Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại trung tâm GDTX - TP Biên Hoà
lượt xem 24
download
Mục đích của Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại trung tâm GDTX - TP Biên Hoà là nhằm đưa ra những giải pháp chi tiêu giúp đảm bảo cho hoạt động tài chính tốt, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại trường học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại trung tâm GDTX - TP Biên Hoà
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HÒA Mã Số:…………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ TẠI TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HOÀ Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục: - Phương pháp dạy học bộ môn: ……… - Lĩnh vực khác: Quản lý tài chính Có đính kèm: Mô hình Đĩa CD(VCD) Phim ảnh Hiện vật khác NĂM HỌC: 2014 - 2015
- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG 2. Ngày tháng năm sinh: 04/12/1987 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Phường Trảng Dài, Biên Hòa - Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0613.822538 (CQ)/ …………..(NR); ĐTDĐ: 0915.778811 6. Fax: E-mail: hongnhung840@gmail.com 7. Chức vụ: 8. Nhiệm vụ được giao: Kế toán 9. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX TP Biên Hoà II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: a. Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: CỬ NHÂN b. Năm nhận bằng: 2011 c. Chuyên ngành đào tạo: KẾ TOÁN III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: KẾ TOÁN - Số năm có kinh nghiệm: 3 năm. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây: Không
- Sáng kiến kinh nghiệm: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ TẠI TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HÒA” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Quy chế chi tiêu nội bộ là giải pháp toàn diện trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao ý thức trách nhiệm và tạo động lực công tác của toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị, đảm bảo cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện kiểm soát của kho bạc Nhà nước, của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý cấp trên Hoạt động tài chính của đơn vị và các hoạt động chuyên môn, hoạt động thường xuyên có quan hệ mật thiết, chính vì lẽ đó mà Thủ trưởng đơn vị phải quyết định sử dụng nguồn tài chính vào đúng mục đích, tính toán cho hợp lý, mặt khác phải kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình đó. Qua đó, đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn tài chính cũng như việc chấp hành tốt kỷ luật thực hiện chế độ chính sách của nhà nước. Từ thực tế được phân công công tác kế toán tại Trung tâm GDTX TP Biên Hòa trong 3 năm qua. Tôi nhận thấy rằng, việc xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng. Chính vì những lý do đó tôi chọn đề tài : “ Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại Trung tâm GDTX TP Biên Hòa”. Với mong muốn đảm bảo cho hoạt động tài chính tốt, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Căn cứ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2001 về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Căn cứ thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 do Chính phủ ban hành quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ tài chính Về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước. Căn cứ Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 về việc ban hành hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước. 1
- Căn cứ thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 về Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Căn cứ vào CV số 903/UBND-KT ngày 29/1/2013 V/v phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành giáo dục khối tỉnh năm 2012. Từ khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm Trung tâm đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và đạt được kết quả tốt từ việc tăng thu, tiết kiệm chi, hằng năm tiết kiệm và xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi để tăng thu nhập cho người lao động theo định mức đã được xây dựng ở quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 2. Đối tượng, nguyên tắc và mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. a. Đối tượng áp dụng. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các đơn vị sự nghiệp có thu được cấp có thẩm quyền giao quyền tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn Nghị định số 10/2002/NĐ-CP và nay là Nghị định 43/2006/NĐ – CP ngày 25/4/2006 b. Nguyên tắc xây dựng. Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở đảm bảo lợi ích của nhà nước, của đơn vị và của từng cá nhân theo quy định của pháp luật. Căn cứ nội dung, yêu cầu và hiệu quả công việc, trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, Giám đốc Trung tâm quyết định mức chi tiêu cho quản lý và nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng tài chính của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị sự nghiệp có thu, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp có thu gửi cơ quan quản lý cấp trên để báo cáo và gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch làm căn cứ kiểm soát chi. c. Mục đích xây dựng. Thực hiện quyền tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong việc tổ chức công việc, sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tăng nguồn thu nhằm từng bước cải thiện thu nhập cho cán bộ, viên chức của Trung tâm. Tạo quyền chủ động trong công tác quản lý và chi tiêu tài chính của Giám đốc. Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức của Trung tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, cơ quan kiểm soát kho bạc, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, thanh tra kiểm toán theo quy định. Sử dụng tài chính tài sản của Trung tâm đúng mục đích và có hiệu quả. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí. 2
- Tạo công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị. 3. Quy trình xây dựng quy chế chi tiêu nội. Quy chế chi chi tiêu nội bộ được thảo luận và lấy ý kiến rộng rãi thông qua liên tịch và Hội đồng. Những định mức chi của các khoản chi đều được thống nhất khi xây dựng quy chế và bổ sung theo từng thời điểm để phù hợp với của đơn vị Bước 1: Dự thảo lần thứ nhất Lấy ý kiến liên tịch Bước 2: Dự thảo lần thứ hai Lấy ý kiến trước toàn hội đồng Sau khi lấy ý kiến rộng rãi Giám đốc ban hành quyết định quy chế chi tiêu nội bộ Nếu có sự thay đổi mức chi cho các khoản, thì họp để đưa ra mức chi là thời điểm thảo luận và lấy ý kiến ở Hội nghị Công chức viên chức hàng năm để bổ sung vào Quy chế năm đó, có biên bản kèm theo khi thay đổi. 4. Thuận lợi và khó khăn để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại Trung tâm GDTX TP Biên Hoà. a. Thuận lợi Trong giai đoạn hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm coi trọng công tác giáo dục và đào tạo, phát triển giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn hạn chế nhưng nhà nước luôn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục. Với nguồn ngân sách đó, lĩnh vực giáo dục đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Được sự quan tâm và giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, các sở ban ngành. Đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi, hỗ trợ về mọi mặt cho Trung tâm GDTX TP Biên Hòa. Thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo một phần kinh phí là tạo quyền chủ động cho Giám đốc căn cứ vào tính chất công việc, khối lượng, số lượng sử dụng nguồn tài chính trên cơ sở thực hiện nguồn tài chính năm trước và tiền đề để lập dự toán cho những năm tiếp theo. Quy chế chi tiêu nội bộ xây dựng dựa trên văn bản pháp luật, quy định về tài chính của Chính phủ, Bộ, của ngành phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị, giúp đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi nhằm từng bước cải thiện thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. b. Khó khăn Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong từng đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tài chính được giao trong năm, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả, tăng cường công tác quản lý về tài chính phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị. Nhưng mỗi đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ riêng ngoài những định mức chi tiêu . 3
- Do đặc thù của đơn vị giáo viên biên chế ít mà số lượng lớp và học sinh nhiều nên việc phân công chuyên môn và kinh phí sử dụng cho việc này không đồng đều qua các năm. Kinh phí chi thường xuyên phải dùng cho việc chi trả chứ Sở không cấp bù đủ để chi trả. Cụ thể: Tiền tăng giờ cho GV biên chế và thỉnh giảng tronng 2 năm 2013 và 2014 cụ thể như sau: STT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 1 Tiền tăng giờ GV biên chế 85.362.722 88.302.636 2 Tiền tăng giờ GV thỉnh giảng 292.309.332 215.379.424 Do cơ sở vật chất còn thiếu phải mượn 2 cơ sở trên địa bàn để giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu người học nên việc chi trả tiền điện, nước cho 2 cơ sở này cũng chiếm 1 phần, hạn chế trong việc chi tiêu trong đơn vị. Cụ thể: Tiền điện và mức chi trả trong 2 năm liền kề như sau: TT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 1 Tiền điện TH Võ Thị Sáu 9.520.000 9.520.000 2 Tiền điện THPT Tam Hiệp 11.309.724 11.536.286 3 Tiền nước THPT Tam Hiệp 5.383.950 5.485.261 Tuy còn gặp nhều khó khăn trong công tác tài chính nhưng Trung tâm vẫn cố gắng tiết kiệm nhằm có thu nhập tăng thêm cho CB_NV_GV cuối năm. Cụ thể: Thu nhập tăng thêm năm 2013 và 2014 như sau: TT Nội dung 2013 2014 1 Tăng thu nhập 22.752.000 72.882.000 5. Nội dung thực hiện đề tài. Từ những văn bản đã hướng dẫn, Trung tâm GDTX TP Biên Hoà xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ năm 2014 và đã được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị, có ý kiến tham gia của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nội dung xây dựng cụ thể như sau: 4
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 19/QĐ-TTGDTX Biên Hòa, ngày 28 tháng 02 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2014 GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TP BIÊN HÒA Căn cứ chức năng, quyền hạn của giám đốc được quy định trong Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Quyết định số 3090/QĐ- BND ngày 23 tháng 10 năm 2009 của BND tỉnh Đồng Nai quy định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; Căn cứ Biên bản cuộc họp liên tịch ngày 20 tháng 02 năm 2014 thống nhất ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ; Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2014 của Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Biên Hòa. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Những quy định trước đây của Trung tâm trái với nội dung Quy chế này đều không còn hiệu lực. Điều 3. Các ông, bà phụ trách các bộ phận nghiệp vụ, chuyên môn và toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trung tâm căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./. Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai (báo cáo); - Sở GDĐT Đồng Nai (báo cáo); - Kho bạc Nhà nước TP Biên Hòa (kiểm soát chi); - Chi ủy trung tâm (báo cáo); - BCH Công đoàn cơ sở (phối hợp); - Như Điều 3 (thực hiện); Nguyễn Hữu Trí - Lưu: VT. 5
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành theo Quyết định số 19/QĐ-TTGDTX ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Biên Hòa) CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Căn cứ để xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ: 1. Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; 2. Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực Kế toán Nhà nước; Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 v/v ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; 3. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; 4. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; 5. Căn cứ vào một số Nghị định và thông tư hướng dẫn, các Quyết định có liên quan về lương, phụ cấp, đào tạo bồi dưỡng, công tác phí, hội nghị, khen thưởng …; 6. Công văn số 903 / BND-KT ngày 29/01/2013 của Chủ tịch BND tỉnh Đồng Nai về việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành giáo dục khối tỉnh năm 2012. Theo đó, Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Biên Hòa là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên; 7. Căn cứ vào Quyết định giao dự toán hàng năm của Sở GDĐT tỉnh Đồng Nai; 8. Căn cứ vào tình hình tài chính của Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Biên Hòa bao gồm nguồn từ Ngân sách Nhà nước cấp, nguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu hợp pháp khác. Điều 2. Mục đích xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ: 1. Thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của trung tâm trong việc tổ chức công việc, sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; tăng nguồn thu nhằm từng bước cải thiện thu nhập cho cán bộ, viên chức của trung tâm. - Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính cho Giám đốc. 6
- - Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức của trung tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2. Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước; cơ quan quản lý cấp trên; cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định; - Sử dụng tài sản, tài chính của trung tâm đúng mục đích, có hiệu quả. Điều 3. Nguyên tắc, nội dung xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ: 1. Quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo tính pháp lý, do Giám đốc ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi công khai, dân chủ trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của Công đoàn cơ sở. Quy chế chính thức được thông qua Hội đồng của trung tâm. 2. Quy chế chi tiêu nội bộ được gửi tới Phòng KH-TC Sở GDĐT, tới các thành viên liên tịch để theo dõi, giám sát thực hiện và gửi kho bạc Nhà nước mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi. 3. Nội dung Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, định mức, mức chi thống nhất trong trung tâm, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả. Thực hiện quy chế chi tiêu phải đảm bảo chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định. 4. Các định mức thu chi căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan. Trong quá trình thực hiện sẽ từng bước điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hoạt động của trung tâm trên cơ sở kết luận của Hội nghị Liên tịch. Điều 4. Phạm vi và đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng cho toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Biên Hòa. CHƯƠNG II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ MỤC 1: NGUỒN THU VÀ NỘI DUNG CHI CỦA TRUNG TÂM Điều 5. Nguồn kinh phí của đơn vị bao gồm: 1. Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp: - Kinh phí ngân sách cấp để chi cho hoạt động thường xuyên (theo Quyết định phân bổ kinh phí của Sở Giáo dục và Đào tạo). - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định. - Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tinh giản biên chế theo chế độ. - Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp thẩm quyền giao. - Kinh phí được bổ sung (nếu có). 2. Nguồn thu sự nghiệp: 7
- - Nguồn thu học phí theo Quyết định số 12/2011/QĐ- BND của BND tỉnh Đồng Nai về việc quy định mức thu, sử dụng học phí tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Nguồn thu được để lại từ các hoạt động thu phí. - Các khoản thu từ các hoạt động dịch vụ như: giữ xe, liên kết đào tạo… Điều 6. Nội dung chi: - Chi thường xuyên: chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; chi cho các hoạt động dịch vụ. - Chi không thường xuyên: chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chi đầu tư cơ bản, mua sắm và các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. MỤC 2: CHI THANH TOÁN CÁ NHÂN Điều 7. Quy định định mức các khoản chi: 1. Tiền lương (lương cơ bản, lương tập sự, lương hợp đồng): được chi trả theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, chi từ nguồn ngân sách Nhà nước và 40% trích từ nguồn thu sự nghiệp thực hiện điều chỉnh tăng lương theo quy định. - Chế độ nâng bậc lương thường xuyên hoặc trước thời hạn, căn cứ vào công văn số 777/SGDĐT-TCCB ngày 12/5/2010 của Sở GDĐT Đồng Nai. 2. Tiền phụ cấp theo lương: - Phụ cấp ưu đãi 30% cho giáo viên trực tiếp giảng dạy theo QĐ 244/2005/QĐ- TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ. - Phụ cấp chức vụ: Giám đốc (0,45); Phó Giám đốc (0,35); Tổ trưởng CM (0,25); Bí thư Đoàn Thanh niên (0,25), Phó Bí thư Đoàn Thanh niên (0,25). - Phụ cấp trách nhiệm: người trực tiếp hướng dẫn giáo viên, nhân viên tập sự (0,3), kế toán (0,25); thủ quỹ: (0,1); bảo vệ: (0,1) - Phụ cấp vượt khung: chi trả theo hệ số lương Nhà nước quy định. - Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ. - Phụ cấp làm thêm giờ: Thực hiện theo thông tư 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV- BTC ngày 09/9/2008 V/v hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Số giờ làm thêm trong năm của mỗi cán bộ, viên chức không được vượt quá 200 giờ/năm/người. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên được thanh toán tiền làm thêm giờ nếu được Giám đốc phân công giải quyết công việc những ngày nghỉ, Lễ, Tết theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 và Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung ngày 02 tháng 4 năm 2002. 3. Tiền công: 8
- - Nhân viên hợp đồng (do Sở GDĐT duyệt) thì chi trả lương theo quy định hiện hành ghi trong hợp đồng lao động, nếu trung tâm ký hợp đồng thì trung tâm trả theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động, sau khi thông qua Liên tịch. Thuê giáo viên thỉnh giảng: Chi cho các giáo viên hợp đồng thỉnh giảng dạy các môn thiếu giáo viên. Thanh toán theo số tiết thực dạy với mức chi cụ thể là: 75.000 đồng/tiết Điều 8. Phương án chi trả thu nhập tăng thêm: Theo hiệu quả công tác, căn cứ vào phân loại bình bầu công tác theo thi đua hàng năm và theo trách nhiệm công việc: a) Mức độ hoàn thành công việc: - Loại A: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 100% - Loại B: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 85 % - Loại C: Hoàn thành nhiệm vụ 75 % b) Hệ số trách nhiệm: - Hệ số 1,0: Giám đốc - Hệ số 0,9: Phó Giám đốc, kế toán - Hệ số 0,8: Tổ trưởng CM, Chủ tịch CĐCS, Bí thư Đoàn thanh niên - Hệ số 0,7: giáo viên, nhân viên * Lưu ý: - Sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp mới được chi trả thu nhập tăng thêm, tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định, không quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý. Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ làm cơ sở để tính tổng thu nhập tăng thêm gồm: - Tiền lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). - Tiền lương tăng thêm của người lao động do nâng bậc. - Nguyên tắc chi trả: Người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn. - Tuy nhiên, nếu nguồn kinh phi tiết kiệm hàng năm ít, thì sẽ không trích lập quỹ này. Điều 9. Kinh phí Công đoàn, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tai nạn - Trích nộp kinh phí Công đoàn, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tai nạn theo quy định hiện hành. - Hỗ trợ khám bệnh tổng quát (nếu có) - Hỗ trợ phí bảo vệ thân thể cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trung tâm. MỤC 3: CHI NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN Điều 10. Cách tính tiết tiêu chuẩn: - Chi cho giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi theo công văn số 933/SGDĐT- TCCB ngày 29/5/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai. Tổng số tiết dạy bồi dưỡng học viên giỏi tối đa là 60 tiết/lớp. 9
- - Hội giảng cấp cơ sở: giáo viên dạy một tiết hội giảng cấp cơ sở được quy đổi bằng 03 tiết dạy bình thường (Công văn số 79/2008/QĐ- BND của BND tỉnh Đồng Nai). - Coi kiểm tra học kỳ tập trung: tính tương đương như số tiết dạy trong tuần. Nếu vượt số tiết dạy quy định thì được tính 70.000đ/người/buổi. - Chế độ giảm định mức tiết dạy và quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy theo thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009. - Hỗ trợ cho với nhân viên không có phụ cấp ưu đãi: 500.000 đồng/1 người/1 tháng. - Ngoài số tiết tiêu chuẩn, số tiết dạy còn lại sẽ được thanh toán tiền tăng giờ cho cán bộ, giáo viên và nhân viên theo đúng quy định vào cuối mỗi học kỳ. Điều 11. Chi cho hoạt động nghiệp vụ chuyên môn (Mục 7000): - Chi cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ: báo cáo chuyên đề chuyên môn, chính trị…, hoạt động văn nghệ, TDTT…. trước khi thực hiện phải lập kế hoạch, dự toán kinh phí. Thông qua tổ chuyên môn và được Thủ trưởng duyệt mới thực hiện. - Chi mua sắm đồ dùng dạy học phải lập dự trù kế hoạch khi Thủ trưởng duyệt mới thực hiện. Điều 12. Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng: Thực hiện theo công văn số 1877/SGDĐT-KHTC ngày 15/11/2011 của Sở Giáo dục đào tạo Đồng Nai v/v hướng dẫn chế độ hỗ trợ kinh phí đi học cho CB, CC, VC và hồ sơ thanh toán. - Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn: sẽ được thanh toán tàu xe cho lượt đi và lượt về sau khi kết thúc khóa học, thanh toán tiền học phí và tài liệu. Hỗ trợ tiền ăn và nghỉ với mức khoán: 200.000đ/ 1 người/ 1 đợt. - Đào tạo, bồi dưỡng dài hạn (từ 02 tháng trở lên): sẽ được thanh toán tàu xe cho lượt đi và lượt về sau khi kết thúc khóa học. Hỗ trợ tiền ăn và nghỉ với mức khoán: 300.000 đ/1 người/1 đợt. Riêng tiền học phí, tài liệu, hỗ trợ chi phí ôn thi sau khi thi đậu đầu vào, trợ cấp làm luận văn tốt nghiệp sẽ được thanh toán từ nguồn kinh phí đào tạo của tỉnh. Điều 13. Chi khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên: - Đối với CB-GV-NV: được thưởng theo các danh hiệu được công nhận sau khi kết thúc một năm học theo Quyết định của cấp trên (có thay đổi hàng năm), riêng mức chi hỗ trợ do Giám đốc quyết định. - Đối với học viên: được thưởng theo các danh hiệu được công nhận sau khi kết thúc một năm học. - Các hoạt động phong trào của năm học: thi đua, văn nghệ, thể thao …, được thưởng theo các mức sau: + Tập thể: Giải I. 200.000 đồng ; Giải II. 150.000 đồng; Giải III. 100.000 đồng + Cá nhân: Giải I. 150.000 đồng ; Giải II. 100.000 đồng; Giải III. 70.000 đồng - Thủ trưởng đơn vị sẽ khen thưởng đột xuất cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học, các hoạt động phong trào của trung tâm. 10
- MỤC 4: CHI QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Điều 14. Chế độ nghỉ hàng năm: Chế độ nghỉ phép và các ngày Lễ, Tết hàng năm theo quy định của Nhà nước. - Chế độ thanh toán: tiền tàu xe nghỉ phép năm thực hiện theo công văn số 751/SGDĐT-TCCB ngày 10/5/2010 của Sở GDĐT v/v nghỉ phép hè, phép năm, chỉ thanh toán mỗi năm một lần cho CBVC nghỉ phép để đi thăm người thân bị ốm đau, tai nạn phải điều trị, bị chết (bao gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con), phải có chứng từ điều trị của bệnh viện cấp huyện trở lên. - Phương thức thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt khi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ, bảng kê đính kèm. Điều 15. Chi công tác phí: - Đối với khoản công tác phí cho bộ phận văn thư, kế toán: 300.000 đồng/1 người/1 tháng (theo thông tư số 97/2010 TT-BTC ngày 06/07/2010) - Tiền cước phí, phương tiện tàu xe đi công tác, đi họp, dự hội thảo, tập huấn…: + Thanh toán theo quy định về giá vé, theo biên nhận, hợp đồng thuê phương tiện. + Thanh toán khoán tự túc phương tiện cho mỗi người đi về trong ngày theo định mức 1.500 đồng/1 km x số lượt đi (từ 30 km trở lên) đi công tác trong tỉnh. - Tiền lưu trú: Theo quy định hiện hành. Điều 16. Chi phí hội nghị, hội thảo: Chi theo văn bản hiện hành (công văn số 4074-LS-GDĐT-TC ngày 29/12/2008) Điều 17. Văn phòng phẩm: Căn cứ vào thực tế phát sinh trong năm có chứng từ hợp lệ được Thủ trưởng phê duyệt. Điều 18. Thông tin liên lạc: - Khoán tiền điện thoại di động: Giám đốc: 200.000 đồng/1 tháng; Phó Giám đốc 150.000 đồng/1 tháng; Kế toán 150.000 đồng/ 1 tháng; Thủ quỹ 100.000 đồng/ 1 tháng - Về sách báo, tạp chí thư viện: Hàng quý, kế toán lập kế hoạch đặt báo được Thủ trưởng phê duyệt, thanh toán theo chứng từ hóa đơn hợp lệ. - Các khoản chi khác: Căn cứ vào thực tế phát sinh trong năm có chứng từ hợp lệ được Thủ trưởng phê duyệt. Điều 19. Sử dụng điện, nước, vệ sinh môi trường: Trung tâm thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền rác sử dụng hàng tháng theo hóa đơn. Nghiêm cấm sử dụng điện, nước phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Điều 20. Các khoản chi khác: Chi hỗ trợ các ngày lễ lớn do trung tâm tổ chức gồm: chi cho CB-GV-CNV, tiền trang trí các buổi lễ, chụp hình, trưng bày, cắt dán các khẩu ngữ, băng rôn, áp phích ….. Các nội dung chi chưa được phản ánh ở các mục nêu trên, nếu thực tế có phát sinh mục mới thì Giám đốc sẽ trao đổi với Chủ tịch công đoàn để ấn định mức chi cho phù hợp. Những phát sinh có mức chi thấp, bộ phận tham mưu báo Giám đốc xem xét quyết định. 11
- Chi công tác cập nhật thông tin nhân sự thì chi 400.000đ/tháng Trích phần trăm thu học phí là 3% (được chi như sau : 1% bồi dưỡng những người trực tiếp thu; 2% quản lý) , MỤC 5: CHI MUA SẮM, SỬA CHỮA TÀI SẢN, THIẾT BỊ Điều 21. Khi đơn vị có nhu cầu mua sắm hoặc sửa chữa tài sản cố định, thì các tổ, các bộ phận được giao sử dụng và quản lý phải làm tờ trình đề xuất nội dung cần sửa chữa cho bộ phận quản lý CSVC để lập kế hoạch trình Giám đốc phê duyệt. - Quy trình thủ tục mua sắm, sửa chữa tài sản cố định thực hiện theo quy định của Nhà nước. CHƯƠNG III QUY ĐỊNH TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ Điều 22. Trích lập và sử dụng các quỹ: Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi đã trang trải tất cả các khoản chi phí hoạt động từ các nguồn thu của đơn vị và nguồn ngân sách cấp, số chênh lệch còn lại từ việc tăng thu, tiết kiệm chi sẽ được trích lập quỹ. Việc trích lập các quỹ do Giám đốc quyết định sau khi thống nhất với Chủ tịch công đoàn cơ sở (căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ), cụ thể như sau: 1. Quỹ dự phòng ổn định thu nhập (40%): để đảm bảo thu nhập của người lao động (như chi bổ sung tiền lương cho CB-GV-CNV trong trường hợp Nhà nước có chính sách cải cách tiền lương). - Nếu trong năm nguồn quỹ này không sử dụng thì Giám đốc quyết định chi hỗ trợ cho CB-GV-CNV trong trung tâm. 2. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (25%): để đầu tư, phát triển đơn vị, đầu tư CSVC, mua sắm trang thiết bị; chi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ năng lực công tác của CB-GV-CNV trong đơn vị. - Việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp cho các mục đích nêu trên do Giám đốc quyết định và có thể huy động thêm ở các nguồn khác. 3. Quỹ khen thưởng (15%): Dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân CB, VC và học viên theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp - Trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công, và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm 4. Quỹ phúc lợi (20%): chi hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động tại đơn vị, thăm viếng, hiếu hỉ, trợ cấp khó khăn (kể cả việc nghỉ hưu, mất sức, tinh giản biên chế), tham quan du lịch, chi hỗ trợ các hoạt động đoàn thể, lễ hội và các hoạt động khác. Mức chi phải căn cứ vào yêu cầu thực tế của công việc. - Trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công, và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm CHƯƠNG IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 23. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đề ra. 12
- - Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có thay đổi thì BCH công đoàn cùng với lãnh đạo trung tâm thống nhất điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, hoàn cảnh thực tế của trung tâm hoặc những quy định mới của Nhà nước. Khi sửa đổi bổ sung phải thực hiện theo quy định của Hội nghị Công chức, viên chức hàng năm và được Giám đốc ra quyết định thực hiện./. CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN GIÁM ĐỐC Trần Thị Hoa Sen Nguyễn Hữu Trí III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Việc xây dựng và sử dụng quy chế chi tiêu nội bộ đã giúp hoạt động tài chính của Trung tâm từng bước đi vào ổn định. Cụ thể: 1.Tình hình nhiệm vụ được giao. Khối lượng chất lượng công việc hoàn thành trong năm: Hoàn thành tốt công việc được giao, thu đúng đủ theo quy đinh các khoản thu sự nghiệp, thu phí lệ phí. Đặc biệt là đảm bảo chế độ cho tập thể cán bộ, giáo viên nhân viên Trung tâm Các công việc được thành tốt và đúng thời gian quy định Tập thể cán bộ, công nhân viên Trung tâm chấp hành tốt chế độ và các quy định về tài chính, chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật của nhà nước Các khoản thu đúng theo quy định hiện hành Lập các loại báo cáo hàng tháng và quý đúng thời gian yêu cầu của cấp trên Thực hiện các nhiệm vụ đặc thù của khối giáo dục thường xuyên 2.Về biên chế được giao. Tổng số biên chế: 19 người; hợp đồng 68: 2 người Trong đó: + Ban giám đốc : 03 người (1 GĐ, 2 PGĐ) + Nhân viên : 02 người ( 1 kế toán, 1 thủ quỹ) + Giáo viên : 14 người + Bảo vệ : 01 người + Phục vụ : 01 người Trong 21 người có 02 GV là thạc sỹ, đang học thạc sỹ là 03 GV 3. Về cơ sở vật chất. Do cơ sở vật chất còn thiếu nên phải nhờ sự hỗ trợ của 2 trường là THPT Tam Hiệp và trường TH Võ Thị Sáu để dạy nhằm đáp ứng cho nhu cầu người học trên địa bàn. Dẫn đến kinh phí sử dụng chi cho hoạt động hạn chế. 4. Về kinh phí hoạt động. 13
- Qua 3 năm được thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm Trung tâm đã xây dựng quy chế tiêu nội bộ phù hợp với đặc thù của đơn vị để tăng thu, tiết kiệm để có thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm động viên cán bộ giáo viên nhân viên hoàn thành tốt công tác. Kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí thường xuyên đã xác định chênh lệch thu chi và chi thu nhập tăng thêm cho người lao động theo phương án chi trả được xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Kinh phí Thu nhập bình TT Năm Kinh phí tiết kiệm Số lao động quân/người 1 2012 1.518.830.000 - 21 - 2 2013 1.559.000.000 22.752.000 21 1.083.429 3 2014 1.902.775.000 72.882.000 21 3.470.571 Biểu đồ thể hiện tăng thu nhập qua từng năm như sau: 2,000,000,000 1,800,000,000 1,600,000,000 1,400,000,000 1,200,000,000 1,000,000,000 2012 800,000,000 2013 600,000,000 2014 400,000,000 200,000,000 0 Kinh phí Số tiết kiệm Bình quân được giao TN /tháng Qua biểu đồ thể nguồn kinh phí thu nhập tăng thêm mỗi năm tuy không nhiều nhưng đó là kết quả của tập thể Trung tâm trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí và tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo. IV. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ Xây dựng và sử dụng quy chế chi tiêu nội bộ đã được Trung tâm GDTX TP Biên Hòa xác định là nhiệm vụ cần thiết của công tác tài chính. Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị được công khai minh bạch, dân chủ, tham khảo các đơn vị khác để đưa ra dự thảo và lấy ý kiến rộng rãi trước hội động. 14
- Tuỳ theo điều kiện cần thiết để sửa đổi bổ sung các khoản chi để phù hợp với các văn bản chỉ đạo của cấp trên để đơn vị hoạt động tốt hơn. Quy chế được áp dụng cao, từ đó mà đơn vị đã đạt được những kết quả thể hiện ở mức tiền thu nhập tăng thêm cho mỗi cá nhân hàng năm được tăng dần. Cần tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo việc thực hành chống lãng phí của từng bộ phận, từng cá nhân. Giảm tối đa chi phí tổ chức hội nghị, mua sắm thiết bị văn phòng, công tác phí, hoạt động phong trào. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp, ban ngành tạo điều kiện về cơ sở vật chất để Trung tâm hoạt động hiệu quả hơn. Mở thêm các lớp tập huấn về nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho kế toán. Cần có chế độ đãi ngộ hơn để động viên về mặt tinh thần giúp cho đội ngũ làm văn phòng ( bao gồm: Kế toán, thủ quỹ, bảo vệ , phục vụ….) ở đơn vị giảm bớt khó khăn và đảm bảo đời sống giúp cho nhân viên yên tâm công tác, phục vụ lâu dài và tận tuỵ hơn với công việc. V. KẾT LUẬN. Là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí, thực hhiện tăng thu tiết kiệm chi, thủ trưởng được giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với lao động biên chế và tự chủ về tài chính. Nghị định 43/2006/NĐ – CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ ra đời đã tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập nâng cao tính tự chủ, thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động; tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính, giảm dần sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động của đơn vị. Mỗi đơn vị cần xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc thù của đơn vị mình để thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Thủ trưởng cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm cho mỗi năm tài chính, để tập trung nguồn lực hoàn thành tốt các kế hoạch cần được điều chỉnh bổ sung kịp thời với thực tế có tính khả thi và phát huy hiệu công tác cao nhất. Trong hoạt động quản lý tài chính đơn vị luôn quán triệt việc sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công khai minh bạch tài chính; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi để có thu nhập tăng thêm cho CB – GV – NV trong đơn vị. Sau khi khi xác định và thực hiện chi các khoản lương, các khoản đóng góp, chi hoạt động quản lý, nghiệp vụ chuyên môn…và xác định được số chênh lệch thu lớn hơn chi để trích lập các nguồn quỹ. Trên đây là những kinh nghiệm của tôi về việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo để sáng kiến được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Biên Hòa, ngày 19 tháng 05 năm 2015 15
- Người thực hiện Nguyễn Thị Hồng Nhung 16
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hòa, ngày 19 tháng 5 năm 2015 ––––––––––––––––– PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ TẠI TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HÒA Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ HỒNG NH NG. Chức vụ: NHÂN VIÊN Đơn vị: TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HÒA Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: Kế toán Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2595 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D
50 p | 2696 | 408
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2125 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1175 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 778 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 659 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 572 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 589 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 596 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 436 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 613 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 352 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 297 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 23 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn