intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực tiễn

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực tiễn được áp dụng cho đối tượng là học sinh lớp 9 của trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi nhằm giúp học sinh hiểu rõ được việc áp dụng kiến thức Hóa học 9 vào thực tiễn, giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên từ kiến thức đã được học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực tiễn

  1. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Trước tình hình phát triển như vũ bão của các ngành công nghiệp, du lịch… trên toàn thế giới cũng như thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa trong nước, để  bắt kịp với xu thế chung của thế giới chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa nguồn   nhân lực và trí lực trong nước. Nguồn nhân lực và trí lực của nước ta trong giai đoạn hiện nay chưa đáp   ứng được yêu cầu của tất cả các ngành công nghiệp trong nước, có nhiều ngành  nghề  ta còn phải phụ  thuộc vào nhân lực của đối tác nước ngoài. Vậy, để  đáp  ứng được yêu cầu cấp thiết đó bắt buộc người lao động cần phải được đào tạo  bài bản không chỉ trên sách vở mà còn ở trong thực tế. Muốn làm được điều đó, ngay khi đang được ngồi học trên ghế nhà trường  học sinh cần phải được các thầy cô giáo dạy để biết vận dụng kiến thức đã học  vào thực tế. Như  ta biết, Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, muốn hiểu rõ,  hiểu sâu bản chất của bộ môn bắt buộc người học cần phải có tính kiên trì, chịu  khó và đặc biệt là thường xuyên được làm thí nghiệm.  Hóa  học còn  là một  môn khoa học rất gần gũi với cuộc sống của con  người, có nhiều ứng dụng trong đời sống cũng như trong sản xuất. Để học sinh   có hứng thú và niềm đam mê với môn học bản thân tôi thiết nghĩ, mỗi người  giáo viên cần thường xuyên lồng ghép các hiện tượng thực tế  có liên quan đến  môn học xảy ra xung quanh ta nhằm giúp học sinh hiểu kiến thức, biết các ứng   dụng của từng chất trong cuộc sống hằng ngày. Có như vậy mới khơi dậy niềm   đam mê và hứng thú của các em với môn học. Khi các em có được niềm đam mê   và hứng thú với môn học thì chắc chắn các em sẽ đạt kết quả học tập cao! Qua gần 7 năm giảng dạy bộ  môn Hóa học tại trường trung học cơ  sở  Nguyễn Trãi, bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học để  các em học  sinh luôn tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học tập của mình. Bên cạnh đó,  tôi còn thường xuyên hướng dẫn các em tìm tòi, khám phá về ứng dụng của Hóa   học xung quanh ta, cũng như  thường xuyên phối hợp với các thầy cô giáo chủ  nhiệm, Ban đại diện Cha mẹ  học sinh, nhà trường tạo điều kiện để  các em   được trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế. Từ  đó tôi đúc  kết những kinh nghiệm mình có được để  thực hiện đề  tài: Một số kinh nghiệm   Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          1
  2. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn trong việc hướng dẫn học sinh biết được  ứng dụng của môn Hóa học 9 vào   thực tiễn. II. Mục đích nghiên cứu Đề tài: Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng   dụng của môn Hóa học 9 vào thực tiễn được áp dụng cho đối tượng là học sinh  lớp 9 của trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi nhằm giúp học sinh hiểu rõ được  việc áp dụng kiến thức Hóa học 9 vào thực tiễn, giải thích được các hiện tượng   trong tự nhiên từ kiến thức đã được học. Ngoài ra, học sinh biết vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội để thực hành,  trải nghiệm và bước đầu biết tạo ra những sản phẩm áp dụng trong đời sống,   sản xuất. Thông qua đó sẽ  kích thích niềm đam mê và hứng thú học tập của các em,  giúp các em đạt kết quả cao trong học tập. Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          2
  3. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho  tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình  học  có kết quả cao  hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy  hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương  pháp dạy học bằng cách lồng ghép giải thích các hiện tượng hóa học thực tiễn   trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để  các em thấy môn Hóa học rất gần   gũi với các em.  Trong quá trình dạy học, dựa vào sự hướng dẫn  của giáo viên học sinh thực   hiện các hoạt động chủ yếu theo một quy trình sau: Thu thập thông tin: thông qua việc tự làm thí  nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm  do giáo  viên biểu diễn, quan sát hiện tượng tự nhiên, đọc tài liệu, xem tranh ảnh,   ôn lại những kiến thức đã học, học sinh sẽ thu được những thông tin cần thiết về  các hiện tượng hóa học cần học. Xử lí thông tin: thông qua một hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh  căn cứ  vào thông tin đã  thu thập để rút ra những kết luận cần thiết. Vận dụng: dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học, học sinh vận dụng vào thực   tiễn để hiểu sâu bài hơn. II. Thực trạng của vấn đề Ngày nay, cách nhìn nhận về học vấn của một số cha mẹ học sinh và học sinh  vẫn còn lạc hậu. Nhiều cha mẹ học sinh có suy nghĩ rằng quan tâm đến việc học  của con là chỉ cần con làm tốt các bài tập, mua nhiều sách về để con ôn luyện hay   tìm các thầy cô giỏi để dạy con giải bài tập đã là đủ. Tuy nhiên, ông cha ta đã từng   nói “học đi đôi với hành”. Thật vậy, nguồn kiến thức là vô tận, học sinh không thể  lĩnh hội kiến thức một cách cứng nhắc như một cái máy mà cần phải tạo điều kiện  cho các em biết áp dụng kiến thức vào thực tế  hay chí ít cũng là biết kiến thức  mình được học đã được vận dụng vào thực tế như thế nào và kết quả ra sao. Trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi nằm trên địa bàn xã EaNa, huyện Krông  Ana, tỉnh Đăk Lăk. Cơ  sở  vật chất, trang thiết bị  trong nhà trường vẫn chưa đáp  ứng được nhu cầu học tập của giáo viên và học sinh.  Học sinh chưa có nhiều điều   kiện để  thực hành thí nghiệm mà chủ  yếu là   quan sát giáo viên biểu diễn thí   Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          3
  4. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn nghiệm. Một số học sinh chưa biết  vận dụng kiến thức vào thực tế… chưa đi sâu  vào quá trình giải thích,  giải quyết các vấn đề nên học sinh hay nhàm chán.  Kết quả học tập  ở môn Hóa học của học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở  Nguyễn Trãi năm 2016 – 2017 như sau: 9A1 9A2 9A3 9A4 9A5 9A6 Tổng HS 34 33 27 28 25 27 Giỏi 8 8 5 5 6 5 Khá 16 14 12 14 13 13 Trung  8 9 9 9 6 7 bình Yếu 2 2 1 0 0 2 Cuối năm học 2016 – 2017, tôi đưa ra một bài trắc nghiệm để đánh giá sự hiểu   biết của các em học sinh khối lớp 9 về ứng dụng của môn Hóa trong thực tiễn như  sau: ́ ̣ 1. Chât khi bi oxi hoa cung câp nhiêu năng l ́ ́ ̀ ượng nhât cho c ́ ơ thê:̉       A. Chât beo ́ ́ B. Protein C. Tinh bôṭ D. Đương ̀ ́ ̣ ̣ 2. Cac vât dung băng săt trong đ ̀ ́ ời sông đêu không phai hoan toan la săt, ma ́ ̀ ̉ ̀ ̀ ̀ ́ ̀  ̣ ́ ̣ ́ ́ ̣ ̣ con lân môt sô kim loai khac. Đo la nguyên nhân khiên cac vât dung nay ̀ ̃ ́ ́ ̀ ̀ ̣ A. Bi ăn mon ̀ B. Kem bên ́ ̀ ̃ ̣ C. Dân điên tôt ́ ̣ ́ D. Dân nhiêt tôt ̃ ́ ́ ́ ̉ ̀ ̣ 3. Chât co tinh tây mau manh là A. Nươc vôi trong ́ B. Giâm ăn ́ C. Nươc Giaven ́ ̀ ̉ D. Dâu hoa 4. Nhai cơm châm trong miêng thây co vi ngot vi: ̣ ̣ ́ ́ ̣ ̣ ̀ A. Trong cơm co đ ́ ường saccarozo B. Cơm la tinh bôt, do xuc tac cua enzim trong n ̀ ̣ ́ ́ ̉ ươc bot tinh bôt bi thuy phân ́ ̣ ̣ ̣ ̉   thanh glucozo ̀ C. Trong cơm co đ ́ ường glucozo D. Trong cơm co tinh bôt, tinh bôt co vi ngot. ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ 5. Chất được tạo thành trong quá trình quang hợp của cây xanh là Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          4
  5. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn A. Tinh bột B. Protein C. Chất béo D. Saccarozo 6. Chất được dùng trong công nghiệp sản xuất xà phòng là: A. Tinh bột B. Protein C. Chất béo D. Saccarozo 7. Miếng chuối xanh khi gặp dung dịch iot sẽ chuyển sang màu xanh là do: A. Chuối xanh có chứa xenlulozo C. Chuối xanh có chứa Protein B.  Chuối xanh có chứa tinh bột D. Chuối xanh có chứa glucozo 8. Chất dùng để kích thích quả mau chín là: A. CH4 B. C2H4 C. C2H2 D. CO2 9. Chất khi gặp iot sẽ biến sang màu xanh: A. Lòng trắng trứng B. Hồ tinh bột C. Cao su D. Chất béo 10. Hàm lượng khí CO2 trong khí quyển của hành tinh chúng ta gần như không  đổi là vì A. Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO2. B. CO2 không có khả năng tác dụng với các khí khác. C. CO2 hòa tan được vào nước mưa. D. CO2 bị phân hủy bởi nhiệt. Kết quả bài kiểm tra Đạt kết quả  Đạt kết quả từ  Đạt kết quả từ  30 – 50% 50 – 70% 70 – 100% Số lượng 34 100 40 Tỉ lệ 19,5% 57,5% 23% III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Giải pháp 1:  Giáo viên tìm hiểu lực học của học sinh nhằm đưa ra   phương pháp đúng đắn trong việc giảng dạy môn Hóa 9 Biện pháp 1: Tìm hiểu năng lực học sinh thông qua giáo viên bộ môn Hóa 8 Thực hiện công văn số  12/KH­PGDĐT, trong nhiều năm gần đây, phòng Giáo  dục và Đào tạo huyện Krông Ana luôn triển khai công tác nghiệm thu bàn giao   Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          5
  6. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn chất lượng giáo dục học sinh đầu năm học, cuối năm học giữa các lớp, giữa các   khối lớp và giữa các cấp học.  Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học   sinh nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả  đánh giá chất lượng học sinh   cuối năm học hoặc cuối cấp học và đảm bảo trách nhiệm của giáo viên dạy lớp  năm học trước và giáo viên nhận lớp  ở  năm học sau;  giúp giáo viên nhận lớp  trong năm học tiếp theo có đủ  thông tin cần thiết về  quá trình và kết quả  học   tập, mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh để có kế  hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả. Thông qua GVBM hóa học lớp 8 của năm học 2016 ­ 2017 , tôi đã nắm bắt   được học lực  ở  các lớp tôi được phân công giảng dạy bộ  môn Hóa 9 vào năm  học 2017­2018 như sau: Lớp 9A2 9A3 9A4 9A5 Tổng số HS 36 25 25 27 Giỏi 8 1 1 2 Khá 20 10 8 10 Trung bình 7 10 11 14 Yếu 1 4 5 1 Biện pháp 2: Sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm về việc vận dụng kiến  thức môn hóa học vào thực tế để  đánh giá năng lực của học sinh ngay đầu năm  học. Bài trắc nghiệm Câu 1: Những chất nào trong dãy những chất dưới đây chỉ chứa những chất  tinh khiết? A. Nước biển, đường kính, muối ăn. B. Nước sông, nước đá, nước chanh. C. Vòng bạc, nước cất, đường kính. D.  Khí tự nhiên, gang, dầu hoả. Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          6
  7. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn Câu 2: Hiện tượng nào là hiện tượng hoá học trong các hiện tương thiên  nhiên sau đây ? A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần. B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa. C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường. D. Khi mưa giông thường có sấm sét. Câu 3:  Trong các thí nghiệm sau đây với một chất, thí nghiêm nào có sự  biến đổi hoá học? A. Hoà tan một ít chất rắn màu trắng vào nước lọc để  loại bỏ  các chất  bẩn không tan được dung dịch. B. Đun nóng dung dịch, nước chuyển thành hơi, thu được chất rắn ở dạng  hạt màu trắng. C. Mang các hạt chất rắn nghiền được bột màu trắng. D. Nung bột màu trắng này, màu trắng không đổi nhưng thoát ra  một chất   khí có thể làm đục nước vôi trong. Câu 4: Lái xe sau khi uống rượu thường gây tai nạn nghiêm trọng. Cảnh sát  giao thông có thể phát hiện sự vi phạm này bằng một dụng cụ phân tích hơi thở.   Theo em thì dụng cụ phân tích hơi thở được đo là do A. rượu làm hơi thở nóng nên máy đo được. B. rượu làm hơi thở gây biến đổi hoá học nên máy ghi nhận được. C. rượu làm hơi thở khô hơn nên máy máy ghi độ ẩm thay đổi. D. rượu gây tiết nhiều nước bọt nên máy biết được. Câu 5:  Khi làm thí nghiệm trực tiếp với photpho trắng phải: A. cầm bằng tay có đeo găng. B. dùng cặp gắp nhanh mẩu photpho ra khỏi lọ  và cho ngay vàop chậu  đựng đầy nước khi chưa dùng đến. C. tránh cho tiếp xúc với nước. Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          7
  8. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn D. có thể để ngoài không khí.    Câu 6:  Để  bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng  cách nào sau đây: A. Ngâm trong nước.                       B. Ngâm trong rượu. C. Ngâm trong dầu hỏa.                   D. Bỏ vào lọ.   Câu 7: Khi dùng nhiệt kế đo nhiệt  độ của một chất lỏng, người ta thường A. nhúng nhanh nhiệt kế vào cốc đựng chất lỏng. B. cho chạm nhanh đầu nhiệt kế vào bề mặt chất lỏng. C. nhúng ngập bầu thuỷ ngân của nhiệt kế vào cốc đựng chất lỏng, sau đó  lấy ra  ngay. D. nhúng ngập bầu thuỷ  ngân của nhiệt kế  vào cốc đựng chất lỏng và  ngâm trong đó một thời gian cho đến khi mức thuỷ ngân ổn định. Câu 8: Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môI trường vì A. rất độc.                                     B. tạo bụi cho môi trường. C. làm giảm lượng mưa.                 D. gây hiệu ứng nhà kính. Sau khi thực hiện giải pháp trên tôi nhận định: Đa số  học sinh trong lớp tôi  giảng dạy bộ môn Hóa học đều nắm vững kiến thức của năm lớp 8. Tuy nhiên,   các em chưa biết nhiều về các ứng dụng của Hóa học trong thực tế. Giải pháp 2: Liên hệ  thực tế   ở từng phần cụ thể trong nội dung của   mỗi bài học Tùy vào nội dung của mỗi bài học cũng như  nội dung kiến thức để  lồng  ghép trong bài mà tôi định hướng đưa nội dung cần lồng ghép vào từng phần của   bài học. Cụ thể bằng những biện pháp như sau:  Biện pháp 1 : Liên hệ thực tế khi mở đầu bài giảng Ví dụ: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau? Giải thích: Do trong nọc của ong, kiến, nhện…có chứa axit hữu cơ  là axit   fomic (HCOOH). Vôi có thành phần là bazơ  nên sẽ trung hòa thành phần axit có  trong nọc của ong, kiến…do đó ta sẽ cảm thấy đỡ đau. Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          8
  9. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn Bài 3: Tính chất hóa học của axit. Ví dụ : Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang   màu đỏ ? Giải thích: Có một số chất hóa học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu  của dung dịch thay đổi khi độ pH của dung dịch thay đổi. Trong rau muống (và vài  loại rau khác) có chất chỉ thị màu này, trong chanh có 7% axit xitric. Vắt chanh vào  nước rau làm dung dịch có tính axit, do đó làm thay đổi màu của nước rau. Khi chưa  vắt chanh nước rau muống màu xanh  là chứa chất kiềm. Ví dụ: Chảo, muôi, dao đều được làm từ  sắt. Vì sao chảo giòn, muôi dẻo  còn dao lại sắc? Giải thích: Chảo, muôi, dao đều được làm từ  sắt nhưng sắt để  chế  tạo  chúng lại không giống nhau. Sắt được dung để làm chảo là gang. Gang có tính chất rất giòn. Muôi múc canh được chế  tạo từ  thép non. Thép non không giòn như  gang.  Người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành những đồ dùng khác nhau. Dao được chế tạo từ thép nhưng không phải là thép non. Thép vừa dẻo, vừa  dát mỏng được, có thể rèn, mài được nên rất sắc. Ví dụ: Trong y học, axit axetic được sử dụng như thế nào? Giải thích:  Một trong những phương pháp tiên tiến chữa và điều trị  bệnh  ung thư  gan là tiêm axit axetic trực tiếp vào khối u. Axit axetic sẽ  có tác dụng   làm hoại tử  khối u. Thao tác tiêm sẽ  được hỗ  trợ, hướng dẫn bởi thiết bị  siêu  âm, giúp xác định chính xác vị  trí, kích thước của khối u để  việc  tiêm đạt độ  chính xác cao.  Ưu điểm của phương pháp này là có thể tiêu diệt được hoàn toàn khối u có  kích thước nhỏ  hơn 5cm. Ngoài ra, axit axetic ít vào máu, do đó hạn chế  được  phạm vi lan tràn, gây hoại tử các tế bào lành. Biện pháp 2: Liên hệ thực tế trong bất kì một nội dung nào đó của bài học Ví dụ: Ứng dụng của bari sunfat và canxi sunfat trong y học? Bari sunfat là một chất cản quang, nghĩa là hấp thụ  tia X mạnh hơn nhiều   so với các mô xung quanh, hiện rõ sự  tương phản giữa các mô trên phim chụp   X­ Quang nên được sử dụng để chụp đường tiêu hóa. Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          9
  10. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn Canxi sunfat khi hút nước tạo thành chất bột nhão và hóa rắn (CaSO 4) sau  một vài giờ nên được dùng để cố định xương gẫy (bó bột). Ví dụ: Em biết gì về kim loại nhôm? Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 trên (sau oxi và silic) và là kim loại phổ  biến nhất trên vỏ  Trái Đất. Ngày nay nhôm được sử  dụng rất nhiều trong đời  sống nhưng ít ai biết rằng đến thế  kỉ  XIX nhôm vẫn đắt hơn vàng, bạc và đồ  dùng làm bằng nhôm là đồ dung xa xỉ của các bậc đế vương. Vào năm 1825, nhà hóa học người Đan Mạch tên là Hans – Christian là  người đầu tiên điều chế thành công nhôm tinh khiết từ quặng. Năm 1889, kĩ sư  người Áo tên là Karl Josef Bayer đã sản xuất được nhôm với chi phí thấp – hiệu   quả  bằng cách điện phân từ  quặng boxit. Phương pháp này còn được sử  dụng   tới ngày nay. Ví dụ: Những lưu ý khi sử dụng nước Gia – ven? Nước Gia – ven có tác dụng tẩy các vết bẩn rất tốt, tuy nhiên hóa chất này  có độc tính cao nên khi sử dụng cần lưu ý:  ­ Để cách xa đồ ăn và nơi sinh hoạt chung của gia đình. ­ Sử dụng loại có nhãn mác và nồng độ thấp. ­ Cất vào nơi an toàn khi không sử dụng. ­ Chọn chai có nắp an toàn, khó mở. ­ Hoạt tính hóa học của nước Gia – ven bị mất dần theo thời gian, đặc biệt  là ngày hè, nắng nóng. Vì vậy, nước Gia – ven chỉ nên sử  dụng trong khoảng 6   tháng. Khi uống nhầm nước Gia – ven cần phải súc miệng liên tục với nước. Sau  đó cần phải  rửa ruột tại bệnh viện ngay lập tức. Tuyệt đối không được uống   sữa hay nôn vì làm như vậy sẽ bỏng, cháy màng nhầy. Biện pháp 3:  Liên hệ thực tế khi kết thúc bài học Ví dụ: Sau khi học xong bài oxit, giáo viên có thể nêu ứng dụng của một số  oxit trong đời sống và sản xuất như: CO2  hòa tan trông nước ngọt làm tăng vị  ngon của đồ  uống, khí SO2  được dùng để  bảo quản thực phẩm, ZnO có trong  thành phần của kem chống nắng, Al2O3 được dùng làm giấy ráp.  Ví dụ: Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày? Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          10
  11. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn Giải thích:  Trong dạ  dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị  đau dạ  dày là  người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để chế  thuốc đau dạ  dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ  dày nhờ  phản ứng: 3 2 2                     NaHCO   +   HCl                    NaCl  + H O + CO Ví dụ: Em biết gì về  thành phần của gói chống  ẩm có trong các gói bánh  kẹo..? Trả lời: Silicagel thực chất là SiO2 . nH2O (n5mg/100ml, rượu gây rối loạn  tâm thần, khiến người dùng rối loạn tâm thần và có thể dẫn đến hôn mê. Người  dùng rượu sẽ  bị  tử  vong nếu nồng độ  rượu vượt quá 35mg/100ml. Uống rượu  Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          11
  12. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn thường xuyên sẽ làm giảm sự trao đổi chất, gia tăng axit uric dẫn đến bệnh gout,   xơ gan… Ví dụ: Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá thì còn  lại tro? Giải thích: Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những chất hữu cơ  có độ  thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ  cháy hoàn toàn thành CO2  và hơi H2O sau đó tất cả chúng bay vào không khí.  Với than đá và gỗ  thành phần của chúng gồm: xenlulozơ, nhựa là những  chất hữu cơ dễ cháy và có thể cháy hết. Tuy nhiên trong gỗ còn có khoáng vật,vì  vậy không thể cháy hết được và còn lại tro. Than đá cũng vậy, ngoài thành phần là cacbon và các hợp chất hữu cơ than  đá còn chứa muối silicat. Vì vậy, khi đốt than đá thì so với gỗ than đá sinh ra tro  nhiều hơn. Giải pháp 3:  Liên hệ  thực tế  bằng những mẩu chuyện lịch sử  hoặc   những mẩu chuyện hài hước nhằm gây hứng thú cho học sinh. Ví dụ: Sherlock Homes đã phát hiện cách lấy vân tay của tội phạm lưu trên   đồ vật ở hiện trường như thế nào?                        Shelock Homes tìm ra cách lấy vân tay Giải thích: Cách thực hiện như  sau: lấy một trang giấy sạch,  ấn một đầu   ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt   đối diện với ống nghiệm có chứa cồn iot và dùng đèn cồn để đun nóng phần đáy  Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          12
  13. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn ống nghiệm. Khi xuất hiện một luồng khí màu tím phát ra từ miệng ống nghiệm,  ta sẽ  thấy trên phần giấy trắng dần dần hiện lên dấu vân tay màu nâu, rõ đến  từng nét. Nếu ấn đầu ngón tay vào tờ giấy trắng rồi cất đi vài tháng sau đó làm  lại thí nghiệm như ở trên thì dấu vân tay vẫn hiện lên rõ ràng. Trên đầu ngón tay   của chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn ngón tay lên mặt giấy thì   những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy, tuy mắt thường rất khó nhận ra. Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng  ống nghiệm chứa   cồn iốt thì do bị đun nóng iốt “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím (chú ý là khí   iốt rất độc), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ mặt khác  khí iốt dễ  tan vào chúng tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại. Vậy là vân  tay được hiện ra. Giải pháp 4: Phối hợp với các tổ chức, Đoàn thể trong nhà trường tạo  điều kiện để học sinh thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế. Trong các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên lớp hay các tiết học ngoại   khóa, tôi sẽ chủ động phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như các tổ  chức, Đoàn thể trong nhà trường. Chúng tôi sẽ tổ  chức lồng ghép thực hiện các   tiết thực hành vận dụng kiến thức đã được học để  bước đầu các em học sinh   làm ra những sản phẩm được ứng dụng trong học tập cũng như trong cuộc sống.   Thông qua đó giúp các em say mê, yêu thích môn học hơn. Sau đây là một số nội  dung mà tôi đưa vào những tiết học ấy: Làm giấy chỉ thị màu từ quả nho tím, râu bắp màu tím. ­ Cách thực hiện: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo nhóm. Chia   nhóm theo tổ. ­ Thời gian thực hiện: 1tiết học (45 phút). ­ Nguyên liệu gồm: Nho có vỏ màu tím, phần râu bắp màu tím.                    Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          13
  14. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn                    Nguyên liệu dùng cho tiết thực hành ­Cách tiến hành: Lấy vỏ quả nho hay phần râu bắp màu tím cắt nhỏ, đem giã rồi sau đó cho   vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi khoảng 5 phút. Lấy mẩu giấy lọc, ngâm vào dung dịch trên sau đó phơi khô.                            Học sinh thuyết trình về quy trình tạo ra sản phẩm ­ Xác định môi trường của một số  dung dịch bằng giấy chỉ thị từ nước vỏ   quả nho và râu bắp màu tím theo bảng sau:  Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          14
  15. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn Màu sắc giấy chỉ  Màu sắc giấy  thị từ nước vỏ  chỉ thị từ nước  Môi   trường  STT Dung dịch quả nho chín râu bắp màu tím axit hay bazơ 1 Nước chanh Màu đỏ Màu đỏ Axit 2 Nước cam ép Màu đỏ Màu đỏ Axit 3 Nước rửa chén Màu xanh Màu xanh Bazơ 4 Nước bột giặt Màu xanh Màu xanh Bazơ ­Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm, cách làm việc theo nhóm của học   sinh. Hướng dẫn học sinh rút ra ưu, nhược điểm khi sử dụng giấy chỉ thị màu từ   nước vỏ quả nho chin và nước râu bắp màu tím. Màu sắc giấy chỉ thị từ nước  Màu sắc giấy chỉ thị từ nước  Nhận xét vỏ quả nho chin râu bắp màu tím Phương pháp đơn giản, dễ làm. Tỉ lệ thành công cao 95% –  Phương pháp đơn giản, dễ  98%. làm. Ưu điểm Nhạy cảm với môi trường axit,  Tỉ lệ thành công cao 95% –  bazơ. 98%. Nguyên liệu dễ tìm và rất phổ  biến ở địa phương. Khi thử trong môi trường  Khi thử trong môi trường bazơ  Nhược điểm bazơ từ 1­ 5 phút màu giấy  từ 2­ 4 phút màu giấy nhạt dần. nhạt dần. Phát hiện giò chả có hàn the bằng giấy tẩm nghệ Giáo viên hướng dẫn học sinh làm giấy tẩm nghệ  Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          15
  16. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn ­ Cách thức thực hiện: Tổ chức theo nhóm, tổ. ­ Chuẩn bị: Nghệ, cồn, nước, mẫu giò chả hoặc bánh đúc, xoong, bếp… ­ Quá trình thực hiện: + GV hướng dẫn học sinh cách làm giấy tẩm nghệ như sau: Giã nhỏ nghệ, ngâm trong cồn từ 3 – 4 giờ, sau đó gạn lấy dung dịch nghệ. Tiếp đến ngâm giấy lọc trong dung dịch nghệ  khoảng 1 giờ. Sau đó vớt ra  để se mặt và ngâm tiếp giấy lọc trong dung dịch nghệ khoảng 1 – 2 giờ rồi vớt   ra phơi khô trong gió. Cắt nhỏ thành từng miếng 1,5 – 2 cm. Để  thử  xem thực phẩm bánh đúc, giò chả  có hàn the không, ta lấy miếng   giấy nghệ ấn vào bề mặt sản phẩm cần thử, ví dụ như giò. Nếu mặt giò quá se,   ta có thể tẩm ướt nhẹ giấy nghệ bằng dung dịch axit loãng trước khi đặt vào bề  mặt giò. Sau một phút quan sát nếu thấy mẩu giấy nghệ chuyển sang màu đỏ thì  kết luận mẫu sản phẩm có hàn the.                     Giấy tẩm nghệ                                            Mẫu giấy nghệ thử mẫu giò có hàn the và không có hàn   the ­ Giáo viên nhận xét sản phẩm, tinh thần hợp tác nhóm trong quá trình hoàn   thành sản phẩm của các em. Giải pháp 5: Giáo viên đưa ra các bài tập mang tính thực tiễn cao  Việc hướng dẫn học sinh biết  ứng dụng của hóa học trong thực tiễn không chỉ  lồng ghép về  mặt lí thuyết mà tôi còn lồng ghép những bài tập mang tính thực   tiễn cao để rèn luyện kĩ năng tính toán của các em. Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          16
  17. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn Ví dụ: Em hãy giải thích các cách làm sau:  a) Người ta không bón phân urê cùng với vôi bột. b) Người ta bón tro bếp cho cây trồng thay cho việc dùng phân hóa học. c) Nếu bón thừa đạm thì lúa bị “lốp” và năng suất kém. d) Người ta thường dùng phân lân tự  nhiên để  bón cho cây trồng  ở  ruộng  chua. Hướng dẫn trả lời:  a) Người ta không bón phân urê cùng với vôi bột vì: Khi phân urê gặp nước sẽ có phản ứng: (NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3 Khi vôi bột gặp nước sẽ có phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2 Sau đó sẽ có phản ứng: (NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → 2NH3 + 2H2O + CaCO3 Phản  ứng trên làm mất tác dụng của urê vì tạo ra khí NH 3  thoát ra ngoài  đồng thời làm rắn đất lại. Vì vậy không bón urê cùng vôi. b) Người ta bón tro bếp cho cây trồng thay vì việc dùng phân hóa học vì: ­ Tro cung cấp dưỡng chất cho cây, có thể thay thế cho phân lân, kali. ­ Tro giúp phòng sâu bệnh. ­ Tro còn làm hạt nẩy mầm đều hơn, cây con cứng cáp hơn. ­ Ngoài ra việc sử dụng tro ít tốn kém chi phí hơn. c) Nếu bón thừa đạm thì lúa bị  “lốp” và năng suất kém vì: Nếu thừa đạm  thì tốt cho lá do đó việc tập trung chất dinh dưỡng cho đòng và kết bông bị hạn   chế. d) Người ta thường dùng phân lân tự  nhiên để  bón cho cây trồng  ở  ruộng   chua vì: Phân lân tự  nhiên (phân lân nói chung) bón vào ruộng chua (có axit) để  tạo ra muối dễ tan như Ca(H2PO4)2 Ví dụ: Hãy giải thích lí do cho các việc làm dưới đây: a) Hiện nay cấm khai thác san hô. b) Khi tôi vôi phải dùng dư nhiều nước so với lượng nước cần thiết. Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          17
  18. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn c) Đá dùng để nung vôi chỉ nên đập nhỏ vừa phải. Hướng dẫn trả lời:  a) Hiện nay người ta cấm khai thác san hô vì:  Khi san hô bị suy thoái đồng  nghĩa với việc các nguồn lợi thủy sinh bị suy giảm nghiêm trọng và mất đi con   đê chắn sóng tự nhiên mỗi khi gió bão hay sóng thần đánh vào bờ. b)  Khi tôi vôi phải dung dư  nhiều nước so với lượng nước cần thiết vì:   phản  ứng giữa vôi sống với nước xảy ra mãnh liệt và tỏa nhiều nhiệt nên để  đảm bảo an toàn người ta sẽ  dung lượng nước nhiều hơn so với lượng nước   cần thiết nhằm giàm lượng nhiệt tỏa ra. c) Đá dùng để nung vôi chỉ nên đạp nhỏ vừa phải vì: Khi nung đá vôi sẽ xảy  ra phản ứng CaCO3 → CaO + CO2 Phản  ứng trên là phản  ứng thuận nghịch nên để  tăng hiệu suất của phản   ứng ta phải đập đá nhỏ để tăng diện tích bề mặt được cung cấp nhiệt trực tiếp.  Mặt khác nó sẽ tạo ra những kẽ hở để khí CO2 được thoát ra ngoài làm cản trở  phản ứng nghịch xảy ra.  Ngược lại nếu đá vôi bị đập quá nhỏ thì dưới tác dụng của nhiệt đá vôi sẽ  bị tơi ra, làm bít kín lò và ngăn không cho CO2 thoát ra ngoài do đó sẽ làm cho cân  bằng chuyển sang chiều nghịch. Ví dụ: Phân dơi có trong hang đá chứa nhiều Ca(NO3)2. Thành phần của tro  bếp chứa K2CO3. Trong kháng chiến chống Pháp, quân ta đã chế  được thuốc   súng bằng cách trộn tro bếp với phân dơi rồi dùng nước dội nhiều lần để  thu  lấy KNO3. a) Viết phương trình hóa học của quá trình trên. b) Để  được 1kg KNO3 phải lấy bao nhiêu kg phân dơi và bao nhiêu kg tro   bếp (giả thiết trong phân dơi có 40% Ca(NO3)2 và tro bếp chứa 5% K2CO3)? Hướng dẫn trả lời:  a) Dùng nước dội nhiều lần để hòa tan Ca(NO3)2 và K2CO3 sau đó sẽ xảy ra  phản ứng giữa hai dung dịch như sau: Ca(NO3)2 + K2CO3 → 2KNO3 + CaCO3 KNO3 tan trong nước lọc, làm bay hơi nước thu được KNO3 khan. Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          18
  19. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn b) Khối lượng phân dơi gần bằng 2 kg, khối lượng tro bếp gần bằng 13,7  kg.  Ví dụ: Trong quá trình lên men tinh bột sản xuất rượu etylic có một lượng  lớn khí cacbonic sinh ra. Khí cacbonic là một trong các khi gây nên hiệu ứng nhà  kính làm cho Trái Đất nóng lên, gây nhiều hậu quả  nặng nề. Em hãy đề  xuất  một giải pháp thu hồi, sử dụng lượng khí cacbonic này? Hướng dẫn trả lời:  Thu hồi khí CO2 để sản xuất xô­đa Na2CO3, NaHCO3 dùng để: pha chế đồ  uống, sản xuất bột nở. Thu hồi khí CO2 để sản xuất “nước đá khô”, tuyết cacbonic. Ví dụ:  Công nghiệp mía đường của nước ta  đang ngày càng phát triển.  Nhưng cũng chính vì vậy mà lượng bã mía sinh ra cũng một ngày nhiều thêm,   nếu không có biện pháp kịp thời sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Hãy nêu ý kiến  của em (Đ/S) đối với các giải pháp ghi trong bảng dưới đây: 1 Dùng sản xuất giấy 2 Làm phân bón vi sinh 3 Làm nhiên liệu sản xuất “điện bã mía” 4 Mang ra đốt 5 Không trồng mía Hướng dẫn trả lời:  1 Dùng sản xuất giấy Đ 2 Làm phân bón vi sinh Đ 3 Làm nhiên liệu sản xuất “điện bã mía” Đ 4 Mang ra đốt S 5 Không trồng mía S Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          19
  20. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực   tiễn Ví dụ: Trong máu của người có nồng độ  glucozơ  trung bình khoảng 0,1%.  Khi nồng độ đường glucozơ trong máu cao hơn 0,1% thì bị coi là mắc bệnh tiểu  đường. Người yếu, mệt được truyền dung dịch glucozơ 0,9% để hồi sức nhanh.  Để  pha được dung dịch glucozơ  0,9% thì cần bao nhiêu gam đường vào 1 lít  nước? Hướng dẫn trả lời:  Khối lượng glucozơ cần thêm vào là: x gam  Khối lượng dung dịch là: 1000 + x  Ta có: x.100/1000+x = 0,9 Giải ra ta được x = 9,08 (gam) Giải pháp 6: Phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh, nhà trường  tổ  chức cho các em được đi tham quan các cơ  sở  sản xuất, hệ  sinh thái… giúp các em biết được ứng dụng của hóa học trong thực tế. Biện pháp 1.  Xây dựng mối quan hệ  chặt chẽ  với Ban đại diện Cha mẹ  học sinh, với giáo viên chủ nhiệm lớp. Cùng với Ban đại diện Cha mẹ học sinh, giáo viên chủ  nhiệm lớp tổ  chức   các hoạt động ngoại khóa, các buổi dã ngoại tại địa phương ….Thông qua các   hoạt động đó, sẽ giúp các em biết được Hóa học trong thực tế. Theo phân  phối  chương trình hoạt  động  giáo dục  ngoài giờ  lên  lớp  tại  trường THCS Nguyễn Trãi trong tiết thứ  2 của tháng 10 với chủ  điểm: CHĂM   NGOAN – HỌC GIỎI, tôi xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường về  việc   cùng với Ban đại diện Cha mẹ học sinh tổ chức cho các em học sinh ở các lớp 9  tôi đang tham gia giảng dạy bộ môn Hóa lớp đến thăm quan lò gạch không nung  tại xã EaBông, huyện Krông Ana. Qua đó các em biết được quy trình sản xuất  gạch không nung từ  xi măng, đá, cát… và biết được lợi ích khi sử  dụng loại   gạch này đó là quá trình sản xuất của nó ít tác động đến môi trường hơn so với   những lò gạch thủ công làm từ đất sét như trước kia.  Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà          20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2