A. ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
Dạy đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ <br />
bản đầu tiên đối với học sinh. Trẻ phải học đọc đầu tiên, sau đó các em phải <br />
đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao <br />
tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo hứng <br />
thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và <br />
tinh thần học tập cả đời. Với tư cách là một phân môn của môn Tiếng việt, <br />
Tập đọc có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này đó là hình thành và phát triển <br />
năng lực đọc của học sinh.<br />
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó <br />
là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ <br />
năng bộ phận: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát,trôi chảy), đọc có ý thức <br />
(đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm).<br />
Bốn kĩ năng đọc trên được hình thành trên hai hình thức đọc là đọc <br />
thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời. Chúng được rèn <br />
đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau.<br />
Bên cạnh đó, dạy đọc còn có nhiệm vụ giáo dục lòng ham đọc sách, <br />
hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Đồng <br />
thời dạy đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và <br />
kiến thức văn học cho học sinh.<br />
Trên cơ sở ý nghĩa và nhiệm vụ của dạy học Tập đọc ở Tiểu học, qua <br />
tìm hiểu thực trạng dạy Tập đọc ở lớp 2 tại đơn vị trường Tiểu học Ngọc <br />
Khê 2, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tập đọc ở lớp <br />
2, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm về rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp <br />
2”.<br />
<br />
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:<br />
<br />
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :<br />
1. Vấn đề luyện đọc thành tiếng ở Tiểu học:<br />
1.1: Luyện chính âm: Nhằm nâng cao văn hoá phát âm cho học sinh và <br />
khi thực hiện cần lưu ý không để học sinh phát âm tự nhiên theo giọng địa <br />
phương ở những âm bị xem là mắc lỗi, đồng thời cũng chấp nhận nhiều <br />
chuẩn ở những trường hợp phát âm không xem là lỗi, từ đó không gò ép học <br />
sinh luyện phát âm theo chữ viết một cách không tự nhiên.<br />
1.2: Trọng âm và ngữ điệu:<br />
Trọng âm là độ vang và độ mạnh khi phát ra tiếng, Đó là sự phát âm <br />
một tiếng mạnh hay yếu, kéo dài hay không kéo dài, đường nét thanh điệu rõ <br />
hay không rõ.<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Ngữ điệu: Để tạo ra ngữ điệu, học sinh phải làm chủ các thông số âm <br />
thanh của giọng; tạo ra cường độ bằng cách điều khiển đọc to, nhỏ, nhấn <br />
giọng, lơi giọng; tạo ra tốc độ bằng cách điều khiển độ nhanh, chậm và chỗ <br />
ngắt nghỉ của lời; tạo ra cao độ bằng cách nâng giọng, hạ giọng; tạo ra <br />
trường độ bằng cách kéo dài hay không kéo dài.<br />
2. Vấn đề luyện đọc hiểu ở Tiểu học:<br />
Bản chất của quá trình đọc hiểu văn bản: Dạy đọc hiểu là hình thành <br />
các kĩ năng: kĩ năng nhận diện ngôn ngữ (nhận diện từ mới, từ quan trọng, <br />
nhận ra các câu khó hiểu, câu quan trọng, nhận ra các đoạn ý, nhận ra đề tài <br />
nội dung bài đọc); Kĩ năng làm rõ nghĩa (làm rõ nghĩa từ, nghĩa câu, ý đoạn, ý <br />
chính của bài); Kĩ năng hồi đáp.<br />
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:<br />
1. Nội dung phân môn Tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng việt 2:<br />
1.1: Mục tiêu dạy học Tập đọc lớp 2: <br />
Phát triển các kĩ năng đọc, nghe và nói cho học sinh, cụ thể là:<br />
+ Đọc thành tiếng: Phát âm đúng; ngắt nghỉ hơi hợp lí; cuờng độ đọc <br />
vừa phải (không đọc quá to hay đọc lí nhí); tốc độ vừa phải (không ê a ngắc <br />
ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu khoàng 50 tiếng/1phút.<br />
+ Đọc thầm và hiểu nội dung: Biết đọc không thành tiếng, không mấp <br />
máy môi; hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); nắm <br />
được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã đọc.<br />
+ Nghe: Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài; <br />
Nghe hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô; Nghe hiểu và có khả năng <br />
nhận xét ý kiến của bạn.<br />
+ Nói: Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc; <br />
biết cách trả lời các câu hỏi về bài đọc.<br />
Trau dồi vốn tiếng Việt , vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu <br />
biết của học sinh về cuốc sống, cụ thể:<br />
+ Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt.<br />
+ Bỗi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, <br />
hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập cho bản thân <br />
(như khi khai lí lịch đơn giản, đọc thời khoá biểu, tra và lập mục lục sách, <br />
nhận và gọi điện thoại,..)<br />
+ Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán <br />
đoán,..)<br />
Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình yêu <br />
cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống; hứng thú đọc <br />
sách và yêu thích tiếng Việt; cụ thể: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, <br />
biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu trường lớp; đoàn <br />
kết, giúp đỡ,...<br />
Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu.<br />
<br />
2<br />
Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong sách giáo khoa, hình <br />
thành lòng ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản, văn học, cảm thụ <br />
vẻ đẹp của tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt.<br />
1.2: Nội dung dạy học Tập đọc lớp 2: <br />
* Số bài, thời lượng học: Trung bình, một tuần, học sinh được học 3 bài tập <br />
đọc, trong đó một bài học trong 2 tiết, hai bài còn lại học trong 1 tiết; Như <br />
vậy, tính cả năm, học sinh được học 93 bài tập đọc với 124 tiết. Nhưng theo <br />
Chuẩn kiến thức và kĩ năng: Trung bình, một tuần, học sinh chỉ học 2 bài tập <br />
đọc, trong đó một bài học trong 2 tiết, một bài học trong 1 tiết; bài còn lại <br />
giáo viên có kế hoạch cho các em luyện đọc thêm trong các buổi học chiều.<br />
* Các loại bài tập đọc theo sách giáo khoa: <br />
a) Xét theo thể loại văn bản:<br />
+ Có 60 bài tập đọc là văn bản văn học, gồm 45 bài văn xuôi và 15 bài <br />
thơ trong đó có một số văn bản văn học nước ngoài. Trung bình, trong mỗi <br />
chủ điểm/2tuần, riêng chủ điểm Nhân dân học trong 3 tuần, trong đó có <br />
truyện vui (học kì I) và một truyện ngụ ngôn (học kì II). Những câu truyện <br />
này vừa để giải trí, vừa có tác dụng rèn luyện tư duy và phong cách sống vui <br />
tươi, lạc quan cho các em. <br />
+ Các văn bản khác có 33 bài (không có văn bản dịch của nước ngoài) <br />
bao gồm văn bản khoa học, báo chí hành chính (tự thuật, thời khoá biểu, thời <br />
gian biểu, mục lục sách,...). Thông qua những văn bản này, sách giáo khoa <br />
cung cấp cho các em một số kiến thức và kĩ năng cần thiết trong đời sống, <br />
bước đầu xác lập mối liên hệ giữa học với hành, giữa nhà trường với xã hội. <br />
b) Xét theo thời lượng dạy:<br />
Có 31 bài tập đọc được dạy trong 2 tiết và 31 bài dạy trong 1tiết. <br />
Những bài dạy trong 2 tiết đều là truyện kể, đóng vai trò chính trong mỗi chủ <br />
điểm. Sau khi học các bài tập đọc này, học sinh còn có 1 tiết kể lại nội dung <br />
truyện hoặc tập phân vai, dựng lại câu truyện theo kiểu hoạt cảnh (tiết Kể <br />
chuyện), và viết chính tả một đoạn trích hay đoạn tóm tắt nội dung truyện <br />
(tiết Chính tả).<br />
2. Thực trạng Dạy Học Tập đọc lớp 2:<br />
2.1: Đối với học sinh:<br />
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh lớp 2 còn nhỏ (mới qua lớp <br />
1) sự tự giác trong học tập chưa cao, việc học của các em là học cho thầy, <br />
cho cô, học cho bố cho mẹ; một số học sinh trình độ đọc chưa đạt (chưa rành <br />
mạch, còn ấp úng, ngân nga, nhát gừng, chưa thật thông hiểu văn bản); một <br />
số học sinh còn có thói quen đọc thiếu ý thức (đồng thanh nhiều).<br />
Do ảnh hưởng cách phát âm của phương ngữ tại địa phương thường <br />
mắc lỗi như: <br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
+ Phát âm không chuẩn xác một số phụ âm đầu: tr/ch; s/x; <br />
th/s(thêm/sêm; thứ/sứ)<br />
+ Đọc và dùng từ địa phương: ong/ông (chong/chông; con ong/con ông); <br />
uô/ ui (Quả chuối/ quả chúi); ưu / iu (quả lựu /quả lịu)<br />
+ Không phân biệt được thanh hỏi/ thanh ngã.<br />
Một số học sinh trong lớp là con gia đình gặp khó khăn về kinh tế, <br />
hạn chế về trình độ văn hoá. Dẫn đến sự quan tâm chăm sóc của phụ huynh <br />
đối với con cái còn hạn chế; khó khăn trong việc phát huy tính tự giác luyện <br />
đọc ở nhà đồng thời các em chưa có thói quen đọc thêm sách báo ở nhà.<br />
Đại đa số các em là con em dân tộc vì thế về mặt ngôn ngữ tiếng việt <br />
của các em là ngôn ngữ hai.<br />
Về tác động ngoại cảnh: Cuộc sống của các em đôi khi ngoài thời <br />
gian ở trường, ở nhà ra; các em còn có thể tiếp xúc với những người xung <br />
quanh, có khi là phim, ảnh, tivi, đèn chiếu ngoài sự kiểm soát của thầy cô, gia <br />
đình. Việc này cũng có thể làm xáo trộn tinh thần học tập của các em.<br />
* Kết quả, hiệu quả của thực trạng rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2:<br />
Từ những thực trạng trên cho thấy kết quả chất lượng thực tế trước <br />
khi nhận lớp 2 (cả hai năm học) tỷ lệ học sinh đọc còn kém, đọc ê a, ngắc <br />
ngứ, còn đánh vần cao, học sinh đọc tốt chưa có em nào.<br />
Cụ thể: Lớp 2B, Năm học 2013 – 1014<br />
Lớp 2A2, Năm học 2014 – 1015( là lớp đại trà)<br />
Thời gian khảo sát: KSCL đầu năm<br />
Đọc rõ ràng, Đọc ê a,<br />
Đọc hay Đọc đúng<br />
lưu loát ngắc ngứ<br />
Sĩ số<br />
Lớp T<br />
SL TL SL TL SL TL<br />
L<br />
Lớp 2B <br />
20 0 0 2 10 12 60 6 30<br />
20142015<br />
Lớp 2A2 <br />
32 0 0 0 0 19 59,4 13 40,6<br />
20142015<br />
<br />
2.2: Thực trạng đối với giáo viên: <br />
Giáo viên chưa nắm chắc cơ sở lí luận của việc dạy học Tập đọc <br />
như: Giáo viên phát âm chưa chuẩn, còn dư âm địa phương (như: âm tr/ch; <br />
s/x,.. chẳng hạn) dẫn đến kĩ năng đọc mẫu hạn chế; Giáo viên chưa nắm <br />
được các thể lại bài trong chương trình sách giáo khoa; chưa phân biệt được <br />
loại bài Tập đọc và loại bài Tập đọc Học thuộc lòng mà chỉ thấy khác là ở <br />
các lớp đầu cấp là đọc đồng thanh còn lớp cuối cấp là không đọc đồng thanh <br />
chứ không hiểu được rằng tiết Tập đọc là luyện đọc cá nhân, còn tiết Tập <br />
đọc Học thuộc lòng là vừa phải luyện đọc vừa kết hợp rèn trí nhớ.<br />
<br />
4<br />
Giáo viên vận dụng chưa linh hoạt các phương pháp trong giờ dạy <br />
Tập đọc. Kĩ năng đặt câu hỏi, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài còn hạn chế.<br />
Trong giờ Tập đọc giáo viên thường phân bố thời gian chưa hợp lý và <br />
dễ sa nặng vào phần tìm hiểu bài, thấy giảng chưa đủ học sinh chưa hiểu. Có <br />
những phần dạy quá sâu hoặc dông dài, không cần thiết, có phần lại hời hợt <br />
chưa đủ độ cần của bài giảng. Không còn thời gian để học sinh luyện đọc, <br />
không sửa được lỗi phát âm sai chủ yếu cho học sinh, bỏ qua đi đối tượng <br />
học sinh đọc chưa đạt yêu cầu vì các em đọc ngắc ngứ, trả lời lâu làm mất <br />
nhiều thời gian. Vì những lí do trên, dẫn đến hiệu quả giờ học không cao. <br />
Đôi khi giáo viên còn dập khuôn, máy móc, nặng về các bước lên lớp, <br />
chưa linh hoạt. Vì vậy tiết Tập đọc cứng nhắc, chưa khuyến khích được các <br />
em, chưa phát huy hết tiềm năng ở mỗi cá nhân học sinh . Chưa khuyến khích <br />
các em đọc thêm sách báo ở nhà.<br />
Với tình hình và thực tế như vậy tôi đã đưa ra các giải pháp nhằm rèn <br />
kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 như sau:<br />
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO <br />
HỌC SINH LỚP 2:<br />
1, Giải pháp 1: Chuẩn bị tốt các công việc trước giờ lên lớp dạy học <br />
Tập đọc cho học sinh lớp 2:<br />
1.1: Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa; các tài liệu dạy học:<br />
Nghiên cứu chương trình tổng thể và các bài tập đọc của sách giáo <br />
khoa Tiếng Việt 2. Công việc này đòi hỏi chúng ta phải nắm được mục tiêu <br />
dạy Tiếng Việt 2 và phân môn Tập đọc; nắm được cấu trúc tổng thể và đặc <br />
điểm cấu trúc chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt 2 mà mình đang dạy. <br />
Nắm được nội dung dạy học một cách chắc chắn và có hệ thống, xác định <br />
được vị trí của bài Tập đọc sẽ dạy trong chương trình.<br />
Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu dạy học có liên quan đến bài <br />
Tập đọc sẽ dạy; đọc kĩ văn bản bài tập đọc trong sách giáo khoa; nghiên cứu <br />
nội dung hướng dẫn đọc, hệ thống nội dung bài tập của sách giáo khoa và tài <br />
liệu tham khảo.<br />
1.2: Xác định mục tiêu, nội dung dạy học của giờ Tập đọc: Chúng ta cần trả <br />
lời được các câu hỏi:<br />
Học sinh cần đọc bài Tập đọc trong thời gian bao lâu?<br />
Những từ ngữ, câu nào học sinh cần luyện đọc thành tiếng?<br />
Toàn bài cần đọc với giọng điệu chung như thế nào?<br />
Những từ ngữ, câu nào cần dạy nghĩa và dạy nghĩa chúng ra sao?<br />
Nội dung chính của bài Tập đọc là gì?<br />
Học sinh được giáo dục điều gì sau khi học bài Tập đọc?<br />
1.3: Nắm vững phương pháp dạy học Tập đọc:<br />
Xác định phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp.<br />
Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học.<br />
<br />
5<br />
Dự kiến thời gian cho từng hoạt động dạy học.<br />
Xây dựng hệ thống nhiệm vụ, soạn thảo, lựa chọn các câu hỏi, bài <br />
tập phù hợp.<br />
Dự kiến tình huống dạy học và điều chỉnh câu hỏi, bài tập.<br />
1.4: Chuẩn bị về việc đọc mẫu bài tập đọc định dạy: <br />
Để giúp các em đọc tốt, việc đọc mẫu đóng vai trò hết sức quan trọng <br />
trong việc rèn đọc cho học sinh; Việc phát âm đúng, phát âm chuẩn; Việc đọc <br />
hay (đọc diễn cảm) sẽ giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài <br />
Tập đọc. Trong quá trình đọc mẫu, giáo viên ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, dùng <br />
ngữ điệu, nhấn giọng, hạ giọng, lên giọng… để làm nổi bật ý nghĩa và tình <br />
cảm của tác giả đã gửi gắm vào bài đọc đó. Từ đó giúp học sinh thấy sôi nổi, <br />
hào hứng tham gia vào việc tìm hiểu, khám phá bài Tập đọc hơn và học sinh <br />
có ý thức đọc diễn cảm tốt hơn.<br />
1.5: Chuẩn bị về việc nhận xét, đánh giá học sinh sau khi đọc: <br />
Tiếp thu và nghiên cứu kĩ Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT ngày 28 <br />
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh <br />
giá học sinh Tiểu học và được áp dụng kể từ ngày 15/10/2014 cho năm học <br />
này thay cho Thông tư số 32/2009/TT BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 <br />
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá <br />
và xếp loại học sinh Tiểu học. Với TT30 việc Đánh giá học sinh bằng nhận <br />
xét coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học <br />
tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng, đảm bảo <br />
kịp thời, công bằng, khách quan; không ghi điểm số không gây áp lực, sẽ gây <br />
được hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh không cảm thấy ngại học sẽ <br />
giúp cho phương pháp dạy học theo hướng đổi mới tích cực hoá hiệu quả <br />
hơn. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học.<br />
Sau khi học sinh đọc bài xong, giáo viên phải có lời nhận xét. Kết quả <br />
của quá trình rèn đọc cho học sinh còn phụ thuộc vào lời nhận xét mà giáo <br />
viên để lại trong các em sau khi đọc. Vì vậy, lời nhận xét của giáo viên không <br />
thể là tuỳ tiện mà lời nhận xét của giáo viên cần phải có động lực, thúc đẩy <br />
em học sinh đó biết cố gắng vươn lên trong các lần đọc sau. Việc này quả là <br />
không đơn giản, nếu lời nhận xét mà thoái quá thì các em có thể mãn nguyện <br />
sẽ không cố gắng nữa, nếu lời nhận xét mà khắt khe thì các em dễ chán nản, <br />
dẫn đến tiêu cực. Vì vậy, trước khi đưa ra lời nhận xét, giáo viên cần phải <br />
cân nhắc kĩ lưỡng, tuỳ vào sự cố gắng của các em, tuỳ vào cá tính của mỗi <br />
học sinh đồng thời lời nhận xét trước và sau quá trình đọc của các em phải có <br />
sự liên kết,...<br />
2. Giải pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh và công tác xã hội hoá <br />
giáo dục:<br />
Cần phải gần gủi học sinh nắm bắt từng đối tượng về đặc điểm tâm <br />
lí về hoàn cảnh gia đình.<br />
<br />
6<br />
Khảo sát chất lượng học sinh ngay đầu năm học để phân loại đối <br />
tượng học sinh và phân làm nhiều nhóm nhỏ, sao cho mức chênh lệch trong <br />
nhóm về khả năng, về năng lực là tương đương.<br />
Đầu năm tôi tổ chức họp phụ huynh, gặp gỡ phụ huynh trao đổi phối <br />
hợp giáo dục:<br />
+ Hướng dẫn cách học ở nhà: giờ học, giờ chơi hợp lí để các em học <br />
đủ, chơi khoẻ có ích;<br />
+ Hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng để tăng <br />
cường sức khoẻ, thể lực cho các em nhất là những em hiện đang thiếu cân; vì <br />
có sức khoẻ, có thể lực thì các em mới có thể học được, tiếp thu bài được. <br />
Quan tâm, đôn đốc nhắc nhở học sinh thường xuyên học tập trong đó <br />
có phân môn Tập đọc.<br />
Có kế hoạch theo dõi sự tiến bộ, tồn tại hàng tuần, hàng tháng của <br />
từng cá nhân học sinh để kịp thời có biện pháp phù hợp với từng đối tượng.<br />
Phối hợp với nhà trường, với tổ chuyên môn, thường xuyên báo cáo <br />
về sự chuyển biến của học sinh để có kế hoạch chỉ đạo và sự giúp đỡ về cả <br />
phương pháp dạy học và thời lượng.<br />
Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh để phản hồi và nhận sự <br />
hỗ trợ của gia đình học sinh về việc học tập, rèn luyện nói chung.<br />
Liên kết với thôn, phố,.. địa phương, các ban ngành liên quan để nhận <br />
sự <br />
hỗ trợ giáo dục. <br />
3, Giải pháp 3: Luyện đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2:<br />
Căn cứ theo nhóm đối tượng học sinh tôi đã phân loại để áp dụng <br />
các hình thức luyện đọc cũng như bố trí thời gian đọc hợp lí cho từng đối <br />
tượng học sinh; đối với những em đọc chưa đạt yêu cầu cần thời gian luyên <br />
đọc nhiều hơn, đọc nhiều lần hơn; đối với những em đọc đạt yêu cầu cần <br />
luyện đọc để đọc lưu loát tiến tới đọc diễn cảm.<br />
Muốn học sinh đọc tốt, trước hết cần rèn cho học sinh đọc đúng, phát <br />
âm đúng, rõ ràng. Tôi thấy học sinh chủ yếu là phát âm sai: (nguyên nhân là do <br />
thói quen địa phương):<br />
+ Phụ âm đầu tr/ch; r/d; s/x;th/s <br />
+ Vần: ong/ ông; uô/ ui; ươ / ưu <br />
+ Không phân biệt được thanh hỏi/ thanh ngã.<br />
Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã tiến hành như sau:<br />
Điều tra phân loại lỗi ngay từ đầu năm cho từng em, từng nhóm để có <br />
kế hoạch uốn nắn.<br />
+ Lỗi phát âm sai tr/ch; r/d là lỗi phổ viến đối với các đối tượng học <br />
sinh ở phố, thị trấn,<br />
+ Lỗi phát âm sai th/s; ong/ ông; uô/ ui; ươ / ưu là lỗi phổ viến đối <br />
với các đối tượng học sinh ở trong nông thôn và con em dân tộc.<br />
<br />
7<br />
+ Lỗi phát âm sai s/x; Không phân biệt được thanh hỏi/ thanh ngã là lỗi <br />
phổ viến đối với tất cả các đối tượng học sinh. <br />
Khi hướng dẫn phát âm đúng, tôi phân tích cho các em thấy sự khác <br />
biệt của phát âm đúng với phát âm sai mà các em mắc phải. Bằng cách dùng <br />
trực giác nghe, nhìn để hướng dẫn cho các em nghe, nhìn khuôn miệng của cô <br />
giáo đọc âm, đọc vần để học sinh theo đọc mẫu.<br />
Ví dụ: <br />
Âm S : Uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng <br />
thanh. <br />
Âm X: Khe hẹp giữa đầu lưỡi và rănglợi, hơi thoát ra xát nhẹ, không có <br />
tiếng thanh. <br />
Đối với học sinh đọc đánh vần là nhóm những học sinh đọc còn ê a <br />
ngắc ngứ; cũng do các em chưa nhớ hết được âm, được vần nên các em mới <br />
đọc chậm, đọc ê a ngắc ngứ; vì vậy cần phải cho các em đọc đánh vần để <br />
các em được cơ hội nắm bắt âm, vần thuần thục thì các em mới có thể đọc <br />
trơn lưu loát được. Tuy nhiên thời gian luyên đọc đánh vần của số học sinh <br />
này không thể kéo dài chỉ cho phép trong một thời gian nhất định.<br />
Để giúp số học sinh này đuổi kịp bạn tôi lên kế hoạch tăng thêm <br />
thời lượng: Đối với học sinh đại trà ngoài các buổi học chính ra được <br />
học tăng thêm 2 buổi/tuần là chiều thứ hai và chiều thứ tư, theo lịch <br />
của Chuyên môn nhà trường còn đối với học sinh đọc ê a ngắc ngứ, <br />
đọc còn chậm tôi lập kế hoạch đề xuất với nhà trường; được sự bàn bạc <br />
của tổ chuyên môn và sự chỉ đạo của nhà trường tôi tổ chức cho số học <br />
sinh này học tăng thêm một buổi chiều là 3 buổi chiều/tuần vào các chiều <br />
thứ hai, chiều thứ tư và chiều thứ năm hàng tuần). Đồng thời với việc <br />
yêu cầu các em luyện đọc; tôi luôn động viên, khuyến khích sự cố gắng <br />
của các em, luôn quan tâm để phát hiện điểm yếu đối với từng đối tượng <br />
để có kế hoạch giúp đỡ. Như em Phạm Thị Ngọc, hoàn cảnh của em rất <br />
thiệt thòi, bố ham rượu chè, mẹ thì một tay vừa nuôi 3 con ăn học và một <br />
mẹ già nên không những thiếu hụt việc chăm lo cho con học hành mà còn <br />
thiếu cả về mặt chế độ dinh dưỡng cho con; Em Phạm Thị Kim Huế <br />
không có bố, sức khoẻ mẹ thì không bình thường, đời sống của 3 mẹ con <br />
em đều phụ thuộc ở bà ngoại. Hoàn cảnh 2 em học sinh trên là một ví dụ. <br />
Những đối tượng học sinh như trên, tôi luôn chia sẻ những lời động viên và <br />
hướng dẫn các em cách khắc phục, cách tự học ở nhà cũng như ở lớp. Gặp <br />
phụ huynh trao đổi động viên họ vượt khó để quan tâm đến các cháu nhiều <br />
hơn.<br />
Qua quá trình luyện đọc cho các em, tuy là các em có chậm, yếu <br />
hơn các bạn nhưng được luyện đọc nhiều, được sự chăm sóc của cô, của <br />
nhà trường, của các bậc phụ huynh sự tiến bộ của các em cũng đã động <br />
<br />
<br />
8<br />
viên tôi rất nhiều. Quả là “Có công mài sắt có ngày nên kim”, chỉ trong thời <br />
gian 2 tháng 8 tuần học đầu năm tôi đã cắt rốn được số học sinh còn đọc <br />
vần, và số lượng nhóm đối tượng học sinh tôi phân chia hồi đầu năm cũng <br />
giảm dần. <br />
Rèn đọc thành tiếng : Cần rèn cho các em phát âm đúng, rõ ràng, đọc <br />
đúng và đọc trôi chảy. Khi tập đọc lưu ý những dấu thanh mà các em hay bỏ <br />
quên hoặc đọc sai. Đọc rõ từng tiếng, không được kéo dài liền tiếng này sang <br />
tiếng khác. Rèn học sinh biết ngừng, nghỉ đúng chỗ, biết phân biệt câu thơ, <br />
dòng thơ. Đối với câu văn dài, hướng dẫn học sinh biết đọc thành từng cụm <br />
từ, biết giữ hơi để khỏi phải bị ngắt quãng giữa các âm tiết; Phần này tôi đã <br />
hướng dẫn học sinh như sau: Dùng dấu gạch chéo đánh dấu chỗ nghỉ hơi (//), <br />
chỗ ngừng, chỗ ngắt nhịp (/) và gạch dưới từ cần nhấn giọng trong đoạn văn, <br />
đoạn thơ; Hay ra bài tập yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ, câu chứa nhiều <br />
tiếng dễ phát âm sai và đọc lại.<br />
Ví dụ : Hướng dẫn học sinh đúng, biết ngừng, nghỉ đúng chỗ, đọc diễn <br />
cảm các câu văn; đoạn thơ sau:<br />
Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá ! // Thật đáng khen ! //<br />
Các em hãy lắng nghe và cho cô biết / mẫu giấy đang nói gì nhé ! //<br />
Các bạn ơi ! // Hãy bỏ tôi vào sọt rác ! //<br />
(Bài Mẫu giấy vụn, Tiếng Việt 2 Tập 1)<br />
Bê Vàng đi tìm cỏ /<br />
Lang thang / quên đường về /<br />
Dê trắng thương bạn quá<br />
Chạy khắp nẻo / tìm Bê /<br />
Đến bây giờ Dê Trắng /<br />
Vẫn gọi hoài: / “Bê ! // Bê !” //<br />
(Bài Gọi bạn, Tiếng Việt 2 Tập 1)<br />
Hướng dẫn học sinh đọc thầm: <br />
Trước hết phải cho học sinh biết được đọc như thế nào được gọi là <br />
đọc <br />
thầm: Đọc thầm là đọc không thành tiếng, đọc bằng mắt.<br />
Các đọc hình thức thầm: Cả lớp đọc thầm, đọc thầm theo bạn hoặc <br />
theo cô; có thể đọc thầm để làm theo yêu cầu của cô giáo: Đọc thầm để tìm <br />
tiếng, từ khó đọc trong đoạn, trong bài ; hay tìm trong bài có những nhân vật <br />
nào?... Đọc thầm giúp các em chuẩn bị tốt cho khâu đọc thành tiếng, tìm hiểu <br />
bài và nắm bắt nội dung bài học tốt hơn. Vì vậy, bước đọc thầm trong ti ết <br />
Tập đọc rất quan trọng. Không những thế mà việc làm này còn hình thành kỹ <br />
năng, kỹ xảo đọc thầm cho học sinh và kỹ năng này sẽ theo các em trong suốt <br />
cuộc đời.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Đối với học sinh lớp 2, đọc thầm khó hơn đọc thành tiếng do các em <br />
chưa có sức tập trung cao để theo dõi bài đọc. Thường các em dễ bỏ d ở giữa <br />
chừng hay bị sót dòng.<br />
Để hướng dẫn học sinh đọc thầm đạt kết quả, khi dạy tôi yêu cầu học <br />
sinh tập trung vào bài. Đọc thầm theo bạn để biết được bạn đã đọc đến đâu, <br />
hoặc đặt câu hỏi để tìm tiếng, từ khó đọc trong đoạn, trong bài; hay tìm trong <br />
bài có những nhân vật nào?... Có như vậy các em mới chú ý và tập trung trong <br />
khi đọc thầm và kích thích tinh thần học tập của học sinh.<br />
Ví dụ 1: Bài “Mẹ hiền” Trang 63, Tiếng việt 2 tập I.<br />
Tôi yêu cầu học sinh đọc thầm để tìm trong bài có những nhân vật nào? <br />
(Minh, Nam; bác bảo vệ; cô giáo, và các bạn cùng lớp Nam và Minh).<br />
Ví dụ 2: Em hãy đọc thầm các câu sau và tìm những từ ngữ, câu chứa <br />
nhiều tiếng dễ phát âm sai và đọc lại:<br />
Lúc này, Mai cứ loay hoay mãi với cái hộp đựng bút. Em mở ra đóng <br />
lại... Cuối cùng em lấy bút đưa cho Lan<br />
Các từ khó đọc: loay hoay, mãi, mở, ra.<br />
(Bài Chiếc bút mực, Tiếng Việt 2 Tập 1)<br />
Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng:<br />
Nếu bài Tập đọc có yêu cầu Học thuộc lòng, giáo viên cần chú ý cho <br />
học sinh luyện đọc kĩ hơn (bước đầu diễn cảm); có thể ghi một số từ ngữ <br />
làm “điểm tựa” để các em tự nhớ và đọc thuộc, sau đó, xoá dần hết “từ điểm <br />
tựa” để học sinh tự nhớ và học thuộc toàn bộ; ho ặc tổ chức cuộc thi hay trò <br />
chơi luyện học thuộc lòng để giờ học nhẹ nhàng, gây hứng thú cho các em.<br />
Để luyện Học thuộc lòng: Đối với những tiết có yêu cầu học thuộc <br />
lòng (cũng như phần Luyện đọc lại ở tiết Tập đọc không có yêu cầu Học <br />
thuộc lòng) thì khâu luyện học thuộc lòng được thực hiện sau khi học sinh đã <br />
nắm được nội dung bài đọc (nhưng: đầu giờ học giáo viên cần lưu ý cho học <br />
sinh để các em có ý thức ghi nhớ bài trong quá trình tiết học) và đư ợc tiến <br />
hành theo các bước sau:<br />
+ Giáo viên đọc mẫu.<br />
+ Giáo viên lưu ý cho học sinh về giọng điệu của từng nhân vật hoặc của <br />
toàn bộ bài đọc, hay đoạn đọc.<br />
+ Giáo viên tổ chức học sinh thi đọc cá nhân và uốn nắn cách đọc cho học <br />
sinh.<br />
(Khâu này là luyện cho học sinh đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, <br />
đúng mức, nếu có học sinh khá, giáo viên có thể giúp học sinh bước đầu rèn <br />
đọc <br />
diễn cảm).<br />
+ Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng: Bước luyện đọc này là rèn trí <br />
nhớ cho các em và được tiến hành như đã nêu trên. <br />
Luyện đọc bằng phương pháp tổ chức các trò chơi.<br />
<br />
10<br />
Để hỗ trợ cho việc rèn đọc tôi còn sử dụng phương pháp trò chơi luyện <br />
đọc. Tổ chức các trò chơi đơn giản, không mất nhiều thời gian, không cần <br />
chuẩn bị công phu. Trò chơi luyện đọc tạo không khí vui tươi, h ồn nhiên, tiết <br />
học nhẹ nhàng. Các em tham gia trò chơi sẽ phát tri ển trí thông minh, khả <br />
năng sáng tạo để đáp ứng yêu cầu giao tiếp hằng ngày và phục vụ cho việc <br />
học tập tốt. Các em tham gia trò chơi còn rèn tinh thần tập thể và sự hỗ trợ <br />
lẫn nhau trong học tập, như vậy trò chơi học tập không những trau dồi kiến <br />
thức mà còn rèn những kĩ năng sống cần thiết cho các em. Nên giáo viên có <br />
thể lồng ghép hoạt động trò chơi vào trong tiết học, bằng các hình thức: Thi <br />
đọc to, đọc rõ ràng; hay thi đọc nhanh, thi đọc tiếp sức,...<br />
Cách tổ chức trò chơi: Có nhiều hình thức tổ chức trò chơi luyện đọc. <br />
Thời gian tổ chức trò chơi có thể là 3’ hoặc 5’; 15’;... Giáo viên có thể lựa <br />
chọn loại trò chơi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu bài học và quỹ thời <br />
gian cho phép của tiết học.<br />
Ví dụ: Trò chơi “Ai nhập vai tốt” (thời gian 5’)<br />
Sau khi học xong bài Tập đọc “Mẫu giấy vụn” Trang 49, Tiếng Việt 2 <br />
Tập I. Cuối tiết học tôi tổ chức trò chơi như sau: <br />
Yêu cầu: Đọc thầm đoạn 4 của bài và thể hiện vai bạn gái trong bài.<br />
“Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẫu giấy, nhặt lên rồi mang <br />
bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:<br />
Em có nghe thấy ạ. Mẫu giấy bảo: “Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi và sọt <br />
rác!”<br />
Với trò chơi này, Tôi đã phát huy được cho học sinh các kĩ năng: đọc <br />
thầm, rèn trí nhớ, đọc diễn cảm, nói lưu loát,... mạnh dạn, tự tin,...<br />
4.Giải pháp 4: Luyện đọc hiểu cho học sinh lớp 2:<br />
Ai cũng đã biết, nếu muốn hiểu bài thì phải đọc thông văn bản và <br />
ngược lại muốn đọc tốt văn bản thì cần phải hiểu nội dung. Khi các em đã <br />
nắm được nội dung bài, hiểu được tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài <br />
đọc, thì khi đọc học sinh mới có thể thể hiện được tình cảm đó qua bài đọc. <br />
Biết vậy, nhưng với trình độ học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 <br />
nói riêng để các em nắm được nội dung bài học trong một tiết dạy thời gian <br />
(40’) cả luyện đọc cả tìm hiểu bài quả là không đơn giản. Vì vậy, qua quá <br />
trình dạy học “nói về môn Tập đọc” tôi rất trăn trở và đã hướng dẫn học sinh <br />
tìm hiểu bài qua các khâu như sau:<br />
4.1: Tìm hiểu bài:<br />
Việc tìm hiểu bài đóng vai trò rất quan trọng trong việc đọc hay, đọc <br />
diễn cảm đối với các em. Tuy nhiên việc này không cho phép nhiều thời gian <br />
vì thế sẽ làm mất đi thời gian luyện đọc, nếu làm sơ sài cho qua để lấy thời <br />
gian luyện đọc thì các em chưa hiểu nội dung bài việc luyện đọc nâng cao sẽ <br />
không hiệu quả. Vì thế người giáo viên cần phải làm tốt cả hai (tìm hiểu bài <br />
và luyện đọc) muốn vậy, khi chuẩn bị bài, người dạy phải nắm vững nội <br />
<br />
11<br />
dung bài Tập đọc, dựa trên hệ thống câu hỏi trong bài để có thể cải tiến các <br />
câu hỏi khó thành các câu hỏi nhỏ, học sinh hiểu, dễ trả lời mà vẫn đảm bảo <br />
nội dung bài tập đọc.<br />
Ví dụ: Bài Người thầy cũ – Trang 56, Tiếng Việt 2 Tập 1:<br />
CH1, trong bài tập đọc là: Bố Dũng đến trường làm gì?<br />
Tôi yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1 của bài và đưa ra câu hỏi thay thế <br />
như sau:<br />
CH1: Chú bộ đội nói đến trong bài là ai và người đó đến trường làm <br />
gì?<br />
Mỗi một câu hỏi, giáo viên cần chỉ dẫn cho học sinh đọc đoạn nào <br />
trong bài để trả lời, đồng thời trong tiết học, mỗi khi gọi bạn đọc giáo viên <br />
cần yêu cầu cả lớp đọc thầm theo bạn. Như vậy, trong ti ết học em nào cũng <br />
đã được đọc bài nhiều lần kể cả số lần đọc thành tiếng và số lần đọc thầm, <br />
điều đó không những vừa giúp các em dễ dàng trả lời câu hỏi cho nội dung <br />
bài mà còn giúp các em được luyện đọc nhiều lần.<br />
4.2: Giải nghĩa từ:<br />
Đối với các từ ngữ khó cần giải thích, giáo viên giải thích một cách tự <br />
nhiên, không nên rập khuôn nguyên tắc. Có thể gợi mở, dẫn dắt các em tự <br />
phát hiện, hoặc đưa ra các từ gần nghĩa hay trái nghĩa, cũng có thể đưa ra <br />
những hành động gần gủi trong cuộc sống thường ngày,... Tóm lại tuỳ theo <br />
từng từ mà chọn cách giải nghĩa thích hợp.<br />
Ví dụ: Bài Bím tóc đuôi sam Tiếng Việt 2 Tập 1. Có từ "tết": (tóc <br />
được đan, kết nhiều sợi thành dài). Giáo viên có thể thông qua việc mô tả làm <br />
mẫu bằng thực tế lấy tóc của mình để học sinh quan sát. <br />
4.3: Rèn đọc giúp học sinh cảm thụ văn học:<br />
Tuy là học sinh lớp 2, trình độ ngôn ngữ tiếng Việt còn non nhưng <br />
chúng ta không nên xem nhẹ việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho <br />
học sinh. Nếu học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt thì các em sẽ thấy <br />
được sự phong phú, trong sáng của Tiếng Việt, cảm nhận được cái hay, cái <br />
đẹp trong thơ văn và phục vụ cho khả năng nói viết tiếng Việt của của các <br />
em. <br />
Vì vậy, người dạy cần hướng dẫn, dẫn dắt cho học sinh làm quen với <br />
việc cảm thụ văn học qua khâu tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi ở mức độ dễ rồi <br />
nâng dần đến khó. Học sinh được tìm hiểu tín hiệu nghệ thuật (ngầm) và giá <br />
trị của các tín hiệu nghệ thuật trong: Phép so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp <br />
ngữ,...<br />
Ví dụ 1: Bài Mẹ (Tác giả: Trần Quốc Nam) Tiếng Việt 2 Tập 1:<br />
…Những ngôi sao thức ngoài kia<br />
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.<br />
Đêm nay con ngủ giấc tròn<br />
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.<br />
<br />
12<br />
*Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?<br />
Người mẹ được so sánh với hình ảnh những ngôi sao “thức” trên bầu <br />
trời đêm và ngọn gió mát lành; Từ đó, học sinh nhận thấy được biện pháp so <br />
sánh trong bài thơ này tác giả đã làm cho người đọc cảm nhận được công lao <br />
của <br />
người mẹ đối với con cái thật là to lớn.<br />
* Em có nhận xét gì về cách gieo vần trong các dòng thơ? Tiếng cuối <br />
của dòng thơ 6 tiếng cùng vần với tiếng thứ 6 của dòng thơ 8 tiếng. Đây là <br />
cách gieo vần của thể thơ lục bát.<br />
Ví dụ 2: Bài Mùa nước nổi (Theo Nguyễn Quang Sáng) Tiếng Việt 2 <br />
Tập 2:<br />
Có câu “Ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, <br />
từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu”.<br />
Sau khi học sinh đọc xong bài Tôi yêu cầu học sinh đọc lại câu văn trên <br />
và nêu câu hỏi: Em hãy tìm những từ ngữ được lặp lại qua câu em vừa đọc?<br />
Câu văn trên được lặp lại từ từng đàn, từng đàn Từ đó học sinh nhận <br />
thấy biện pháp (ngầm) điệp từ, điệp ngữ trong bài, qua đó tác giả làm cho <br />
người đọc thấy bầy cá rất nhiều và thấy được hình ảnh độc đáo của vùng <br />
sông nước nơi đây.<br />
5.Giải pháp 5: Vận dụng củng cố thông qua các hoạt động khác:<br />
Để hỗ trợ cho việc luyện đọc, để kiểm tra cách đọc đối với học <br />
sinh không chỉ ở môn Tập đọc mà cũng cần nhắc nhở các em trong tất cả <br />
các môn học khác và các hoạt động ngoại khoá. Như môn Toán, môn Tự nhiên <br />
và xã hội,... đặc biệt là môn Kể chuyện. Giáo viên vận dụng kĩ năng đọc để <br />
hướng dẫn các em xây dựng bài mới hay làm các bài tập. Quá trình này không <br />
những củng cố được kĩ năng đọc cho các em mà còn giúp các em học tốt các <br />
môn học khác. <br />
Đồng thời, để giúp học sinh có ý thức rèn kỹ năng đọc đúng, đọc <br />
hay; phát âm đúng trong mọi tình huống: nhà trường, đoàn thể,.. cần tạo <br />
môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ chuẩn Tiếng việt trong cộng đồng <br />
dân cư cũng như trong trường học. Khắc phục dần các lỗi ngữ âm và <br />
các từ ngữ thiếu thông dụng. Giáo viên và nhà trường phải quan tâm <br />
giải quyết những lỗi ngôn ngữ địa phương; trước tiên, ngôn ngữ giáo <br />
viên phải chuẩn mực. Tổ chức các cuộc thi giao lưu, ngoại khoá dưới <br />
hình thức “Sân chơi dành cho học sinh Tiểu học”, phát triển vốn từ theo <br />
hướng chuẩn hoá cho học sinh. Chăm lo sửa lỗi cho các em có các tật về <br />
phát âm, các lỗi đã trở thành thói quen của từng học sinh. Việc chữa lỗi <br />
phải tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi và trong mọi <br />
hoạt động.<br />
<br />
<br />
13<br />
Xây dựng góc học tập (góc ngôn ngữ): Ngoài việc rèn luyện ở trường, <br />
ở lớp ra. Giáo viên cần hướng dẫn các em xây dựng góc ngôn ngữ ở nhà bằng <br />
nhiều hình thức, tuỳ thuộc và khả năng điều kiện mỗi gia đình, có thể đặt hay <br />
mua, mượn,... sách, báo, truyện,... (Thiếu nhi) để hằng ngày các em được <br />
luyện đọc thêm ở nhà vừa nâng cao kĩ năng đọc vừa đem lại những tri thức <br />
quý báu phục vụ học tập, đời sống,.. của các em.<br />
* Đây chính là mối quan hệ giữa các môn học: môn học này hỗ trợ môn <br />
học kia và ngược lại. Đồng thời các em đọc tốt sẽ tiện cho việc giao tiếp, <br />
cho việc nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hàng ngày trong xã hội. Người <br />
thầy nếu nắm bắt được mối quan hệ này và có phương pháp, biết cách tổ <br />
chức các hình thức dạyhọc thì sẽ làm tốt nhiệm vụ Giáo dục phát triển con <br />
người toàn diện, đạt được mục tiêu Giáo dục nước nhà. <br />
6. Giải pháp 6: Tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ Tập đọc lớp 2<br />
Ví dụ minh hoạ:<br />
6.1: Ví dụ 1:<br />
Bài 1: Tập đọc: Sự tích cây vú sữa (2 tiết)<br />
(theo Ngọc Châu)<br />
(Tiếng Việt 2, Tập 1)<br />
I, Mục đích , yêu cầu: Giúp học sinh:<br />
Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy .<br />
Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con <br />
(trả lời được câu hỏi 1,2, 3,4)<br />
Yêu cầu mở rộng: khuyến khích học sinh trả lời câu hỏi 5 SGK.<br />
II, Đồ dùng dạy học:<br />
Tranh minh hoạ bài trong sách học sinh;<br />
Tranh ảnh chụp cây vú sữa và quả vú sữa.<br />
III, Các hoạt động dạy học: <br />
TIẾT 1<br />
A) Kiểm tra bài cũ: 2HS đọc bài Cây xoài của ông em. (1 em đọc đoạn 1; 1 <br />
em đọc đoạn 2,3)<br />
Câu hỏi: Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?<br />
B) Dạy bài mới:<br />
1) Giới thiệu chủ điểm mới và bài học: <br />
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh họa chủ điểm: Em hãy cho <br />
biết tranh vẽ gì? Giáo viên: tranh muốn nói về một gia đình, các con được <br />
sống trong tình yêu thương của cha, mẹ. Chủ điểm mới chúng ta sẽ học này <br />
“Cha mẹ” nói về Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái; <br />
Học sinh quan sát tranh minh họa bài học: cho biết tranh vẽ gì? Giáo <br />
viên: Vú sữa là loại trái thơm ngon. Vì sao có loại cây này? Bài học Sự tích <br />
cây vú sữa hôm nay cho các em biết điều đó. (Cả lớp mở SGK trang 96)<br />
<br />
<br />
14<br />
2) Luyện đọc: <br />
2.1: Giáo viên đọc mẫu cả bài: giọng đọc chậm trải, nhẹ nhàng, giầu cảm <br />
xúc, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.<br />
2.2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:<br />
a) Đọc từng câu: <br />
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Giáo viên chú ý hướng <br />
dẫn học sinh đọc đúng các từ ngữ học sinh dễ viết sai chính tả: vú sữa, xòa <br />
cành, chẳng nghĩ, trổ ra, nở trắng, gieo trồng.<br />
b) Đọc từng đoạn trước lớp:<br />
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài (Đoạn 2 cần tách làm 2: <br />
“Không biết... như mây”, “Hoa rụng... vỗ về”)<br />
GV kết hợp nhắc học sinh đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm <br />
trong một số câu văn, Ví dụ:<br />
Một hôm, / vừa đói vừa rét, / lại bị trẻ lớn hơn đánh, / cậu mới nhớ đến <br />
mẹ, / liền tìm đường về nhà. // <br />
Hoa tàn, / quả xuất hiện, / lớn nhanh, / da căng mịn, / xanh óng ánh, / <br />
rồi chín. //<br />
Môi cậu vừa chạm vào, / một dòng sữa trắng trào ra, / ngọt thơm như <br />
sữa mẹ.//<br />
Học sinh đọc chú giải: vùng vằng, la cà. GV giải nghĩa thêm các từ <br />
ngữ mỏi mắt chờ mong (chờ đợi, mong mỏi quá lâu), trổ ra (mọc ra, nhô ra), <br />
đỏ hoe (màu đỏ của mắt đang khóc), xòa cành (xòe rộng cành để bao bọc).<br />
c) Đọc từng đoạn trong nhóm: <br />
Lần lượt học sinh cùng bàn đọc, bạn nghe góp ý và ngược lại.<br />
GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.<br />
d) Thi đọc giữa các nhóm: <br />
Các nhóm thi đọc đồng thanh.<br />
Các nhóm thi đọc cá nhân “đọc truyền điện”, đọc theo vai)<br />
+ Lưu ý: Cần phân nhóm theo đối tượng học sinh để em đọc tốt thi với <br />
nhau, em đọc chưa tốt thi với nhau.<br />
e) Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.<br />
TIẾT 2<br />
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:<br />
3.1: Câu hỏi 1: (Học sinh đọc thầm đoạn 1 để trả lời)<br />
Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ? (cậu bé ham chơi bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ <br />
đi.)<br />
3.2: Câu hỏi 2: (Học sinh đọc phần đầu đoạn 2)<br />
Câu hỏi phụ: Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường trở về nhà? (Đi la cà <br />
khắp nơi, cậu vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ <br />
và trở về nhà)<br />
<br />
<br />
15<br />
Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì? (gọi mẹ khản cả tiếng rồi <br />
ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc).<br />
3.3: Câu hỏi 3: (Học sinh đọc phần còn lại của đoạn 2)<br />
Thứ quả xuất hiện trên cây như thế nào ? (Từ các cành lá, những đà hoa <br />
bé tí trổ ra, nở trắng như mây; rồi hoa rụng, quả xuất hiện...)<br />
Câu hỏi phụ: Thứ quả ở cây này có gì lạ? (lớn nhanh, da căng mịn, màu <br />
xanh óng ánh... tự rơi vào lòng cậu bé; khi môi cậu vừa chạm vào, bỗng xuất <br />
hiện một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ).<br />
3.4: Câu hỏi 4: (học sinh đọc thầm đoạn 3)<br />
Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ? (lá đỏ hoe như nước mắt <br />
mẹ khóc chờ con; cây xòa cành ôm câu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về)<br />
3.5: Câu hỏi 5: (học sinh nêu ý kiến cá nhân)<br />
Theo em nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì ? (chẳng hạn: Con đã biết <br />
lỗi, xin mẹ tha thứ cho con, từ nay con sẽ luôn chăm ngoan để mẹ vui lòng,...)<br />
4) Luyện đọc lại:<br />
Học sinh đọc theo nhóm: Các nhóm thi đọc; cả lớp nhận xét và bình <br />
chọn người đọc hay.<br />
Lưu ý: GV cần đưa ra lời nhận xét tùy theo từng đối tượng học sinh, đối với <br />
học sinh đọc tốt thì lời nhận xét có chiều hướng tiến tới đọc diễn cảm; đối <br />
với học <br />
sinh đọc chưa tốt cần nhận xét theo chiều hướng đọc rõ ràng, lưu loát.<br />
5) Củng cố dặn dò:<br />
GV hỏi: Câu chuyện này nói lên điều gì? (tình yêu thương sâu nặng của mẹ <br />
đối với con.)<br />
Nhận xét tiết học.<br />
Dặn dò về tiếp tục luyện đọc truyện, nhớ nội dung chuẩn bị cho giờ kể <br />
chuyện.<br />
6.2: Ví dụ 2: 6.2: Ví dụ 2:<br />
Bài 2: Tập đọc Học thuộc lòng: Cây dừa (Tiếng Việt 2, Tập 2)<br />
(Trần Đăng Khoa)<br />
I, Mục đích , yêu cầu: Giúp học sinh:<br />
Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.<br />
Hiểu nội dung: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất <br />
trời , thiên nhiên. (trả lời được câu hỏi 1,2, học thuộc lòng 8 dòng thơ đầu)<br />
Yêu cầu mở rộng: khuyến khích học sinh trả lời được câu hỏi 3 và <br />
thuộc cả bài thơ.<br />
II, Đồ dùng dạy học:<br />
Một cây hoa giả có cài 10 câu hỏi về 5 loài cây lạ trong bài đọc Bạn <br />
có biết? về cây cối ở địa phương (Cây cao nhất, thấp nhất, to nhất, đẹp nhất, <br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
cây lâu đời nhất, cây bạn thích nhất, cây mát nhất, cây nhiều quả nhất, cây ăn <br />
quả ngon nhất, cây nở nhiều hoa nhất.) để chơi trò chơi hái hoa dân chủ.<br />
Tranh minh hoạ nội dung bài trong sách học sinh; thêm tranh ảnh về <br />
cây dừa, rừng dừa Nam Bộ.<br />
III, Các hoạt động dạy học: <br />
A) Kiểm tra bài cũ: GV bày cây hoa giả có cài 10 câu hỏi trong 10 bông hoa; <br />
Mời học sinh hái hoa và trả lời nhanh câu hỏi. (Cây cao nhất, thấp nhất, to <br />
nhất, đẹp nhất, cây lâu đời nhất, cây bạn thích nhất, cây mát nhất, cây nhiều <br />
quả nhất, cây ăn quả ngon nhất, cây nở nhiều hoa nhất.)<br />
B) Dạy bài mới:<br />
1) Giới thiệu bài: (Giáo viên bắc cầu từ phần kiểm tra bài cũ) Các em đã biết. <br />
có rất nhiều loài cây, mỗi loài cây đều có những ích lợi riêng của nó; Cây dừa <br />
cũng vậy, dừa rất gần gủi và quen thuộc đối với mỗi con người chúng ta. <br />
Dừa cho ta quả để uống nước, cùi dừa chế biến được rất nhiều món ăn, lá <br />
dừa để làm chổi quét nhà, quét sân,... Nhà thơ Thiếu nhi Trần Đăng Khoa sẽ <br />
cho chúng ta thấy được vẻ đẹp thú vị của cây dừa qua bài thơ Cây dừa (Cả <br />
lớp mở SGK trang 88)<br />
2) Luyện đọc: <br />
2.1: Giáo viên đọc mẫu cả bài: giọng đọc nhẹ nhàng, hồn nhiên. Nhấn giọng <br />
ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm : toả, gật đầu, bạc phếch, nở, chải, đeo, dịu, <br />
đánh nhịp, canh, đủng đỉnh.<br />
2.2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:<br />
a) Đọc từng câu: Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu, chú ý các từ ngữ học <br />
sinh dễ viết sai: trăng, trên, nắng trưa, múa reo, rì rào, bạc phếch.<br />
b) Đọc từng đoạn trước lớp:<br />
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, GV có thể chia bài <br />
làm <br />
3 đoạn để hướng dẫn học sinh luyện đọc(đoạn 1: 4 dòng thơ đầu; Đoạn 2: <br />
4dòng tiếp theo; Đoạn 3: 6 dòngcòn lại)<br />
Hướng dẫn học sinh nghỉ hơi để tách các cụm từ ở một số câu (nếu <br />
học sinh tự đọc đúng thì không cần hướng dẫn: tránh làm cho việc đọc nghỉ <br />
hơi trở thành mất tự nhiên):<br />
Cây dừa xanh / toả nhiều tàu, /<br />
Dang tay đón gió, / gật đầu gọi trăng.//<br />
Thân dừa / bạc phếch tháng năm, /<br />
Quả dừa / đàn lợn con / nằm trên cao.//<br />
Đêm hè, / hoa nở cùng sao, /<br />
Tàu dừa / chiếc lược / chải vào mây xanh. //<br />
Ai mang nước ngọt, nước lành. /<br />
Ai đeo / bao hũ rượu / quanh cổ dừa. //<br />
<br />
<br />
17<br />
Giúp học sinh hiểu được các từ được chú giải sau bài; giải nghĩa thêm: