intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về vai trò của người lớn trong việc phát triển năng lực xã hội cho trẻ em

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

54
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh về việc phát triển năng lực xã hội cho trẻ. Có những biện pháp nghiên cứu cụ thể, hiệu quả để nắm được thực trạng tâm thế, trí tuệ, kỹ năng học tập… của trẻ mẫu giáo lớn. Từ đó có những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về vai trò của người lớn trong việc phát triển năng lực xã hội cho trẻ em

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP  PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC XàHỘI CHO TRẺ 5­ 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM  NON HOA PHƯỢNG PHẦN I MỞ ĐẤU 1. Lý do chọn đế tài Con người mới trong thời ki công nghi ̀ ệp hoa – hi ́ ện đai hoa, giáo viên m ̣ ́ ầm non  ngày càng phải đối mặt với các hành vi có vấn đề của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu đó là  người lớn càng dành ít thời gian hơn đối với trẻ để hiểu trẻ hơn, để biết trẻ cần gì và   muốn những gì. Nhiều cha mẹ dành cho con thời gian rất ít, số  lượng cha mẹ quá bận   rộn với công việc tăng lên nhanh chóng chính vì vậy làm cho trẻ  ít được tiếp xúc trò  chuyện cùng bố  mẹ  dẫn đến trẻ  ít có kinh nghiệm xã hội hơn. Biết xây dựng những  mối quan hệ  thân thiện là một kỹ  năng sống rất cơ  bản vì qua đây trẻ  học được rất   nhiều điều, ngoài việc nắm vững tri thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, có   phẩm chất kỹ năng sống tốt thì cần phải có năng lực xã hội. Đặc biệt trong xu thế hội   nhập với một xã hội không ngừng biến đổi hiện nay, đoi hoi con ng ̀ ̉ ười phai th ̉ ường   xuyên  ứng pho v ́ ới những thay đổi hang ngay c ̀ ̀ ủa cuộc sống, mục tiêu giáo dục không  chỉ giup con ng ́ ười học để  biết, học để  làm mà còn học để  làm người và học để  cùng  chung sống. Do đo, v ́ ấn đề phát triển năng lực xã hội cho học sinh lứa tuổi mầm non là  vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Học sinh mầm non là những học sinh đang trong quá   trình hình thành và phát triển các phẩm chất về nhân cách; những thoi quen c ́ ơ ban ch ̉ ưa  có tính  ổn định mà đang trong quá trình hình thành và củng cố. Chính vì vậy việc phát  triển năng lực xã hội giup các em có th ́ ể sống một cách an toàn và khoe m ̉ ạnh biết bảo   vệ  bản thân là việc làm cần thiết. Chính những kết quả  này se là c ̃ ơ  sở, là nền tảng   ́ ọc sinh phát triển nhân cách sau này, làm hành trang cho các cháu bước vào đời. giup h Từ  lúc ra trường đến nay, tôi được phân công đứng mẫu giáo lớn. Là một trong   những lứa tuổi cần phải chuẩn bị chu đáo một cách toàn diện về  các mặt thể  chất, trí  
  2. tuệ, những phẩm chất đạo đức và một số  kỹ  năng cần thiết của hoạt động học tập  nhằm giúp trẻ thích ứng với cuộc sống, với hoạt động học tập ở trường phổ thông. Thấy được sự  cần thiết khi phải trang bị những năng lực xã hội cho trẻ  ngay từ  lứa tuổi mầm non để phần nào giúp trẻ không phải lúng túng hay rụt rè khi tự phục vụ  cho bản thân mình. Tuy nhiên, năng lực xã hội không phải tự nhiên có mà là kết quả của  sự  rèn luyện của mỗi người trong suốt cuộc đời, trong các mối quan hệ  xã hội, dưới   ảnh hưởng của giáo dục, trong đó giáo dục nhà trường có vai trò hết sức quan trọng.   Giáo dục nhà trường tạo ra những cơ sở ban đầu quan trọng nhất cho sự phát triển nhân  cách nói chung và năng lực xã hội của trẻ nói riêng. Ở trường mầm non, giáo dục năng   lực xã hội là một yêu cầu tất yếu, là một hoạt động mang tính chất xã hội chính trị quan  trọng. Nó gắn liền với cơ  cấu vai trò nhiệm vụ  giáo dục của nhà trường. Việc phát   triển năng lực xã hội ở trường học sẽ giúp thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích  cực cho trẻ; đồng thời tạo những tác động tốt đối với các mối quan hệ giữa thầy và trò,  giữa các học sinh, bạn bè với nhau; giúp tạo nên sự hứng thú học tập cho trẻ đồng thời  giúp hoàn thành nhiệm vụ  của người giáo viên một cách đầy đủ  hơn và đề  cao các  chuẩn mực đạo đức, góp phần nâng cao vị  trí của nhà trường trong xã hội. Tuy nhiên,   trong những năm gần đây, cùng với sự  mở  cửa, hội nhập quốc tế về quan hệ kinh tế,   giao lưu văn hóa,… Giáo dục mầm non là bậc học nền tảng của hệ  thống giáo dục  quốc dân, chính vì vậy vai trò của nhà trường đối với việc phát triển năng lực xã hội   cho học sinh càng trở  nên có ý nghĩa. Là những người làm công tác giáo dục  ở  nhà  trường mầm non, chúng ta cần có ý thức trách nhiệm trước vấn đề phát triển năng lực  xã hội của học sinh, cần có những biện pháp quản lý và tổ  chức hoạt động phát triển  năng lực xã hội, đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng của nhà trường. Để giúp giáo viên,  cán bộ  quản lý trường học Mẫu giáo Hoa Phượng có nhận thức và kiến thức   thực hiện việc phát triển năng lực xã hội cho học sinh, nâng cao chất lượng phát  triển năng lực xã hội, góp phần giáo dục toàn diện, giúp học sinh phát triển hài  hòa cả về đức, trí, thể, mĩ, và lao động thực hiện mục tiêu của giáo dục, cần phải  quan tâm hơn nữa hoạt động quản lý của nhà trường, đề  ra được cách tổ  chức, biện  
  3. pháp nhằm giúp trẻ có thể lĩnh hội những kiến thức cơ bản cho mình.  Đó chính là lý do  mà tôi chọn đề tài :  “ Một số kinh nghiệm về vai trò của người lớn trong việc phát triển năng lực xã  hội cho trẻ em”. Hi vọng nhận được sự góp ý của đồng nghiệp. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ a) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay thì việc trang bị cho trẻ những kỹ  năng cần thiết và đó không phải là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi mà là   nhiệm vụ mỗi gia đình và của toàn xã hội. Từ đó nâng cao nhận thức của phụ huynh về việc phát triển năng lực xã hội cho  trẻ. Có những biện pháp nghiên cứu cụ  thể, hiệu quả  để  nắm được thực trạng tâm  thế, trí tuệ, kỹ  năng học tập… của trẻ  mẫu giáo lớn. Từ  đó có những biện pháp phù  hợp để cải thiện thực trạng. b) Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Khái quát hóa trên cơ sở phân tích những tài liệu có liên quan và điều tra, khảo sát  các bậc phụ huynh đến việc phát triển năng lực xã hội cần thiết từ đó phân tích, đánh   giá để  có những biện pháp thiết thực nhất nhằm giúp trẻ  có một sức khỏe và một thể  trạng tốt, nắm những kỹ năng cần thiết không bị áp lực hay gặp bất cứ một sức ép tâm  lý nào ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ sau này. 3. Đối tượng nghiên cứu Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là phát triển năng  lực cho  trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mẫu giáo Hoa Phượng. 4. Giới hạn nghiên cứu Các cháu lớp lá 1 trường Mẫu giáo Hoa Phượng. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
  4. a, Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:  Sưu tầm các tài liệu, tìm sách, đọc báo,  phân tích tổng hợp tài liệu để  có cơ  sở  lý luận về  việc chuẩn bị  tốt cho trẻ  để  phát  triển  những kỹ năng xã hội cần thiết. b, Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:  Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra để  phỏng vấn giáo viên, phụ  huynh  học sinh và một số vấn đề liên quan đến việc phát triển năng lực xã hội cho trẻ.  Phương pháp quan sát hoạt động của giáo viên,các cháu mẫu giáo lớn trường   MG Hoa phượng:  Tri giác, quan sát các hoạt động vui chơi, giao tiếp, hoạt động học  tập của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn làm cứ liệu tham khảo để nghiên cứu. Quan sát các  hoạt động của giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục các cháu mẫu giáo lớn, quan  sát hoạt động giảng dạy, tổ  chức các loại hình hoạt động của giáo viên và các cháu ở  trong trường. PHẦN II NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Bác Hồ đã nói: “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được như  thế  trước mắt phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ  hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới   nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt   thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”.  Qua  đó ta thấy người giáo viên đóng vai trò quan trọng như  thế  nào để  dìu dắt một thế hệ  trở thành người tốt. Để làm được điều đó không phải ngày một ngày hai mà có thể thực   hiện được và phải trải qua một quá trình mà đòi hỏi người giáo viên phải bền bỉ và kiên  nhẫn. Và để  đạt được những điều đó người giáo viên phải lựa chọn những nội dung,  hình thức tổ  chức và những phương pháp làm sao mà thực sự  tác động đến vùng gần   nhất của  đứa trẻ.  Trẻ   ở  lứa tuổi mẫu giáo rất hiếu động, tò mò, ham học hỏi thích  khám phá thế giới tự nhiên và xã hội. Ở lứa tuổi này các yếu tố của hoạt động học tập  đã xuất hiện tuy mới ở dạng sơ khai, nó chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo – hoạt  
  5. động vui chơi làm cho hoạt động của trẻ mang những nét đặc trưng riêng. Trẻ thực sự  học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm non qua vui   chơi theo phương châm “ Học bằng chơi, chơi bằng học”. Đối với mầm non các môn  học không phân riêng biệt như tiểu học mà luôn được tích hợp một cách có chủ đích trẻ  được học qua chơi, qua trải nghiệm. Cho nên việc cho trẻ học đúng chương trình, đúng  theo lứa tuổi là một việc làm rất cần thiết và đó là trách nhiệm không phải riêng ai,  nhưng trách nhiệm cao cả và lớn lao nhất thuộc về những giáo viên mầm non. Vì họ là  những người trực tiếp dạy dỗ  trẻ, chuẩn bị cho các cháu có những kỹ  năng sống cần   thiết. Và họ phải làm sao để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển  năng lực xã hội là rất cần thiết. 2. Thực trạng Trẻ   ở  lúa tuổi mầm non rất hiếu động, ham tò mò và thích khám phá, thích làm  những điều mình thích nhưng không biết rằng làm những việc đó có đung hay không.   Nhưng chưa được người lớn quan tâm và thỏa mãn nhu cầu của trẻ, phụ huynh lúc nào  cũng có suy nghĩ trẻ đến trường phải biết đọc chữ  mà quên đi rằng việc chuẩn bị  cho   trẻ những kiến thức cơ bản về kỹ năng xã hội cũng không kém phần quan trọng. Bản   thân tôi nhận thấy việc chuẩn bị  những kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ  là một việc   làm quan trọng, chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu tìm ra nhũng biện  pháp giúp cho phụ huynh hiểu được vấn đề từ đó đưa ra những hình thức, phương pháp  phù hợp để giáo dục trẻ. Qua một năm nghiên cứu và vận dụng đề tài này có sự chuyển biến rõ rệt: Đối với trẻ: Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt  97% trở lên và ít gặp   khó khăn khi đến lớp, trẻ có kỹ năng tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ghế khi ăn, tự  treo khăn, tự  chuẩn bị  đồ  dùng khi ăn như  mang chén, muỗng…sau khi ăn xong trẻ  tự  biết cất đồ dùng và tự trải nệm khi ngủ. Đối với các bậc cha mẹ: Cha mẹ coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt  động giáo dục trẻ ở nhà trường. Phụ huynh đã có thói quen phối hợp với giáo viên trong 
  6. việc dạy kỹ năng sống cho trẻ bằng cách phân việc cho trẻ như quyét nhà, dọn chiếu..   thay vì cưng chiều trẻ. Đối với giáo viên: Cô giáo chịu khó trò chuyện với trẻ nhiều hơn, trả lời những  câu hỏi vụn vặt của trẻ, không la mắng đối xử công bằng với trẻ, giải quyết công bằng  với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp. Chính vì chuẩn bị tốt về  mặt tâm lý cũng như  thể  trạng và các kỹ  năng học tập  nên kết quả là một số cháu đã được đi thi vở sạch chữ đẹp và thi làm toán trên mạng… 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a) Mục tiêu của biện pháp Khi thực hiện biện pháp này nhằm mục đích làm cho giáo viên có sự  chủ  động  hơn trong công tác giảng dạy của mình. Lựa chọn những hình thức tổ chức cho phù hợp  với tình hình của lớp mình. Giúp cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc phát  triển năng lực xã hội. Và quan trọng hơn là giúp cho phụ  huynh thấy được tầm quan  trọng khi trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết. b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp ­ Biện pháp 1: Tạo niềm vui ở trẻ khi có bạn Trẻ cần được động viên tìm kiếm bạn, Chúng cần hiểu rằng có bạn là một điều  tuyệt vời và biết lợi ích của việc có bạn, bạn là người giúp mình khi cảm thấy cô đơn,   khi mình gặp phiền toái, khi mình khó khăn hay cô đơn bạn sẽ là người động viên mình  và ở bên cạnh mình. Trẻ cũng hiểu rằng nếu mình quan tâm đến người khác, người khác cũng sẽ quan   tâm đến mình. Nói rộng ra, nếu trẻ giúp đỡ, chia sẻ, biết chờ đến lượt và thể  hiện sự  tốt bụng, thì bạn sẽ thể hiện hành động giống như chúng. Điều này cũng liên quan đến   cả sự phát triển đạo đức của trẻ. Những đứa trẻ  có được sự  nhận thức xã hội tốt thường xuất thân từ  những gia   đình có hành vi xã hội mẫu mực và chúng được hướng dẫn cách quan tâm chăm sóc  người khác. Sau này chúng hành động theo những gì mà chúng đã thấy. 
  7. Những đứa trẻ  không được chấp nhận thỉnh thoảng cũng cố  gắng tham gia vào  trò chơi, song thường chúng không biết cách bắt đầu như  thế  nào cho hợp lý hoặc cố  gắng gây sự chú ý của bạn nhưng không đạt kết quả. Những đứa trẻ này không hiểu và  không tuân theo các nguyên tắc của bạn bè trong các mối quan hệ. Giáo viên nên tận  dụng những tình huống xảy ra trong quá trình chơi của trẻ  để  dạy trẻ  những kỹ  năng  biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn.  Ví dụ:  Một trẻ đang loay hoay một mình với bộ đồ lắp ráp người máy, cháu đang  rất cố  gắng nhưng vẫn không thể  ráp được, giáo viên nên gợi ý để  trẻ  rủ  thêm bạn  cùng chơi. Trong giờ  hoạt động vui chơi , nếu quan sát kỹ  chúng ta sẽ  thấy vô vàn  những tình huống xảy ra. Vì vậy giáo viên nên quan tâm và suy nghĩ để  tìm ra những   biện pháp kịp thời xử lý tình huống, điều chỉnh hành vi cho trẻ, giúp trẻ có thói quen tốt,   biết được cái nào nên làm và cái nào không nên làm.  Do đó vai trò của giáo viên và phụ huynh là rất quan trọng, giáo viên cần cho phụ  huynh thấy được những lợi ích của việc có bạn còn phụ  huynh cần cho trẻ  hiểu rằng  bạn bè là tuyệt vời, là người rất cần thiết cho cuộc sống để từ đó phát triển tình bạn ở  trẻ. ­ Biện pháp 2: Sử dụng tình huống có vấn đề nhằm hình thành cho bé một số   kỹ năng cần thiết. Một trong những kỹ năng cần hình thành ở trẻ, đó là giúp các bé có khả năng biết   từ chối, kỹ năng biết xử lý tình huống khi bé cảm thấy không an toàn. Giáo viên có thể  thiết kế  một số  tình huống để  tập cho trẻ  tự  giải quyết vấn đề.  Những tình huống này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Ví dụ: Cô kể cho trẻ nghe mẩu chuyện Hôm nay sau giờ tan học, Hà đang chờ mẹ đón về, cô bé rất lo lắng khi chờ mãi  mà không thấy mẹ tới, nhân lúc đó cô giáo không để ý và Hà đã chạy thật nhanh ra cổng  để  đón mẹ. Bỗng có một người phụ nữ  xuất hiện và đưa cho Hà một gói bánh và nói  với Hà hãy đi theo cô nhà cô con có rất nhiều bánh ngon nữa….. Sau khi kể cho trẻ nghe  mẩu chuyện đó, cô có thể hỏi trẻ một số câu hỏi để trẻ giải quyết tình huống.
  8. + Con có được tự  ý chạy ra khỏi lớp khi chưa có sự  đồng ý của cô không? Vì   sao? + Nếu là con con có đi theo người đàn bà đã cho con bánh hay không? Vì sao? Một số yếu tố khác cũng góp phần để trẻ phát triển một số kỹ năng cần thiết đó   chính là tạo cơ hội để  trẻ  thảo luận về các kỹ  năng trong xã hội. Nếu giáo viên muôn   trẻ  giúp đỡ, quan tâm đến người khác, biết tự  bảo vệ  mình thì trẻ  phải được khuyến   khích giải quyết vấn đề. Trẻ cần được phát triển khả năng suy nghĩ về vấn đề  xảy ra   và tự  giải quyết chúng. Có như  vậy mới phát triển được các kỹ  năng giải quyết vấn   đề. Cho  trẻ tham gia vào tình huống và giải quyết những tình huống đó dần dần chúng   sẽ  học được nhiều điều và đó sẽ  là những kiến thức quý báu để  hình thành những kỹ  năng cần thiết cho trẻ. ­ Biện pháp 3: Hướng dẫn cha mẹ  về  nội dung và cách rèn luyện kỹ  năng   cần thiết  cho trẻ. Tuổi mầm non là giai đoạn mà trẻ học về mình và học cách hành động với người   khác. Chúng không thể  tự  biết cần phải làm gì.  Chính vì vậy, bố  mẹ  là những người  làm gương quan trọng nhất của con cái. Nhiều người đã bỏ qua những cơ hội đơn giản   và thuận lợi hàng ngày để  hướng dẫn con những thói quen tốt để  rồi sau đó lại mất   thời gian bắt con phải học những điều này ở một nơi khác với những người xa lạ. Cho  nên việc phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục hình thành kỹ  năng xã hội là vô  cùng cần thiết cho trẻ. Ngày nay, cùng với sự  phát triển của xã hội, bất cứ  phụ  huynh nào cũng cảm  thấy   lo   lắng   bởi   tác   động   của   cuộc   sống   hàng   ngày   tới   các   con.   Cha   mẹ   mong  muốn giáo dục con cái thành người tài giỏi, nhưng liệu những phương pháp mà cha mẹ  đang sử  dụng đã phù hợp hay chưa?. Điều quan trọng là người lớn cần nhận thức về  những điều mình làm, những hành động của mình. Cần nhớ  rằng trẻ  luôn ghi nhớ  và  copy những điều người lớn làm Để dạy con nên người, cha mẹ nào cũng có những bí quyết dạy con riêng, nhưng  đa số chúng ta đều đang sử dụng biện pháp theo đám đông, hoặc đem suy nghĩ cách nhìn 
  9. của mình để áp đặt vào con cái. Có rất nhiều phụ huynh cảm thấy băn khoăn vì sao con  cái của mình khi mới sinh ra ngoan ngoãn và dễ dạy bảo như vậy, mà bây giờ thì bướng  bỉnh,   mải   chơi?   Trong   tâm   lý   của   bất   cứ   phụ   huynh   nào   cũng   đều   có   những   câu  hỏi : Tại sao con hư? Tại sao trẻ  lười học?  Và cha mẹ  không ngần ngại học hỏi  phương pháp của bạn bè, sách vở  để  tìm ra cách dạy dỗ con cái ? Làm sao để dạy con  nên người? Tuy nhiên, những biện pháp đó liệu có phù hợp hay không khi mà mỗi đứa  trẻ lại có những đặc điểm tính cách khác nhau, và mỗi độ  tuổi lại cần một biện pháp  giáo dục mang tính đặc thù. Có thể nói, trong giáo dục con cái, mọi sự ép buộc của cha   mẹ đều không mang lại hiệu quả gì. Do đó thay vì cha mẹ quát mắng con, bắt buộc con   và giám sát để con cái học hành thì cha mẹ cần hiểu rằng: Giáo dục con cái trong thời   đại ngày nay, cần dạy tính cách cho con thay vì dạy hành vi, hành động. Việc dạy kỹ  năng sống cho trẻ cần bắt đầu ngay từ khi các em còn  đang hình thành thói quen, phản  xạ. Có bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi : Tại sao trẻ em ngày xưa ở độ tuổi đó đã có thể  giúp đỡ cha mẹ việc nhà, trông em, học hành chăm chỉ? Hoặc tại sao trẻ em ở nông thôn  vất vả  hơn nhưng trái lại học hành rất tốt, và thường đỗ  đạt? Vậy tại sao trẻ  em tại  các thành phố, các gia đình có điều kiện lại dễ  bị  hư  hỏng hơn. Các em có quá nhiều  điều kiện vật chất tốt, thì lại dễ dàng hư hỏng, đua đòi theo bạn bè, thậm trí bỏ nhà đi  bụi…Tất cả những điều đó đều xuất phát từ việc cha mẹ không nắm bắt được tâm lý  trẻ, và không trang bị  cho trẻ những kỹ  năng xã hội cần thiết theo độ  tuổi. Xã hội tác  động vào các em hàng giờ, hàng ngày, trong khi giáo dục của cha mẹ lại chỉ mang tính   chất lý thuyết, thậm chí có nhiều cha mẹ nghe nói có trung tâm dạy kỹ năng sống hè là  đăng kí cho con theo học mà không hiểu rằng : kỹ năng sống cần trang bị thường xuyên  chứ không phải một hai ngày. Thử hỏi, sau một vài ngày hè học kỹ năng theo kiểu tập   trung, xô bồ, các con của bạn đọng lại điều gì? Khi tiếp xúc với bạn bè, với những thói  hư tật xấu liệu các em có đủ bản lĩnh để đối phó, bước qua? Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia Wedo­Wegood khẳng định: Giáo dục  kỹ năng sống cho trẻ em cần có sự kết hợp giữa cha mẹ và nhà trường. Đó là quá trình 
  10. giáo dục thường xuyên từ  suy nghĩ, hành vi, lối sống, và hoạt  động. Dạy kỹ  năng  sống cho học sinh không phải là bài giảng lý thuyết dài, hay những trò chơi mang tính  vui vẻ., mà đó là sự  trải nghiệm, hành trình khám phá những cá thể  khác nhau. Điều   quan trọng nhất trong việc học kỹ  năng đó là chính bản thân các em phải có sự  khám   phá từ  sâu bên trong mình, phát hiện ra đâu là  ưu điểm, đâu là nhược điểm của bản  thân. Từ  đó thông qua tình huống thực tế, quá trình trải nghiệm để  bản thân trở  nên  vững vàng, biết cách xử lý mọi tình huống, cũng như chính các em phải tìm ra ước mơ  của mình, và cách thức thực hiện đạt được ước mơ đó. Cha mẹ là những người có thể  dạy kỹ  năng xã hôi cho con nhiều nhất và hiệu quả  nhất thông qua bài học về  cuộc  sống hàng ngày. Mọi sự giáo dục đều lấy nền tảng giáo dục gia đình làm cốt lõi. Cha mẹ mong muốn con nên người, cha mẹ mong muốn con thành người tài giỏi,   con vâng lời, con tiến bộ  trong học tập… Hãy giáo dục cho con những kỹ  năng cần   thiết trong cuộc sống hiện đại: Đó là bài học về lòng tin, sự  linh hoạt trong giao tiếp,   kỹ  năng  ứng phó và giải quyết khó khăn, các kỹ  năng mềm, phương pháp tư  duy học   tập hiệu quả….Giáo dục kỹ  năng cần có những bài học thực tế, nhằm giúp trẻ  trải  nghiệm và đặt mình vào chính hoàn cảnh đó, và đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề  một cách linh hoạt. Chính vì vậy vai trò của các bậc phụ  huynh rất quan trọng trong việc phát triển  một số  kỹ  năng cần thiết cho cuộc sống của trẻ, cho nên vai trò của người giáo viên   cũng rất quan trọng trong việc tuyên truyền các bậc phụ  huynh cần chú ý hơn và tận   dụng những điều đơn giản ở nhà để góp phần hình thành kỹ năng cho trẻ. Ví dụ:  Giáo viên có thể  thông qua cuộc họp phụ  huynh, giáo viên cần trao đổi   những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ  thực hiện và mang tính thuyết phục cao. Giáo  viên có thể kể những mẩu chuyện vui, hấp dẫn, nhẹ nhàng, chứa đựng những bài học  bổ ích về cách nuôi dạy trẻ. Ví dụ trong câu chuyện “ Qủa trứng” Cậu bé 6 tuổi đang háo hức chờ mẹ bóc vỏ quả trứng cho ăn. Vừa cầm quả trứng  lên thì chuông điện thoại reo, sau khi nghe điện thoại, người mẹ vội vàng ra khỏi nhà,  trước khi đi bà mẹ dặn cậu con trai, con ở nhà và tự ăn trứng đi nhé, mẹ có việc phải đi 
  11. ra ngoài ngay bây giờ”. Đến trưa khi bà mẹ về thì quả trứng vẫn còn y nguyên trên bàn.   Bà mẹ hỏi tại sao con không ăn trứng”. Cậu bé mếu máo trả  lời: “con rất đói, con rất  muốn ăn nhưng chẳng có ai bóc trứng cho con ăn cả mẹ ạ”. Bà mẹ nhìn con bỡ  ngàng   bối rối…và bà đã hiểu ra một điều gì đó. Thông qua câu chuyện ngắn gọn trên, phụ  huynh sẽ  tự  đúc rút ra cho mình một   kinh nghiệm trong cách hình thành kỹ năng cho trẻ. Giáo viên nên khuyến khích cha mẹ tạo điều kiện cho trẻ  được làm những việc   mà khi chúng có thể tự làm, trẻ sẽ cảm thấy vui và thoải mái. Cha mẹ tạo cơ hội để trẻ  tự  phục vụ  bản thân như: Tự  rửa mặt, chải răng, thay quần áo, tự  chọn quần áo, đồ  dung cá nhân chuẩn bị đi học…. Người lớn dạy trẻ số điện thoại của bố mẹ và số điện thoại cần thiết khác như  là công an, cứu hỏa, cấp cứu để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp   nguy hiểm. Hãy cho trẻ chơi và bày đồ chơi theo ý thích của trẻ, đừng bao giờ cấm đoán hay  la mắng trẻ. Điều quan trọng là hãy để  trẻ  tự  thu dọn đồ  chơi sau khi chơi xong. Cha   mẹ có thể cùng thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ làm thay cho trẻ. Trong các dịp  tết lễ, cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa,  phụ  ông bà lau lá bánh chưng, bánh tét, cùng bố  trang trí cây mai, cây quất, hay đi chợ  cùng mẹ…. ­ Biện pháp 4: Hình thành kỹ năng xã hội cho trẻ mọi lúc, mọi nơi Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều cơ hội để trẻ tương tác xã hội. Các rắc  rối thường xuất hiện khi trẻ phải giải quyêt vấn đề. Trẻ có thẻ  tự  độc lập giải quyết  vấn đề hoặc cần được giúp đỡ khi cần. Giáo viên cần tận dụng những lần đụng độ này như là những cơ hội để giúp trẻ  hiểu được những cảm xúc của chúng và cảm xúc của người khác. Việc hình thành kỹ năng xã hội cho trẻ không phải một sớm một chiều mà nó nó   là một quá trình dài và đòi hỏi rất nhiều thời gian để rèn luyện. Đó là một sự lặp đi lặp  lại một thao tác, một hành vi nào đó, dần dần nó sẽ    trở  thành kỹ  năng đối với trẻ.  
  12. Những kỹ  năng đầu tiên và quan trọng nhất của đứa trẻ  luôn được tiếp nhận và rèn  luyện trong một môi trường tự nhiên, đó chính là môi trường tự nhiên trong xã hội. Ở  trường mầm non dưới sự  hướng dẫn của giáo viên sẽ  góp phần không nhỏ  trong việc hình thành kỹ năng cho trẻ. Giáo viên tận dụng các thời điểm trong ngày, bất  cứ khi nào có cơ hội  và cảm thấy trẻ hứng thú. Ví dụ: Khi có một vài trẻ đang chờ  đến lượt để  chơi đu quay và một trẻ khác ở  đâu chạy đến xếp ngay  ở  đầu hàng, lúc này giáo  viên có thể  nêu các hành động đúng  thông qua lời nhận xét:   Khi chơi thì chúng ta phải chờ  đến lượt vì nếu mọi người  không chờ đến lượt của mình thì những bạn đang chờ  sẽ  không chơi được và các bạn  sẽ cảm thấy buồn. Không có đứa trẻ nào sinh ra đã là đứa trẻ hư, không có học sinh nào bản chất là  học sinh cá biệt, mọi đứa trẻ  nếu được nhận phương pháp giáo dục phù hợp đều sẽ  nên người. Điều quan trọng  hình thành kỹ  năng cho trẻ  là phụ  thuộc vào cách dạy dỗ  con cái của các bậc phụ huynh và phương pháp trang bị kiến thức về cuộc sống của cha   mẹ, các cô giáo dành cho trẻ.  c) Mối quan hệ giữa các biện pháp Tất cả các biện pháp khi dạy kỹ năng sống cho trẻ  đều quan trọng và luôn hỗ  trợ  cho  nhau. d) Kết quả khảo nghiệm Để  có được kết quả  khảo sát tôi sử  dụng các phương pháp quan sát trẻ  để  theo   dõi một cách có kế  hoạch, có hệ  thống và phân tích những thông tin mình thu thập   được. Đánh giá thông qua quan sát các hoạt động của trẻ được thực hiện thường xuyên,  liên tục và có những tác dụng nhất định như: Giúp giáo viên thấy được hành động và  quá trình hoạt động của trẻ từ đó dễ dàng quan sát các hoạt động của trẻ hàng ngày, các   sản phẩm của trẻ  thông qua các hoạt động như: Đọc thơ, kể  chuyện, đóng kịch, tạo   hình và các hoạt động khác. Đánh giá thông qua nhật ký của lớp và thông qua ý kiến của  phụ huynh. Sau khi thu thập thông tin và đã có những bài tập và câu hỏi đánh giá trẻ để  xem khi thực hiện các giải pháp này thì trẻ đã học được những gì, tiếp thu được những 
  13. gì, giáo viên đã làm được gì sau khi sử dụng các phương pháp đó thì tôi đã có kết quả  như sau. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM Được biểu hiện qua bảng sau Mức độ Kỹ năng Đầu năm Cuối năm Tăng SL % SL % S L % *   Kỹ   năng   giao   tiếp   có   hiệu   quả 5 21,7 11 47,8 6 26 ­   Biết   khởi   xướng   và   duy   trì  cuộc trò chuyện, chờ  đến lượt  khi trò chuyện với người khác. 7 30,4 9 39,1 2 * Kỹ năng xã hội 8,6 ­ Trẻ  biết chia sẻ  đồ  chơi với  bạn, biết nhường nhịn nhau khi   chơi, biết chờ đến lượt giúp đỡ  người khác cùng làm, biết an ủi  bạn khi bạn có chuyện buồn. 9 39,1 3 13 *Kỹ năng giao tiếp ­ Trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao  2 8,6 0 0 tiếp với người lớn, có khả năng  tập trung chú ý, ghi nhớ và lắng  nghe. Lúc đầu khi chưa sử  dụng phương pháp đưa một số   kỹ  năng xã hội lồng ghép  vào trong tiết dạy, dạy trẻ mọi lức mọi nơi thì  một số cháu còn rụt rè, nhút nhát nhưng   khi sử dụng phương pháp này trẻ học tích cực hơn,  các cháu có tính tự lập, chủ  động   trong các hoạt động và kết quả cháu tiếp thu lượng kiến thức cũng cao hơn. Khi được  trang bị tốt các kỹ năng cần thiết trước khi vào lớp 1 thì tỉ  lệ trẻ học sinh giỏi tăng và   có một số cháu được chọn đi thi vở sạch chữ đẹp hay thi làm toán trên mạng. Giá trị khoa học: Với đề tài này giúp cho quá trình dạy học của cô không bị gò bó, không  mang tính chất áp đặt như  trước. Và qua đây giáo viên có thể  phát huy được khả  năng   sáng tạo của mình thông qua việc làm đồ dùng đồ  chơi, thông qua việc tìm tòi trau dồi  
  14. thêm hiểu biết cho bản thân. Trẻ  được học một cách nhẹ  nhàng và làm thỏa mãn nhu   cầu được chơi, được học, được làm mọi việc của trẻ. Hình thành kỹ năng sống cho trẻ  góp phần gúp cho giáo viên bớt đi những công việc đơn giản hàng ngày để trẻ được lao   động tự phục vụ cho bản thân. PHẦN III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Chuẩn bị  cho trẻ  kỹ  năng sống là việc làm cần thiết cấp bách, phải được tiến  hành một cách nghiêm túc. Chính vì vậy cần nắm vững nội dung và tầm quan trọng của  việc chuẩn bị  kỹ  năng sống cho trẻ. Chuẩn bị  cho trẻ  vốn tri thức, biểu tượng và kỹ  năng thực hiện hoạt động trí óc nhất định. Hình thành cho trẻ kỹ năng điều khiển hành   vi của mình, biết điều khiển hành động cử chỉ việc làm phù hợp với yêu cầu chung của   xã hội, của gia đình, của nhà trường, tập thể lớp. Hình thành những động cơ kích thích  trẻ học tập, làm cho trẻ thích đi học, muốn được học và xem đó là một công việc thích  thú, hấp dẫn, quan trọng cần phải làm. Cần hướng dẫn trẻ các kỹ năng vận động khéo léo đôi bàn tay, giúp trẻ  diễn đạt ngôn  ngữ rõ ràng, mạch lạc. 2. Kiến nghị Để  thực hiện tốt đề  tài này chúng tôi những người làm công tác giáo dục trực   tiếp đứng lớp giảng dạy trên địa bàn có cả  dân tộc thiểu số, một số  phụ  huynh chưa   thực sự  quan tâm đến việc học của con em mình, còn một số  phụ  huynh lại quá coi   trong việc học của con em mình mà lại quên đi rằng chuẩn bị  kỹ  năng sống cho trẻ  cũng là một trong những việc làm hết sức quan trọng và cần phải được tiến hành  thường xuyên và liên tục. Để  chuẩn bị  kỹ  năng sống cho trẻ  ngày càng tốt hơn, hứng   thú hơn rất mong các cấp lành đạo quan tâm hơn nữa trong việc mở các buổi tập huấn   về  rèn luyện kỹ  năng sống cho trẻ, bổ  sung thêm trang thiết bị, đồ  dùng cho các môn   học để   phục vụ  cho các tiết dạy được tốt hơn. Bản thân tôi sẽ  luôn cố  gắng và cố  gắng hơn nữa trong việc làm thêm đồ  dùng, đồ  chơi và tạo mọi điều kiện để  trẻ  tiếp 
  15. thu bài được tốt hơn. Cố gắng tuyên truyền để  các bậc cha mẹ  phụ  huynh hiểu được   tầm quan trọng khi chuẩn bị kỹ năng sống cho trẻ. Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù được sự giúp đỡ của ban giám   hiệu nhà trường và các chị em đồng nghiệp nhưng không tránh khỏi những thiếu sót rất   mong được sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo cấp trên để sáng kiến đạt kết quả cao  hơn. Buôn Trấp, ngày 20 tháng 3 năm 2017                                                                                                          Người viết                                                                                                             Nguyễn Thị Như  Ngọc
  16. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………                                                                  CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
  17. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………
  18. PHỤ LỤC PHẦN I MỞ ĐẤU 1. Lý do chọn đế tài 2. Mục tiêu, nhiệm vụ        a) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài        b) Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3. Đối tượng nghiên cứu. 4. Giới hạn nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN II NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 2. Thực trạng 3. Các biện pháp a) Mục tiêu của biện pháp b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp ­ Biện pháp 1: Tạo niềm vui ở trẻ khi có bạn ­ Biện pháp 2: Sử dụng tình huống có vấn đề nhằm hình thành cho bé một số kỹ  năng cần thiết.
  19. ­ Biện pháp 3: Hướng dẫn cha mẹ về nội dung và cách rèn luyện kỹ  năng sống  cho trẻ. ­ Biện pháp 4 Hình thành kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc, mọi nơi c) Mối quan hệ giữa các biện pháp d) Kết quả khảo nghiệm PHẦN III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị                                                  TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tác giả 1 Tổ   chức   hoạt   động   giáo   dục   cho   trẻ   ở  Nguyễn Thị Hằng trường mầm non. 2 Sưu tầm các tài liệu có liên quan đến đề  Tập thể giảng viên trường  tài   trong   quá   trình   học   tại   trường   Cao  cao   đẳng   sư   phạm   TW  đẳng SPTW Nha Trang. Nha Trang 3 Sách nghiên cứu khoa học Tập   thể   giáo   viên   trường  cao   đẳng   sư   phạm   TW  Nha Trang 4 Tạp chí giáo dục mâm non Bộ giáo dục và đào tạo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0