCP + Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. + Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục. + Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. Quyết định số: 689/QĐTTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án “ Ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh”. Học sinh tiểu học còn nhỏ, nên quá trình nhận thức thường gắn với hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy, những hình ảnh, âm thanh hay video giúp cho học sinh chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn và ghi nhớ lâu hơn. Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 4
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi – khó khăn * Thuận lợi Được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Bình Hòa và phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Krông Ana đã xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang bị phòng Tin học với 20 bộ máy vi tính và Nhà trường đón nhận bằng đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2012. Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về Tin học để đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong giảng dạy như: Soạn giáo án bằng máy vi tính, Ứng dụng CNTT trong các tiết chuyên đề, thao giảng… Học sinh: Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học. Nhà trường có 09 lớp được học môn Tin học ( lớp 35), riêng lớp 12 thường xuyên được làm quen với máy tính. * Khó khăn Hiện nhà trường chỉ mới được trang bị 01 máy chiếu Projecter để ứng dụng trong giảng dạy. Đa số giáo viên lớn tuổi, trình độ Tin học còn hạn chế. Nên việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao. Trước khi thực hiện đề tài, bản than đi khỏa sát và nắm bắt tình hình thực tế, đa số giáo viên chưa nắm bắt được quy trình thiết kế một bài giảng điện tử và tính hiệu quả của bài giảng. 2.2. Thành công – Hạn chế Bước đầu một số giáo viên nắm được qui trình, kỹ thuật để thiết kế một bài giảng điện tử Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 5
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì có thể sử dụng nhiều lần. Giúp giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại. Khi thiết kế bài giảng điện tử giáo viên sử dụng màn hình chưa thật hợp lý trong việc bố trí chữ (Viết quá nhiều hoặc quá ít – phải lật trang liên tục), kích cỡ chữ. Do trình độ tin học của một số giáo viên không đồng đều còn hạn chế 2.3. Mặt mạnh – mặt yếu. Thiết kế bài giảng điện tử giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc xử lý bài giảng một cách linh hoạt, hấp dẫn và mang tính sư phạm cao. Khả năng sử dụng có hiệu các hình ảnh, phim, các tư liệu dạy học nhanh chóng và chất lượng. Tiết kiệm nhiều thời gian viết vẽ trên lớp. Tuy nhiên lạm dụng, màu sắc, âm thanh, kênh hình hoặc sử dụng chúng không hợp lý làm học sinh mất tập trung vào bài giảng. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Nguồn tư liệu về thiết kế bài giảng điện tử còn hạn chế, phần thiết kế chưa được mã hóa… Trang thiết bị phục vụ trong thiết kế và giảng dạy bài giảng điện tử còn thiếu, giáo viên không tập trung tài liệu. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn phù hợp để xây dựng bài giảng điện tử sinh động, đạt hiệu quả cao và kích thích sự sáng tạo của học sinh. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 6
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Xác định mục tiêu bài học theo chương trình sách gió khoa. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm. Multimedia hóa từng đơn vị kiến thức. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể. Nhằm giúp cho giáo viên tiếp cận được các bước thực hiện để thiết kế bài giảng điện tử. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 3.2.1 Xây dựng kế hoạch bài giảng: Bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn trường. Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa đã được quy định để dạy cho học sinh. Soạn một khung bài giảng để thiết kế như: Lời giới thiệu, thiết lập nội dung bài học, đưa các bài tập dạng lựa chọn, dạng bài tập đúng/sai, dạng bài tập ghép đôi…, luyện tập, củng cố. 3.2.2. Các bước cơ bản để sử dụng Adobe Presenter Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint, có thể tận dụng bài trình chiếu cũ để tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị, tuy nhiên cũng cần phải có một số điều chỉnh để thích hợp như: Đưa Logo của trường vào, đưa hình ảnh tác giả, chỉnh lại màu sắc cho thích hợp. Bước 2: Biên tập. Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào, ví dụ âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình. Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 7
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 * Thực hiện các nội dung cơ bản như sau: Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright nếu thấy cần. Trang kết thúc: Cám ơn. Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web hay các hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc. Đưa logo của trường, hay của riêng bạn vào. Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài. Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng. Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh... * Sử dụng phần mềm Adobe Presenter + Thiết lập ban đầu cho bài giảng điện tử Nhấn vào nút lệnh sẽ cho màn hình sau: Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 8
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Đặt Title (Tiêu đề) và Themes (giao diện) phù hợp sau đó chọn sang thẻ Playback thiết lập như hình dưới. Sau khi lựa chọn thích hợp các chỉ mục trên thì chuyển sang thẻ Quality ( Hình dưới) để hiệu chỉnh chất lượng cho âm thanh và phim ảnh (nên để chế độ mặc định là phù hợp nhất) Cuối cùng chọn thẻ Attackment để đính kèm thêm tài liệu văn bản hoặc bảng tính bằng nút lệnh . Khi này một hộp thoại sẽ xuất hiện cho phép người dùng lựa chọn tệp tin từ bất cứ nguồn tài nguyên nào (trên máy, trên website khác). Click vào đây để lựa chọn đối tượng cần chèn thêm. File: Tệp tin trên máy Link: Tệp tin từ website khác + Thiết lập các thông số ban đầu của giáo viên Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 9
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Vào menu Adobe Presenter chọn Trong thẻ Presenter chọn Add. Khi đó màn hình sau xuất hiện, chúng ta tiến hành điền các thông tin như hướng dẫn bên dưới. Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 10
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Chèn hình ảnh vào bài giảng Bạn có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng webcam ghi video. Ghi hình trực tiếp Chèn tệp video đã có sẵn Biên tập Chèn âm thanh: Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau: Ghi âm trực tiếp Chèn tệp âm thanh đã có sẵn Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide Biên tập Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh: Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một. Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã có (Import). * Chèn câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (Quiz) Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager. Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 11
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau Thuyết minh: Câu hỏi lựa chọn Câu hỏi đúng/sai Điền vào chỗ khuyết Trả lời ngắn với ý kiến của mình. Ghép đôi Đánh giá mức độ. Không có câu trả lời đúng hay sai. Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 12
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học viên Quiz Setting xác lập tên loại câu hỏi, học viên có thể nhảy qua câu hỏi này, phản ứng sau khi học viên trả lời: Lùi lại, hiện thị kết quả… Cho phép làm lại Cho phép xem lại câu hỏi bao gồm slide hướng dẫn Hiện thị kết quả khi làm xong Hiện thị câu hỏi trong outline (danh mục, mục lục) Trộn câu hỏi Trộn câu trả lời Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc nghiệm này. Do tính chất đặc biệt hay của phần chèn câu hỏi trắc nghiệm nên tôi tách riêng phần này để phân tích cho mọi người đều có thể nắm rõ và thực hiện thành công tùy theo nhu cầu của bài giảng. * Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple choice) Định danh: Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó có thể chỉ có một lựa chọn được chọn là câu trả lời chính xác hoặc cũng có thể có nhiều lựa chọn chính xác. Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 13
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Sau khi thực hiện dạng bài tập trên, lúc xuất bản sẽ được dạng tập như ví dụ minh họa phía dưới Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 14
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Tuy nhiên, như đã nói nếu chỉ là việc lựa chọn như một bài kiểm tra bình thường thì sẽ dẫn đến tính khô cứng của câu hỏi. Không phát huy được tính gợi mở cho người học. Không có tác dụng phản hồi lại thông tin giúp người học tiến bộ được. Chính vì thế, Adobe Presenter cung cấp chức năng tương tác ngược lại với người học thông qua thẻ Option. Một chức năng vô cùng độc đáo tạo ra sức mạnh đặc trưng cho bài giảng điện tử. Giáo viên cần khai thác triệt để chức năng này. Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 15
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Để thể hiện tốt tính tương tác thì ngay mỗi lựa chọn trả lời, cần bổ sung những thông tin phản hồi tương ứng. Giúp người học nhận ra họ trả lời đúng là vì sao? Trả lời sai cũng vì sao thông qua nút lệnh cho từng câu trả lời. Khi click vào nút lệnh này, một bảng với chức năng tương tự được hiển thị ra để người soạn câu hỏi có thể phản hồi lại thông tin một cách đầy đủ nhất tới người học. Dưới đây là một ví dụ mình họa với một câu trả lời. Các chức năng cũng tương tự như phần trình bày trên nên tôi không thực hiện cụ thể với ví dụ ở dưới Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 16
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Thông tin phản hồi cho người học Sau khi hoàn thành xong các tương tác thích hợp thì một điều cũng cần thực hiện nữađó là: Thiết lập tên câu hỏi trong chế độ báo cáo, (phản hồi lại thông tin cho người trình bày, phần này sẽ thể hiện kỹ lưỡng trong mục sau) Ở đây ta chỉ quan tâm đến việc đặt tên cho câu hỏi để thích hợp trong phần báo cáo mà thôi. Vì thẻ Option và Reporting ở các loại câu hỏi đều giống nhau, cho nên từ lúc này tôi chỉ còn giới thiệu khái quát cách thức tạo từng loại câu hỏi. Các chức năng tương tác đều được thực hiện như trên đã trình bày nhằm tránh lặp lại gây nhàm chán cho bạn đọc. * Câu hỏi dạng ghép đôi (Matching) Định danh: Là loại câu hỏi có sự ghép giữa hai nhóm đối tượng để cho ra kết quả đúng nhất. Người học sẽ ghép những yếu tố ở cột 1 với cột 2 để cho ra kết quả. Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 17
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Với loại câu hỏi này thường thích hợp cho hầu hết các môn học, đặc biệt với học sinh cấp tiểu học. Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 18
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Sau khi thực hiện dạng bài tập trên, lúc xuất bản sẽ được dạng tập như ví dụ minh họa phía dưới Câu hỏi dạng đúng – sai (True – False) Định danh: Là loại câu hỏi đưa ra sự giải quyết nhanh chóng, hoặc đúng hoặc sai. Người học cần cân nhắc để có thể thực hiện chọn một trong hai đáp án. Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 19
- Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1 Sau khi thực hiện dạng bài tập trên, lúc xuất bản sẽ được dạng tập như ví dụ minh họa phía dưới Các dạng bài tập còn lại cũng tương tự như hai dạng câu hỏi trên quý thầy cô sẽ tự nghiên cứu thêm. * Cài đặt kết quả hiển thị Người thực hiện: Đặng Hoàng Nam – Trường TH Trần Quốc Toản 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2593 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D
50 p | 2696 | 408
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2123 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1174 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 778 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 659 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 572 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 589 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 595 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 436 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 612 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 352 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 297 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 22 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn