Một số phương pháp dạy Ngữ âm- từ vựng để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh trường THPT Than Uyên.<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
I. Lý do chọn đề tài<br />
Trong các giai đoạn phát triển của thế giới, ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh<br />
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp hình thành và gắn kết mối quan hệ<br />
ngoại giao đa quốc gia. Tiếng Anh thực sự đã và đang là một ngôn ngữ không chỉ<br />
trong lĩnh vực giao tiếp quốc tế mà còn là ngôn ngữ của nhiều ngành khoa học,<br />
công nghệ thông tin, văn hóa xã hội, du lịch , thương mại .... . Xác định được tầm<br />
quan trọng của ngoại ngữ này, ngành giáo dục Việt Nam rất chú trọng việc dạy<br />
tiếng Anh ở tất cả các bậc học. Như chúng ta đã biết, học ngoại ngữ bao gồm sự<br />
phối hợp của bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và sản phẩm trực tiếp của quá trình<br />
học là kỹ năng sản sinh thông qua nói, viết. Theo quan điểm biên soạn của chương<br />
trình, sách tiếng Anh chú trọng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ nhất là kỹ năng<br />
giao tiếp, lấy giao tiếp là sản phẩm đích, tiếng Anh là ngôn ngữ đích (target<br />
language) của quá trình giáo dục. Mục tiêu này được khẳng định về độ quan trọng<br />
trong nhiều văn bản, trong các lớp tập huấn cho giáo viên về phương pháp dạy<br />
ngoại ngữ nhằm “rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn” (Trích:<br />
Quyết định số 16/2006/QĐ- BGD ĐT ngày 05/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT<br />
về Đổi mới phương pháp dạy học chương trình giáo dục phổ thông).<br />
Tuy nhiên giữa lý thuyết về dạy kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp và khả năng<br />
vận dụng tiếng Anh vào giao tiếp của học sinh Việt Nam nói chung và học sinh<br />
tỉnh Lai Châu nói riêng là một vấn đề còn nhiều hạn chế. Phải thẳng thắn nhìn<br />
nhận rằng việc dạy ngữ âm, nhất là trọng âm của từ, ngữ điệu của câu, kết hợp đưa<br />
từ vựng - ngữ pháp với ngữ âm - ngữ điệu vào trong giao tiếp không chỉ của học<br />
sinh mà cả đội ngũ giáo viên còn yếu. Thực trạng này có thể thấy rõ ở trường<br />
THPT Than Uyên, nơi tôi đã gắn bó hơn mười năm. Đa số học sinh yếu về ngữ<br />
pháp, lười học từ vựng, cấu trúc, ngại sử dụng tiếng Anh trên lớp dẫn tới kết quả<br />
học tập nói chung và điểm kiểm tra các nội dung về từ vựng, kiểm tra kỹ năng<br />
ngôn ngữ còn thấp.<br />
-1-<br />
<br />
Một số phương pháp dạy Ngữ âm- từ vựng để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh trường THPT Than Uyên.<br />
<br />
Ý thức được nguyên nhân của kết quả này, với sự tâm huyết của mình<br />
dành cho nghề giáo cùng tình yêu với phân môn Tiếng Anh, tôi muốn dần dần hình<br />
thành cho học sinh của mình thói quen, kỹ năng học và sự tự tin hơn khi sử dụng<br />
tiếng Anh trong cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt là khi các em có cơ hội tiếp xúc với<br />
người nước ngoài. Điều này lôi cuốn tôi tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài<br />
mình đã thực hiện năm 2011 với tiêu đề Một số phương pháp dạy Ngữ âm- từ vựng<br />
để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh trường THPT Than Uyên.<br />
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br />
Phạm vi tôi đưa vào nghiên cứu trong đề tài này được thực hiện trong năm<br />
học 2012 -2013 với học sinh trường THPT Than Uyên, nơi mà môi trường sử dụng<br />
tiếng Anh trong giao tiếp gần như không có, cơ hội tiếp xúc và sử dụng Anh ngữ<br />
với người bản địa rất ít, bên cạnh đó kiến thức, kỹ năng và quan trọng hơn cả là<br />
tâm lý ngại giao tiếp làm cho việc đưa tiếng Anh vào thực tế còn nhiều hạn chế.<br />
Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học đồng thời làm cho<br />
mục tiêu dạy học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp khó có thể thực hiện được.<br />
Đề tài này có thể được triển khai áp dụng cho cả các trường THPT và THCS trong<br />
toàn tỉnh.<br />
Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài nhằm chỉ ra một số phương pháp<br />
dạy ngữ âm- từ vựng giúp phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh<br />
trường trung học phổ thông Than Uyên.<br />
III. Mục đích nghiên cứu<br />
Đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp giúp học sinh vận dụng kiến thức<br />
ngữ pháp, từ vựng - ngữ âm vào trong giao tiếp thông thường, từ đó hình thành<br />
kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp cho bản thân, giúp các em dần nâng cao kết quả<br />
học tập và cải thiện điểm thi trong phần ngôn ngữ giao tiếp nói riêng và điểm<br />
toàn bài thi tốt nghiệp nói chung. Đồng thời tôi cũng mong muốn được trao đổi,<br />
chia sẻ một vài phương pháp về hình thành kỹ năng giao tiếp cho học sinh với<br />
các bạn đồng nghiệp.<br />
<br />
-2-<br />
<br />
Một số phương pháp dạy Ngữ âm- từ vựng để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh trường THPT Than Uyên.<br />
<br />
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu<br />
Trước đây đã có một số đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của các tác giả trong<br />
và ngoài tỉnh nghiên cứu về phương pháp dạy ngữ âm, từ vựng hoặc phương pháp<br />
phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh. Tuy nhiên hầu hết các sáng<br />
kiến kinh nghiệm này mới chỉ đề cập đến một lĩnh vực riêng lẻ là ngữ âm, từ vựng<br />
hoặc kỹ năng giao tiếp và cũng chưa đưa ra được nhiều phương pháp khác nhau<br />
trong quá trình giảng dạy. Để tích hợp các nội dung và khắc phục những hạn chế<br />
trên, đề tài của tôi đã tóm lược lý thuyết về sử dụng ngữ âm – từ vựng trong việc<br />
dạy nói, tăng cường các thủ thuật dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp. Đề<br />
tài đồng thời cũng khái quát sơ qua về ba mức độ thường gặp trong nghĩa của từ<br />
(Positive & Negative meaning, Neutral), cách cơ bản trong việc nhấn trọng âm của<br />
câu để giúp học sinh có những nhận biết ban đầu về cách chọn mức độ dùng từ và<br />
sử dụng trọng âm, ngữ điệu câu trong giao tiếp một cách có hiệu quả. Đặc biệt, đề<br />
tài chỉ rõ một số phương pháp kết hợp dạy ngữ âm – từ vựng để phát triển kỹ năng<br />
giao tiếp cho học sinh, đây là một trong những mảng kiến thức khó và phức tạp.<br />
Đó là điểm mới của đề tài so với những nghiên cứu trước đây, đề tài lần đầu tiên<br />
được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT Than Uyên.<br />
<br />
-3-<br />
<br />
Một số phương pháp dạy Ngữ âm- từ vựng để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh trường THPT Than Uyên.<br />
<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
I. Cơ sở lý luận<br />
Ngôn ngữ, một sản phẩm trí tuệ tuyệt vời của loài người, đã tồn tại dưới<br />
hình thức âm thanh ngay từ khi mới xuất hiện và cũng nhờ có ngôn ngữ mà con<br />
người giao tiếp được với nhau. Có rất nhiều sinh ngữ (Living languges) tồn tại trên<br />
thế giới và tiếng Anh được chọn là một trong những ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, do<br />
đó nó có phạm vi sử dụng rộng khắp thế giới. Xu hướng dạy tiếng Anh hiện nay là<br />
nhằm đạt được mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho người học<br />
(communicative competence). Vì thế, nếu học sinh chỉ mới có kiến thức nền về<br />
ngữ pháp (grammatical) và từ vựng (lexical) thì cũng chưa chắc đã có kỹ năng tốt<br />
về sử dụng kiến thức đó trong giao tiếp vì giao tiếp đòi hỏi con người phải có thêm<br />
năng lực về sử dụng ngôn ngữ (linguistic competence). Ngay từ khi mới xuất hiện,<br />
ngôn ngữ đã tồn tại dưới hình thức âm thanh. Con người giao tiếp được với nhau<br />
chính là nhờ hình thức vật chất này. Mặt âm thanh đã làm nên tính chất hiện thực<br />
của ngôn ngữ. Nói đến ngôn ngữ là nói đến ngôn ngữ bằng âm thanh và hình thức<br />
âm thanh của ngôn ngữ được gọi là ngữ âm, ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn<br />
ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ.<br />
“Ngữ âm” là âm thanh do bộ máy phát âm của con người tạo ra có thể biểu<br />
đạt một ý nghĩa nhất định nào đó, không thể xem ngữ âm là vật chất tự nhiên thuần<br />
tuý. Ngữ âm là hệ thống ký hiệu ghi lại hoạt động tư duy một cách trực tiếp.<br />
“Từ vựng” (lexicology) được hiểu là tập hợp tất cả các từ và đơn vị tương<br />
đương với từ trong ngôn ngữ. Các bộ môn từ vựng học, ngữ âm học, và ngữ pháp<br />
học là những bộ môn tương đối độc lập. Tuy vậy, chúng không tách biệt nhau hoàn<br />
toàn mà vẫn có liên quan đến nhau.<br />
“Giao tiếp” là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ giữa người với<br />
người nhằm hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.<br />
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thực hiện công việc giao tiếp dưới nhiều<br />
hình thức khác nhau: giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với một nhóm<br />
người ... .Có thể nói, giao tiếp là cầu nối gắn kết các mối quan hệ.<br />
-4-<br />
<br />
Một số phương pháp dạy Ngữ âm- từ vựng để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh trường THPT Than Uyên.<br />
<br />
“Kỹ năng giao tiếp” là một tập hợp các quy tắc, cách đối đáp, ứng xử trong<br />
thực tế sinh hoạt hàng ngày giúp con người đạt được hiệu quả nhất định trong một<br />
cuộc nói chuyện, từ đó có thể khẳng định thiếu kỹ năng này, giao tiếp sẽ không đạt<br />
hiệu quả như mong muốn.<br />
Từ lý luận trên ta thấy có mối quan hệ giữa ngữ âm và từ vựng, giữa ngôn<br />
ngữ và giao tiếp. Ngữ âm và từ vựng giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ uyển chuyển<br />
hơn, ngôn ngữ giúp cho việc giao tiếp dễ dàng hơn, giao tiếp nhiều giúp sử dụng<br />
ngôn ngữ linh hoạt hơn. Do đó, học ngoại ngữ là học cách nói ngôn ngữ đó, biến<br />
nó trở thành ngôn ngữ sống, sử dụng nó một cách tự nhiên (native) và tự động<br />
(automatic).<br />
II. Thực trạng của vấn đề<br />
Thông thường khi dạy ngoại ngữ, giáo viên thường chú trọng dạy ngữ pháp,<br />
cấu trúc rồi đến từ vựng. Tuy nhiên, ngữ pháp không phải là kết quả cuối cùng của<br />
quá trình học ngôn ngữ mà ngữ pháp là công cụ giúp người học giao tiếp hiệu quả<br />
hơn. Vì thế, trong cả các tiết dạy kỹ năng nói bao giờ cũng có phần dành cho việc<br />
dạy nhanh các cấu trúc ngữ pháp, giới thiệu từ vựng phục vụ cho bài học. Song<br />
trong thực tế, giữa tiếng Anh nói (spoken English) và tiếng Anh viết (written<br />
English) có khá nhiều khác biệt. Tiếng Anh viết đòi hỏi sự chính xác về mặt câu<br />
từ, cấu trúc, trái lại tiếng Anh nói đặc biệt là tiếng Anh trong giao tiếp cần sự linh<br />
hoạt, gần gũi trong ngôn từ.<br />
Thực tế, trong quá trình học ngoại ngữ, học sinh chú trọng vào học ngữ pháp<br />
vì chủ yếu các bài kiểm tra đòi hỏi việc vận dụng ngữ pháp, các bài thi không có<br />
hoặc gần đây có rất ít các bài tập yêu cầu sử dụng ngôn ngữ giao tiếp dẫn tới việc<br />
học tiếng Anh và vận dụng nó vào thực tế sử dụng chưa được cả giáo viên và học<br />
sinh chú trọng kết quả là lâu dần các em mất đi khả năng giao tiếp. Để đánh giá cụ<br />
thể chất lượng học tập của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi<br />
đã thực hiện ba bài kiểm tra khảo sát đầu năm ở lớp 10A1 và 12A1 với 54 học<br />
sinh, kết quả thu được như sau: (Các phần kiểm tra được quy ra thang điểm 10)<br />
<br />
-5-<br />
<br />