Trƣờng THPT Phú Ngọc:<br />
Chuyên đề: MỘT SỐ KỸ THUẬT TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT TRONG VẬT LÝ<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Nội dung các phần<br />
<br />
Trang<br />
<br />
I.<br />
<br />
Lý do chọn đề tài<br />
<br />
2<br />
<br />
II.<br />
<br />
Tổ chức thực hiện đề tài<br />
<br />
3<br />
<br />
II.1 Cơ sở lý luận<br />
<br />
3<br />
<br />
II.2 Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
4<br />
<br />
II.3 Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
5<br />
<br />
II.4 Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
5<br />
<br />
Dạng 1: Dạng biến đổi của tam thức<br />
<br />
5<br />
<br />
Dạng 2: Định lí sin<br />
<br />
9<br />
<br />
Dạng 3: Bất đẳng thức Côsi<br />
<br />
12<br />
<br />
bậc 2<br />
<br />
II.5 Hiệu quả của đề tài<br />
III.<br />
<br />
15<br />
<br />
Đề xuất, kiến nghị<br />
<br />
15<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
Tổ : Lý – Kỹ Thuật<br />
<br />
17<br />
<br />
1<br />
<br />
GV: Nguyễn Duy Ba<br />
<br />
Trƣờng THPT Phú Ngọc:<br />
Chuyên đề: MỘT SỐ KỸ THUẬT TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT TRONG VẬT LÝ<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
MỘT SỐ KỸ THUẬT TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT<br />
VÀ NHỎ NHẤT TRONG VẬT LÝ<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Xuất phát từ thực tế khi tiến hành giải các bài toán vật lý tìm giá trị lớn nhất và<br />
nhỏ nhất,phần lớn học sinh không biết mình phải bắt đầu từ đâu để có thể giải đáp được<br />
yêu cầu của bài toán. Nhằm giúp học sinh giải nhanh được các bài toán dạng này tôi đã<br />
quyết định nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo liên quan đến những bài toán về giá trị<br />
lớn nhất và nhỏ nhất. Qua đó, tôi đã rút ra được một số kỹ thuật đặc trưng dùng để tìm<br />
giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Đó là việc vận dụng các thuật toán như: dạng biến đổi của<br />
tam thức bậc hai; định lí sin hay bất đẳng thức Côsi,… để tìm giá trị lớn nhất và nhỏ<br />
nhất. Một khi bạn đã nắm vững được nội dung của các thuật toán nói trên và biết được<br />
điều kiện vận dụng của chúng thì bạn dễ dàng tìm được hướng giải đúng cho bài toán<br />
của mình.<br />
Khái quát những lý do trên, tôi quyết định lấy tên của sáng kiến kinh<br />
nghiệm này là: “Một số kỹ thuật tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong Vật lý”. Kèm<br />
theo đó là một số công thức, kiến thức rút ra được khi giải một số bài tập khó, hay và<br />
điển hình. Hy vọng rằng tập tài liệu này giúp ích được một chút gì đó cho các quí đồng<br />
nghiệp trong quá trình giảng dạy và các em học sinh trong quá trình kiểm tra, thi cử.<br />
<br />
Tổ : Lý – Kỹ Thuật<br />
<br />
2<br />
<br />
GV: Nguyễn Duy Ba<br />
<br />
Trƣờng THPT Phú Ngọc:<br />
Chuyên đề: MỘT SỐ KỸ THUẬT TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT TRONG VẬT LÝ<br />
<br />
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br />
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
II.1.1. Cơ sở pháp lí<br />
Bài tập vật lý nằm trong hệ thống bài giảng được quy định rõ trong phân phối<br />
chương trình giảng dạy của từng khối lớp. Đó là những quy định pháp lí mà giáo viên<br />
phải thực hiện trong quá trình giảng dạy môn Vật lý trong nhà trường phổ thông.<br />
II.1. 2. Cơ sở lí luận<br />
Mỗi môn học có những mục tiêu riêng. Chương trình Vật lý có mục tiêu hoàn<br />
thiện cho học sinh kiến thức phổ thông, cơ bản ở trình độ tú tài về vật lý, cần thiết để<br />
đi vào các ngành khoa học, kỷ thuật và để sống trong một xã hội công nghiệp hiện<br />
đại, trong đó kỷ năng vận dụng kiến thức: giải thích hiện tượng, giải bài tập vật lý<br />
phổ thông là một trong những mục tiêu không thể thiếu đối với môn học. Bài tập<br />
nhằm giúp học sinh củng cố , khắc sâu kiến thức; qua đó hình thành sự hứng thú học<br />
tập môn Vật lý, tính tích cực học tập và nghiên cứu.<br />
II.1.3. Cơ sở thực tiễn<br />
* Bài toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khá đa dạng.Việc giải bài toán (dù là trắc<br />
ngiệm) khá phức tạp:<br />
Thường có nhiều đại lượng thay đổi<br />
Mỗi đại lượng thay đổi kéo theo nhiều tính chất liên quan.<br />
Để giải bài toán thường phải qua nhiều bước tính toán, lập luận phức tạp.<br />
Sử dụng nhiều kiến thức về giải phương trình đại số, kiến thức hình học phẳng.<br />
Trong các kỳ thi, môn Vật lý được tổ chức thi trắc nghiệm nên việc hình thành phương<br />
pháp giải cho từng loại đơn vị kiến thức là rất cần thiết.Thống kê chất lượng môn Vật<br />
lý còn thấp so với các môn học khác.Học sinh trường THPT Phú Ngọc không thi tuyển<br />
đầu vào, nên việc tiếp cận bài tập, tư duy tự học khó có thể tự thực hiện được.Một số<br />
giáo viên còn xem nhẹ tiết bài tập, chỉ giải vài bài tập ở sách giáo khoa là xong.Chưa<br />
chú trọng đến những bài tập nâng cao phục vụ cho việc các em thi CĐ – ĐH. Chính vì<br />
vậy, việc đề ra một phương pháp giúp học sinh giải nhanh một dạng toán vật lý là rất<br />
Tổ : Lý – Kỹ Thuật<br />
<br />
3<br />
<br />
GV: Nguyễn Duy Ba<br />
<br />
Trƣờng THPT Phú Ngọc:<br />
Chuyên đề: MỘT SỐ KỸ THUẬT TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT TRONG VẬT LÝ<br />
<br />
cần thiết nhằm góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn<br />
Vật lý.<br />
<br />
II.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Để hoàn thành được sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã kết hợp rất nhiều phương<br />
pháp nghiên cứu khác nhau. Đầu tiên tôi đọc và làm nhiều bài tập liên quan đến bài<br />
toán tìm gi trị lớn nhất và nhỏ nhất. Tiếp theo, tôi phân loại các bài toán tương ứng với<br />
các kỹ thuật khác nhau. Cuối cùng, tôi hệ thống hóa mỗi kỹ thuật theo một sơ đồ lôgic<br />
nhất định. Cụ thể trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã trình bày một cách sơ lược ba<br />
dạng bài tập tương ứng với ba kỹ thuật bằng cách vận dụng ba thuật toán cơ bản trong<br />
toán học: dạng biến đổi của tam thức bậc hai; định lí sin và bất đẳng thức Côsi để tìm<br />
giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất của một đại lượng vật lý. Tiến trình của mỗi dạng được tôi<br />
trình bày theo cấu trúc:<br />
1.<br />
<br />
Cơ sở lý thuyết.<br />
<br />
1.1.<br />
<br />
Lý thuyết cơ bản.<br />
<br />
1.2.<br />
<br />
Trường hợp vận dụng.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Bài tập vận dụng.<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
Định hướng phương pháp giải.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Giải chi tiết.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Bổ sung và rút kinh nghiệm.<br />
<br />
Tổ : Lý – Kỹ Thuật<br />
<br />
4<br />
<br />
GV: Nguyễn Duy Ba<br />
<br />
Trƣờng THPT Phú Ngọc:<br />
Chuyên đề: MỘT SỐ KỸ THUẬT TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT TRONG VẬT LÝ<br />
<br />
II.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi về đề tài “ Một số kỹ thuật tìm giá trị lớn<br />
nhất và nhỏ nhất trong vật lý”, với năng lực có hạn và thời gian không cho phép kéo<br />
dài nên tôi chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn nội dung của đề tài. Chính vì vậy,<br />
nội dung của sáng kiến kinh nghiệm này chỉ tập trung trình bày ba kỹ thuật tìm giá trị<br />
lớn nhất và nhỏ nhất phổ biến nhất trong Vật lý. Chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiều<br />
thiếu sót. Mong rằng bạn đọc sẽ có những ý kiến góp ý chân thành để sáng kiến kinh<br />
nghiệm này được hoàn thiện hơn.<br />
II.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
II.4.1. DẠNG 1: “DẠNG BIẾN ĐỔI CỦA TAM THỨC BẬC HAI”<br />
II.4.1.1. Cơ sở lý thuyết:<br />
II.4.1.1.1.Lý thuyết cơ bản:<br />
Xét biểu thức: L = ax2 + bx + c; với a > 0.<br />
<br />
b <br />
<br />
Ta có biến đổi: L = a x . Trong đó: = b2 – 4ac.<br />
2a 4a<br />
<br />
2<br />
<br />
*<br />
<br />
Nhận xét: L -<br />
<br />
<br />
<br />
4a<br />
<br />
Lmin = -<br />
<br />
<br />
b<br />
x=- .<br />
4a<br />
2a<br />
<br />
II.4.1.1.2. Trƣờng hợp vận dụng:<br />
Lý thuyết này được vận dụng hiệu quả đối với những bài toán cho các dữ<br />
kiện để thiết lập được một hàm bậc hai.<br />
II.4.1.2. Bài tập vận dụng:<br />
Bi 1: Hai xe môtô chạy theo hai con đường vuông góc với nhau, cùng tiến về phía ngã<br />
tư (giao điểm của hai con đường), xe A chạy từ hướng Đông sang hướng Tây với vận<br />
tốc 50 km/h; xe B chạy từ hướng Bắc về hướng Nam với vận tốc 30 km/h. Lúc 8 giờ<br />
sáng, A và B cùng cách ngã tư lần lượt 4,4 km và 4 km. Tìm thời điểm mà khoảng cách<br />
hai xe nhỏ nhất. Tính khoảng cách này.<br />
Tổ : Lý – Kỹ Thuật<br />
<br />
5<br />
<br />
GV: Nguyễn Duy Ba<br />
<br />